intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chết do ngạt nước

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:93

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là loại hình ngạt do mũi và miệng hoặc toàn bộ cơ thể nạn nhân bị ngập trong nước. Ngoài môi trường nước cũng có thể gặp những trường hợp chết trong rượu, bia, dầu hỏa, nhựa đường, bể thuốc nhuộm, hoặc trong môi trường hóa chất khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chết do ngạt nước

  1. CHẾT DO NGẠT NƯỚC Ths. Nguyễn Văn Luân
  2. Mục tiêu 1. Mô tả và phân tích cơ chế ngạt nước. 2. Mô tả và phân tích các dấu hiệu ngoài và các tổn thương trong giám định ngạt nước.
  3. Định nghĩa Là loại hình ngạt do mũi và miệng hoặc toàn bộ cơ thể nạn nhân bị ngập trong nước. Ngoài môi trường nước cũng có thể gặp những trường hợp chết trong rượu, bia, dầu hỏa, nhựa đường, bể thuốc nhuộm, hoặc trong môi trường hóa chất khác.
  4. Hoàn cảnh xảy ra Tỷ lệ chết ngạt nước trên thế giới ước tính xấp xỉ 5,6/100.000 dân. Ở Anh hàng năm có khoảng 1.500 nạn nhân chết vì ngạt nước trong đó 25% ở biển, nạn nhân chủ yếu là những người nhỏ tuổi hoặc trẻ em, 1/3 là tự tử, 2/3 là tai nạn, án mạng rất hiếm gặp.
  5. Tai nạn rủi ra hay gặp ở những trẻ em tập bơi trong ao hồ, sông, biển, bồn tắm hoặc bể bơi, những vụ chết tập thể do bị đắm tàu thuyền. Với người lớn thường liên quan đến rượu, đặc biệt ở những người trẻ khỏe, số lượng tăng lên vào mùa hè hàng năm.
  6. Trường hợp tự tử, quần áo, giày dép của nạn nhân thường được sắp xếp gọn gàng ở vị trí gần mép nước, đôi khi túi áo quần được nhét đầy đá sỏi hoặc những vật nặng được buộc chặt vào thân người, có người tự chói buộc chân tay rồi nhảy xuống nước hoặc có nạn nhân đã uống thuốc độc, tự cắt cổ, tự cắt lưỡi… trước khi xuống nước. Án mạng hiếm gặp, nạn nhân thường là phụ nữ, trẻ em,người mất khả năng tự vệ, bệnh lý hoặc bất ngờ bị đầy xuống nước. Có trường hợp hung thủ gây án làm nạn nhân bị chết trên cạn sau đó đẩy xác xuống nước để giả hiện trường.
  7. Những trường hợp nhảy từ cao xuống nước hoặc rơi từ vách đá có thể bị những tổn thương do va đập vào những mỏm đá nhô ra, hoặc va đập mạnh với mặt nước cũng có thể tạo nên những tổn thương nặng như gãy xương sườn, xương ức, trật gãy đốt sống cổ, ngực hoặc dập vỡ tim phổi…
  8. Lao đầu xuống những vùng nước nông có thể gây chấn thương vùng trán hoặc hàm mặt do va đập với đáy làm cho đầu nạn nhân ở tư thế cúi hoặc gập quá mức gây choáng tủy. Khám nghiệm tử thi có thể thấy những tổn thương tụ máu ở trong lớp cơ sâu vùng cổ kèm theo trật gẫy các đốt sống cổ. Dấu vết, thương tích vùng đầu mặt cổ là bằng chứng quan trọng để xác định nguyên nhân chết của nạn nhân.
  9. Những vận động viên tham môn thi lặn trước khi xuống nước thường hít thở mạnh để lấy dưỡng khí, chính điều này có thể gây choáng đột ngột làm nạn nhân tử vong nhanh chóng. Cơ chế của hiện tượng này đã được xác định là do sự hít thở quá nhiều oxy làm giảm CO2/máu gây ức chế trung tâm hô hấp làm nạn nhân hôn mê và tử vong. Trong những hiểm họa do đấm tàu thuyền, sóng thần, lũ lụt, y pháp còn chức năng quan trọng khác là thu dung, bảo quản và nhận dạng tự thi góp phần khắc phục hậu quả.
  10. Các đối tượng thường gặp
  11. Dân cư sông nước
  12. Rượu và chết đuối
  13. Khi phát hiện có xác chết dưới nước, những vấn đề được đặt ra và phải giải quyết là: - Nạn nhân còn sống hay đã chết khi xuống nước? - Có đúng nạn nhân chết vì ngạt nước? Nếu không, nguyên nhân chết là gì? Để giải quyết vấn đề được chính xác, khách quan và theo đúng trình tự người giám định viên y pháp cần phải nắm được những thông tin thu thập được từ kết quả điều tra ban đầu và kết quả khám nghiệm hiện trường trước khi thực hiện giám định y pháp.
  14. 4.3. Sinh lý bệnh Có 04 yếu tố quan trọng là: 1. Hít nước vào phổi 2. Nước tràn vào máu qua chỗ rách vỡ phế nang và các huyết quản trong phổi làm cho máu loãng. 3. Tổn thương nặng ở phổi gồm có phù phổi, rách vỡ phế nang và chảy máu. 4. Phản xạ thần kinh: thường xảy ra với những nạn nhân nhảy xuống nước từ độ cao lớn, nước lạnh…
  15. Trên thực tế, cơ chế gây chết mang tính tổng hợp và có những thay đổi tùy thuộc hoàn cảnh, không chỉ đơn thuần là ngạt do không có oxy hoặc bị chìm ngập trong môi trường nước mà còn có những tác động của hiện tượng hồng cầu bị vỡ hàng loạt, rối loạn điện giải, rối loạn đông máu…
  16. Trong môi trường nước ngọt và nước lợ (0,5% muối) , sau khi vào phổi nước sẽ được hấp thu nhanh chóng vào máu làm tăng thể tích máu, loãng máu và tan vở hồng cầu. Trong khoảng 3 phút đầu số lượng hồng cầu bị tan vỡ lên đến 72%, kèm theo có hiện tượng giảm Na huyết, mất thăng bằng Na/K, tụt huyết áp, loạn nhịp tim và rung thất.
  17. Trong môi trường nước mặn (3-4% muối) do sự chênh lệch về áp lực thẩm thấu, nước sẽ bị rút từ máu vào trong lòng phế nang trong khi các chất như Na, K, Magiê sẽ từ môi trường nước mặn xâm nhập vào máu gây tăng động máu nhưng không có hiện tượng tan vỡ hồng cầu, thăng bằng kiềm toan trong máu ít thay đổi, mạch đập tăng lên đôi chút nhưng không có dấu hiệu của rung thất. Theo ước tính có khoảng 42% lượng nước trong máu bị rút vào trong lòng phế nang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2