Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
ChÕ t¹o chi tiÕt sö dông trong kü thuËt<br />
hµng kh«ng b»ng hîp kim titan<br />
<br />
NGUYỄN TÀI MINH *, NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG **, LÊ MẠNH HÙNG**<br />
<br />
Tóm tắt: Hợp kim titan được sử dụng rộng rãi trong các ngành hàng không,<br />
tên lửa, vũ trụ nhờ các tính chất cơ lý của nó. Bài báo trình bày kết quả chế tạo chi<br />
tiết cốc đáy ứng dụng trong kỹ thuật hàng không từ hợp kim titan mác tương đương<br />
BT14 của Nga do nhóm đồng nghiệp tại Viện Công nghệ/Bộ Công thương kết hợp<br />
Viện Công nghệ/TCCNQP chế tạo.<br />
Từ khóa: Hợp kim titan, Dập nóng, Cơ tính, Thành phần hóa học<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Hợp kim titan là vật liệu kết cấu hiện đại, thuộc loại vật liệu kết cấu vạn năng, nó tổ<br />
hợp được các tính chất cơ-lý của nhiều loại vật liệu khác. Hợp kim titan tổ hợp tính không<br />
giòn nguội của nhôm và thép austenit, độ ổn định chống ăn mòn tốt hơn hợp kim Cu-Ni và<br />
thép không gỉ, không từ tính, khối lượng riêng thấp, độ bền và độ bền nóng cao [1,5]. Đặc<br />
biệt so với các vật liệu kết cấu trên cơ sở nhôm, magie (vật liệu truyền thống chủ yếu trong<br />
ngành hàng không) thì hợp kim titan có độ bền riêng, độ cứng vững riêng cao nhất, nhờ<br />
vậy hợp kim titan dần dần trở thành vật liệu hàng không và tên lửa rất quan trọng, không<br />
thể thiếu, đồng thời nó cũng là vật liệu rất quý giá được ứng dụng rộng rãi trong các ngành<br />
kinh tế quốc dân khác.<br />
Trong bài báo, chúng tôi này trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo chi tiết cốc<br />
đáy của tên lửa PKTT (hình 1) từ hợp kim titan do Viện Công nghệ/Bộ Công thương và<br />
Viện Công nghệ/TCCNQP phối hợp chế tạo có thành phần hóa học tương đương mác hợp<br />
kim BT14 của Nga (bảng 1). Việc này góp phần vào thành công nội địa hóa các chi tiết<br />
của TL PKTT.<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần hóa học của hợp kim.<br />
Mác hợp Thành phần nguyên tố, % khối lượng<br />
kim Ti Al Mo V Zr Fe Si<br />
Nga Còn lại 3,5 6,3 2,5 3,8 0,9 1,9 ≤ 0,3 ≤ 0,25 ≤ 0,15<br />
Việt Nam<br />
Còn lại 5,87 2,70 1,38 0,13 0,046 0,042<br />
chế tạo<br />
Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm:<br />
Chi tiết cốc đáy động cơ hành trình tên lửa PKTT (hình 1) được tính toán thiết kế, chế<br />
tạo đảm bảo độ bền dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ cao khi động cơ hoạt động. Khối<br />
lượng chi tiết cốc đáy động cơ hành trình làm là 0,12 kg. Các chỉ tiêu cơ tính cơ bản như<br />
sau:<br />
Giới hạn bền : 90 kG/mm2<br />
Độ thắt tỷ đối : 28%<br />
Độ dãn dài : 8%<br />
Độ dai va dập ak: (3 5) kG.m/cm2<br />
Độ cứng Brinen: (255 341) HB<br />
Thử áp suất: chịu áp suất (2055) kG/cm2 trong 30giây.<br />
<br />
<br />
<br />
172 N.T.Minh,..,“Chế tạo chi tiết sử dụng trong…hợp kim Titan.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Bản vẽ chi tiết cốc đáy của tên lửa PKTT.<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Lựa chọn tiến trình công nghệ chế tạo: Tiến trình công nghệ chế tạo được giới thiệu<br />
theo sơ đồ sau:<br />
Kiểm tra cơ tính<br />
Phôi hợp kim Gia công biến dạng tạo mẫu đối chứng Gia công cơ<br />
sau đúc phôi (rèn+dập nóng) khí<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đóng gói, Kiểm tra kích<br />
bảo quản thước<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ tiến trình công nghệ chế tạo cốc đáy cho tên lửa PKTT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mẫu hợp kim titan trước khi dập<br />
tạo phôi cốc đáy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 173<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
2.2. Lựa chọn nhiệt độ biến dạng: Thỏi hợp kim titan sau đúc được rèn bằng máy búa<br />
400 kG, kích thước Ø50x50, nhiệt độ rèn được lựa chọn dựa trên giản đồ dẻo của hợp kim<br />
BT14 [2,4]. Căn cứ theo giản đồ dẻo hình 4, hợp kim BT14 sau đúc được rèn ở nhiệt độ<br />
(1000 ± 10) oC, sau đó gia ủ khử ứng suất ở (78010) oC, thời gian ủ 1h, tiến hành ủ trong<br />
lò có khí bảo vệ. Phôi rèn sau đó được gia công biến dạng dập nóng trong tạo phôi dạng<br />
cốc (hình 9) trong khoảng nhiệt độ từ (850 1000) oC, sau dập nóng được ủ ở (78010)<br />
o<br />
C, thời gian 1 h. Các mẫu được lựa chọn dập nóng với các mức nhiệt độ 850 oC, 900 oC,<br />
950 oC và 1000 oC để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ biến dạng đến cơ tính, độ cứng<br />
của phôi sản phẩm.<br />
<br />
<br />
Hình 4. Giản đồ dẻo của<br />
hợp kim BT14 [3].<br />
<br />
B- giới hạn bền<br />
- độ dãn dài tương đối<br />
- mức độ biến dạng<br />
ak – độ dai va đập<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.3. Lựa chọn mức độ biến dạng<br />
Phân tích giản đồ (hinh 5) cho thấy, các hợp kim titan ở trạng thái sau biến dạng (sau<br />
rèn) có lượng dự trữ độ dẻo đủ cao cho phép gia công các thỏi rèn bằng phương pháp rèn<br />
dập rất dễ dàng và với mức độ biến dạng lớn hơn so với trạng thái đúc. Từ giản đồ biến<br />
dạng của hợp kim, lựa chọn mức độ biến dạng cải thiện cơ tính phôi đúc là 35%.<br />
<br />
<br />
Hình 5. Khả năng biến dạng<br />
dẻo của hợp kim BT14 khi<br />
chồn trên máy ép và máy búa:<br />
_________chồn trên máy ép,<br />
------------- chồn trên máy búa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.4. Phương pháp và thiết bị thử nghiệm<br />
a. Phương pháp thử độ bền theo ГOCT 1497-84, sử dụng thiết bị kéo nén TT-HW2-1000.<br />
Thử độ dai va đập theo ГOCT 9454-78, sử dụng trên thiết bị WPM.<br />
Quy cách mẫu thử: Mẫu thử độ bền và độ dai va đập được cắt từ phôi đối chứng sau<br />
khi dập với các nhiệt độ 850oC, 900oC và 950oC, qua ủ như đối với phôi sản phẩm để xác<br />
định các chỉ tiêu cơ tính, độ cứng. Qua đố đánh giá chất lượng phôi sản phẩm đảm bảo yêu<br />
<br />
<br />
<br />
174 N.T.Minh,..,“Chế tạo chi tiết sử dụng trong…hợp kim Titan.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
cầu kỹ thuật trước khi đưa vào lắp ráp, thử nghiệm cùng với cụm sản phẩm động cơ hành<br />
trình.<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mẫu thử kéo xác<br />
định giới hạn bền, độ dãn<br />
dài, độ thắt tỷ đối.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Mẫu thử độ dai va đập.<br />
<br />
b. Phương pháp thử áp suất thủy lực (hình 8): Sản phẩm sau khi gia công cơ khí chế tạo<br />
hoàn chỉnh được kiểm tra khả năng chịu áp suất thủy lực (2051,5) kG/cm2 trong 30s. Chi<br />
tiết cốc đáy được lắp vào ống công nghệ bằng ren, sau đó lắp vào hệ thống dẫn thủy lực<br />
qua van dẫn vào ống ông nghệ với áp suất (2051,5) kG/cm2 được giữ trong thời gian 30s<br />
mà không bị rò rỉ dầu ra ngoài cũng như sản phẩm không bị phá hủy, biến dạng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b.<br />
a.<br />
Hình 8. Sơ đồ thử thủy lực cốc đáy (a) và lắp ráp cốc đáy vào thiết bị thử (b).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 175<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
c. Phương pháp đo độ cứng: Đo độ cứng Brinen (HB) trên thiết bị AT200-DR-TM.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
* Ảnh hưởng của nhiệt độ biến dạng đến cơ tính của phôi sau dập nóng<br />
<br />
<br />
Hình 9. Mẫu hợp kim titan sau dập<br />
nóng tạo phôi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các phôi được dập ở các nhiệt độ 850 oC, 900 oC, 950 oC và 1000 oC, tổng mức độ biến<br />
dạng sau hai bước dập là 35%. Mỗi một phôi có một mẫu đối chứng để kiểm tra cơ tính,<br />
độ cứng sau biến dạng. Kết quả khảo sát độ cứng, cơ tính các mẫu đối chứng được trình<br />
bày trong bảng 2.<br />
* Ảnh hưởng của nhiệt độ biến dạng đến độ cứng<br />
Kết quả kiểm tra cơ tính cho thấy, đối với nhiệt độ dập nóng dưới 850 oC, phôi bị biến<br />
cứng mạnh do nhiệt độ bị giảm xuống dưới vùng kết tinh lại trong quá trình dập. Do đó,<br />
độ cứng mẫu dập nóng ở nhiệt độ 850 oC chưa qua ủ có độ cứng lớn nhất. Nhiệt độ biến<br />
dạng càng tăng, khả năng bị biến cứng giảm đi, độ cứng của mẫu cũng giảm. Với vùng<br />
nhiệt độ dập nóng từ 900 oC đến 950 oC cho kết quả độ cứng phù hợp với yêu cầu của sản<br />
phẩm.<br />
Bảng 2. Kết quả khảo sát độ cứng, cơ tính mẫu đối chứng<br />
ở các nhiệt độ dập nóng khác nhau.<br />
Độ cứng sau Cơ tính sau biến dạng, ủ<br />
Mẫu Nhiệt độ biến<br />
o biến dạng, B, ak,<br />
số dạng, C , % , %<br />
HB kG/mm2 kG.m/cm2<br />
1 850 355 98 7,8 25 5,5<br />
2 900 302 93 9,2 31 4,2<br />
3 950 280 90 9,5 35 3,4<br />
4 1000 230 82 11 38 2,8<br />
<br />
* Ảnh hưởng của nhiệt độ biến dạng đến cơ tính<br />
Mẫu sau dập nóng được ủ ở nhiệt độ (78010) oC, thời gian 1 h. Với nhiệt độ biến dạng<br />
850 oC, sau ủ có độ bền cao nhất, do ở nhiệt độ này quá trình nung chưa ảnh hưởng nhiều<br />
đến độ lớn hạt ban đầu. Nhiệt độ dập càng cao, tổ chức phôi khi nung thay đổi theo hướng<br />
tăng dần độ lớn của hạt. Do vậy độ bền giảm dần theo việc tăng nhiệt độ dập nóng. Các<br />
chỉ số độ dãn dài và độ thắt tỷ đối tăng khi tăng nhiệt độ dập nóng, còn độ dai va đập<br />
giảm.<br />
Kết quả khảo sát tổ chức kim tương mẫu sau dập nóng, ủ (hình 10) cho thấy, độ lớn hạt<br />
tăng lên khi tăng nhiệt độ dập nóng, đặc biệt là ở nhiệt độ 1000 oC (810m). Ở nhiệt độ<br />
850 oC tổ chức tế vi còn thấy dấu vết của biến dạng.<br />
Đối với các mẫu biến dạng ở nhiệt độ 900 oC, 950 oC có tổ chức hạt nhỏ mịn, đều, kết<br />
quả đo độ cứng và cơ tính phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Vì vậy, đối với quy trình<br />
công nghệ dập nóng chi tiết cốc đáy, lựa chọn nhiệt độ dập nóng trong khoảng từ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
176 N.T.Minh,..,“Chế tạo chi tiết sử dụng trong…hợp kim Titan.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
(900950) oC là phù hợp với giản đồ biến dạng của hợp kim cũng như thỏa mãn yêu cầu<br />
cơ tính, độ cứng của chi tiết cốc đáy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhiệt độ dập 850 oC Nhiệt độ dập 900 oC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhiệt độ dập 950 oC Nhiệt độ dập 950 oC<br />
Hình 10. Ảnh tổ chức kim tương các mẫu hợp kim titan ở trạng thái ủ<br />
sau dập nóng ở các nhiệt độ khác nhau, 200.<br />
<br />
<br />
Sản phẩm sau chế tạo được kiểm tra kích thước đạt theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ<br />
thiết kế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Sản phẩm cốc đáy sau gia công cơ khí hoàn chỉnh.<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm chịu áp suất thủy lực cốc đáy:<br />
Cốc đáy sau chế tạo hoàn chỉnh được thử thủy lực với áp suất 2051,5)kG/cm2 trong<br />
thời gian 30 giây. Kết quả thử cho thấy sản phẩm đạt yêu cầu, sau thử nghiệm không bị<br />
biến dạng.<br />
Các kết quả kiểm tra, thử nghiệm được ghi trong biên bản thử nghiệm, là cơ sở cho<br />
đánh giá chất lượng và nghiệm thu sản phẩm.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 177<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ các kết quả nghiên cứu có thể rút ra các kết luận sau:<br />
1. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết biến dạng phôi hợp kim titan và thực nghiệm đã xác<br />
lập được các thông số công nghệ dập nóng phôi cốc đáy từ hợp kim titan tương đương mác<br />
BT14 như sau:<br />
Mức độ biến dạng: = 35, %<br />
Nhiệt độ dập nóng: (900950) oC<br />
Nhiệt độ ủ: (75010) oC trong thời gian 1h trong lò có khí bảo vệ.<br />
2. Với chế độ công nghệ dập nóng đã lựa chọn, đã chế tạo chi tiết cốc đáy tên lửa<br />
PKTT. Kết quả cơ tính, độ cứng của mẫu đối chứng với phôi sản phẩm với chế độ công<br />
nghệ dập nóng như trên đạt được như sau:<br />
Giới hạn bền: B = 93, kG/mm2<br />
Độ thắt tỷ đối: = 31, %<br />
Độ dãn dài: = 9,2, %<br />
Độ dai va dập: ak= 4,2, kG.m/cm2<br />
Độ cứng Brinen: 302, HB<br />
Kết quả này đảm bảo được theo yêu cầu của điều kiện kỹ thuật sản phẩm cốc đáy của<br />
tên lửa PKTT.<br />
3. Đã thử nghiệm kiểm tra độ bền bằng áp suất thủy lực đạt yêu cầu của sản phẩm.<br />
- Chịu áp suất thủy lực: (2051,5) kG.m/cm2 trong thời gian 30 giây<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Khắc Xương. Vật liệu kim loại màu. NXB KHKT, Hà Nội, 1992.<br />
[2]. Б.К. Вульф Термическая обработка титановых сплавов. Вульф Б.К , М.<br />
Металлургия, 1969. 96 с.<br />
[3]. Г.Е. Мажарова, А.З. Комановский, Б.Б. Чечулин, С.Ф. Важенин. Обработка<br />
титановых сплавов давлентем, Металлургия, 1978. 382 с.<br />
[4]. Ковка и штамповка цветных металлов. Справочник. Колл. Авторов. М.<br />
Машиностроение», 1971.<br />
[5]. Б. А. Колачев, Ливанов В.А., Елагин В. И. Металловедение и термическая<br />
обработка цветных металлов. Изд. 2-е, испр. М. Металлургия, 1981. 416 с.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ADVANCED MANUFACTURING TECHIQUES USED<br />
IN AEROSPACE TITANIUM ALLOY<br />
<br />
Titanium alloys are widely used in the fields of aviation, missile, space thanks<br />
to its physical properties. This paper presents the results of some detailed<br />
manufacturing applications in aerospace engineering from titanium alloy by the<br />
Institute of Technology/Ministry of Industry and Trade combination Institute of<br />
Technology/TCCNQP made BT14 Russian equivalent grade.<br />
Keywords: Titanium alloys, Hot stamping, Mechanical properties, Chemical composition<br />
<br />
Nhận bài ngày 14 tháng 10 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 12 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 02 năm 2015<br />
* **<br />
Địa chỉ: Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; Viện Công nghệ/TCCNQP.<br />
<br />
<br />
178 N.T.Minh,..,“Chế tạo chi tiết sử dụng trong…hợp kim Titan.”<br />