TỔNG HỘI ĐỊA CHẤT<br />
VIỆT NAM<br />
<br />
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC<br />
VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
VIỆN TƯ VẤN PHÁT<br />
TRIỂN<br />
<br />
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ<br />
“Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng<br />
tài nguyên khoáng sản Việt Nam”<br />
I.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị<br />
trường Thế giới tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác và cạn kiệt TNKS và để lại<br />
nhiều hậu quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên<br />
Thế giới. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các Tập đoàn khai<br />
khoáng đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác sử<br />
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai.<br />
Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về<br />
khoáng sản với trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Để đảm bảo<br />
đóng góp tích cực của ngành khoáng sản cho phát triển đất nước Bộ chính trị đã có nghị<br />
quyết số 13/1996 về ngành khoáng sản. Quốc hội khóa IX cũng đã thông qua Luật<br />
khoáng sản (LKS), có hiệu lực từ ngày 1/9/1996 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại văn<br />
bản luật số 46/2005/QH11);<br />
Sau gần 15 năm thực hiện LKS, ngành khai khoáng ở Việt Nam có nhiều sự biến<br />
động cả về quy mô, công nghệ khai thác, cũng như công tác tổ chức quản lý. Bên cạnh<br />
những đóng góp tích cực, ngành khai thác khoáng sản cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn<br />
chế, tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước.<br />
Nhiều quy định của LKS và phương thức tổ chức thực hiện không còn phù hợp, một số<br />
vấn đề phát sinh trong hoạt động khoáng sản chưa được điều chỉnh theo chủ trương mới<br />
của Đảng và Nhà nước; chưa tương thích với một số Luật liên quan khác đã được điều<br />
chỉnh hoặc ban hành mới như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp,<br />
Luật Đất đai… và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.<br />
Thực hiện chức năng tư vấn phản biện theo Quyết định 22/2001/QĐ-TTg, Liên<br />
hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Tư vấn phát<br />
triển (CODE) và Tổng hội địa chất Việt Nam đã triển khai chương trình nghiên cứu thực<br />
tiễn và hội thảo với chủ đề “Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam”.<br />
Hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp thêm những luận cứ khoa học, phân tích thực<br />
tiễn về ngành khai thác khoáng sản cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Quốc hội, đặc<br />
biệt trong bối cảnh Luật khoáng sản sửa đổi, bổ sung.<br />
<br />
1<br />
<br />
II.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI<br />
<br />
1. Các phương pháp sử dụng<br />
Để có được kết quả đánh giá này, các cơ quan tổ chức đã triển khai thực hiện các<br />
phương pháp sau đây<br />
(1). Tập hợp và phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thống kê, các nghiên<br />
cứu, phân tích đánh giá liên quan đến hoạt động khoáng sản ở Việt Nam thời gian<br />
qua. Nghiên cứu tham khảo chính sách và kinh nghiệm về khai thác khoáng sản một<br />
số nước và sáng kiến về khai thác khoáng sản bền vững trên thế giới…<br />
(2). Nghiên cứu thực địa:<br />
-<br />
<br />
Điều tra nghiên cứu thực trạng khai thác sa khoáng Titan ở một số tỉnh ven biển<br />
miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,<br />
Bình định, Bình Thuận;<br />
- Điều tra nghiên cứu thực trạng quản lý và khai thác than ở Quảng Ninh;<br />
- Điều tra nghiên cứu chương trình bô xít Tây Nguyên và nghiên cứu điểm tại các<br />
dự án thí điểm bô xít ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân cơ (Đăk Nông);<br />
- Phối hợp với Liên hiệp hội KH&KT địa phương nghiên cứu thực trạng khai thác<br />
khoáng sản tại Yên Bái, Hoà Bình và một mỏ khai thác khoáng sản ở vùng Tây<br />
Bắc.<br />
(3). Giao cho Hội khoa học và công nghệ mỏ thực hiện đề tài tư vấn, phản biện cho Luật<br />
khoáng sản sửa đổi, bổ sung.<br />
(4). Toạ đàm, hội thảo khoa học: Toạ đàm về kinh tế hoá tài nguyên (5/5/2010) với Viện<br />
chiến lược tài nguyên và môi trường và Hội thảo “Tài nguyên khoáng sản và phát<br />
triển bền vững” ngày 14/5/2010 tại Hà Nội.<br />
2. Hạn chế trong nghiên cứu phân tích đánh giá<br />
Trong quá trình nghiên cứu chưa tiếp cận được các số liệu đầu vào ở mức độ sâu<br />
và chi tiết liên quan đến sản lượng khai thác thực tế, phân chia lợi ích của các bên liên<br />
quan…<br />
<br />
III.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu và ý kiến đóng góp của các nhà khoa học được đúc kết và<br />
tổng hợp như sau:<br />
1.<br />
<br />
Tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam<br />
<br />
Kết quả điều tra thăm dò địa chất khoáng sản từ trước đến nay đã phát hiện ở Việt<br />
Nam có trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Kết<br />
2<br />
<br />
quả nghiên cứu, điều tra ban đầu có thể đưa đến những nhận định chủ yếu như sau:<br />
- Đặc điểm chung của TNKS Việt Nam phần lớn là tụ khoáng có quy mô vừa và nhỏ,<br />
phân bố rải rác; các loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều. Phần lớn<br />
các mỏ đều nằm ở vùng sâu vùng xa không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ<br />
thuật yếu kém, nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không<br />
cao;<br />
- Có thể chia ra khoáng sản nước ta thành 3 nhóm như sau:<br />
(i)<br />
Nhóm khoáng sản năng lượng (dầu, khí, than..): Việt Nam có tiềm năng trung<br />
bình, nhưng do đặc điểm đã khai thác trong nhiều năm qua nên có nguy cơ bị<br />
cạn kiệt trong thời gian tới. Theo tính toán trữ lượng dầu khí đã được thăm dò<br />
cho đến nay của Việt Nam chỉ đảm bảo khai thác trong vòng 30 năm nữa. Do<br />
vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò để tăng trữ lượng phục vụ lâu dài. Tiềm<br />
năng than được dự báo rất lớn (bể than Đông Bắc, bể than đồng bằng sông<br />
Hồng) nhưng trữ lượng đã được thăm dò đến nay là rất nhỏ. Các số liệu về trữ<br />
lượng/tài nguyên than theo các báo cáo trước đây chưa chính xác nhưng khi<br />
công bố tạo ra ảo giác là Việt Nam có rất nhiều than. Theo số liệu của Tổ chức<br />
năng lượng quốc tế, trong tổng số khoảng 929 tỷ tấn trữ lượng than tin cậy của<br />
thế giới tính đến tháng 1/2006, Việt Nam chỉ được gộp trong số các nước còn<br />
lại của châu Á không nằm trong khối OECD với tổng trữ lượng chung chỉ có<br />
9,7 tỷ tấn;<br />
(ii)<br />
Nhóm khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng: có nhiều và có thể đáp<br />
ứng và phần lớn chỉ để phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước;<br />
(iii) Nhóm các loại khoáng sản kim loại quý hiếm: mà thế giới đang rất cần như<br />
vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc… nhu cầu thế giới cần rất nhiều nhưng trữ<br />
lượng của Việt Nam lại ít và chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt. Việt<br />
Nam chưa phát hiện được kim cương; các loại đá quý như ruby, saphia,<br />
peridot tuy có nhưng chưa rõ trữ lượng.<br />
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể như bô xít, đất hiếm, ilmenit… nhưng<br />
chủ yếu vẫn đang ở dạng tiềm năng dự báo. Ngoài ra, Thế giới cũng có rất nhiều các<br />
loại khoáng sản này và nhu cầu tiêu dùng trên Thế giới đối với các loại khoáng sản<br />
này là không cao và hiện tại gần như bão hòa, chẳng hạn:<br />
Tài nguyên bô xít được đánh giá khá dồi dào nhưng chất lượng thấp và có nhiều<br />
thách thức, bất lợi lớn khi khai thác tài nguyên này như vốn đầu tư cao, nguồn<br />
nước và đặc biệt là vấn đề môi trường.<br />
Về đất hiếm, với tình hình tài nguyên và cung cầu đất hiếm ở trên thế giới và<br />
trong nước, không nên đánh giá quá cao và hy vọng quá nhiều vào nguồn quặng<br />
đất hiếm của Việt Nam đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của đất nước.<br />
Về quặng titan, theo thông báo của Bộ TN&MT năm 2009, TNKS Titan trong<br />
cồn cát đỏ ở tỉnh Bình Thuận dự báo khoảng 130 triệu tấn, báo cáo gần đây<br />
3<br />
<br />
khoảng 500 - 600 triệu tấn và có thể còn lớn hơn. Nhưng hiện chưa có đủ tài liệu<br />
địa chất để khắc họa chính xác bề mặt địa hình lót đáy của trầm tích cát đỏ<br />
Holocene chứa quặng Titan, do vậy chiều dày của lớp quặng còn là vấn đề nghi<br />
ngờ. Như vậy con số 600 triệu tấn Titan trong cát đỏ Phan Thiết là thực hay ảo<br />
còn là vấn đề chưa rõ ràng!<br />
Đánh giá chung: Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại<br />
nhưng tiềm năng hạn chế. Các loại khoáng sản có giá trị, được thị trường thế giới ưa<br />
chuộng thì Việt Nam không có nhiều (như vàng, bạc…) hoặc đã khai thác gần như<br />
cạn kiệt (như dầu mỏ, than). Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều (như bauxite,<br />
ilminite, đất hiếm…) một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại<br />
khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có<br />
thể sử dụng hàng trăm năm tới.<br />
Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo và có số lượng hạn chế, vì vậy việc<br />
đánh giá, nhận định đúng tiềm năng, trữ lượng là vấn đề hết sức quan trọng làm cơ sở<br />
định hướng chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu<br />
quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước cả trước<br />
mắt và lâu dài<br />
<br />
2.<br />
<br />
Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Công tác điều tra thăm dò<br />
Từ sau năm 1975, công tác khảo sát địa chất và tìm kiếm thăm dò các điểm mỏ,<br />
khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến nay đã lập bản<br />
đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 phủ toàn bộ diện tích lãnh thổ và<br />
gần 70% được đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000. Công tác điều tra cơ bản đã phát<br />
hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng. Tuy nhiên công tác điều tra thăm dò chưa<br />
đi trước một bước theo yêu cầu kinh tế xã hội. Công tác điều tra, đánh giá khoáng sản<br />
chủ yếu ở phần trên mặt hoặc đến độ sâu 50 – 100m, một số khoáng sản chưa được đánh<br />
giá tiềm năng, nhiều loại khoáng sản mới được điều tra ở mức độ sơ bộ. Kết quả điều tra<br />
thăm dò một số trường hợp độ tin cậy còn thấp, cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật và hệ<br />
thống hoá…<br />
2.2.<br />
<br />
Công tác lập quy hoạch, chiến lược<br />
Phần lớn các quy hoạch, chiến lước về khoáng sản mới chỉ được xây dựng, phê<br />
duyệt từ 2006 – 2008. Đến tháng 9/2009 mới chỉ có ba Chiến lược, 13 Quy hoạch<br />
khoáng sản (theo loại khoáng sản hoặc nhóm khoáng sản và đã đề cập đến 39 loại<br />
khoáng sản khác nhau) được lập và được phê duyệt và có 47/64 tỉnh, thành phố trực<br />
thuộc Trung ương đã hoàn thành quy hoạch khoáng sản tại địa phương. Việc khoanh<br />
định các vùng hạn chế, vùng cấm hoạt động khoáng sản, vùng dự trữ khoáng sản lại<br />
4<br />
<br />
chưa được các địa phương chú trọng. Việc lập quy hoạch triển khai chậm, thiếu các cơ<br />
sở dữ liệu vững chắc về trữ lượng, thị trường và không phù hợp với như cầu thực tế<br />
nên nhiều quy hoạch mới ban hành nhưng đã bất cập ngay với thực tế, phải điều<br />
chỉnh bổ sung như than, bô xít…<br />
2.3.<br />
<br />
Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản<br />
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường đã làm xuất hiện nhiều<br />
thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản như các doanh nghiệp nhà nước, hợp<br />
tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh có vốn nước ngoài…, đặc<br />
biệt là tình trạng khai thác trái phép “khai thác thổ phỉ” diễn ra ở nhiều nơi, nhất là đối<br />
với các mỏ đá quý, khai thác vàng, ilmenit ở Miền trung, khai thác than ở Quảng Ninh,<br />
khai thác cát, sỏi… Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản<br />
tăng lên khá nhanh, tăng trung bình 21,7%/năm. Sự gia tăng lực lượng tham gia hoạt<br />
động khoáng sản đồng nghĩa với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng giấy phép được<br />
cấp hoạt động khoáng sản, đặc biệt ở các địa phương. Trong vòng 12 năm từ 1996 đến<br />
năm 2008, Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT cấp 928 giấy phép hoạt động khoáng sản.<br />
Trong khi đó chỉ trong vòng 3 năm, từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2008, UBND các<br />
tỉnh, thành phố đã cấp 3.495 giấy phép khai thác. Tình trạng cấp phép hoạt động không<br />
theo quy hoạch, cấp phép tràn lan chia nhỏ để cấp vẫn diễn ra ở nhiều nơi, có trường hợp<br />
cấp phép cho cả các tổ chức cá nhân không đủ năng lực theo quy định hay khai thác<br />
chưa có hồ sơ thiết kế mỏ… Một số khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố liên tục đã bị<br />
cắt thành nhiều khoảnh để cấp phép hoạt động khoáng sản. Đặc biệt nạn khai thác không<br />
phép, khai thác tự do, nhất là đối với khai thác vàng, đá quí, chì, kẽm, đồng, than... chưa<br />
được ngăn chặn, làm ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, tài nguyên và an ninh xã hội.<br />
Ngay cả các công ty than của TKV ở Quảng Ninh mới được triển khai cấp giấy phép<br />
khai thác từ năm 2008 - 2009 (63 giấy phép) trong khi các công ty than đã hoạt động ở<br />
đây từ rất lâu.<br />
2.4.<br />
<br />
Sử dụng công nghệ trong ngành khai khoáng<br />
Thực trạng sử dụng công nghệ khai thác chế biến trong ngành khai khoáng trong<br />
thời gian còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều loại công nghệ được đưa vào sử dụng (đồng,<br />
ilmenite) là công nghệ lạc hậu, không phù hợp với loại khoáng sản khai thác, chưa quan<br />
tâm áp dụng công nghệ tiên tiến nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các<br />
khoáng sản đi kèm.<br />
- Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ khai thác khoáng sản, công nghệ kỹ<br />
thuật chưa được quan tâm đúng mức, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên, sử<br />
dụng các phương tiện cơ giới (ôtô - máy xúc). Đây là loại hình công nghệ kỹ thuật cổ<br />
điển, giá thành cao, không đồng bộ, các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và<br />
vận tải không đảm bảo. Phương thức khai thác lộ thiên giữ vai trò quan trọng trong<br />
5<br />
<br />