intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế tạo vật liệu tổ hợp Cu - Al2O3 bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày kết quả của nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp nền Cu – cốt hạt Al2O3 phân tán bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh. Kết quả cho thấy các hạt Al2O3 nhỏ mịn (cỡ hạt 0.30  0.39m) phân bố khá đồng đều trong nền Cu tạo nên hiệu quả hóa bền tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế tạo vật liệu tổ hợp Cu - Al2O3 bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh

Hồ Ký Thanh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 74(12): 9 - 13<br /> <br /> CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỔ HỢP Cu - Al2O3<br /> BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN TRỘN HÀNH TINH<br /> Hồ Ký Thanh*<br /> Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo trình bày kết quả của nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp nền Cu – cốt hạt Al2O3 phân tán<br /> bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh. Kết quả cho thấy các hạt Al 2O3 nhỏ mịn (cỡ hạt 0.30 <br /> 0.39m) phân bố khá đồng đều trong nền Cu tạo nên hiệu quả hóa bền tốt. Sau quá trình ép – thiêu<br /> kết hỗn hợp Cu, CuO (do Cu bị ôxy hóa trong quá trình nghiền) và Al 2O3, toàn bộ CuO được hoàn<br /> nguyên. Sản phẩm cuối cùng là hệ vật liệu Cu – Al2O3. Độ cứng tế vi của vật liệu tổ hợp này tăng<br /> khi hàm lượng Al 2O3 tăng, đó là kết quả của sự phân tán các hạt Al 2O3 nhỏ mịn trong nền Cu .<br /> Ngược lại, độ dẫn điện giảm so với Cu nguyên chất .<br /> <br /> <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Việc gia cố Cu nguyên chất bằng các loại cốt<br /> hạt ceramic phân tán như Al2O3, TiC, TiB2,<br /> v.v… [1–5] đã tạo ra các hệ vật liệu tổ hợp<br /> mới. Các hệ vật liệu tổ hợp nền Cu này không<br /> những vẫn giữ nguyên được các ưu điểm của<br /> Cu nguyên chất như độ dẻo dai, độ dẫn điện,<br /> dẫn nhiệt tốt, mà còn hạn chế được nhược<br /> điểm Cu ở nhiệt độ cao thường kém bền và<br /> khả năng chịu mài mòn thấp. Tùy theo thành<br /> phần Al2O3 gia cố mà các hệ vật liệu tổ hợp<br /> Cu – Al2O3 có thể được ứng dụng để chế tạo<br /> bạc lót , séc măng , hoặc điện cực hàn trong<br /> các ngành chế tạo ôtô , xe máy và đóng tàu ,<br /> hoặc để chế tạo các tiếp điểm điện<br /> , v.v…<br /> trong ngành kỹ thuật.<br /> Phương pháp nghiền trộn hành tinh là một<br /> phương pháp khá thông dụng trên thế giới để<br /> chế tạo vật liệu tổ hợp với thành phần ban đầu<br /> là các loại bột. Ưu điểm của phương pháp này<br /> so với các phương pháp khác (ôxy hóa bên<br /> trong, phản ứng nhiệt độ cao tự lan truyền –<br /> SHS, nghiền cơ – hóa …) là có thể khống chế<br /> chính xác thành phần pha gia cố (Al2O3).<br /> Thêm vào đó, phương pháp yêu cầu thiết bị<br /> và quy trình công nghệ đơn giản mà vẫn đảm<br /> bảo tỷ trọng cao, cơ tính tổng hợp và độ dẫn<br /> <br /> <br /> Tel: 0984 194198, Email:hokythanh@gmail.com<br /> <br /> điện, dẫn nhiệt tốt… của vật liệu tổ hợp Cu –<br /> Al2O3.<br /> Bài báo này đề cập đến việc dùng phương<br /> pháp nghiền trộn hành tinh để tạo ra sự phân<br /> bố đồng đều các hạt Al2O3 kích cỡ mịn (< 0.4<br /> m) trong nền Cu. Hệ vật liệu tổ hợp Cu –<br /> Al2O3 này có thể được trong lĩnh vực vật liệu<br /> tiếp điểm điện, vật liệu chị u mài mòn.<br /> KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM<br /> Nguyên liệu ban đầu bao gồm: Cu dạng bột<br /> (độ sạch > 99.0%, cỡ hạt < 5 m), và bột<br /> Al2O3 (độ sạch > 99.8%, cỡ hạt trong khoảng<br /> 0.30  0.39 m). Quy trình thực nghiệm chế<br /> tạo được tiến hành như sau.<br /> Phối liệu<br /> Để khảo sát giá trị tối ưu của vật liệu dùng<br /> làm tiếp điểm điện hoặc điện cực (đảm bảo độ<br /> dẫn điện, cơ tính), cần tăng hàm lượng Al2O3<br /> trong vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 với các mức<br /> khảo sát 1.0; 2.0; 4.0% theo khối lượng [1–5]<br /> bằng cách phối trộn bột Al2O3 với bột Cu<br /> nguyên chất.<br /> Nghiền trộn [4–7]<br /> Hỗn hợp vật liệu Cu + bột Al2O3 với các<br /> thành phần khác nhau được nghiền trộn cơ<br /> học để giảm kích thước hạt và tăng độ đồng<br /> đều. Trong quá trình nghiền cơ học, việc lựa<br /> chọn được chế độ nghiền phù hợp là rất quan<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 9<br /> <br /> Hồ Ký Thanh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> trọng. Quá trình nghiền trộn được thực hiện<br /> trên máy nghiền hành tinh Pulverisette (Cộng<br /> hòa LB Đức) làm nguội bằng không khí ,<br /> lượng vật liệu mỗi mẻ nghiền là 50g (môi<br /> trường nghiền là cồn 900, tỉ lệ bi : bột là 20 : 1)<br /> với chế độ nghiền được lựa chọn như bảng 1.<br /> Bảng 1. Chế độ nghiền trộn.<br /> Thành phần %<br /> Al2O3 (k.lượng)<br /> 1.0<br /> <br /> 2.0<br /> <br /> 4.0<br /> <br /> 74(12): 9 - 13<br /> <br /> Hitachi S–4800 (Nhật Bản). Tỷ trọng của mẫu<br /> thí nghiệm được đo bằng cân thủy tĩnh theo<br /> nguyên lý Acsimet trên cân điện tử có độ<br /> chính xác đến 10–4g. Độ dẫn điện của mẫu thí<br /> nghiệm được đo theo nguyên lý so sánh. Độ<br /> cứng HV được xác định bằng cách sử dụng<br /> mũi đâm kim cương với tải trọng là 1kG trên<br /> máy Duramin Struers (Đan Mạch).<br /> <br /> Tốc độ nghiền,<br /> vg/ph<br /> <br /> Thời gian<br /> nghiền, ph<br /> <br /> 180<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 200<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 220<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 800<br /> <br /> 180<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 600<br /> <br /> 600<br /> <br /> 200<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 220<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 400<br /> <br /> 400<br /> <br /> 180<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 200<br /> <br /> 200<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> 220<br /> <br /> 120/150/180<br /> <br /> Ép - Thiêu kết tạo khối vật liệu tổ hợp<br /> Cu - Al2O3<br /> Quá trình ép nguội được thực hiện trên máy<br /> ép thủy lực 10T (Liên bang Nga). Khuôn ép<br /> hình trụ đường kính 10mm, cao 50mm. Chày<br /> ép và khuôn ép được chế tạo bằng thép 9XC<br /> có độ cứng sau khi tôi trên 60  65HRC.<br /> Quá trình thiêu kết được tiến hành trong lò<br /> nung điện trở hình ống với nhiệt độ nung cao<br /> nhất 1000oC. Chi tiết được nung trong hộp<br /> thiêu kết có kích thước 70 x 100mm trong<br /> môi trường hoàn nguyên và bảo vệ là than<br /> hoạt tính.<br /> Quá trình ép trước và sau thiêu kết được thực<br /> hiện 5 lần với các áp lực ép lần lượt là<br /> 1tấn/cm2, 2tấn/cm2, 4tấn/cm2, 6tấn/cm2 và<br /> 8tấn/cm2. Lần ép đầu tiên được thực hiện với<br /> áp lực ép nhỏ pép = 1tấn/cm2 nhằm tạo khối có<br /> tỉ trọng thấp, đảm bảo quá trình hoàn nguyên<br /> được các ôxít đồng xảy ra một cách hoàn<br /> toàn. Các lần ép sau nhằm mục đích tăng tỷ<br /> trọng của vật liệu. Chế độ thiêu kết được lựa<br /> chọn cho các mẫu thí nghiệm như trên hình 1.<br /> Thành phần pha của các mẫu vật liệu được<br /> phân tích trên máy Rơn-ghen D5005 Siemens<br /> (Cộng hòa LB Đức). Hình dạng, kích thước<br /> và cấu trúc tế vi của vật liệu được quan sát,<br /> phân tích trên kính hiển vi điện tử quét SEM<br /> <br /> nhiÖt ®é [oC]<br /> <br /> nhiÖt ®é [oC]<br /> <br /> 1000<br /> <br /> 1000<br /> <br /> 950<br /> <br /> 800<br /> <br /> 750<br /> <br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> 3h<br /> <br /> 2h<br /> <br /> IV<br /> <br /> 200<br /> <br /> 0<br /> <br /> I I'<br /> <br /> 0<br /> thêi gian [h]<br /> <br /> Hình 1. Chế độ thiêu kết mẫu vật liệu tổ hợp<br /> Cu – Al2O3 sau khi ép sơ bộ:<br /> I- giai đoạn nung; II- giai đoạn hoàn nguyên;<br /> III- giai đoạn thiêu kết; IV- giai đoạn làm nguội.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Kết quả phân tích thành phần pha<br /> Trong quá trình nghiền trộn, mặc dù được bảo<br /> vệ bằng cồn 900 nhưng vẫn có một phần Cu bị<br /> ôxy hóa. Do vậy, sau khi ép sơ bộ phải tiến<br /> hành hoàn nguyên để loại trừ ảnh hưởng của<br /> các ôxít đồng, đảm bảo tính dẫn điện của vật<br /> liệu tổ hợp Cu – Al2O3. Môi trường hoàn<br /> nguyên được lựa chọn là than hoạt tính. Al2O3<br /> là pha bền, rất ổn đị nh, trong khi đó các dạng<br /> ôxít đồng kém bền sẽ bị khử trong quá trình<br /> hoàn nguyên. Sau quá trình hoàn nguyên, các<br /> đỉnh của pha ôxít không xuất hiện trên giản<br /> đồ nhiễu xạ X–Ray (hình 2) mà chỉ tồn tại các<br /> đỉnh của pha Cu. Với các pha có thành phần<br /> nhỏ như Al2O3 sẽ không xuất hiện trên biểu<br /> đồ X–Ray.<br /> Như vậy, vật liệu sau khi chế tạo sẽ tồn tại hai<br /> pha Cu và Al2O3. Cuối cùng, mục đích tạo ra<br /> vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 bằng phương pháp<br /> nghiền trộn cơ học đã đạt được.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 400<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 10<br /> <br /> 1h<br /> <br /> Hồ Ký Thanh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 74(12): 9 - 13<br /> <br /> Hình 2. Giản đồ X–Ray mẫu vật liệu tổ hợp Cu - Al2O3 sau hoàn nguyên – thiêu kết (2.0% khối lượng Al2O3)<br /> <br /> Hình dạng và tổ chức tế vi<br /> Sau khi nghiền, kích thước hạt vật liệu tổ hợp<br /> Cu – Al2O3 có sự gia tăng một cách đáng kể<br /> (tăng từ 10m lên > 20m như trên hình 3)<br /> tùy thuộc vào chế độ nghiền. Sở dĩ như vậy là<br /> vì khi nghiền trộn với năng lượng nghiền lớn,<br /> các hạt Cu dẻo bị biến dạng và dính vào nhau,<br /> trên bề mặt của chúng có các hạt Al2O3 kích<br /> thước nhỏ mịn bám dính. Sau khi nghiền trộn<br /> hạt vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 có dạng hình<br /> tấm (hình 3a, b).<br /> Quan sát tổ chức tế vi của vật liệu tổ hợp Cu<br /> – Al2O3 (hình 4 và 5) các hạt Al2O3 (màu<br /> sáng) với kích cỡ < 0.4 m phân bố khá đồng<br /> đều trên nền Cu (màu sậm), không phát hiện<br /> thấy lỗ xốp trên mặt cắt, cấu trúc tế vi hứa<br /> hẹn một hệ vật liệu có tỷ trọng cao. Hơn nữa<br /> độ đồng đều của Al2O3 phân bố trong nền Cu<br /> là một hàm số phụ thuộc vào chế độ nghiền<br /> (tốc độ và thời gian nghiền). Khi tăng thời<br /> gian nghiền và tăng tốc độ nghiền thì độ đồng<br /> đều của Al2O3 càng cao, từ đó có thể khẳng<br /> định rằng cơ tính của hệ vật liệu sẽ đồng đều<br /> hơn. Việc các hạt Al2O3 phân bố đồng đều đã<br /> chứng tỏ rằng chế độ nghiền là hợp lý. Các<br /> mẫu sau ép thể hiện hầu như không có lỗ xốp,<br /> <br /> điều đó chứng tỏ rằng chế độ thiêu kết và chế<br /> độ ép là hoàn toàn hợp lý.<br /> <br /> a. thời gian 120ph, tốc độ 220vg/ph<br /> <br /> b. thời gian 180ph tốc độ 220vg/ph<br /> Hình 3. Hình dạng hạt vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3<br /> sau khi nghiền trộn<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 11<br /> <br /> Hồ Ký Thanh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 74(12): 9 - 13<br /> <br /> Các tính chất cơ học và vật lý của hệ vật liệu<br /> Cu – Al2O3 (trong đó hàm lượng Al2O3 thay<br /> đổi từ 1.0% đến 4.0% theo khối lượng) chế tạo<br /> bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh được<br /> trình bày trên bảng 2. Tất cả các mẫu đều đạt<br /> tỷ trọng tương đối trên 97.0%.<br /> <br /> a.<br /> <br /> Bảng 2. Một số tính chất của vật liệu tổ hợp<br /> Cu - Al2O3<br /> <br /> b.<br /> <br /> Thành<br /> phần %<br /> Al2O3<br /> <br /> Độ dẫn<br /> điện,<br /> % IACS<br /> <br /> Độ cứng<br /> tế vi, HV<br /> <br /> 0.0<br /> <br /> 100.0<br /> <br /> 47.0<br /> <br /> 85.3<br /> <br /> 89.5<br /> <br /> 180/180<br /> <br /> –<br /> <br /> 90.5<br /> <br /> 180/200<br /> <br /> –<br /> <br /> 92.1<br /> <br /> 180/220<br /> <br /> 79.6<br /> <br /> 120.9<br /> <br /> 180/180<br /> <br /> –<br /> <br /> 123.4<br /> <br /> 180/200<br /> <br /> –<br /> <br /> 124.1<br /> <br /> 180/220<br /> <br /> 73.5<br /> <br /> 150.3<br /> <br /> 180/180<br /> <br /> –<br /> <br /> 155.3<br /> <br /> 180/200<br /> <br /> –<br /> <br /> 157.2<br /> <br /> 180/220<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 2.0<br /> <br /> Hình 4. Tổ chức tế vi của vật liệu tổ hợp<br /> Cu - 4%(khối lượng)Al2O3 (180ph/220vg/ph)<br /> a.<br /> <br /> 4.0<br /> <br /> Chế độ<br /> nghiền,<br /> t/v<br /> <br /> Theo bảng 2 có thể nhận thấy, khi hàm lượng<br /> Al2O3 trong vật liệu tăng, độ cứng của vật liệu<br /> tổ hợp Cu – Al2O3 tăng khá mạnh và độ dẫn<br /> điện có giảm (tương ứng với sự tăng hàm<br /> lượng Al2O3). Độ cứng tăng lên là do các hạt<br /> Al2O3 kích cỡ mịn phân tán của trong nền Cu<br /> tạo nên hiệu quả hóa bền rất cao.<br /> <br /> b.<br /> <br /> Hình 5. Tổ chức tế vi của vật liệu tổ hợp<br /> Cu - 2%(khối lượng)Al2O3 (180ph/220vg/ph)<br /> <br /> Tính chất của vật liệu tổ hợp Cu - Al2O3<br /> <br /> Thêm vào đó , từ bảng 2 ta thấy, khi tăng tốc<br /> độ nghiền trộn (giữ nguyên tỉ lệ bi : bột và<br /> thời gian nghiền trộn) thì độ cứng của vật liệu<br /> tổ hợp tăng đồng thời với nó là độ dẫn điện<br /> giảm. Sở dĩ độ dẫn điện giảm do sự tăng hàm<br /> lượng Al2O3 không dẫn điện làm giảm tính<br /> dẫn điện của vật liệu này . Bên cạnh đó , khi<br /> tăng tốc độ nghiền trộn thì sản phẩm bột sau<br /> nghiền sẽ bị lẫn các tạ p chất (do sự mài mòn<br /> của bi nghiền , tang nghiền), lượng Cu bị ô xi<br /> hóa nhiều , trong quá trình hoàn nguyên vẫn<br /> chưa triệt để (hàm lượng ô xít này không thể<br /> nhận thấy trên giản đồ X – Ray). Còn độ cứng<br /> tăng là do sự phân bố đồng đều hơn của các<br /> hạt Al2O3 trong nền Cu tạo nên hiệu quả hóa<br /> bền tốt hơn. Kết quả bước đầu này giúp khẳng<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 12<br /> <br /> Hồ Ký Thanh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> định hệ vật liệu này hoàn toàn có khả năng<br /> đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu làm tiếp<br /> điểm, làm điện cực, ….<br /> KẾT LUẬN<br /> Trong công trình này đã bước đầu thiết lập<br /> thành công quy trình công nghệ chế tạo vật<br /> liệu tổ hợp nền Cu hóa bền bởi cốt hạt Al 2O3<br /> phân tán ứng dụng trong chế tạo vật liệu tiếp<br /> điểm điện bằng phương pháp nghiền trộn<br /> hành tinh (chủ yếu là lựa chọn được chế độ<br /> nghiền hợp lý). Sản phẩm cuối cùng thu<br /> được là vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 với cỡ hạt<br /> Al2O3 trong khoảng < 0.4 m. Ảnh hưởng<br /> của hàm lượng Al2O3 đến cơ tính và tính dẫn<br /> điện của vật liệu đã được khảo sát trong<br /> khoảng từ 1.0 đến 4.0% Al2O3: độ cứng tăng<br /> từ 47 đến 157.2 HV, độ dẫn điện giảm từ<br /> 100 xuống 72.1%IACS, hàm lượng Al2O3 tối<br /> ưu đối với vật liệu điện có thể khẳng định<br /> trong khoảng 2.0%.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Trần Văn Dũng, Nguyễn Đặng Thủy; Nghiên<br /> cứu chế tạo vật liệu tổ hợp Cu–TiB2 bằng phương<br /> pháp nghiền trộn hành tinh kết hợp thiêu kết xung<br /> Plasma; Tạp chí Khoa học Công nghệ Kim loại,<br /> số 17, 2007.<br /> <br /> 74(12): 9 - 13<br /> <br /> [2]. D. W. Lee, B. K. Kim; Nanostructured Cu–<br /> Al2O3 composites produced by thermo-chemical<br /> process for electrode application, Mat. Lett. Vol.<br /> 58, 2004, pp. 378–383.<br /> [3]. Kea Myung Kang and Jong Unchoi; Korean<br /> J.Mat. Re. Vol 14. No.1, 2004.<br /> [4]. C. Suryanarayana; Mechanical alloying and<br /> milling, Prog. Mat. Sci.; Vol. 46, 2001, pp. 1–84.<br /> [5]. L. Lui, M. O. Lai, S. Zhang; J. Mat. Proces.<br /> Tech.; Vol. 52, 1995, pp. 539 – 546.<br /> [6]. J. P. Tu, N. Y. Wang, Y. Z. Yang, W. X. Qi, F.<br /> Liu, X. B. Zhang, H. M. Lu, M. S. Liu; Preparation<br /> and properties of TiB2 nanoparticle reinforced<br /> copper matrix composites by in situ processing,<br /> Mat. Lett. Vol. 52, 2002, pp. 448 – 452.<br /> [7]. Trần Văn Dũng, Lê Việt Dũng, Hồ Ký Thanh,<br /> Nguyễn Đặng Thủy; Chế tạo vật liệu tổ hợp Cu–<br /> Al2O3 bằng phương pháp nghiền trộn cơ học kết<br /> hợp ô xy hóa bên trong, Tạp chí Khoa học Công<br /> nghệ Kim loại, số 21, 2008.<br /> [8]. V. Rajković, O. Erić, D. Božić, M. Mitkov, E.<br /> Romhanji; Characterization of Dispersion<br /> Strengthened Copper with 3wt%Al2O3 by<br /> Mechanical Alloying, Science of Sintering, Vol.<br /> 36, 2004, pp. 205–211.<br /> [9]. CHENG Jianyi, WANG Mingpu, LI Zhou,<br /> WANG Yanhui; Nano scale Al2O3 Dispersionstrengthened Copper Alloy Produced by Internal<br /> Oxidation, China – EU Forum on Nanosized<br /> Technology, 2002, pp. 93–102.<br /> <br /> SUMMARY<br /> FABRICATION OF Cu – Al2O3 COMPOSITES BY PROCESSING OF PLANETARY BALL<br /> MILLING<br /> Ho Ky Thanh<br /> Thai Nguyen University of Technology<br /> <br /> This paper presents result of research to fabricate Dispersed Al2O3 – Strengthened Cu matrix composites by<br /> processing of planetary ball milling. The results revealed that grains of Al 2O3 (grain size 0.30  0.39m) distribute<br /> relatively equal in the Cu matrix, which creates effectively high strengthening. After recycling process and<br /> sintering, the final received product was Cu – Al2O3 composites. The micro-hardness of the synthesized<br /> composites increased with increasing of Al2O3 content, which was the result of dispersion of the fined Al2O3 grain<br /> size in Cu matrix. Whereas, the electrical conductivity decreased comparing with pure Cu.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 13<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2