intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chim cút và vị thuốc thuần điểu

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chim cút và vị thuốc thuần điểu Chim cút (Coturnix japonica Temminck et Schlegel) thuộc họ trĩ (Phasianidae), tên khác là gà đồng, là loài chim di cư có kích thước nhỏ, thân hình thoi, gọn, nặng 110-130g, có nhiều ở đồng cỏ vùng trung du và đồng bằng vào mùa đông. Trong nhiều năm gần đây, để bổ sung nguồn dinh dưỡng từ thịt gia cầm, chim cút đã được nuôi dưỡng và phát triển khá phổ biến ở các địa phương để lấy thịt và trứng làm thực phẩm và làm thuốc. Chim cút được dùng trong y học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chim cút và vị thuốc thuần điểu

  1. Chim cút và vị thuốc thuần điểu Chim cút (Coturnix japonica Temminck et Schlegel) thuộc họ trĩ (Phasianidae), tên khác là gà đồng, là loài chim di cư có kích thước nhỏ, thân hình thoi, gọn, nặng 110-130g, có nhiều ở đồng cỏ vùng trung du và đồng bằng vào mùa đông. Trong nhiều năm gần đây, để bổ sung nguồn dinh dưỡng từ thịt gia cầm, chim cút đã được nuôi dưỡng và phát triển khá phổ biến ở các địa phương để lấy thịt và trứng làm thực phẩm và làm thuốc. Chim cút được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thuần điểu. Thịt chim (thuần điểu nhục) chứa nhiều protid, lipid và muối khoáng, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương, trừ phiền nhiệt, cầm tả lỵ. Chim cút (1 con) làm thịt, bỏ ruột, rửa sạch, chặt miếng, ướp với gia vị rồi nấu cháo ăn hằng ngày là thuốc bồi dưỡng cho trẻ em chữa cam tích, suy nhược, biếng ăn, cho người cao tuổi yếu mệt, hay đau nhức, ăn không thấy ngon. Có người còn nấu thêm với nhộng tằm. Thịt chim cút ninh nhừ với hạt đậu ván trắng và gừng tươi chữa kiết lỵ; với đường và rượu lại có tác dụng nhuận phế, bổ khí, thông huyết chữa viêm phế quản mạn tính. Theo tài liệu nước ngoài, thịt chim cút 1 con, phối hợp với đảng sâm 15g, hoài sơn 30g, hầm nhừ, ăn cái uống nước để chữa tỳ vị hư nhược, kém ăn, nôn trớ; với câu kỳ tử 30g, đỗ trọng 10g, trị đau lưng do thận hư; với bạch cập 10g, trị ho ra máu. Trứng chim (thuần điểu tử) có nhiều chất lecithin hơn các loại trứng khác, vị ngọt, mặn, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí. Hằng ngày, cho trẻ ăn 2-3 quả trứng chim luộc hoặc quấy với bột gạo để chữa suy dinh dưỡng, chán ăn. Phụ nữ ăn trứng chim cút ninh nhừ với ích mẫu 30-40g để tăng cường khí huyết; điều hòa kinh nguyệt. Trứng chim cút 2 quả, nấu chín với chuối tây xanh cắt miếng 10g, ăn trong ngày chữa táo bón, tăng huyết áp. Để chữa dị ứng lên cơn hen, lấy trứng chim cút ngâm nước tiểu 1 ngày, 1 đêm, rồi luộc ăn mỗi sáng 3 quả, liên tục trong 7-10 ngày. Theo tài liệu nước ngoài, trứng chim cút 5 quả, luộc, bỏ vỏ, nấu với bột đỗ trọng 10g và nước dùng gà 200ml, thêm hành, gừng, muối và gia vị khác thành món ăn - vị thuốc bổ
  2. gan, thận và hạ huyết áp; với mộc nhĩ trắng 15g để tăng cường khí huyết, làm mát da thịt; với ích mẫu 30g giúp điều hòa kinh nguyệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2