intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục chứng “lắm bệnh” của nhân viên văn phòng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

140
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật vi tính, số nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính ngày càng nhiều, dẫn đến hội chứng thị lực do sử dụng máy tính ngày một phổ biến... Ngoài ra còn có thoái hóa cột sống cổ, nhức mỏi khớp cổ tay, ù tai, chóng mặt, mỏi mặt; nhức đầu, đau cổ, đau lưng; rồi mất ngủ, mệt mỏi, viêm tắc tĩnh mạch… làm sao hạn chế chứng “lắm bệnh” nói trên của những người làm công việc văn phòng? - Sử dụng loại màn hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục chứng “lắm bệnh” của nhân viên văn phòng

  1. Khắc phục chứng “lắm bệnh” của nhân viên văn phòng
  2. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật vi tính, số nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính ngày càng nhiều, dẫn đến hội chứng thị lực do sử dụng máy tính ngày một phổ biến... Ngoài ra còn có thoái hóa cột sống cổ, nhức mỏi khớp cổ tay, ù tai, chóng mặt, mỏi mặt; nhức đầu, đau cổ, đau lưng; rồi mất ngủ, mệt mỏi, viêm tắc tĩnh mạch… làm sao hạn chế chứng “lắm bệnh” nói trên của những người làm công việc văn phòng? - Sử dụng loại màn hình phẳng (flat). So với loại màn hình cong, loại màn hình này phản xạ tia sáng đến mắt ít hơn. - Bố trí máy tính hợp lý để không gây mỏi mắt, không gây mệt mỏi, cổ tay không bị đau nhức, lưng và cổ không bị vẹo: Đặt máy tính đối diện với ghế ngồi (hơi nghiêng về phía sau), cách mặt 50 - 70cm (giơ tay ra phía trước khi nào đầu các ngón tay chạm vào màn hình là được), đặt màn hình ở dưới tầm mắt khoảng 10 - 20cm để mắt luôn luôn nhìn thẳng vào trung tâm màn hình (sai số cho phép 10 - 20o); cũng không đặt máy tính đối diện với cửa sổ bởi ánh sáng từ ngoài hắt vào màn hình, làm lóa mắt rất khó chịu.
  3. Đặt bàn phím cách mép bàn 10 - 15cm để mỗi khi gõ bàn phím, khuỷu tay và cẳng tay hợp thành một góc vuông, tránh gấp khuỷu hoặc đặt cổ tay ở mép bàn. Nên chọn con chuột phù hợp với bàn tay, để con chuột ở vị trí dễ xoay trở, tránh bóp chuột quá chặt để khỏi mỏi cơ ngón tay. - Điều chỉnh độ sáng màn hình và chiếu sáng chung để không gây lóa mắt, gây chói mắt (còn trung hòa được phần bức xạ còn lại). Chú ý điều chỉnh độ chiếu sáng cho phù hợp với từng loại công việc (như xử lý văn bản, vẽ hình...); thường xuyên lau chùi sạch màn hình. - Mỗi khi làm việc với máy tính, nên đeo kính bảo vệ mắt, nên thường xuyên chớp mắt để cho bề mặt nhãn cầu không bị khô và loại bỏ được bụi. Trung bình mỗi phút, nên chớp mắt 14 lần (thường khi dùng máy vi tính, số lần chớp mắt bị giảm nhiều, chỉ còn 6 -7lần). Đặt văn bản cần gõ gần máy tính. Nếu phải ngồi nhiều, nên tập bài thể dục dưới đây: - Giơ bổng 2 bàn chân rồi làm động tác đạp xe đạp tưởng tượng.
  4. - Để đầu các ngón chân chạm đất và nhún bàn chân lên xuống nhịp nhàng. - Vẽ trên mặt đất hình số 8 bằng đầu ngón chân cái. Mỗi khi làm việc với máy tính, nên đeo kính bảo vệ mắt... (Ảnh minh hoạ) - Ấn ngón chân trên mặt đất và xoay tròn cổ chân từ trong ra ngoài, rồi xoay ngược lại.
  5. - Gồng cứng bắp chân (đúng ra là cơ tam đầu cẳng chân) từng đợt bằng cách ấn 10 đầu ngón chân lên mặt đất. Bài tập chỉ gồm 5 động tác đơn giản, mỗi động tác chỉ hết chừng 1 phút. Hoặc làm vài động tác thể dục cho cổ, lưng, cổ tay, ngón tay thư giãn. Quay cổ tay nhiều vòng, duỗi lưng như thể muốn chạm trần nhà, lắc vai, quay đầu về mọi hướng; giữ yên đầu, phóng tầm mắt ra xa (qua phải, qua trái), nhìn xuống dưới rồi lại nhìn lên ít nhất 10 lần. - Khi phải ngồi làm việc hàng giờ nên ngồi tựa lưng vào ghế để các cơ gáy, vai, lưng không bị mỏi, để đầu gối ngang hông (nếu thấy chưa ngang có thể dùng ghế kê hai bàn chân); tránh đặt nghiêng ghế; nếu ghế ngồi có lót mềm, có tựa lưng và xoay được thì càng tốt. - Có thể bảo vệ mắt bằng loại thuốc nhỏ mắt dành cho người sử dụng máy vi tính nếu được bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định và tư vấn. - Nên có thời gian nghỉ ngơi, không ngồi bên máy tính quá 2 giờ liền. Cứ sau 30 phút làm việc trên máy nên nghỉ dăm phút, và phóng tầm mắt ra xa hoặc nhắm mắt nghe nhạc nhẹ; giữ yên đầu nhìn xuống nhìn lên 10 lần, nhìn phải nhìn trái, quay cổ tay nhiều vòng; sau chừng 1 giờ dành ít phút thư giãn, hít thở sâu hoặc đi lại hoặc vận động (dù chỉ chốc lát), chí ít cũng đứng
  6. dậy lấy cốc nước uống chẳng hạn... để cho khí huyết được lưu thông, tạo điều kiện để máu về tim dễ dàng. - Uống nhiều nước, nhất là những ngày trời nóng. Thực tế cho thấy, uống nước nhiều còn tránh được uống cà phê hay hút thuốc lá. - Không đi giày quá chật, không đi tất quá dày; thỉnh thoảng cởi giày, bỏ tất. - Có thời gian biểu làm việc hợp lý, nên tìm cách thay đổi thường xuyên công việc trên máy tính để không làm việc trong trạng thái căng thẳng, dồn ép hay đơn điệu, tránh làm việc khi đang bực bội. Các nghiên cứu cho thấy stress có thể gây ra những rối loạn cơ xương. Nếu thấy cay mắt, đau mắt cần đi khám bệnh ngay. - Vì cấu trúc của tĩnh mạch kém đàn hồi so với động mạch, dòng máu trong tĩnh mạch rất dễ bị ứ đọng, để giảm thiểu nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch, cần thực hiện: uống đủ nước, ăn nhiều rau, quả tươi (nên ăn các món ăn có tác dụng giảm độ nhớt của máu như: tỏi, hành, gừng, ớt, rau diếp cá, dưa gang, dứa, đu đủ...); ăn ít thịt mỡ, thực phẩm chế biến sẵn (fastfood); không hút thuốc lá, không uống nhiều bia, rượu... Khó khăn chính là nhiều khi bị công việc cuốn hút, đã ngồi vào máy thường mải miết và quên đứng dậy. Để
  7. khắc phục trở ngại này, nên chủ động cài đặt trên màn hình chương trình cảnh báo tự động để cứ 1 - 2 giờ lại tập bài thể dục bàn chân, tránh tĩnh tại quá lâu. Cuối cùng, vấn đề thở đúng cũng là một nhân tố quan trọng cho sức khỏe bất kỳ nhân viên văn phòng nào. Vì thở là một hoạt động tự động, ít ai để ý xem mình thở thế nào, nhưng quả thật cách thở có vai trò quyết định sự sống còn, và chất lượng cuộc sống của con người. Ngược lại, lối sống cũng trực tiếp ảnh hưởng đến cách thở. Khi vội vàng, căng thẳng, hay do sức ép công việc, người ta thường hít vào dài và thở ra ngắn gây rối loạn thể dịch làm cho tim đập nhanh, lưu lượng máu tăng, trương lực cơ tăng. Do tồn đọng khí cặn độc hại làm cơ thể mệt mỏi, sinh lo lắng, trầm cảm và làm rối loạn hoạt động của hệ thống não bộ. Thể xác và tinh thần càng căng thẳng, hít vào càng sâu hơn thở ra, làm rối loạn hệ thần kinh, cứ như thế tạo thành một vòng luẩn quẩn...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0