YOMEDIA
ADSENSE
Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần III
185
lượt xem 40
download
lượt xem 40
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần III : Tấn công các mục tiêu *Tấn công tòa Đại sứ Mỹ : Lúc 3 giờ đêm mồng một rạng mồng 2 Tết, một xe Citroen do Nguyễn Văn Mười lái chở 19 đặc công Việt Nam tiến về phía Tòa Đại Sứ trông ra đường Mạc Đỉnh Chi. Mười dừng xe lại. Cả nhóm đặc công nhảy ra bắn chết 2 nhân viên Quân Cảnh Mỹ. Một đặc công dùng súng Bazoka bắn thủng tường chui vào bên trong. Khi Du kích vành đai trong chiến dịch Mậu Thân người chỉ huy...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần III
- Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần III : Tấn công các mục tiêu *Tấn công tòa Đại sứ Mỹ : Lúc 3 giờ đêm mồng một rạng mồng 2 Tết, một xe Citroen do Nguyễn Văn Mười lái chở 19 đặc công Việt Nam tiến về phía Tòa Đại Sứ trông ra đường Mạc Đỉnh Chi. Mười dừng xe lại. Cả nhóm đặc công nhảy ra bắn chết 2 nhân viên Quân Cảnh Mỹ. Một đặc công Du kích vành đai trong dùng súng Bazoka bắn thủng tường chui vào bên trong. Khi chiến dịch Mậu Thân người chỉ huy đã vào lọt trong vườn bèn ra phá ổ khóa cổng ngang gần đó để cho đồng chí vào. Họ mặc quần đen và xanh, mang băng đỏ ở cánh tay, chạy vào bố trí theo đội hình, mở cuộc tấn công vào Tòa Đại Sứ. Bên trong Tòa Đại Sứ có 6 dân chính Mỹ chiếm giữ phòng truyền tin ở lầu 4 vừa kịp báo cáo bằng điện thoại là Việt Cộng xâm nhập vào bên trong và ngay sau đó liên lạc với bên ngoài bị cắt đứt. Ở tầng lầu dưới, hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ canh gác chạy ra giữ cửa chính. Đặc công bắn B-40 vào cửa này khiến một người bị thương nhẹ nơi tay. Nhờ cửa làm bằng một thứ gỗ quá chắc nên qua mấy lần dùng B-40 bắn vào mà không phá được vào trong. Chừng 20 phút sau, một toán Quân Cảnh Mỹ tới cứu viện bị hỏa lực ta ngăn không thể tiến được. Có 2 Quân Cảnh Mỹ dùng xe lao thẳng vào vùng hỏa lực bị bắn hạ. Và cũng từ lúc này đặc công nhờ bóng tối ẩn núp theo các bồn giồng hoa và các cây cột của tòa nhà bắn ra. Để cứu viện kịp thời, quân đội Mỹ phải dùng trực thăng đổ quân xuống nhưng mấy lần định xuống đều bị hoả lực ta bắn lên dữ dội không đáp được. Mãi gần đến 9 giờ sáng trực thăng mới an toàn xuống được. Nhưng trước 7 giờ sáng, vì trực thăng không thể đáp để mang quân tăng viện, nên một toán Quân Cảnh Mỹ đã dùng hỏa lực tấn công ngay hướng cổng chính vào và nhờ có Binh Nhất Paul Healey xung phong vào đầu tiên nên cuộc tấn công đã thành công. Một trận đánh xáp lá cà đã xảy ra tại vườn Tòa Đại Sứ. Cuối cùng một cán binh Việt Nam chạy vào căn nhà lầu 2 tầng ngay cạnh tòa Đại sứ. Nhà này do Đại Tá hồi hưu George Jacobson, một nhân viên của tòa Đại sứ cư ngụ. Đặc công chiếm tầng dưới, Đại Tá George Jacobson ở lầu trên. Quân Cảnh Mỹ nằm bố trí ở vườn hoa bắn vào, không biết rõ đối phương ở chỗ nào. Sau cùng một nhân viên an ninh hướng dẫn Quân Cảnh đến sát cửa lầu dưới rồi qua cửa sổ bắn vào. Nhân viên này lấy lựu đạn cay và súng lục tung lên lầu cho Đại Tá Jacobson. Với lựu đạn cay và vũ khí, chính Đại Tá đã tiêu diệt đối thủ cuối cùng này và chấm dứt trận đánh. Cuối cùng tất cả 19 đặc công Việt Nam đã hi sinh. Còn về phía ĐSQ Mỹ là 5 người. Cuộc chiếm khuôn viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ keo dài đúng sáu tiếng đồng
- hồ. Tấn công bộ tư lệnh hải quân VNCH Lúc 2 giờ 50 mồng 2 Tết, một tiểu đội đặc công Việt Nam gồm 12 người thuộc đơn vị F/1 đột nhập Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH. Tiểu đội này trang bị tiểu liên AK, lựu đạn tay và chất nổ, mặc áo thường dân, mang khăn quàng cổ trắng, băng tay đỏ buộc trên cánh tay trái có dấu hiệu ghi là "liên đoàn an ninh thủ đô." Họ đi trên 2 chiếc xe du lịch. một sơn màu xanh mang bảng VA không số và một sơn màu trắng mang bảng số ED 6473. Vừa đến nơi, quân Giải Phóng liền nổ súng bắn chết lính gác tại đầu cầu Cửu Long, đối diện tượng Đức Trần Hưng Đạọ Chiếc xe VA tiếng sát hàng rào cản, đổ quân xuống rồi bắn xối xả vào. Tại vọng canh đầu đường này có 2 hạ sĩ quan Hải Quân phản ứng lại bằng súng lục. Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH được báo động do tiếng nổ. Các nhân viên ứng chiến của Hải Quân từ trên lầu đã bắn xuống yểm trợ. Một đặc công của ta bị bắn trúng ngay ở hàng rào cản. Một người khác bị bắn ngã khi tới tiếp viện. Quân Giải phóng từ hướng công trường Mê Linh tấn công vào. Tiếng súng 2 bên bắn nhau chát chúa. Khoảng 3 giờ 05, một xe tuần Quân Cảnh Mỹ từ hướng cầu Thủ Ngữ nghe tiếng súng chạy lại. Quân xa này bị hỏa lực bất ngờ của chiếc xe của ta mang số ED 6473 xả súng. Hai quân nhân Mỹ ngồi trên xe bị thương. Chiếc xe của Quân Cảnh Mỹ vì quẹo quá gắt để tránh làn đạn nên bị lật ngay ở góc công trường. Quân giải phóng vẫn tiếp tục mở cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH. Một bộ phận đặc công nằm ở hàng rào cản bắn yểm trợ cho một bộ phận khác mang chất nổ vào cổng chính của Bộ Tư Lệnh. Các nhân viên phòng thủ của Hải Quân từ trên lầu bắn xuống dữ dội. Ba đặc công xung phong vào trước hi sinh ngay ở cổng. Những người còn lại bị dồn vào thế kẹt, phải nấp sau hàng thùng chướng ngại vật bắn chống trả. Một vài người ở hàng rào phía sau lên tiếp viện, men theo chân tường tới điếm canh đặt chất nổ. Một tiếng nổ phát ra khiến vách tường của ban canh phòng Đại Ðội Công Vụ Hải Quân bị khoét một lổ hỏng. Hai đặc công theo lổ hỏng chui vào, nhưng cả hai đều bị bắn ngã tại chỗ. Khoảng 3 giờ 40 khi tiếng súng đã im, toán Thám Báo Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH xuất trại xem xét. Một vài đặc công còn lại do chênh lệch về lực lượng đã bị hạ hoặc bị bắt. Theo kế hoạch của quân Giải phóng thì họ định chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân chớp nhoáng. Sau đó được quân tăng viện từ bên ngoài vào, họ sẽ chiếm các tàu chiến dọc theo sông Saigon để yểm trợ cho cuộc nổi dậy cướp chính quyền của dân chúng. Tấn công trại thiết giáp Phù Đổng : Các đơn vị của quân giải phóng miền Nam muốn chiếm trại Thiết Giáp này với ý định chiếm các chiến xa vì ta có mang theo
- vài người biết điều khiển thiết giáp thuộc Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới R để nếu chiếm được chiến xa thì sẽ lái xe về đánh Sài Gòn. Trước kia thì trại này có để một số thiết giáp mới nhưng nay thì không có vì đã được bổ sung cho các đơn vị cả rồi. Trại thiết giáp đã dễ dàng bị thất thủ vì hệ thống phòng ngự nơi đây sơ sài, bên trong chỉ có Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp với khoảng 40 nhân viên vừa cư ngụ tại chỗ vừa phụ trách canh gác. Quân Giải phóng đánh ngay vào cổng chính. Khi xâm nhập trại, ta bắt quân nhân VNCH và gia đình tập trung . Một vài sĩ quan cao cấp Thiết Giáp bị tiêu diệt như Trung Tá Nguyễn Tuấn và Trung Tá Huỳnh Ngọc Diệp. Vào ngày hôm sau, người ta thấy có nhiều Commando Car chạy đi chạy lại ở phía Tổng Y Viện Cộng Hòa. Đó là Thiết Giáp của Chi khu Gò Vấp vừa làm nhiệm vụ án ngữ đối phương phía ngang Quận Gò Vấp và vừa làm nhiệm vụ tải thương để tránh các làn đạn do quân giải phóng bắn. Tấn công trại pháo binh Cổ Loa và Nỏ Thần Tại khu vực pháo binh có trại Cổ Loa và trại Nõ Thần, gồm Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, một vài hậu cứ của Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh đóng trong trại Nõ Thần. Quân Giải phóng chỉ thành công xâm nhập một phần khu trại Cổ Loa. Trại Cổ Loa phòng thủ sơ sài. Tuy được Bộ Tổng Tham Mưu ban lệnh báo động và một vài quân nhân sống ngoài trại biết Việt Cộng xâm nhập và báo cáo nhưng bất chợt quân ta xung phong vào cổng phía Tây Bắc của trại khiến tại đây có một tiểu đội canh gác ngay lập tức bị thất thủ và chỉ ngăn chặn được khi nhờ các khẩu đại bác 105 ly của Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh VNCH bắn trực xạ. Một số lính thuộc quân giải phóng Miền Nam được chuyên chở bằng xe gắn máy từ Gò Vấp đến tăng cường cho mặt trận. Họ đã sử dụng bích kích pháo bắn vào và đồng thời đột nhập cư xá sĩ quan ở phía Bắc để lùng bắt các quân nhân VNCH. Cả ngày mồng 2 Tết ta tạo áp lực nặng nề ở đây và công hảm cả quân lao Gò Vấp. Tuy quân tiếp ứng của chính phủ VNCH chưa lên kịp nhưng quân Giải Phóng cũng không mở được một cuộc tấn công nào mạnh mẻ để làm chủ tình hình trên toàn thể khu vực này. Ngày mồng 3 Tết, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) thuộc Chiến Ðoàn B đến giải vây. Nhiều trận đụng độ rất ác liệt đã xảy ra nhưng đến buổi chiều, hai Tiểu Đoàn TQLC đã làm chủ được tình thế. Rạng sáng ngày mồng 4 Tết, lực lượng Giải phóng còn từ các hướng Bắc và Đông
- Bắc mở một cuộc tấn công chót vào căn cứ này của Pháo Binh và đã thành công đột nhập vào một phần của trại, khiến Pháo Binh của trại Nõ Thần bắn trực xạ một lần nữa mới đẩy lui được. Trong cuộc tấn công này, 2 khẩu 105 ly bị hư hại. Vào ngày mồng 4 Tết, mặt trận Gò Vấp tạm yên nhưng quân Giải Phóng lại chuyển hoạt động sang Ngã Năm Bình Hòa. Cũng kể từ sau trận đánh này, Bộ chỉ huy Pháo Binh được rút về đặt trong vòng trại Trần Hưng Đạo của Bộ Tổng Tham Mưu. Một số sĩ quan Pháo Binh bị thiệt mạng trong quá trính giao tranh: Trung Tá Tô Ngọc Thọ (Pháo Binh Sư Ðoàn 5), Đại Úy Trần Mạnh (Bộ Chỉ Huy Pháo Binh). * Tấn công Đài Phát Thanh Quốc Gia : Các đặc công Việt Nam đóng giả Cảnh Sát Dã Chiến VNCH dường như chiếm đài phát thanh trước nửa đêm. Tất cả chỉ có khoảng trên một tiểu đội. Tuy nhiên họ đã làm chủ được tình hình tại đài phát thanh một cách mau chóng và dễ dàng. Theo thường lệ tại đài phát thanh có một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến canh gác nhưng không hiểu là trong ngày Tết này có đầy đủ quân số không. Đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến tại đây một phần rút lên trên lầu chống cự còn một phần chạy thất tán. Đặc công đã mang chất nổ vào phá nhiều máy móc tại đài. Riêng căn nhà mới làm phía sau dùng làm văn phòng làm việc thì hồ sơ giấy tờ còn nguyên vẹn. Nhân viên đài phát thanh chỉ có một tài xế trực bị bắn chết. Vào 5 giờ sáng lực lượng Nhảy Dù tới phản công và lấy lại đài phát thanh trước 7 giờ sáng. Đài phát thanh tuy bị chiếm nhưng làn sóng truyền thành vẫn được phát đi. Vì đài phát tuyến ở Quán Tre nằm trong vòng bao của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn điều hành được. Khi được biết đài phát thanh chính bị chiếm, Đại Úy Hùng thuộc khối Chiến Tranh Chính Trị Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung trình chỉ huy trưởng là Đại Tá Lê Ngọc Triển dùng ngay băng nhựa ghi nhạc hùng phát thanh ngay. Do đó vào buổi sáng ngày mồng 2 Tết mọi người chỉ nghe thấy nhạc với sự ngắt quảng của những mẫu tin về cuộc biến động do BộTổng Tham Mưu chuyển lên Quán Tre cho phát thanh. Tấn công Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH Cổng số 5 dành cho các gia đình sĩ quan cao cấp VNCH cư ngụ trong trại đi lại. Vào khoảng 2 giờ đêm ngày mồng một Tết, một vị tướng lãnh vừa đi khuya về. Cổng vừa mở, xe vị Tướng vừa vào. Chỉ một lát sau, một số lính thuộc quân giải phóng miền Nam nấp sẵn bên con đường Trương Quốc Dung ở đối diện với cổng số 5, tấn công sang. Họ đã đi đến nơi này trên một xe hàng từ đường Công Lý rẻ vào đường Trương Quốc Dung và khi đi hết đường này, họ rẻ vào đường Võ Tánh và cho xe dừng lại. Quân giải phóng ở trên xe nhảy xuống bố trí và mở màn tấn công vào cổng. Dường như trước đó cũng đã có nhiều quân Giải phóng tới khu vực này và ẩn nấp quanh vùng chùa Long Hoa.
- Khi một nhóm xung phong lại phía cổng, những người còn lại nấp ở trên bắn yểm trợ cho nhóm kia đột nhập. Tại cổng số 5 lúc ấy, chỉ có 5 quân nhân VNCH canh gác, trong đó có hai người là Quân Cảnh. Họ dùng trung liên bắn mạng vào nhóm xung phong khiến những người này không đột nhập qua cổng được. Ngay lúc đó, một xe Quân Cảnh Mỹ đi tuần tiểu cũng từ đường Trương Quốc Dung tới, thấy xe thường dân kia đang dùng súng bắn vào cổng trại, Quân Cảnh Mỹ trên xe liền phản ứng ngay bắn hạ ngay 3 đặc công trên xe. Các nhóm quân Giải phóng nằm phục sẵn tại chùa Long Hoa nổ súng bắn trả vào xe Quân Cảnh Mỹ khiến các quân nhân Mỹ trên xe chết ngay tại chỗ. Do các vụ này mà đặc công không đột nhập vào cổng được. Xem ra nhóm đặc công tham dự vào cuộc tấn công này đều thuộc đơn vị F-100. Họ tấn công vào cổng với mục đích bắt các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp của quân đội VNCH. Trong kế hoạch đánh chiếm, họ chia quân đánh vào cổng số 4 ở đường Võ Di Nguy và cổng số 2 và số 5 tại đường Võ Tánh. Riêng đối với cổng số 1 nằm vào một khu vực có nhiều cơ quan của Hoa Kỳ được canh gác cẩn thận và cổng số 3 vào một khu trong trại thì các đơn vị không sắp đặt quân để đánh vào. Tại cổng số 4, một nhóm đặc công đã trèo tường vào Trường Sinh ngữ từ sớm, nhưng vì nhóm chính của họ đánh vào khu này đã tới trễ, mãi ngoài 7 giờ sáng mới khai hỏa (hồi 7 giờ 05, quân vào cổng số 4 bắn B-40 làm sập lô cốt cổng, hạ tại chỗ bốn lính VNCH). Toán ứng chiến Đại Đội Tổng Hành dinh nổ súng bắn. Quân giải phóng miền Nam lui lại bố trí tại khu Trường Sinh ngữ Quân Đội. Thiếu Tá Trần Lê Tài, chỉ huy toán ứng chiến, bị thương ngay loạt đạn đầu của quân ta. Toán ứng chiến phải rút về án ngữ ngang Trường Tiểu Học Quân Đội ở cách cổng trại 200 mét. Nhóm quân giải phóng đánh vào cổng số 5 lại chẳng may bị thất bại do sự can thiệp ngẫu nhiên của Quân Cảnh Mỹ. Vì bị thất bại ở cổng số 5 nên họ không tấn công vào cổng số 2. Do đó toàn bộ kế hoạch tấn công của quân giải phóng miền Nam vào Bộ Tổng Tham Mưu VNCH đã không thành công. Tại Bộ Tổng Tham Mưu VNCH lúc này chỉ có một Đại Đội ứng chiến thuộc thành phần văn phòng khoảng 80 người và mấy chiến xa. Ngay sau khi quân Giải phóng tấn công đột nhập được vào cổng số 5 thì cổng này vẫn không có thêm quân tăng cường, dù những tiếng súng của đôi bên đang nổ. Ở ngoài phố, các quân nhân Mỹ ở tư dinh đối diện cổng số 5 và một vài quân nhân gác cổng này bắn lẻ tẻ suốt đêm tới sáng. Còn quân giải phóng ở phía chùa Long Hoa cũng thỉnh thoảng bắn lẻ tẻ sang. Có lẽ họ độ chừng rằng quân VNCH đã tăng cường bố trí cẩn thận. Họ nghĩ đã mất cơ hội bất ngờ nên không đánh mạnh sang. Vào gần sáng, Đại đội Tổng Hành dinh cho một xe Quân Cảnh đi tuần ra bên ngoài chạy từ cổng số 1 xuống gần cổng số 5. Cuộc tuần tiểu này tiến hành vô sự. Sĩ quan trực cấp tá Bộ Tổng Tham Mưu VNCH, Thiếu tá Nguyễn Đăng Chất nhận
- lệnh của Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân trong đêm điều động toán ứng chiến đối phó. Vị sĩ quan này đã bị quân giải phóng miền Nam bắn trọng thương khi giao tranh. Mãi đến 09g00 sáng hôm sau, lực lượng Nhảy Dù được gởi đến và từ lúc đó Bộ Tổng Tham Mưu VNCH mới được coi là thực sự thoát hiểm. Người ta kể lại rằng khi quân giải phóng miền Nam đã nổ súng ngay chính vào Bộ Tổng Tham Mưu VNCH , binh sĩ vẫn không tin là bị Việt Cộng tấn công. Họ cứ cho rằng đó là một cuộc đảo chánh cho nên họ vẫn giữ thái độ thụ động như mấy lần đảo chánh trước. Cũng may là Việt Cộng không tràn mạnh vào, nếu không Bộ Tổng Tham Mưu ắt phải chịu những thiệt hại nặng nề. Thiệt hại về phía Bộ Tổng Tham Mưu VNCH trong vụ này là 23 người.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn