intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược phát triển giáo dục và ba câu hỏi lớn

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội thảo góp ý về chiến lược phát triển giáo dục do Viện nghiên cứu giáo dục thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng nay 14/1 có rất nhiều ý kiến cho rằng chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 cần phải sửa đổi nhiều. Còn rất nhiều vấn đề cần xem lại Mở đầu cho các ý kiến góp ý cho chiến lược giáo dục, GS-TSKH Lê Ngọc Trà đã thẳng thắn nhận xét: “Mục tiêu chiến lược và giải pháp còn những điều mang tính chung chung, giữa giải pháp và mục tiêu còn lẫn lộn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược phát triển giáo dục và ba câu hỏi lớn

  1. Chiến lược phát triển giáo dục và ba câu hỏi lớn Hội thảo góp ý về chiến lược phát triển giáo dục do Viện nghiên cứu giáo dục thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng nay 14/1 có rất nhiều ý kiến cho rằng chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 cần phải sửa đổi nhiều. Còn rất nhiều vấn đề cần xem lại Mở đầu cho các ý kiến góp ý cho chiến lược giáo dục, GS-TSKH Lê Ngọc Trà đã thẳng thắn nhận xét: “Mục tiêu chiến lược và giải pháp còn những điều mang tính
  2. chung chung, giữa giải pháp và mục tiêu còn lẫn lộn. Tất cả các mục tiêu đều không rõ ràng, mang tính chất khẩu hiệu nhiều hơn. Một chiến lược của quốc gia mà như thế thì chưa thề chấp nhận được”. Ông Trà nhấn mạnh: “Chiến lược không ra chiến lược, kế hoạch không ra kế hoạch. Chiến lược phải nêu những chủ trương, tư tưởng lớn còn kế hoạch thì phải có mốc thời gian”. Phân tích cụ thể về bản dự thảo chiến lược hiện nay, ông Trà cho rằng: “Còn rất nhiều vấn đề cần xem lại. Tôi thấy rằng trong phần phân tích những nguyên nhân yếu kém của chiến lược chưa đúng, còn chung chung. Việc phân tích bối cảnh quốc tế cũng chưa được, chúng ta làm chiến lược cho nhiều năm nhưng chỉ phân tích bối cảnh hiện tại. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục có quan điểm chưa có nội dung. Như quan điểm “phát triển giáo dục của dân, do dân và vì dân”. Vậy hóa ra lâu nay chúng ta làm giáo dục không cho dân không vì dân hay sao?” Do đó, theo ông, việc cần làm là phải thay đổi tư duy giáo dục. Vì thế, ông đề nghị nên xây dựng lại một chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ đây đến 2020.
  3. Chia sẻ quan điểm này, TS Nguyễn Cam, Viện nghiên cứu giáo dục, cũng khẳng định chiến lược hiện nay không phải là một chiến lược phát triển giáo dục đúng nghĩa. Để trở thành chiến lược thì việc phân tích thực trạng nền giáo dục hiện tại phải thật sự cụ thể chính xác và ấn tượng. Nhưng trong chiến lược này, những vấn đề nổi cộm của giáo dục lại rất mờ nhạt”. PGS-TS Thái Bá Cần, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM lại tiếp cận chiến lược giáo dục theo hướng so sánh với những chiến lược giáo dục của các nước trên thế giới nhưng kết luận mà ông đưa ra cũng đồng thuận với quan điểm của GS-TSKH Lê Ngọc Trà và TS Nguyễn Cam: "Những chiến lược giáo dục mà tôi xem qua đều đưa ra được những mục tiêu chiến lược rất rõ và kèm theo đó là các chỉ tiêu phải đạt được theo một lộ trình cụ thể. Tôi thấy chiến lược của mình không giống họ, các mục tiêu của mình như phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và tăng cường cơ sở vật chất thì ở thời điểm nào cũng đúng và bất cứ nơi đâu cũng xài được. Nếu các mục tiêu chung chung như thế thì khó mang lại hiệu quả”. Cần có ủy ban soạn thảo độc lập
  4. Để xây dựng thành công một dự thảo chiến lược phát triển ngành giáo dục, cần thành lập một ủy ban soạn thảo độc lập. Đó là ý kiến mà nhiều chuyên gia tâm huyết với ngành đã đưa ra tại cuộc hội thảo. PGS–TS Bùi Mạnh Hùng, ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng việc xây dựng dự thảo chiến lược giáo dục hiện nay được thực hiện theo một quy trình khép kín và cũ kỹ. Ông khẳng định: “Để soạn thảo một chiến lược giáo dục đến năm 2020, một vấn đề hết sức quan trọng là cần phải có một ủy ban soạn thảo độc lập, tập hợp được những nhà trí thức tài giỏi trong và ngoài nước”. TS Hùng giải thích thêm: “Tôi muốn đề cập đến những trí thức đích thực chứ không phải những trí thức hành chính hay các cán bộ lãnh đạo của Bộ. Những trí thức hành chính là những tinh hoa nhưng một khi họ đã vào một bộ máy rồi thì sẽ phải làm việc theo bộ máy đó. Ủy ban soạn thảo phải là những trí thức độc lập thì họ mới có tầm nhìn và dám đề xuất những chính kiến của họ”. Đồng quan điểm với TS Hùng, GS-TSKH Lê Ngọc Trà chia sẻ: “Cần lập một ủy ban cải cách giáo dục và soạn thảo chiến lược độc lập. Nhóm này sẽ quy tụ những chuyên gia thực sự am hiểu về nền giáo dục quốc gia”.
  5. Trong khi đó, GS Bùi Khánh Thế, Phó hiệu trưởng ĐH Huflit, còn nói thắng thắn hơn: “Chúng ta chưa có một hệ thống đồng bộ để cải cách giáo dục. Tôi đề nghị chiến lược giáo dục của chúng ta cần có hai loại hình: một loại hình mang tính tình thế để giải quyết những tồn tại hiện nay; và một loại hình mang tính lâu dài để đào tạo hệ thống giáo viên các cấp một cách bài bản. Hiện nay chúng ta rất vội, muốn xây dựng giáo dục theo cách đón đầu, nhưng chúng ta chưa nhìn lại thực tế. Vì thế, cần có một ủy ban cải cách giáo dục”. Tư duy giáo dục của chúng ta cũ kỹ ghê gớm! TS Nguyễn Cam đề nghị chiến lược cần tập trung giải quyết hai vấn đề là giáo dục phổ thông và đại học. Theo đó, giáo dục phổ thông phài làm thế nào để học sinh học ít lại và giáo dục đại học cũng phải theo hướng để sinh viên có thời gian thẩm thấu kiến thức. Ông bức xúc nói: “Hiện nay chúng ta đang hành hạ con em quá rồi. Cần có cuộc cải cách giáo dục, cải cách chương trình triệt để. Số môn học ở Việt Nam quá nhiều so với các nước khác trên thế giới, học nhiều quá khiến học sinh mụ người. Mục tiêu đề ra là năm 2020 chúng ta phải giải phóng con em
  6. khỏi cảnh “học hành mà như ở tù”. Vì thế chúng ta cần phải có giải pháp để thực hiện mục tiêu đó”. TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho rằng: “Cần dựa trên một cơ sở khoa học, cơ sở thực tế đặc biệt là những quy luật phát triển của hoạt động giáo dục để định ra một hướng chuẩn mực, toàn diện và cân đối hơn. Chứ như hiện nay, tôi thấy chưa được. Đọc qua chiến lược tôi thấy toàn là tư tưởng và ước muốn chứ chưa có những công việc cụ thể”. Ông Minh cho rằng việc cần sửa đổi là vấn đề quản lý. Ông nói: “Người ta chê giáo viên của chúng ta lạc hậu, yếu kém, nhưng nguyên nhân chính là do quản lý chậm đổi mới nên người thầy lẽ ra rất đáng được trân trọng thì lại bị cho là lạc hậu”. GS Phạm Phụ thu gọn nhận xét của mình: “Chiến lược phải trả lời được 3 câu hỏi. “Chúng ta đang đứng ở đâu?”, “Chúng ta muốn cái gì, định đi đến đâu?” và “Làm thế nào để đi đến đó?”. Theo GS, chiến lược còn quá chung chung, quá xa vời. Đặc biệt, “cách thức thực hiện và nguồn lực nào để thực hiện” vẫn chưa được xác định cụ thể trong chiến lược này. Ông nhận xét: “Tư duy giáo dục của chúng ta cũ kỹ
  7. ghê gớm và chúng ta chưa giải quyết được vấn đề này. Tư duy kinh tế hầu như không có trong chiến lược này”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2