intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chile – trên đại lộ sông băng qua vùng đất lửa

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Phía trước là núi băng" – là câu nói cửa miệng trên eo biển Magellan. Để đỡ nhớ quê hương cũ của mình, những người châu Âu di cư đến đây đã đặt tên cho eo biển những cái tên như "Alemania", "Francia" hay "Holanda". Một chuyến thám hiểm bằng tàu sẽ dẫn qua những khối băng màu xanh lam khổng lồ, vượt qua phần cực nam của châu Mỹ Latin để đến với Cape Horn. Với thuyền phao, người ta có thể đến gần những sông băng Dưới ánh nắng mặt trời không quá gay gắt, cứ khoảng 15 phút...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chile – trên đại lộ sông băng qua vùng đất lửa

  1. Chile – trên đại lộ sông băng qua vùng đất lửa "Phía trước là núi băng" – là câu nói cửa miệng trên eo biển Magellan. Để đỡ nhớ quê hương cũ của mình, những người châu Âu di cư đến đây đã đặt tên cho eo biển những cái tên như "Alemania", "Francia" hay "Holanda". Một chuyến thám hiểm bằng tàu sẽ dẫn qua những khối băng màu xanh lam khổng lồ, vượt qua phần cực nam của châu Mỹ Latin để đến với Cape Horn. Với thuyền phao, người ta có thể đến gần những sông băng Dưới ánh nắng mặt trời không quá gay gắt, cứ khoảng 15 phút lại có những tảng băng to như những ngôi nhà nứt ra khỏi sông băng Pia với màu xanh lam nhạt và lăn ùm xuống biển. Sóng tung lên dữ dội và ít phút sau chúng lan đến bờ biển trong vịnh Pia như vừa có một trận động đất nhỏ."Sông băng chết những cái chết thật đẹp" – anh chàng người Úc Michael Gebicki nói.
  2. Tay cầm cốc whiskey pha với đá từ băng hàng trăm tuổi, Michael chiêm ngưỡng sức mạnh vô biên của thiên nhiên. Sau đó nhân viên của con tàu thám hiểm "Mare Australis" thúc giục khoảng 100 thành viên của tàu chuẩn bị lên đường về. Trên những con thuyền phao Zodiacs mọi người trở lại tàu – con tàu tuy không nhỏ nhưng đứng cạnh núi băng xanh trông nó như đồ chơi. Trên con tàu thám hiểm Cruceros Australis, câu "núi băng phía trước mặt“ đã thành câu cửa miệng Vùng đất lửa vẫn còn được gọi với cái tên "Terra incognita". Mũi cực nam của Nam Mỹ vẫn còn như chưa thức giấc để chào đón những du khách ít ỏi của nó. Nhưng "người đẹp" ngủ trong rừng đang bị đánh thức một cách thô bạo. Những chuyến tàu khổng lồ của các hãng tàu lớn từ Bắc Âu đang thường xuyên kéo đến nơi tận cùng giá băng của Trái đất để cả nghìn hành khách của họ được chiêm ngưỡng phong cảnh còn nguyên sơ. Và để làm được điều đó, những "thành phố biết bơi" này phải len lỏi trong những kênh đào ngóc ngách.
  3. Hiện tại du khách phải ở trên boong tàu, như vậy hệ sinh thái ở đây còn một chút thời gian để tồn tại. Ai muốn thưởng thức thiên nhiên thật gần thì phải là hành khách của những con tàu thám hiểm như "Mare Australi"“. Với chiều dài chỉ 72m, con tàu này đủ nhỏ và đủ điều kiện để đưa du khách vào đất liền khám phá công viên quốc gia Tierra del Fuego bằng thuyền phao. Trên vùng đất lửa của Chile, những con tàu thám hiểm thường xuất phát từ Punta Arenas… Con tàu giống như một khoa "nổi“ của một trường đại học – với sự khác biệt là một nhà hàng cao cấp thay cho bếp ăn sinh viên. Trên tàu có các cuộc diễn thuyết về môi trường về hệ sinh thái của Trái đất mà để hiểu được nó người ta phải có một sự hiểu biết và tinh tế nhất định. Đến sẩm tối, con tàu "Mare Australis" đi qua đại lộ sông băng. Để gửi lời chào đến quê hương, những người xa xứ đã đặt tên cho vùng đất mới của họ những cái tên của quê hương cũ ở châu Âu khi họ đến đây lập nghiệp cách đây 100 năm. Nhưng họ cũng phải
  4. sớm giã từ vùng đất tận cùng thế giới này và chuyển đến nơi khác trước khi kịp tàn phá và tiêu diệt hết người da đỏ, những người dân bản địa đã chống chọi được với thiên nhiên khắc nghiệt. Những gì còn lại chỉ là cái tên của sông băng. Tuy hiện nay chính con sông băng ấy cũng bị đe dọa bởi sự thay đổi của khí hậu, hai nhà khoa học về khí tượng José Araos và Carlos Olave từ thành phố Punta Arenas của Chile đi trên cùng chuyến tàu nói trên. … mà nhà thờ của nó được xây dựng năm 1893, ngôi nhà đầu tiên được xây bằng đá của thành phố này
  5. Nhưng khi nhìn vào con sông băng "Francia" mà con tàu của chúng tôi đi qua thì người ta không thể nhận ra được điều này. Sâmbanh nổ đôm đốp trong salon của con t àu, pho mát Camembert được bày ra ê hề và từ những chiếc loa tiếng hát của Edith Piaf đang vang lên như một khúc tưởng niệm một kẻ khổng lồ đang chờ chết. Một lát sau, bia vùng Bavaria và xúc xích được mang đến và nhạc dành cho lễ hội bia Oktoberfest đã vang lên. Đó cũng là lúc con tàu đang đi qua sông băng "Alemania", nơi những khối băng khổng lồ của nó như những tấm phông sân khấu đang chảy xuống biển. Rồi những khoảnh khắc Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha nối tiếp nhau với trò chơi đoán tên sông băng bằng nhạc và thức ăn. Sau khi hành khách đã nằm trên giường được mấy giờ, vùng đất lửa mới lộ nguyên hình về sự hung bạo của nó: cốc đựng bàn chải đánh răng vỡ tung trong chậu rửa mặt. Sách báo, máy ảnh, vali rơi tứ tung xuống sàn đất. Sóng biển đánh vào thành tàu dâng lên đến tận tầng ba – cao 9m so với mực nước biển. Sau hai ngày sóng yên biển lặng "vĩ tuyến 50 gầm gào" ("Screaming fifties") lại trở mặt hiện nguyên hình đúng với cái tên của nó. Ở phía nam Chile, nơi eo biển Magellan đổ vào kênh đào Cockburn trước khi đi theo hướng kênh đào Beagle, không có hòn đảo nào ở phía trước có thể bảo vệ được những kênh đào chằng chịt trước những sóng gió của Thái Bình Dương.
  6. Ai muốn lên tàu từ đất Argentina có thể đến Ushaia, nơi người dân ở đây coi là thành phố gần cực nam nhất của Trái đất Vài ngày sau, ở phía chân trời đất liền đã hiện dần ra với huyền thoại Cape Horn. Bầu trời lúc này khiến người ta lại nhớ đến một bức tranh của Caspar David Friedrich: một bảng màu xám-vàng với vài t ia sáng. Trời đang mưa và biển động mạnh. Cape Horn quả đúng là góc trời "đỏng đảnh" nhất trên Trái đất, điều người ta từng được biết qua các tiểu thuyết của các nhà văn Herman Melville, Jules Verne và Edgar Allen Poe. Những cơn bão quét qua mũi cực nam của Nam Mỹ có thể mạnh lên đến 265 km/giờ, 280 ngày trong năm có mưa. Có hơn 800 xác tàu nằm dưới đáy biển ngay gần bờ biển vách núi dựng đứng và khoảng 10.000 thủy thủ đã bỏ xác ở nơi này. Mặc dù vậy, thuyền trưởng Oscar Sheward người Chile vẫn hạ lệnh cho thuyền cập đất liền.
  7. Xuống tàu đến vùng đất cô đơn… Điểm tận cùng của thế giới cũng không có gì khác ngoài những thứ nó vốn đã có: một bậc thang bằng gỗ mà các bậc thang được sơn viền đỏ đưa người ta lên trên vách đá đen trên độ cao 250m. Cái "mũi" (cape) thật sự ở đây thật ra nằm trên đỉnh núi ở độ cao 424m về phía tay phải của bậc thang cuối cùng khi leo lên. Hòn đảo rộng khoảng 10km2 được chia cắt dọc ngang bởi những con đường lát gỗ. Chúng đưa tới ngọn hải đăng nơi có phòng ở và nhà nguyện cũng như tới con chim phượng hoàng bằng thép – một tượng đài dành cho các thủy thủ quá cố. Huyền thoại kể rằng linh hồn của những thủy thủ xấu số sẽ sống trong những con chim phượng hoàng kia, những con chim kêu thật to mỗi khi chúng liệng xuống những đám bọt trắng xóa của sóng biển để bắt cá. Những lo ài cỏ nước mặn và đá cuội đầy rêu phủ đầy trên đảo, thi thoảng có vài vũng nước nơi người ta không muốn ở thật lâu.
  8. Phía trong đất liền lúc nào cũng có gió to thổi bay mọi thứ Nửa giờ sau du khách đã ngồi trong nhà hàng của con tàu. Biển lúc này yên tĩnh, phần lớn mọi người đã cảm thấy đói và muốn ăn một thứ gì đó sau một đêm dữ dội. Và qua ô cửa kính lớn, du khách với những cốc cà phê nóng hổi trên tay chiêm ngưỡng huyền thoại Cape Horn dần dần rời xa và cuối cùng chỉ còn là một đốm đen và biến mất sau lớp cửa kính.
  9. Biển hiệu ở Puerto Williams cho biết người ta đang cách xa phần còn lại của thế giới là bao nhiêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2