Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"
lượt xem 37
download
Đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải dựa trên quan điểm địa chất công trình và địa chất môi trường. Theo quan điểm phát triển bền vững (PTBV) tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế, để sử dụng hợp lý, tái tạo tài nguyên thiên nhiên kết hợp bảo vệ môi trường nói chung và môi trường địa chất (MTĐC) nói riêng, thì các hoạt động tự nhiên - kỹ thuật ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình phải phù hợp với quy luật tự nhiên. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải dựa trên quan điểm địa chất công trình và địa chất môi trường. Theo quan điểm phát triển bền vững (PTBV) tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế, để sử dụng hợp lý, tái tạo tài nguyên thiên nhiên kết hợp bảo vệ môi trường nói chung và môi trường địa chất (MTĐC) nói riêng, thì các hoạt động tự nhiên - kỹ thuật ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình phải phù hợp với quy luật tự nhiên. Bài báo này đưa ra cơ sở lý thuyết đánh giá tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế theo quan điểm phát triển bền vững tính đến lợi ích lâu dài, nhằm ngăn ngừa những hiểm họa về môi trường, đảm bảo trạng thái bền vững về kinh tế - xã hội cho khu vực nghiên cứu. I. Cơ sở lý thuyết đánh giá tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế Tài nguyên đất xây dựng là bộ phận tài nguyên quý giá. Đối với các đô thị, tài nguyên này đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Thuật ngữ: "Tài nguyên đất xây dựng" do tác giả Phạm Văn Tỵ có quan niệm: "Đất là tài nguyên quý giá trong đó quĩ đất dành cho xây dựng là bộ phận tài nguyên quan trọng, được gọi là tài nguyên đất xây dựng” Tài nguyên đất xây dựng là quỹ đất dành cho công tác xây dựng (xây dựng các công trình và vật liệu xây dựng), là phần môi trường địa chất (MTĐC) được sử dụng để xây dựng công trình, nó được đặc trưng bởi các đặc điểm cấu trúc, tính chất và sự vận động của môi trường địa chất xét trên phương diện làm nền cho các công trình xây dựng hoặc môi trường bao quanh công trình, tức là đặc trưng bằng các yếu tố quyết định sự đánh giá lãnh thổ theo mục đích phân bố hợp lý các công trình [1,2] Tài nguyên đất xây dựng thuộc dạng tài nguyên không tái tạo, dùng làm nền để xây dựng các công trình. Hiện nay, loài người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải dựa trên quan điểm địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất môi trường (ĐCMT). Phải gắn đánh giá tài nguyên này với đánh giá môi trường địa chất ở nơi xây dựng công trình, với phân chia và đánh giá các kiểu cấu trúc nền đất, phải sát với thực tiễn quy hoạch xây dựng và khai thác kinh tế lãnh thổ, phải đạt được mục tiêu khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên [1]. 87
- Các nghiên cứu phần trên đã khẳng định tài nguyên đất xây dựng là quí giá và đang đứng trước nguy cơ chung đã chỉ ra ở trên. Tài nguyên đất xây dựng xét theo chức năng sử dụng dùng làm nền xây dựng công trình, xét theo khả năng tái tạo thuộc dạng tài nguyên không tái tạo, muốn tái tạo phải phá bỏ công trình cũ. Mặt khác, một khi có phá bỏ công trình cũ thì bản thân nó cũng đã bị thay đổi so với ban đầu. Tính năng xây dựng của tài nguyên đất xây dựng nói chung, của nền đất nói riêng phụ thuộc vào những đặc điểm của nền đất như: cấu trúc địa chất, sự sắp xếp không gian, chiều dày, thành phần, trạng thái và tính chất các lớp đất cấu tạo nền đất. Những đặc điểm này quyết định sức chịu tải của nền, tính nhạy cảm của nền đất (hay môi trường địa chất nói chung) đối với các tác động từ bên ngoài, quyết định tính chất và mức độ các vấn đề địa chất công trình xảy ra khi xây dựng nhà và công trình trên nền đất đó. Như vậy, khả năng sử dụng tài nguyên đất xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc nền đất. Để đánh giá tài nguyên đất xây dựng của một vùng hay một lãnh thổ nào đó cần thiết phải điển hình hóa lãnh thổ hay khu vực đó theo đặc điểm cấu trúc nền. Cấu trúc nền là quan hệ sắp xếp không gian của các thể địa chất (lớp đất) cấu tạo nền đất, số lượng, đặc điểm, hình dạng, kích thước, thành phần, trạng thái và tính chất của các yếu tố cấu thành này. Cấu trúc nền hiện nay đang được nhiều người quan tâm và định nghĩa khác nhau. Phần lớn các tác giả dùng khái niệm "cấu trúc nền" trong các nghiên cứu của mình, một số tác giả lại dùng các khái niệm tương tự như cấu trúc địa cơ" và"sơ đồ nền". Tác giả Nguyễn Thanh quan niệm: "Cấu trúc nền công trình là tầng đất được sử dụng làm nền công trình xây dựng, được đặc trưng bằng những qui luật phân bố theo chiều sâu các thành tạo đất đá có liên kết kiến trúc, nguồn gốc, tuổi, thành phần, cấu trúc bề dày, trạng thái và tính chất địa chất công trình không giống nhau. Nguyễn Huy Phương coi “Cấu trúc nền là mối quan hệ không gian của các lớp đất, đá đặc điểm thành phần, kiến trúc cấu tạo của chúng, cũng như đặc tính địa chất công trình của các lớp đất, đá nằm trong vùng nén ép của công trình". Tác giả Lê Trọng Thắng quan niệm: "Cấu trúc nền là phần tương tác giữa công trình và môi trường địa chất, được xác định bởi qui luật phân bố trong không gian, khả năng biến đổi theo thời gian của các thành tạo đất đá có tính chất địa chất công trình xác định diễn ra trong vùng ảnh hưởng của công trình". Tác giả Phạm Văn Tỵ quan niệm: "Cấu trúc nền được hiểu là quan hệ sắp xếp không gian của các thể địa chất (lớp đất) cấu tạo nền đất, số lượng, đặc điểm, hình dạng, kích thước, thành phần, trạng thái và tính chất của các yếu tố cấu thành này". Với mỗi kiểu cấu trúc nền khác nhau có thể sử dụng nhóm các phương pháp khảo sát thích hợp, nhóm phương pháp đánh giá dự báo biến đổi môi trường địa chất nhằm khai thác và bảo vệ môi trường địa chất. Tuỳ thuộc mỗi kiểu cấu trúc nền đã điển hình trên lãnh thổ, hay khu vực giúp người làm công tác khảo sát chọn phương pháp, thiết bị thích hợp, mức độ, qui mô, khối lượng cần tiến hành và giúp các nhà thiết kế, qui hoạch chọn kiểu, kết cấu công trình, phương pháp thiết kế móng, xử lý nền, áp dụng các bài toán, mô hình tính toán phù hợp, đồng thời dự báo biến đổi môi trường địa chất trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. 88
- Theo tác giả, quan điểm chung khi đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải dựa trên quan điểm địa chất công trình và địa chất môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay, quỹ đất xây dựng khu vực thành phố Huế chưa đến mức độ cạn kiệt, không đủ để xây dựng, nhưng vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tốc độ xây dựng các công trình đang phát triển rất nhanh chóng. Các công trình ngầm, công trình cao tầng đã và đang được xây dựng trên các hố móng sâu nên ảnh hưởng của các yếu tố địa kỹ thuật - môi trường phải được đánh giá đúng. Cụ thể là đánh giá môi trường công trình và ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - công trình đến tài nguyên đất xây dựng. Quan điểm này được quán triệt trên các mặt sau: Khi đánh giá tài nguyên đất xây dựng không chỉ xem đó là nền đất chịu tác dụng của riêng tải trọng công trình, mà còn chịu tác động của các hoạt động kinh tế - công trình khác, không chỉ xem xét nền đất có đáp ứng được yêu cầu của công trình xây dựng, mà còn xét tới sự biến đổi của môi trường địa chất và sự phản hồi của những biến đổi này tới công trình, và tới cuộc sống của con người nói chung. Đánh giá tài nguyên đất xây dựng thông qua đánh giá cấu trúc nền, phải dựa trên cơ sở dự báo các quá trình địa chất công trình khi thực hiện các hoạt động kinh tế - công trình khác nhau. Đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải sát với thực tiễn qui hoạch xây dựng và khai thác kinh tế lãnh thổ nhằm khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên này. Khai thác hợp lý tài nguyên đất xây dựng là khai thác phù hợp với tính năng xây dựng của nó, bao hàm ý nghĩa bảo vệ các nguồn tài nguyên trong đó và phải cân đối và xem xét tác động trở lại của nguồn tài nguyên này đối với khai thác các nguồn tài nguyên khác. Khai thác tiết kiệm không có nghĩa là xây dựng chen chúc, không bảo đảm các tiêu chuNn qui hoạch thành phố, mà là xây dựng công trình tương thích với nền đất để việc xử lý nền móng đơn giản và ít tốn kém, hay xây dựng công trình tốn ít đất, nhưng chi phí cho xử lý nền móng và phần kiến trúc bên trên hợp lý - không vượt quá hoặc nhỏ hơn tỷ lệ qui định thông thường đó là tiết kiệm. Khai thác hợp lý gắn liền với tiết kiệm là một trong những tiêu chí quan trọng trong quan điểm khoa học đánh giá tài nguyên đất xây dựng. II. Quan điểm phát triển bền vững tài nguyên đất xây dựng Khái niệm phát triển bền vững (Sustainable Development) được phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundtland (1987) và trở thành chìa khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng các giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề phát triển. Theo báo cáo này: "Phát triển bền vững (PTBV)là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại và không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo nhưng tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với con người, động vật và thực vật. Nói cách khác, PTBV phải đảm bảo sử dụng hợp lý và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Nó không chỉ là sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vững chắc nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn đảm bảo cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con người đang sử dụng trong hoạt động sống. Do đó, phát 89
- triển bền vững phải có sự phối hợp chặt chẽ về đường lối, chính sách kinh tế - xã hội (KT - XH) và môi trường sinh thái thông qua nhận thức đầy đủ về các hệ thống KT - XH, sinh thái và mối quan hệ giữa chúng, nhằm đảm bảo mọi phúc lợi xã hội không bị suy giảm theo thời gian [6]. Như vậy, để PTBV tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế, đồng thời sử dụng hợp lý, tái tạo tài nguyên thiên nhiên kết hợp bảo vệ môi trường nói chung và môi trường địa chất (MTĐC) nói riêng, thì các hoạt động tự nhiên - kỹ thuật ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình phải phù hợp với quy luật tự nhiên. Muốn vậy, cần phải hiểu rõ tính chất phức tạp của hệ thống tự nhiên - kỹ thuật ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình và tính đến lợi ích lâu dài, nhằm ngăn ngừa những hiểm họa về môi trường, đảm bảo trạng thái bền vững về KT - XH cho khu vực nghiên cứu. III. Đánh giá sơ bộ tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế Đánh giá tài nguyên đất xây dựng liên quan trực tiếp đến các yếu tố địa kỹ thuật - môi trường, phải dựa trên quan điểm địa chất công trình và địa chất môi trường, phải sát với thực tiễn quy hoạch và khai thác lãnh thổ. Vì vậy, khi đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải có sự kết hợp giữ các nhà địa chất công trình, các kỹ sư xây dựng và các nhà kiến trúc để việc khảo sát, tạo các khoảng không gian đẹp, sử dụng quỹ đất hợp lý, xây dựng các công trình phù hợp với môi trường cảnh quan là hết sức quan trọng. Trong điều kiện đó, phải dự báo cụ thể những quá trình và hiện tượng địa chất bất lợi, cũng như những hậu quả công trình và sinh thái có thể xảy ra khi xây dựng các công trình có quy mô và phương án xử lý nền móng khác nhau khi thực hiện các hoạt động khai thác kinh tế lãnh thổ khác nhau đảm bảo cho công trình xây dựng ổn định, đạt mục đích thiết kế, làm việc bình thường và chi phí ít. Bên cạnh đó, khai thác hợp lý cũng bảo đảm cho việc bảo vệ được môi trường địa chất và nguồn tài nguyên đất xây dựng. Nhìn chung, các yếu tố địa kỹ thuật - môi trường ảnh hưởng đến tài nguyên đất xây dựng chủ yếu: yếu tố địa tầng, tính chất cơ lý của đất đá, nước dưới đất, yếu tố công trình (các tác động cơ học), yếu tố môi trường (tác động hoá học, sinh học từ các nhà máy xí nghiệp sản xuất, bãi thải, ...) khá đa dạng và phức tạp. Dưới góc độ nghiên cứu tài nguyên đất xây dựng, có thể xếp chúng vào nhóm các yếu tố địa kỹ thuật - môi trường ảnh hưởng đến sự biến đổi tài nguyên đất xây dựng. Để đánh giá tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế, cần điển hình hoá khu vực nghiên cứu theo đặc điểm cấu trúc nền. Cấu trúc nền là phần tác động giữa công trình và môi trường địa chất, được đặc trưng bằng qui luật phân bố theo chiều sâu, khả năng biến đổi theo thời gian của các thành tạo đất đá có nguồn gốc, tuổi, thành phần, cấu trúc, bề dày, trạng thái và tính chất địa chất công trình xác định. Quy luật phân bố theo chiều sâu của các thành tạo đất đá phản ánh mối quan hệ địa tầng của chúng và lịch sử của quá trình thành tạo tự nhiên của đất đá. Vùng ảnh hưởng của công trình được hiểu là giới hạn mà tại đó các thành tạo đất đá có ảnh hưởng trực tiếp đến công trình xây dựng [5]. 90
- Bảng1: Bảng thuyết minh các kiểu cấu trúc nền công trình khu vực thành phố Huế và phụ cận Phô D¹ng Cét ®Þa tÇng K iÓu BÒ dµy (m) §Æc ®iÓm ®Þa h×nh §Æc ®iÓm cÊu tróc ®Þa chÊt §Æc ®iÓm ®Þa chÊt thuû v¨n §Æc ®iÓm tÝnh chÊt c¬ lý ®Êt nÒn ®Æc tr−ng nÒn kiÓu nÒn min - max 2-3 amQ IV pv 0.5-13.1 Cã mÆt c¸c hÖ tÇng Phó Vang - TrÇm tÝch Phó Vang cã tr¹ng th¸i dÎo Phó Bµi - Qu¶ng §iÒn, vµi n¬i xen mÒm ®é bÒn, ®é nÐn lón trung b×nh. §Êt yÕu Cã 2 tÇng chøa n−íc lµ tÇng chøa 1-2 ambQ pb 6.8 - 23.0 kÑp hÖ tÇng §µ N½ng. §Êt yÕu cã n−íc Holocen vµ Peistocen. Møc ®é thuéc hÖ tÇng Phó Bµi cã ®é Èm cao, tr¹ng IV 1-2 amQ IV pb § Þa h×nh ®ång b»ng phong phó n−íc trung b×nh. nguån gèc s«ng biÓn ®Çm lÇy - s«ng th¸i dÎo ch¶y - ch¶y, ®é bÒn nhá, nÐn lón 1.6 - 8.5 IAa Mùc nø¬c xuÊt hiÖn < 20m. N−íc thÊp vµ ®ång b»ng tÝch n−íc lín. TrÇm tÝch §µ N½ng kh« chÆt, kh¶ n¨ng n½ng biÓn hÖ tÇng Phó Bµi - Qu¶ng §iÒn. 3.6 - 7.5 mQ III ®n tô, Ýt bÞ ngËp n−íc cã tÝnh ¨n mßn CO2 vµ HCO3 chÞu t¶i kh¸ tèt. TrÇm tÝch Qu¶ng §iÒn cã ®é Thµnh phÇn gåm bïn sÐt - bïn sÐt pha h÷u c¬, c¸t h¹t mÞn lÉn vá sß. Èm, ®é bÒn, tÝnh biÕn d¹ng thay ®æi trong 14.0 - 43.0 amQ II-III q® diÖn réng. BÒ dµy ®Êt yÕu ≥ 6.0 IA TrÇm tÝch Phó Vang cã tr¹ng th¸i dÎo 2-3 amQ IV pv 1.5 - 8.0 Cã mÆt c¸c hÖ tÇng Phó Vang-Phó Gåm tÇng chøa nø¬c Holocen vµ n−íc § Þa h×nh ®ång b»ng mÒm ®é bÒn, ®é nÐn lón trung b×nh. §Êt yÕu Bµi - Qu¶ng §iÒn, vµi n¬i xen kÑp hÖ Peistocen, tÇng chøa n−íc Pleistocen t−¬ng ®èi thÊp vµ c¸c 1-2 thuéc hÖ tÇng Phó Bµi cã ®é Èm cao, tr¹ng ambQ pb 1.7 - 5.7 IAb tÇng §µ N½ng. §Êt yÕu thuéc hÖ tÇng n»m s©u, m¸i c¸ch n−íc yÕu. IV b·i båi tÝch tô, kh«ng bÞ th¸i dÎo ch¶y - ch¶y, ®é bÒn nhá, nÐn lón amQ pb 2.0 - 5.0 2 .0 - 12 1-2 Phó Bµi. Thµnh phÇn gåm bïn sÐt - Mùc n−íc xuÊt hiÖn < 20m. N−íc ngËp n−íc mQ III ®n lín. TrÇm tÝch §µ N½ng kh« chÆt, kh¶ n¨ng n½ng .5 IV I cã tÝnh ¨n mßn CO2 vµ HCO3 bïn sÐt pha h÷u c¬, c¸t h¹t mÞn lÉn chÞu t¶i kh¸ tèt. TrÇm tÝch Qu¶ng §iÒn cã amQ II-III q® 2.0 - 40.0 vá sß. BÒ dµy ®Êt yÕu < 6.0m ®é Èm thÊp, t−¬ng ®èi æn ®Þnh. 1.6 - 12.0 1-2 amQ IV pb Cã 2 tÇng chøa n−íc lµ tÇng chøa V¾ng mÆt hÖ tÇng Phó Vang. TrÇm tÝch Phó Bµi cã nguån gèc s«ng biÓn Ph©n bè ë ®ång b»ng n−íc Holocen vµ Peistocen. TrÇm tÝch hÖ tÇng Phó Bµi phñ bÊt IB kh¶ n¨ng chÞu t¶i tõ trung b×nh ®Õn kh¸. TrÇm H−¬ng Long - H−¬ng Mùc n−íc xuÊt hiÖn < 20m. chØnh hîp lªn hÖ tÇng Qu¶ng §iÒn. tÝch Qu¶ng §iÒn gåm c¸t pha, sÐt pha lÉn d¨m An, kh«ng bÞ ngËp n−íc. Nø¬c cã tÝnh ¨n mßn CO 2 . N−íc Kh«ng cã mÆt líp ®Êt yÕu. amQ II-III q® 5.6 - 29.5 s¹n cã ®é bÒn cao, biÕn d¹ng bÐ. HÖ tÇng Phó Bµi nguån gèc s«ng 7.3 - 12.0 1-2 ambQ pb Cµng xuèng s©u, trÇm tÝch hÖ tÇng Phó Bµi biÓn ®Çm lÇy lé trªn mÆt. Thµnh IV § Þa h×nh t−¬ng ®èi pb 1-2 ChiÒu s©u mùc n−íc ngÇm 2 - 5 m. cã tÝnh biÕn d¹ng cµng lín. C¸c ®¸ hÖ tÇng n−íc phÇn ®Êt yÕu gåm bïn sÐt pha lÉn 2.0 - 8.3 am Q cao ph©n bè ë Thuû IIA IIAa IV N−íc cã tÝnh ¨n mßn CO2 vµ HCO3 CoBai lµm nÒn kh¸ tèt cho c¸c c«ng tr×nh x©y mïn thùc vËt, c¸t pha lÉn vá sß vµ 2.5 - 5.0 edQ BiÒu, Long Thä. dùng. c¸t h¹t trung xen kÑp c¸c líp máng 16.0 - 40.0 D 2-3cb c¸t pha. BÒ dµy ®Êt yÕu ≥ 6 .0m. pb 1-2 .5 mQ III ®n 2.5 - 9.0 -2 Q IV L é trªn mÆt gåm hÖ tÇng Phó II am 0.5 Bµi hoÆc hÖ tÇng §µ N½ng. TrÇm § Þa h×nh t−¬ng ®èi TrÇm tÝch hÖ tÇng §µ N½ng, Qu¶ng §iÒn pb .0 1 -2 10 ChiÒu s©u mùc n−íc ngÇm 2,5 - tÝch Qu¶ng §iÒn thuêng lÉn d¨m th−êng cao, lµ n¬i chuyÓn tiÕp cã ®é Èm nhá, ®é bÒn cao, tÝnh biÕn d¹ng bÐ. Q 1.5 - 4.0 0. 5 IV edQ am IIB m, cã n¬i > 5.0m. D−íi s©u 1 sè s¹n. Bªn duíi líp tµn tÝch tÝch lµ d−íi gi÷a ®Þa h×nh ®åi nói vµ §¸ cña hÖ tÇng T©n L©m vµ Co Bai ®¸p øng n¬i thuéc lo¹i n−íc cã ¸p. c¸c líp ®¸ hÖ tÇng Co Bai hoÆc ®ång b»ng. lµm nÒn c«ng tr×nh cho mäi qui m«. D2-3 cb 16 - 60 Devon, kh«ng cã ®Êt yÕu. 150-200 D 1tl 0.6 - 5.0 edQ Kh«ng chøa nuíc. Mét vµi n¬i n−íc. §Êt ®¸ cã kh¶ n¨ng x©y dùng tèt. CÇn lu ý ý l−u TrÇm tÝch edQ phñ trªn mÆt, 15 §Þa h×nh gß ®åi cao. γP γD III D1 tl cã nuíc nhung rÊt nghÌo, mùc n−íc nh−ng c¸c qu¸ tr×nh suên dèc nh: : n−¬ng xãi, s¹t nh− mu¬ng s−ên 0- bn cb mét vµi n¬i ®¸ gèc lé ra. 20 nuíc xuÊt hiÖn lín h¬n > 5m. n−íc lë... O 3 - S 1 l® 1 0 600-2700 91
- Như vậy, khi điển hình hóa được cấu trúc nền từ phạm vi phân bố, các kiểu, dạng sẽ giúp các nhà quy hoạch bố trí hợp lý các công trình xây dựng. Đối với mỗi kiểu cấu trúc nền thường phải sử dụng tổ hợp phương pháp khảo sát khác nhau, dự báo sự biến đổi môi trường địa chất, sơ đồ sử dụng hợp lý và bảo vệ lãnh thổ khác nhau. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp người khảo sát và thiết kế ngay từ đầu xác định đúng đắn phương pháp và mức độ khảo sát, quy mô và kiểu kết cấu công trình, phương án thiết kế móng và xử lý nền, chọn sơ đồ tính toán sức chịu tải và dự kiến biến dạng của nền trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình (Bảng 1). - Yếu tố địa tầng. Trong nghiên cứu về tài nguyên đất xây dựng, yếu tố địa tầng phản ánh các đặc điểm về thành phần đất đá cũng như sự sắp xếp không gian của chúng. Sự biến đổi bề dày và đặc tính bất đồng nhất về địa tầng của cấu trúc nền đất sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm việc giữa công trình và nền đất. Chúng làm phức tạp hóa khả năng truyền tải trọng công trình, kết quả là làm xuất hiện các biến dạng không đều trong cấu trúc nền đất. Cấu trúc nền là phần tác động giữa công trình và môi trường địa chất, được đặc trưng bằng qui luật phân bố theo chiều sâu, khả năng biến đổi theo thời gian của các thành tạo đất đá có nguồn gốc, tuổi, thành phần, cấu trúc, bề dày, trạng thái và tính chất địa chất công trình xác định. Quy luật phân bố theo chiều sâu của các thành tạo đất đá phản ánh mối quan hệ địa tầng của chúng và lịch sử của quá trình thành tạo tự nhiên của đất đá. Vùng ảnh hưởng của công trình được hiểu là giới hạn mà tại đó các thành tạo đất đá có ảnh hưởng trực tiếp đến công trình xây dựng. Riêng cấu trúc nền mà có mặt các lớp “đất yếu” thì chiều sâu nghiên cứu phải bao quát hết chiều dày của tầng đất yếu. Chiều sâu ranh giới này phải lớn hơn vùng ảnh hưởng của công trình. Như vậy, khi điển hình hóa được cấu trúc nền từ phạm vi phân bố, các kiểu, dạng sẽ giúp các nhà quy hoạch bố trí hợp lý các công trình xây dựng. Đối với mỗi kiểu cấu trúc nền thường phải sử dụng tổ hợp phương pháp khảo sát khác nhau, dự báo sự biến đổi môi trường địa chất, sơ đồ sử dụng hợp lý và bảo vệ lãnh thổ khác nhau. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp người khảo sát và thiết kế ngay từ đầu xác định đúng đắn phương pháp và mức độ khảo sát, quy mô và kiểu kết cấu công trình, phương án thiết kế móng và xử lý nền, chọn sơ đồ tính toán sức chịu tải và dự kiến biến dạng của nền trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Thực tế cho thấy, nếu không khảo sát chi tiết các đặc điểm bất đồng nhất về địa tầng, sẽ có thể dẫn đến các sai lầm trong giải pháp thiết kế, đặc biệt với các công trình thi công bằng móng cọc. Hiểu biết đúng đắn về sự biến đổi bề dày và đặc tính bất đồng nhất về địa tầng (đặc biệt có sự xuất hiện của thành tạo đất yếu) sẽ giúp các nhà thiết kế đưa ra các giải pháp móng công trình hợp lý. - Yếu tố tính chất cơ lý của đất đá. Yếu tố này thể hiện chủ yếu ở độ bền, tính biến dạng và sự nhạy cảm của đất trước các tác động bên ngoài. Tính chất cơ lý được hình thành suốt quá trình thành tạo và tồn tại của đất đá trong môi trường địa chất. Chúng phụ thuộc vào thành phần vật chất, nguồn gốc, tuổi địa chất và điều kiện tồn tại, 92
- biến đổi về sau. Mỗi loại đất đá, ứng với đặc tính cơ lý riêng đều đáp ứng được khả năng xây dựng ở các mức độ khác nhau và có thể không cần đến giải pháp xử lý. Nhìn chung, các thành tạo đất đá trong khu vực nghiên cứu có tính chất cơ lý đáp ứng được khả năng xây dựng ở các mức độ khác nhau mà không cần giải pháp xử lý. Bên cạnh đó, tham gia vào cấu trúc nền đất vẫn tồn tại các thành tạo đất yếu có nguồn gốc sông - biển, sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen, hệ tầng Phú Bài ambQ21-2pb và nguồn gốc sông - biển hệ tầng Quảng Điền amQ1 qđ. Thành phần đất yếu gồm bùn sét - bùn sét pha lẫn vỏ sò trạng thái dẻo chảy - chảy, cát pha - cát hạt mịn màu đen lẫn vỏ sò, bùn sét pha màu xám trắng. Đất có độ Nm cao, độ bền nhỏ và tính biến dạng lớn. Bề dày đất yếu biến đổi mạnh, từ 2 - 3 m đến 15 m, tăng dần từ trung tâm thành phố về phía các đồng bằng lân cận. Dọc bờ sông Đông Ba, một vài nơi bề dày đất yếu đạt 20 – 25 m (khu vực Phú Hiệp, Phú Bình), nền đất và môi trường địa chất có độ ổn định kém, rất nhạy cảm, dễ bị biến đổi trước các tác động bên ngoài và có độ lún rất lớn dưới tác dụng của tải trọng công trình. Vì vậy, yếu tố tính chất cơ lý của đất đá giúp các nhà thiết kế lựa chọn giải pháp móng ổn định, tiết kiệm. - Yếu tố nước dưới đất. Phản ánh sự có mặt và ảnh hưởng của nước dưới đất đối với cấu trúc nền đất. Tùy trường hợp cụ thể, nước dưới đất trong nền đất có thể gây nên các vấn đề như gây nên sự ăn mòn vật liệu đối với công trình xây dựng, khả năng ngập úng khi xây dựng công trình, làm giảm khối lượng thể tích của đất đá, thay đổi trạng thái của đất và do đó làm thay đổi một số chỉ tiêu cơ lý quan trọng của đất nền, gây nên các quá trình biến dạng của đất đá do thay đổi áp lực nước lỗ rỗng... Nước trong cấu trúc nền đất và nước tồn tại trong môi trường địa chất xung quanh thường là một thể thống nhất nên cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chúng. Điều này không chỉ có ý nghĩa khi chọn sơ đồ tính toán nền, mà còn cho phép dự báo được các biến đổi diễn ra trong cấu trúc nền đất khi có sự thay đổi của môi trường địa chất. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, nước dưới đất tồn tại trong phạm vi cấu trúc nền thuộc tầng chứa nước Holocen và Pleistocen có mức độ chứa nước trung bình và tầng chứa nước khe nứt nghèo nước hoặc không chứa nước. Trong các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen, mực nước ngầm phân bố nông (thường bắt gặp ở độ sâu 2 m), do đó, cần lưu ý các hiện tượng đối với công trình như nước chảy vào hố móng, bục nền, cát chảy,... Nước có lưu lượng thay đổi trong khoảng Q = 2,01 – 2,8 l/s, hệ số thấm K = 0,376 – 2,99 m/ngđ, nước thuộc loại nước nhạt, đôi nơi nước bị nhiễm mặn yếu, với độ tổng khoáng hoá M = 0,14 – 0,445 g/l, pH = 7,16 – 7,62, nước có tính ăn mòn CO2 và HCO3. Nước tồn tại và vận động trong các lỗ hổng khe nứt của đất đá thuộc loại nước không áp, và trở nên có áp (ở độ sâu lớn) như nước ở trong các khe nứt thuộc hệ tầng Tân Lâm (D1tl) và hệ tầng Cò Bai (D2-3cb) và càng xuống sâu khả năng chứa nước của tầng chứa nước càng giảm. - Yếu tố công trình. Tất cả các công trình xây dựng dân dụng trong phạm vi khu vực thành phố Huế và phụ cận đều tác động lên nền môi trường địa chất bằng tải trọng 93
- tự thân của công trình, gây lún nền và mặt đất xung quanh công trình, đặc biệt là các khu vực có nền đất yếu. Tải trọng công trình quyết định đến ranh giới và khả năng biến dạng của cấu trúc nền, nó giúp xác định quy mô cũng như sự phân bố của công trình. Ở khu vực thành phố Huế hầu hết các khu nhà cao tầng đều được thiết kế trên hệ thống móng cọc khoan nhồi với chiều sâu lớn (thường là tựa vào các lớp đá gốc hệ tầng Tân Lâm). Còn lại tất cả các loại nhà khác (từ 1 đến 6 tầng) hầu như đều được thiết kế trên móng nông, đặt trên nền tự nhiên hoặc san lấp. Tuy nhiên, với đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp (Bảng 1), và tải trọng tác động (số tầng) nhiều khu vực với khả năng chịu tải của nền rất thấp thì khả năng lún nền và mặt đất xung quanh công trình là không tránh khỏi. Việc thi công cọc khoan nhồi đại trà có thể gây chấn động xáo trộn các lớp đất đá, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nền công trình. Ảnh 1: Vết nứt ngang ở tường nhà do lún công trình trên nền đất yếu. Trung tâm Da Liễu - Chi Lăng, 1999 Ảnh 2.1: Vết nứt ngang Ảnh 2: Ngôi nhà 2 tầng số 89 Ảnh 2.2: Vết nứt chạy dài từ kích thước 1-5cm trên Hùng Vương bị lún nứt mạnh do chân tường đến trần nhà trong tường nhà do hiện tượng ảnh hưởng của môi trường địa thời gian thi công nhà chất (xây dựng nhà 4 tầng bên cạnh) 4 tầng bên cạnh. lún công trình. 94
- Bên cạnh đó các tác động cơ học cũng ảnh hưởng khá lớn đến cấu trúc nền công trình. Cụ thể, với sự phát triển cơ sở hạ tầng như hiện nay thì các quá trình nén tĩnh do tải trọng công trình, đất san lấp, rung động từ hệ thống giao thông, đường ôtô, đường sắt, các công trình xây dựng (máy nổ, búa máy), dỡ tải tĩnh do đào sâu hố móng, thi công công trình ngầm ở khu vực thành phố Huế và phụ cận đều làm ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình gây nên các hiện tượng như lún không đều mặt đất và công trình xung quanh gây thiệt hại kinh tế cũng như tuổi thọ công trình (Ảnh 1, 2, 2.1, 2.2) - Yếu tố môi trường địa chất. Sự biến đổi của môi trường địa chất (MTĐC) thường tác động đến cấu trúc nền đất và công trình xây dựng trên nó. Trên thực tế, ảnh hưởng của yếu tố MTĐC đến tài nguyên đất xây dựng chỉ mới được quan tâm từ góc độ làm nền công trình, tức là các nghiên cứu lý thuyết và thực tế chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của MTĐC đến ổn định cấu trúc nền công trình, các mối quan hệ theo chiều ngược lại, tức là ảnh hưởng của các hoạt động công trình đến biến đổi MTĐC chưa được quan tâm nhiều, còn ảnh hưởng của MTĐC đến sinh vật và con người thì hầu như chưa được tính đến [3]. Với tốc độ phát triển và hoạt động rầm rộ của hệ thống kỹ thuật đô thị khu vực thành phố Huế và phụ cận như hiện nay thì các chức năng sinh thái của MTĐC bị biến đổi sâu sắc. Ô nhiễm môi trường trong đó có MTĐC mà đặc biệt là nước mặt và nước ngầm đã trở thành vấn đề hết sức búc xúc của đô thị. Bên cạnh đó, các hoạt động khác: xây dựng các khu công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, khai thác nước ngầm, vật liệu xây dựng, chôn lấp chất thải sinh hoạt, hiện tượng ngập lụt xảy ra thường xuyên sau mỗi trận mưa, dịch bệnh, các bãi rác cũ trong phạm vi thành phố chôn lấp không qua xử lý môi trường… cũng góp phần không nhỏ làm ô nhiễm trực tiếp môi trường và phát sinh các quá trình địa chất nhân sinh, gây hư hại công trình ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên đất xây dựng. IV. Kết luận - Đánh giá tài nguyên đất xây dựng thông qua đánh giá cấu trúc nền, phải dựa trên cơ sở dự báo các quá trình địa chất công trình khi thực hiện các hoạt động kinh tế - công trình khác nhau. - Các yếu tố địa kỹ thuật - môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên đất xây dựng, cần phải hiểu rõ tính chất phức tạp của hệ thống tự nhiên - kỹ thuật ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình và tính đến lợi ích lâu dài, nhằm ngăn ngừa những hiểm họa về môi trường, đảm bảo trạng thái bền vững về KT - XH cho khu vực nghiên cứu. - Quỹ đất xây dựng khu vực thành phố Huế chưa đến mức độ là cạn kiệt, không đủ để xây dựng, tuy nhiên, cần có những định hướng quy hoạch cụ thể và đánh giá đúng mức các hoạt động kinh tế - công trình và môi trường xây dựng nhằm khai thác hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên này theo quan điểm phát triển bền vững. 95
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Tỵ, Quan điểm khoa học đánh giá tài nguyên đất xây dựng, Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa chất công trình và môi trường Việt Nam, Thành phố HCM, 1999. 2. Nguyễn Bá Hoằng, Đánh giá tài nguyên đất xây dựng khu vực Vũng Tàu – Bà Rịa, Luận án Tiến sĩ địa chất, Hà Nội, 2001. 3. Trần Mạnh Liễu, Đánh giá, dự báo trạng thái địa kỹ thuật môi trường đô thị và kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tai biến, ô nhiễm môi trường địa chất một số khu đô thị Hà Nội, Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2005. 4. Phạm Văn Tỵ, Khai thác hợp lý tài nguyên đất xây dựng và nước dưới đất ở Hà Nội, Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa chất công trình với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Hà Nội, 1997. 5. Nguyễn Thanh, Về việc phân loại và thành lập bản đồ cấu trúc nền các công trình xây dựng ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo tại hội nghị khoa học Địa kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11, Hà Nội, 1984. 6. Schellnhuber H.J. and Wenzel V, Earth system analysis - integrating science for sustainability, Springer - Verlag Berlin Heidelberg, 1998. BASIS THEORIES OF ASSESSING SOIL RESOURCES FOR CONSTRUCTION IN HUE CITY, ACCORDING TO STABLY DEVELOPMENTAL VIEWPOINTS Nguyen Thi Thanh Nhan College of Sciences, Hue University SUMMARY Assessing resources of construction soil must be due to Geo-engineering and Geo- environment theories. On the point of permanent development in soil resources in Hue city, in order to have appropriate utilization and to regenerate natural resources in combination with environmental protection in general and geological environment in particular, every natural - technical activity that influences the base of a certain construction should always be relevant to natural processes. Based on the above opinions, this paper proposes theories that can be necessary for assessing the soil resources in Hue city and that is probably indispensable to prevent environmental damage as well as to ensure stable economic-social conditions in the studying area. 96
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
6 p | 453 | 112
-
Báo cáo: " Bài tự nhiên nghiên cứu môn địa chất đại cương"
11 p | 414 | 82
-
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
6 p | 320 | 55
-
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
5 p | 243 | 48
-
BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI CAI SỮA VÀ THỨC ĂN SAU CAI SỮA TRÊN SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON
25 p | 236 | 40
-
LÀM THẾ NÀO VIẾT TỐT MỘT LUẬN VĂN KHOA HỌC
7 p | 176 | 38
-
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG SÁCH IN VÀ SÁCH ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
6 p | 259 | 27
-
Bài báo cáo: Rùa Hồ Gươm
24 p | 166 | 25
-
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TIÊU SỌ
10 p | 132 | 23
-
Chọn mẫu trong nghiên cứu
31 p | 260 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN ANOT XÁC ĐNNH PbII, CdII, ZnII TRONG VẸM XANH Ở ĐẦM LĂNG CÔ - THỪA THIÊN HUẾ"
9 p | 124 | 15
-
Vệ tinh quan sát Trái Đất
6 p | 137 | 14
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường: Chương 8 - TS. Lê Quốc Tuấn
14 p | 123 | 9
-
Báo cáo Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu
43 p | 53 | 7
-
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX (Tiểu ban Hóa học) – Trường ĐH KHTN
173 p | 122 | 5
-
Chuyên san Viện Khoa học Thống kê – 30 năm nhìn lại
37 p | 29 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường - Chương 8: Kỹ thuật viết và trình bày báo cáo khoa học
14 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn