intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chinh phục khách hàng trong ngành bán lẻ

Chia sẻ: Phiyen_1 Phiyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

111
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm sao để giữ chân khách hàng? Làm thế nào để doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trong một môi trường bán lẻ “trăm người bán vạn người mua”?Theo Ted Hurlbut – một nhà tư vấn chuyên giúp các công ty bán lẻ tăng doanh thu và lợi nhuận thì bí quyết là phải tập trung vào một phân khúc thị trường hẹp và tạo lập những ưu thế riêng trong phân khúc đó, làm cho khách hàng cảm nhận được doanh nghiệp là nơi đặc biệt, thậm chí duy nhất đáp ứng được những nhu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chinh phục khách hàng trong ngành bán lẻ

  1. Chinh phục khách hàng trong ngành bán lẻ Làm sao để giữ chân khách hàng? Làm thế nào để doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trong một môi trường bán lẻ “trăm người bán vạn người mua”? Theo Ted Hurlbut – một nhà tư vấn chuyên giúp các công ty bán lẻ tăng doanh thu và lợi nhuận thì bí quyết là phải tập trung vào một phân khúc thị trường hẹp và tạo lập những ưu thế riêng trong phân khúc đó, làm cho khách hàng cảm nhận được doanh nghiệp là nơi đặc biệt, thậm chí duy nhất đáp ứng được những nhu cầu của họ. Khách hàng có thể bước vào một cửa hàng bán lẻ trước tiên vì sự tò mò. Chính sự trải nghiệm tích cực, những kết nối giàu cảm xúc mà họ có được khi đến cửa hàng ấy mới là những yếu tố giữ chân họ và khiến họ quay trở lại thường xuyên. Khi đứng trước các siêu thị, các trung tâm mua sắm cao cấp, khách hàng thường cảm nhận được một điều gì đó mới mẻ, khác biệt mà họ khó có thể bỏ qua.
  2. Chẳng hạn, tiền sảnh những cửa hàng bán lẻ của những nhãn hiệu nổi tiếng như Abercrombie & Fitch và Hollister không giống bất cứ cửa hàng nào khác. Chúng không có cửa vào rộng lớn với những tấm cửa kính trong suốt có thể nhìn thấy bên trong, mà là những chiếc cửa hẹp và những bức tường được trang trí khá tỉ mỉ nhưng chứa đựng nhiều bí ẩn, khơi dậy sự tò mò của những người đi ngang qua. Đó chỉ mới là một cách làm khác biệt với mục đích tạo ra sự ngạc nhiên và tò mò ban đầu cho khách hàng.Nếu chỉ dừng lại ở đấy, khách hàng có thể bước tiếp mà không vào bên trong vì họ cảm thấy chưa chắc cửa hàng dành để phục vụ mình, có thể không hợp với phong cách của mình.Khách hàng chỉ muốn khám phá những gì đằng sau sự khác biệt đó khi họ “thấy” được mình ở trong đó. Trong môi trường bán lẻ vốn cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp thường muốn thể hiện sự khác biệt của mình bằng cách đi vào những phân khúc hẹp.Họ không muốn là một nhãn hiệu của mọi khách hàng mà chỉ muốn trở nên quan trọng và có ý nghĩa đối với những khách hàng mục tiêu.Vì vậy, họ không chỉ đầu tư vào việc tìm hiểu những đặc điểm riêng của nhóm khách hàng mục tiêu, mà còn nỗ lực để trở thành một phần gắn liền với đời sống của những khách hàng này. Các nhà bán lẻ độc lập còn nỗ lực tạo ra một cộng đồng khách hàng có cùng đặc điểm, lối sống, phong cách và thái độ. Để tạo nên cộng đồng khách hàng riêng của mình, họ còn chủ động loại bỏ những khách hàng không có cùng những điểm chung với nhóm khách hàng mục tiêu. Họ quan niệm rằng nhà bán lẻ độc lập không thể bán tất cả mọi thứ cho mọi khách hàng. Sau đó, họ cố gắng tạo ra sự kết nối trực tiếp với các khách hàng theo cách thu hút riêng. Sự khác biệt có thể được tạo nên bằng nhiều cách khác nhau, nhưng quan trọng nhất là phải tác động được đến cảm xúc của khách hàng. Điều mấu chốt là
  3. những gì mà khách hàng cảm nhận được sau khi bước vào cửa hàng, nhìn thấy một món hàng hấp dẫn và bỏ tiền mua, khi đem món hàng đó về nhà thì ngắm nghía nó một lần nữa để nhớ lại cảm xúc khi trong lần đầu tiên nhìn thấy nó, rồi có được cảm xúc mới sau lần sử dụng đầu tiên để khoe với bạn bè, người thân. Trên thực tế, những khách hàng trẻ đến cửa hàng A&F hay Hollister luôn mong có một điều gì đó mới lạ để có thể khoe với bạn bè vào đầu một ngày mới và đón nhận những lời bình phẩm, khen ngợi. Đối với những khách hàng lớn tuổi hơn trong một môi trường bán lẻ khác thì có thể đó là cảm xúc khi mua được một món đồ gia dụng hay trang trí nội thất độc đáo để rồi luôn hứng thú đem khoe với khách đến chơi nhà. Để gây được ấn tượng tích cực và lâu dài cho khách hàng, doanh nghiệp phải tạo ra được sự phản ứng giàu cảm xúc.Cảm xúc chính là yếu tố làm cho khách hàng dễ nhớ, nhớ lâu và khiến họ quay trở lại cửa hàng bán lẻ.Có rất nhiều cách để tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng, nhưng ấn tượng đầu tiên là quan trọng nhất. Ấn tượng đầu tiên đến với khách hàng khi họ bước vào cửa hàng, khi đi dọc theo các quầy kệ trưng bày sản phẩm, khi nhìn ngắm cách bài trí, thiết kế của cửa hàng. Ấn tượng đầu tiên còn đến khi khách hàng được nhân viên bán hàng chào hỏi, giao tiếp, tư vấn và hướng dẫn, làm cho họ cảm thấy mình là người quan trọng. Do đó, nhân viên bán hàng phải được trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm đang bán, có thái độ cởi mở, nhiệt tình, hết lòng vì khách hàng. NHẤT NGUYÊN theo BKH/DNSGCT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2