intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHIỀU HƯỚNG VÀ CÁCH CẦM ĐẦU DÒ SIÊU ÂM

Chia sẻ: Lan Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

1.217
lượt xem
193
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Siêu âm là khảo sát hình ảnh theo lát cắt. Do vậy để có một cái nhìn bao quát và tránh sai sót, một cấu trúc cần được khảo sát ở hai mặt cắt vuông góc với nhau (mặt cắt dọc và mặt cắt ngang – siêu âm qua ngã bụng, mặt cắt dọc và mặt cắt vành – siêu âm qua ngã âm đạo…).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHIỀU HƯỚNG VÀ CÁCH CẦM ĐẦU DÒ SIÊU ÂM

  1. "People only see what they are prepared to see." Ralph Waldo Emerson CHIỀU HƯỚNG VÀ CÁCH CẦM ĐẦU DÒ SIÊU ÂM BS. NGUYỄN QUANG TRỌNG BS. NGUYỄN QUÝ KHOÁNG
  2. Sagittal plane: mặt phẳng dọc; Axial or transverse plane: mặt phẳng ngang; Coronal or frontal plane: mặt phẳng vành. Anterior: phía trước; Posterior: phía sau; Lateral: phía ngoài (xa đường giữa); Medial: phía trong (gần đường giữa). Superior or toward head: phía trên (phía đầu); Inferior or toward feet: phía dưới (phía chân).
  3. Siêu âm là khảo sát hình ảnh theo lát cắt. Do vậy để có một cái nhìn bao quát và tránh sai sót, một cấu trúc cần được khảo sát ở hai mặt cắt vuông góc với nhau (mặt cắt dọc và mặt cắt ngang – siêu âm qua ngã bụng, mặt cắt dọc và mặt cắt vành – siêu âm qua ngã âm đạo…).
  4. Quy ước về chiều hướng của hình ảnh siêu âm thu nhận được qua ngã bụng: Ở lát cắt dọc: phía trên màn hình là phía trước, phía dưới màn hình là phía sau của bệnh nhân. Bên trái màn hình là phía đầu, bên phải màn hình là phía chân của bệnh nhân. Ở lát cắt ngang: phía trên màn hình là phía trước, phía dưới màn hình là phía sau của bệnh nhân. Bên trái màn hình là bên phải của bệnh nhân, bên phải màn hình là bên trái của bệnh nhân.
  5. Ở lát cắt dọc: hình ảnh thu nhận được là hình ảnh ta nhìn từ phía bên phải bệnh nhân qua phía bên trái. Ở lát cắt ngang: hình ảnh thu nhận được là hình ảnh ta nhìn từ phía dưới chân bệnh nhân lên phía đầu. Cosby, Karen S.; Kendall, John L. Practical Guide to Emergency Ultrasound, 1st Edition. 2006 Lippincott Williams & Wilkins.
  6. Trên lát cắt dọc, bên trái màn hình là phía đầu của bệnh nhân, bên phải màn hình là phía chân của bệnh nhân. C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rdEdition. 2005. p1039-1055
  7. Trên lát cắt ngang, bên trái màn hình là bên phải của bệnh nhân, bên phải màn hình là bên trái của bệnh nhân. C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rdEdition. 2005. p1039-1055
  8. Anterior Inferior Superior Inferior Anterior Posterior Posterior Superior
  9. Quy ước về chiều hướng của hình ảnh siêu âm thu nhận được qua ngã âm đạo: Ở lát cắt dọc: phía trên màn hình là phía chân, phía dưới màn hình là phía đầu của bệnh nhân. Bên trái màn hình là phía trước, bên phải màn hình là phía sau của bệnh nhân. Ở lát cắt vành: phía trên màn hình là phía chân, phía dưới màn hình là phía đầu của bệnh nhân. Bên trái màn hình là bên phải của bệnh nhân, bên phải màn hình là bên trái của bệnh nhân.
  10. • Bác sĩ làm siêu âm ngồi ở bên phải bệnh nhân, tư thế đối mặt với bệnh nhân. Do vậy, đầu dò được cầm bên tay phải. • Đầu dò siêu âm được chế tạo rất tinh vi, rất dễ bị hư hại nếu va chạm vào các vật cứng. • Khi làm siêu âm ta phải sử dụng gel, chính chất gel đôi khi sẽ làm ta tuột đầu dò, và như vậy nếu không cẩn thận, ta rất dễ làm rơi đầu dò. • Cách cầm đầu dò an toàn nhất là ta choàng dây đầu dò qua cổ, với cách cầm này, nếu Bs có lỡ tay làm tuột đầu dò, thì đầu dò cũng không bị rơi xuống đất.
  11. • Khởi đầu làm siêu âm, điều trước tiên và tối quan trọng là phải cầm đầu dò đúng, muốn vậy ta cần phải biết quy ước của nhà sản xuất máy siêu âm. • Mỗi đầu dò có một gờ chỉ điểm (probe marker, indicator) tương ứng với điểm đánh dấu (screen marker, position marker) trên màn hình máy siêu âm. Điều này giúp cho người làm siêu âm cầm đúng đầu dò. • Theo quy ước, gờ chỉ điểm và điểm đánh dấu trên màn hình máy siêu âm luôn luôn ở cùng phía (hoặc là ở bên trái, hoặc là ở bên phải màn hình). • Nếu gờ chỉ điểm và điểm đánh dấu trên màn hình siêu âm không ở cùng một phía thì xem như ta đã cầm ngược đầu dò siêu âm. Screen marker Probe marker Cosby, Karen S.; Kendall, John L. Practical Guide to Emergency Ultrasound, 1st Edition. 2006 Lippincott Williams & Wilkins.
  12. Gờ chỉ điểm và ký hiệu điểm đánh dấu trên màn hình máy siêu âm cũng khác nhau tuỳ hãng. Ví dụ, với hãng General Electric, gờ chỉ điểm là gờ nổi ở một phía của đầu dò, tương ứng điểm đánh dấu là chữ GE ở góc trên màn hình máy siêu âm; với hãng Medison, gờ chỉ điểm là một điểm nổi ở một phía của đầu dò, tương ứng trên hình siêu âm là chữ M ở góc trên màn hình; với hãng Sonosite, gờ chỉ điểm Probe marker, Indicator là một điểm nổi ở một phia của đầu dò, tương ứng điểm đánh dấu là một chấm tròn màu xanh ở góc trên màn hình…
  13. • Khi khảo sát siêu âm tổng quát và sản-phụ khoa qua ngã bụng: – Nếu điểm đánh dấu trên màn hình ở góc trái thì khi thực hiện lát cắt dọc, gờ chỉ điểm hướng về phía đầu của bệnh nhân. Khi thực hiện lát cắt ngang, gờ chỉ điểm hướng về phía bên phải của bệnh nhân. – Nếu điểm đánh dấu trên màn hình ở góc phải (muốn thay đổi vị trí điểm đánh dấu ta nhấn nút Я trên bàn phím máy siêu âm) thì khi thực hiện lát cắt dọc, gờ chỉ điểm hướng về phía chân của bệnh nhân. Khi thực hiện lát cắt ngang, gờ chỉ điểm hướng về phía bên trái của bệnh nhân. • Từ lát cắt dọc ta xoay ngược chiều kim đồng hồ để lấy lát cắt ngang. Ngược lại, từ lát cắt ngang ta xoay theo chiều kim đồng hồ để lấy lát cắt dọc.
  14. Probe marker, Indicator
  15. Một cách khác giúp nhận biết đầu dò đặt đúng hướng: Ở lát cắt dọc, ta di chuyển đầu dò từ trên xuống dưới (đầu tới chân BN): Nếu hình ảnh trên màn hình di chuyển cùng chiều từ trái qua phải màn hình): đầu dò bị cầm ngược. Ở lát cắt dọc, ta di chuyển đầu dò từ trên xuống dưới (đầu tới chân BN): Nếu hình ảnh trên màn hình di chuyển ngược chiều (từ phải qua trái màn hình): đầu dò cầm đúng. Ở lát cắt ngang, ta di chuyển đầu dò từ phải qua trái BN: Nếu hình ảnh trên màn hình di chuyển cùng chiều (từ trái qua phải màn hình): đầu dò bị cầm ngược. Ở lát cắt ngang, ta di chuyển đầu dò từ phải qua trái BN: Nếu hình ảnh trên màn hình di chuyển ngược chiều (từ phải qua trái màn hình): đầu dò cầm đúng.
  16. • Đầu dò siêu âm qua ngã âm đạo (transvaginal US) cũng được dùng để siêu âm qua ngã trực tràng (transrectal US). • Đối với siêu âm qua ngã âm đạo hoặc siêu âm qua ngã trực tràng thì trước tiên ta phải dùng bao cao su bọc đầu dò (ta cho một ít gel lên đầu dò trước khi bọc để không còn khí len giữa bao cao su và đầu dò). • BN nằm tư thế khám sản khoa nếu siêu âm qua ngã âm đạo. Cần lót dưới mông bệnh nhân một chiếc gối cao để nâng vùng chậu lên, Bs siêu âm sẽ dễ xoay trở đầu dò. • BN nằm nghiêng trái, hai chân co lên ngang bụng nếu siêu âm qua ngã trực tràng (không cần gối lót mông). • Trước khi đưa đầu dò vào thăm khám, ta phải bôi gel vô trùng vào đầu dò đã được bọc bao cao su. • Việc siêu âm qua ngã âm đạo hay trực tràng cần phải được tư vấn và giải thích cho bệnh nhân trước khi tiến hành (xin xem thêm các nguyên tắc cần phải tuân thủ khi siêu âm qua ngã âm đạo). Cosby, Karen S.; Kendall, John L. Practical Guide to Emergency Ultrasound, 1st Edition. 2006 Lippincott Williams & Wilkins.
  17. ƯU ĐIỂM CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ ÂM ĐẠO 1. Bệnh nhân không phải chờ cho bàng quang đầy nước tiểu. 2. Khảo sát tốt hơn siêu âm qua ngã bụng ở bệnh nhân béo phì. 3. Khảo sát tốt hơn siêu âm qua ngã bụng khi tử cung gập sau (retroflexion). 4. Sử dụng tần số cao hơn, cho độ phân giải hình ảnh tốt hơn. - Cho hình ảnh chi tiết hơn về nội mạc và cấu trúc cơ tử cung. - Cho hình ảnh chi tiết hơn về buồng trứng và vòi trứng (bệnh lý). - Cho hình ảnh chi tiết hơn về các tổn thương vùng chậu. C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rd Edition. 2005. p527-579
  18. NHƯỢC ĐIỂM CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ ÂM ĐẠO 1. Khảo sát này được xem là thủ thuật có ít nhiều tính chất xâm lấn. Một số bác sĩ khá thô bạo khi đưa đầu dò vào âm đạo khiến cho nhiều bệnh nhân khá sợ khi phải làm siêu âm đầu dò. 2. Nhiều bệnh viện không trang bị gel vô trùng để bôi đầu dò khiến cho việc khảo sát có thể đưa đến viêm nhiễm vùng chậu. 3. Khảo sát này được xem là không thể thiếu trong những trường hợp nghi ngờ Thai lạc chỗ (ectopic pregnancy). Thế nhưng việc siêu âm qua ngã bụng cũng không được thiếu trong những trường hợp này. Có 2 lý do: 3.1. Siêu âm qua ngã âm đạo không thể chẩn đoán được Thai lạc chỗ trong ổ bụng (dưới gan, dưới lách…). 3.2. Siêu âm qua ngã âm đạo không thể ược lượng được lượng máu tự do trong ổ bụng nhiều hay ít. Việc khảo sát khoang Morrison là hết sức cần thiết. Nếu thấy dịch trong khoang này, tức có nghĩa là tràn dịch ổ bụng từ lượng vừa đến lượng nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2