intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ChiE: Phim Mỹ nhất, phim Pháp nhì, phim Nhật ba

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

106
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm ơn Pha Lê rất nhiều vì đã giới thiệu cho mọi người một bộ phim hoạt hình đáng xem như vậy. Mình cũng là một fan của phim hoạt hình Nhật , tất nhiên chỉ với những phim nghệ thuật kiểu Spirited Away chứ không phải phim nhiều tập dạng Thủy thủ mặt trăng hay Supa Strikas (vì đó là dạng chuyển thể truyện tranh dành cho các em teen mà thôi, và được làm cực nhanh để liên tục chiếu trên truyền hình). Các nhà biên kịch của họ thì quả là tuyệt vời từ những câu chuyện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ChiE: Phim Mỹ nhất, phim Pháp nhì, phim Nhật ba

  1. ChiE: Phim Mỹ nhất, phim Pháp nhì, phim Nhật ba Cảm ơn Pha Lê rất nhiều vì đã giới thiệu cho mọi người một bộ phim hoạt hình đáng xem như vậy. Mình cũng là một fan của phim hoạt hình Nhật , tất nhiên chỉ với những phim nghệ thuật kiểu Spirited Away chứ không phải phim nhiều tập dạng Thủy thủ mặt trăng hay Supa Strikas (vì đó là dạng chuyển thể truyện tranh dành cho các em teen mà thôi, và được làm cực nhanh để liên tục chiếu trên truyền hình). Các nhà biên kịch của họ thì quả là tuyệt vời từ những câu chuyện ly kỳ trong thế giới ảo cho đến những bi kịch sâu sắc và cảm động, đầy tính nhân văn.
  2. Có lần ChiE đã xem trực tiếp những bản vẽ tay của các Animators Nhật (tạm dịch là họa sĩ diễn xuất cho phim hoạt hình) với những nét vẽ cực mảnh, và mỗi hình đều chuẩn xác đẹp như truyện tranh Manga. Nếu các bạn biết để ra đời một bộ phim hoạt hình 10 phút, số giấy vẽ các họa sĩ cần dùng có thể chất cao quá đầu người, và cứ thế nhân lên với bộ phim 60 hoặc 90 phút để thấy công sức lao động của họa sĩ hoạt hình vất vả tới mức nào, như bác Miyazaki ngồi vẽ nhiều đến nỗi mắc chứng đau lưng, trong bài giới thiệu của Pha Lê. Tuy nhiên Pha Lê ạ, ChiE không đồng ý với bạn ở đoạn này: “Công chúa Mononoke sâu sắc hơn nhiều và hấp dẫn hơn nhiều so với những phim bom tấn hay nghệ thuật nhan nhản trên thị trường. Studio Ghibli vẽ lúc nào cũng chi tiết hơn Disney, và uyển chuyển hơn phim 3- D cứng ngắc của Pixar. Tôi rất thích Vút Bay, nhưng khi so sánh giữa sự chuyển động của thần sói trong ‘Mononoke’ với đám chó săn trong ‘Vút bay’, thì thần sói được vẽ mềm hơn nhiều…”
  3. Cảnh trong phim "Vút Bay" (Up) Khi Pha Lê viết “Studio Ghibli lúc nào cũng chi tiết hơn Disney”, bạn đánh giá về công đoạn nào cơ ? Chi tiết ở bối cảnh phim (Background) hay về chuyển động nhân vật (Animation)? Bối cảnh phim Công chúa Mononoke thì đúng là tuyệt vời rồi, nhưng bạn đã xem kỹ bối cảnh các phim sau chưa, như: Hoa Mộc Lan (Disney) hay Tên trộm thành El Dorado (The road to El Dorado) và Hoàng tử Ai Cập (hai phim này của Dreamworks), hoặc Tiểu Mã Vương (phim này ChiE đặc biệt mê cách họ vẽ Background, màu đẹp và cực lãng mạn)?
  4. Bối cảnh phim "Tên trộm thành El-Dorado" Cảnh phim trong "Hoàng tử Ai Cập"
  5. Vì Pha Lê gộp cả “phim bom tấn lẫn nghệ thuật” nhan nhản trên thị trường nên Chie lấy ví dụ những phim nổi tiếng luôn cho dễ so sánh. Còn nữa, một ví dụ dễ thấy nhất đó là Backrounds của phim Lion King (cũng của Disney nhé), bạn có thấy nó tệ hơn Mononoke về mặt chi tiết hay không?. Chắc chắn là không, nếu đó là nhận xét từ một họa sĩ, hoặc một người am hiểu về hội họa cỡ như Pha lê. Còn câu chuyện về tình cha con trong Lion King, bạn có thấy nó kém sâu sắc không? Về phần tạo hình nhân vật Nếu những nhân vật trong Hoa Mộc Lan hay Hoàng tử Ai Cập được tạo hình rất khoáng đạt, có đặc điểm riêng và rất “nghệ” (mặc dù các cô gái thoạt nhìn không xinh đẹp cho lắm, như cô gái Do Thái trong Hoàng tử Ai Cập chẳng hạn), thì với phim Nhật, chúng ta lại gặp những khuôn mặt na ná nhau với đôi mắt rất to, mũi thẳng, miệng nhỏ xíu nhìn rất xinh (cả trai lẫn gái đều vậy). Các bạn có thể xem lại ảnh trên trong bài của Pha Lê, bức ảnh về Ebosi cùng các cô gái điếm, trông họ giống nhau như chị em ruột). Tuy đó cũng là một đặc tính riêng và gần như “thương hiệu” của hoạt hình Nhật, nhưng cá nhân Chie thấy điều này có vẻ gò sự sáng tạo của những Họa sĩ tạo hình nhân vật lại, và đó là lý do tại sao Chie thích phim hoạt hình Mỹ hơn.
  6. Hoa Mộc Lan Eboshi và các cô gái điếm đã hoàn lương
  7. Về chuyển động nhân vật Pha Lê cho rằng phim Mononoke “uyển chuyển hơn phim 3D cứng ngắc của Pixar” khiến ChiE hơi buồn cười. Pixar là hãng phim số 1 thế giới về hoạt hình 3D, quy tụ những tay Animators xuất sắc tốt nghiệp từ các trường danh tiếng trên thế giới, và những bộ phim của họ đã chứng minh vị trí đứng đầu này. Trong Animation của Pixar, không có 1 giây nào nhân vật fix nguyên một cách vô nghĩa. Từ khuôn mặt, đôi mắt, hành động luôn được tính toán kỹ đến 1/24 của giây. Họ luôn biết cách dùng thủ pháp Exaggeration (tạm dịch là cường điệu, phóng đại) những chuyển động nhân vật, tạo nên sự linh hoạt cực kỳ thú vị và thích hợp với nhịp nhanh của hoạt hình. Phim hoạt hình “chân chính” phải mang đặc tính như vậy. “Up” vừa là một bộ phim bom tấn về thương mại, nhưng cũng là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mang tính triết lý cao, gây nhiều cảm xúc cho người xem (Chie xem đi xem lại, không dưới 10 lần). Chẳng hề vô lý khi “Up” đạt giải Oskar cho phim hoạt hình hay nhất, vượt qua rất nhiều đối thủ nặng ký từ các hãng phim lớn khác. Trong khi đó, phim hoạt hình Nhật 2D (vì ChiE đua theo Pha Lê so sánh giữa 2D và 3D, hơi khập khiễng tí nhưng không sao) và cả Mononoke đều mắc phải tình trạng chuyển động Fix quá nhiều và tận dụng Sự lặp lại động tác (trong hoạt hình hay gọi nôm na là các
  8. “xích”). Làm như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và kinh phí dành cho việc diễn động, vốn là công đoạn khó và quan trọng nhất trong sản xuất hoạt hình. Ví dụ ở nhiều cảnh trong Mononoke, khi nhân vật đứng yên và nói, thì ta chỉ thấy miệng nhân vật mấp máy, đôi mắt hơi xao động, còn khuôn mặt và hình thể không có nhiều biểu cảm. Hoặc khi tay nhân vật giơ lên diễn tả, thì phần thân và đầu của nhân vật fix nguyên, tận dụng lại hình vẽ thân và đầu của đoạn giây trước. Trông rất cứng. Như kiểu họ “để dành” đất diễn cho các cảnh hoành tránh thì phải. Cảnh phim Công chúa Mononoke (Công chúa Sói) Điểm mạnh của hoạt hình Nhật luôn là nhân vật đẹp, bối cảnh tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ xíu khiến người xem cực “choáng’, nhưng Animation lại chính là điểm kém nhất của họ – theo đánh giá của giới Animator từ
  9. nhiều nước có nền hoạt hình phát triển, mà Chie từng may mắn được “phỏng vấn”. Đoạn chuyển động của thần Sói trong Mononoke dù đã rất “ khủng” cũng không thể bằng những trường đoạn hoành tráng trong phim của Disney hoặc Dreamworks. Đơn cử như cảnh hàng trăm con linh dương đầu bò lao từ trên núi xuống, khói bụi cuồn cuộn dữ dội, còn vua Sư tử cha liều lĩnh chạy ngược chúng, bị va phải đến bầm dập, xả thân cứu đứa con bé bỏng đang sợ sệt co rúm giữa ‘bão’ linh dương (cảnh này xúc động kinh điển). Họa sĩ của Disney siêu đẳng đến nỗi diễn được những góc quay như thể camera đặt dưới hàng ngàn đôi chân đang phi hùng hục của đàn linh dương đầu bò. Simba chạy trốn đám linh dương đầu bò
  10. Hoặc trong phim Tiểu Mã Vương, chúng ta thấy diễn xuất của đàn ngựa phi nước đại trên thảo nguyên mênh mông, những vó ngựa uyển chuyển, thân chúng chuyển động tinh tế như thấy sự rung lên của từng khối cơ bên trong, bờm được vẽ mềm như cảm được từng sợi mỏng tang bay trong gió….. Rồi cảnh bão tuyết kinh hoàng tràn xuống, đổ ập chôn vùi rất rất đông binh lính giữa trận đánh trong Hoa Mộc Lan. Và nếu kể đến phim Mỹ, không thể không nhắc đến cảnh xe ngựa của hoàng tử Moses phi điên cuồng trên những giàn dáo, chạy trốn trước khi giàn dáo và tượng Pharaoh khổng lồ bị sập trong phim Hoàng tử Ai Cập của hãng Dreamworks – với kinh phí chừng 60 triệu USD. “Dân Mỹ cứ hay cho mình là ‘nhất’ và hay so thành tích của người khác với thành tích của mình” (trích nhời Pha Lê) Kết luận của Chie: hoạt hình Mỹ vẫn là số 1, Nhật đứng thứ 3, sau Pháp. Và trong điện ảnh, “dân Mỹ tự cho mình là nhất” hoàn toàn không phải sự kiêu ngạo phi lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2