intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiêu thức lấy lòng cấp trên

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

167
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi trưởng thành và đi làm, bạn cũng nên quan tâm đến những vấn đề này. Chúng rất có ích cho công việc và cuộc sống của bạn đấy. Đoán trước những điều sếp cần và thực hiện chu đáo Trong công việc và cuộc sống, sếp bạn đôi khi bận rộn nên không có đủ thời gian lo toan mọi việc. Vì thế, bạn nên để ý khi làm việc và những thói quen của sếp để có thể đoán được những thông tin, những điều sếp muốn. Khi nắm bắt được những điều đó, hãy thực hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiêu thức lấy lòng cấp trên

  1. Chiêu thức lấy lòng cấp trên Khi trưởng thành và đi làm, bạn cũng nên quan tâm đến những vấn đề này. Chúng rất có ích cho công việc và cuộc sống của bạn đấy. Đoán trước những điều sếp cần và thực hiện chu đáo Trong công việc và cuộc sống, sếp bạn đôi khi bận rộn nên không có đủ thời gian lo toan mọi việc. Vì thế, bạn nên để ý khi làm việc và những thói quen của sếp để có thể đoán được những thông tin, những điều sếp muốn. Khi nắm bắt đ ược những điều đó, hãy thực hiện thật chu đáo. Sự tích cực và nhiệt tình của bạn sẽ khiến sếp hài lòng. Đây là một cách thể hiện nhanh nhất để bạn có thể được thăng chức trong tương lai. Hay bất cứ khi nào có việc được giao, bạn hãy lên những kế hoạch hay và thực hiện thật tốt để sếp thấy được mức độ hiệu quả. Hầu hết các sếp đều rất thích và ưu ái những nhân viên giỏi chuyên môn, chu đáo và có tính cần mẫn khi làm việc. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm cả đến những người quan trọng với sếp bao gồm: đối tác, cấp trên, hoặc gia đình của sếp. Tất nhiên, bạn nên thể hiện sự quan tâm tế nhị, không phải kiểu: “đi theo đút lót”. Nếu có điều kiện, bạn chỉ cần đơn giản là thường xuyên hỏi thăm họ. Cách cư xử và làm việc của bạn có thể qua những người thân mà đến tai sếp đấy! Thêm vào đó
  2. là hiểu được những điều sếp muốn ở một nhân viên cũng rất quan trọng. Nó giúp bạn thích nghi và phù hợp với những mong đợi của sếp! Chứng minh thực lực, mối quan hệ và sự nhạy bén Ngoài cách cư xử khôn khéo, chuyên môn giỏi, thì việc bạn có nhiều mối quan hệ tốt cũng gây được sự tin tưởng và cảm tình của sếp. Mối quan hệ ở đây không chỉ ở ngoài công ty, mà cả với những đồng nghiệp và khách hàng của bạn. Việc tạo cho mình những mối quan hệ tốt, không chỉ khiến sếp hài lòng, đánh giá cao về bạn, mà còn giúp cho con đường thăng tiến và việc làm của bạn thêm rộng mở. Thanh Loan, 25 tuổi, đã nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực của sếp chỉ sau 3 tháng làm việc. Không những nhanh nhạy, Loan luôn biết cách chăm sóc khách
  3. hàng và vun vén các mối quan hệ của mình và cả... của sếp. Những đối tác sếp cần liên hệ, cô đều có thông tin liên lạc, và đều tạo được niềm tin vững chắc nơi khách hàng. Bí quyết của Loan không gì khác chính là cô luôn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình và khôn khéo trong cách cư xử. Loan cũng rất hòa đồng, minh chứng là cuộc vui nào của cả nhóm, Loan cũng ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Bản thân sếp cô, cũng bị chính thực lực và sự nhanh nhạy trong công việc của Loan thuyết phục. Để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, bạn còn cần bắt kịp phong cách làm việc cũng như tính cách của sếp. Cụ thể, qua công việc, bạn cần xử lí nhanh nhạy. Tốt nhất là đừng khiến sếp bận tâm, tuyệt nhiên không nên để lại “hậu quả”. Một số sếp thích nói ít nhưng thực hiện hiệu quả, người khác lại thích nói nhiều nhưng làm đơn giản. Hiểu được ý sếp sẽ giúp bạn thực hiện công việc hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu bạn lỡ gây ra những rắc rối thì cũng dễ dàng xử lí chúng nếu không muốn sếp bực mình nữa đấy! Tất cả để hoàn thành tốt việc nhưng cũng cần tôn trọng sếp Trong công việc, chắc chắn sẽ có những lúc bạn một ý, sếp một ý khác. Tất nhiên, không bàn tới ai đúng, ai sai, nhưng dù thế nào, điều bạn cần là luôn tôn trọng sếp. Thực tế, nhiều vị sếp thỉnh thoảng vẫn thường phạm sai lầm trong quyết định. Thế nhưng, bạn cần cư xử khéo léo, để vừa thể hiện sự tôn trọng của mình, vừa đừng
  4. làm sếp “mất mặt”. Tuyệt đối không nên “vượt mặt” vì như thế thì sếp sẽ cực kì khó chịu. Khi có ý kiến, hay không đồng nhất quan điểm với cấp trên, bạn nên trao đổi với sếp trước khi đưa lên ban lãnh đạo cao hơn. Đừng bao giờ dại dột thẳng thừng bảo sếp sai rồi lên án để người khác biết, hậu quả khó lường lắm đấy! Chẳng Sếp nào lại muốn trả lương cho nhân viên của mình khi họ muốn làm gì thì làm và không thực hiện đúng theo ý mình. Cho dù là sếp thoải mái, nhưng bạn cũng cần thể hiện sự tôn trọng cần thiết. Nhiều nhân viện vẫn phạm sai lầm là khi sếp tỏ ra dễ dãi thì bỡn cợt thái quá, gây mất cảm tình và hình tượng. Nhất là các sếp lớn tuổi, bạn cần nghiêm túc hơn trong hành xử, cần phải biết lắng nghe và tiếp nhận để tránh làm phật lòng sếp. Quan trọng vẫn là nề nếp và chăm chỉ Bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp, quy củ của mình từ những hành động cụ thể trong công việc như: làm việc đúng nguyên tắc, đi làm đúng giờ, chu đáo trong công việc... Nhiều nhân viên vẫn thường “lựa ý sếp làm việc”. Nghĩa là khi sếp không gắt gao thì chỉ làm cho có, vắng sếp một chút là “rút” đi chơi. Số khác lại vì sếp dễ tính nên lười làm, hay làm thì rất hời hợt, cho có. Sau đó luôn gây ra những hậu quả biết trước. Thêm vào đó, nhiều người còn quen tận dụng những mối quan hệ thân tính với cấp
  5. trên đi trễ về sớm, thăng tiến trong công việc. Thậm chí, nhiều người còn thường xuyên nhờ vả sếp “làm hộ” với lí do: “Thiếu kinh nghiệm”. Thế nhưng nó chẳng hay chút nào, như vậy chỉ khiến sếp thêm “ái ngại” sự thân thiết của bạn. Hãy cố gắng học hỏi và luôn tự hoàn thành công việc sếp giao đúng tiến độ nhé! Theo Afamily
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2