intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách phát triển mang tính đột phá để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay

Chia sẻ: Angicungduoc2 Angicungduoc2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền nông nghiệp nước ta tuy chỉ còn chiếm khoảng 18% GDP của nền kinh tế, nhưng vẫn phải sử dụng gần 50% lực lượng lao động xã hội và nuôi sống khoảng 70% dân cư; Nông nghiệp vẫn lạc hậu, nông thôn vẫn nghèo, nông dân còn cực khổ; Nông sản không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hợp pháp, phổ biến, đang đầu độc cả dân tộc. Để tiếp tục phát triển có hiệu quả và bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường trước các cơ hội và thách thức to lớn của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trước các thách thức không lường trước được của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nền nông nghiệp Vệt Nam phải ứng dụng công nghệ cao, từ cung ứng giống và các loại vật tư, trang thiết bị đầu vào, đến canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước (không phải tạo ra các khu nông nghiệp công nghệ cao để triển lãm).Để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, trước hết, cần có những đổi mới căn bản về tư duy và hoạch định các chính sách phát triển mang tính đột phá cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách phát triển mang tính đột phá để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN MANG TÍNH ĐỘT PHÁ<br /> ĐỂ XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG<br /> BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY<br /> PGS. TS. Vũ Trọng Khải<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> T rong suốt 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ sau khi<br /> có Nghị quyết 10 (4/1988) của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý<br /> nông nghiệp”, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến<br /> khá dài. Nhưng hiện nay, những yếu tố tạo thành nền nông nghiệp Việt Nam đã<br /> đạt “ngưỡng phát triển tới hạn”. Nền nông nghiệp nước ta tuy chỉ còn chiếm<br /> khoảng 18% GDP của nền kinh tế, nhưng vẫn phải sử dụng gần 50% lực lượng<br /> lao động xã hội và nuôi sống khoảng 70% dân cư; Nông nghiệp vẫn lạc hậu,<br /> nông thôn vẫn nghèo, nông dân còn cực khổ; Nông sản không bảo đảm tiêu<br /> chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hợp<br /> pháp, phổ biến, đang đầu độc cả dân tộc. Để tiếp tục phát triển có hiệu quả và<br /> bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường trước các cơ hội và thách thức to<br /> lớn của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trước các<br /> thách thức không lường trước được của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu,<br /> nền nông nghiệp Vệt Nam phải ứng dụng công nghệ cao, từ cung ứng giống và<br /> các loại vật tư, trang thiết bị đầu vào, đến canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, khai<br /> thác, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ nông sản trên thị<br /> trường trong và ngoài nước (không phải tạo ra các khu nông nghiệp công nghệ<br /> cao để triển lãm).<br /> Để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, trước hết, cần có những<br /> đổi mới căn bản về tư duy và hoạch định các chính sách phát triển mang tính<br /> đột phá cao.<br /> <br /> <br /> 1. Về đổi mới tư duy<br /> Hiện nay người ta nói nhiều đến “Tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với<br /> <br /> <br /> <br /> Nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II.<br /> <br /> <br /> 9<br /> xây dựng nông thôn mới” như là giải pháp phát triển mang tính quyết định.<br /> Tái cấu trúc chỉ là sự sắp xếp lại các yếu tố cấu thành hiện có của một hệ<br /> thống (ở đây là nền nông nghiệp Việt Nam) sao cho hợp lý hơn để tiếp tục phát<br /> triển. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi các yếu tố cấu thành<br /> của hệ thống đó còn nhiều “dư địa” phát triển. Nhưng hiện nay, các yếu tố cấu<br /> thành nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt đến “ngưỡng phát triển tới hạn”. Do<br /> vậy, phải tạo ra các yếu tố mới về chất cấu thành nên nền nông nghiệp ứng<br /> dụng công nghệ cao, cả trong sản xuất và quản trị, dẫn đến sự phát triển có hiệu<br /> quả và bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường. Đó chính là tiến trình xây<br /> dựng lại nền nông nghiệp, chứ không phải là tái cấu trúc.<br /> Mặt khác, tiến trình xây dựng lại nền nông nghiệp dựa trên nền tảng công<br /> nghệ cao trong sản xuất và quản trị, là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất<br /> của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Cho nên, xây dựng lại nền nông nghiệp<br /> và xây dựng nông thôn mới không phải là hai khái niệm đồng đẳng, không phải<br /> là hai nội dung cùng diễn tiến đồng thời và gắn kết với nhau. Nói cách khác,<br /> xây dựng nông thôn mới, mà thực chất là phát triển nông thôn toàn diện và bền<br /> vững, đã bao hàm nội dung của tiến trình xây dựng lại nền nông nghiệp dựa<br /> trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày<br /> càng sâu rộng và trước các thách thức to lớn, khó lường của tình trạng biến đổi<br /> khí hậu.<br /> <br /> <br /> 2. Chính sách phát triển biến nông dân thành thị dân<br /> Cần có chính sách phát triển công nghiệp và đô thị đúng đắn để biến<br /> nông dân thành thị dân một cách bền vững, làm giảm dân cư và sức lao động<br /> nông nghiệp, tạo ra nguồn “cung” đất nông nghiệp cho thị trường, nhằm thúc<br /> đẩy tiến trình tích tụ và tập trung ruộng đất, tạo lập các trang trại sản xuất nông<br /> sản hàng hóa quy mô lớn, đủ năng lực ứng dụng công nghệ cao. Đáng tiếc là,<br /> trên thực tế, trong suốt 30 năm đổi mới, chúng ta đã không thực hiện được điều<br /> này. Chính sách phát triển nền công nghiệp gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng<br /> thấp, dựa trên “ưu thế” sức lao động giá rẻ, chỉ cần “cơ bắp”, và dựa trên khai<br /> thác tài nguyên thiên nhiên, chấp nhận tình trạng ô nhiễm môi sinh nghiêm<br /> trọng để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, người nông dân rời bỏ đồng ruộng<br /> để làm công nhân trong các khu công nghiệp buộc phải chấp nhận thu nhập<br /> thấp, điều kiện lao động xấu, buộc phải làm tăng ca để bảo đảm mức sống tối<br /> <br /> <br /> 10<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> thiểu; chấp nhận sử dụng thực phẩm giá rẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực<br /> phẩm, mua từ các “chợ cóc”. Vì thế, khi tuổi chưa già và cũng không còn trẻ để<br /> có thể chuyển đổi nghề, họ đã không còn đủ sức khỏe theo yêu cầu của công<br /> việc. Lúc đó, họ sẽ phải tự xin nghỉ việc, hoặc bị giới chủ sa thải, nên chỉ còn<br /> cách trở lại quê hương, chia lại việc làm vốn đã ít, trên mảnh ruộng nhỏ bé của<br /> mình.<br /> Mặt khác, chúng ta chỉ xây dựng các khu công nghiệp để tạo việc làm,<br /> mà không xây dựng khu dân sinh với các tiện ích công cộng, như nhà ở xã hội<br /> có điện, nước sạch, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa,mang<br /> internet,cap truyen hinh, đường giao thông,co kết nối với hệ thống quốc gia…<br /> Hơn nữa, các khu công nghiệp thường phổ biến xây dựng ở các đô thị đã có, tạo<br /> ra các siêu thành phố với những vấn nạn về kinh tế - xã hội và môi trường,<br /> không thể giải quyết được.<br /> Cho nên, người nông dân ra thành phố làm công nhân trở thành công dân<br /> hạng 2, sống trong các nhà ổ chuột, không được hưởng các tiện ích công cộng<br /> như cư dân đô thị. Con cái của họ sinh ra phải gửi về quê cho ông bà nuôi dạy<br /> và để học “đúng tuyến”. Đó là chỉ báo cho sự thất bại của chính sách phát triển<br /> công nghiệp. Người nông dân ra thành phố làm công nhân trong điều kiện<br /> “không an cư, nên không lạc nghiệp”, họ không thể trở thành thị dân. Làm công<br /> nhân chỉ là tạm bợ và luôn sống trong tâm thế sẵn sàng trở về quê làm nông dân<br /> khi có những biến động bất lợi trong đời sống. Do vậy, họ không sẵn sàng bán<br /> hay cho thuê lâu dài số đất nông nghiệp ít ỏi của mình ở quê hương. Điều đó đã<br /> không tạo ra nguồn “cung” cho thị trường đất nông nghiệp. Vì thế, cần phải<br /> thay đổi căn bản tư duy và chính sách phát triển công nghiệp và đô thị, tạo lập<br /> nhiều khu đô thị có đủ tiện ích văn minh ở vùng kinh tế - sinh thái để thu hút<br /> sức lao động dư thừa từ nông nghiệp, nông thôn, biến nông dân thành thị dân<br /> một cách thực sự và bền vững.<br /> <br /> <br /> 3. Chính sách đào tạo đội ngũ nông dân chuyên nghiệp<br /> Nền nông nghiệp truyền thống tồn tại dựa trên những “lão nông tri điền”,<br /> những nông dân “cha truyền con nối”, nên không thể sản xuất hàng hóa quy mô<br /> lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản trị.<br /> Vì vậy, một mặt, phải có chính sách đầu tư đào tạo một đội ngũ “thanh<br /> nông tri điền”, những nông dân chuyên nghiệp, đủ năng lực quản lý các trang<br /> <br /> <br /> 11<br /> trại gia đình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thực hiện<br /> GlobalGap và đủ năng lực thành lập và quản lý hợp tác xã (HTX) kiểu mới theo<br /> Luật HTX 2012. Cả hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nông,<br /> lâm, ngư nghiệp dày đặc trong cả nước phải được Nhà nước giao nhiệm vụ và<br /> cấp kinh phí để đào tạo lớp thanh niên nông thon thành nông dân chuyên<br /> nghiệp. Chỉ khi có đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, “cầu” trên thị trường đất<br /> nông nghiệp mới hình thành và phát triển, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập<br /> trung ruộng đất, tạo lập các trang trại ứng dụng công nghệ cao, tham gia vào<br /> chuỗi giá trị ngành hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước.<br /> <br /> <br /> 4. Chính sách phát triển các HTX và doanh nghiệp đóng vai trò<br /> “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị ngành hàng ở mỗi vùng nông nghiệp sinh<br /> thái.<br /> Các trang trại gia đình sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao chỉ có<br /> ưu thế trong các khâu sản xuất mang tính sinh học trên từng thửa ruộng, vườn<br /> cây, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và ao nuôi trồng thủy hải sản, và<br /> đóng vai trò chủ thể quan trọng đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành hàng nông<br /> sản. Nhưng để áp dụng công nghệ cao trong toàn chuỗi giá trị ngành hàng nông<br /> sản, tạo dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, cần có<br /> vai trò “nhạc trưởng” của các doanh nghiệp và HTX bảo đảm cung ứng dịch vụ<br /> đầu vào – đầu ra bằng công nghệ cao cho các trang trại. Một mặt, các doanh<br /> nghiệp và HTX cung ứng giống xác nhận theo yêu cầu chủng loại, phẩm chất<br /> của thị trường, cung ứng các trang thiết bị và vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ<br /> thuật canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng theo GlobalGap cho các trang trại. Mặt<br /> khác, các doanh nghiệp và HTX phải bảo đảm chế biến, bảo quản, phân phối,<br /> tiêu thụ nông sản, xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Ba vấn đề<br /> mà các trang trại không thể tự giải quyết là: thị trường và thương hiệu, ứng<br /> dụng công nghệ cao, vốn sản xuất. Ba vấn đề này phải do các doanh nghiệp và<br /> HTX đảm trách. Khi đó, về pháp lý các trang trại có quyền tự chủ kinh doanh,<br /> nhưng trên thực tế, chỉ là đơn vị sản xuất gia công cho các doanh nghiệp, HTX<br /> ở những khâu sản xuất mang tính sinh học.<br /> Do vậy, cần có chính sách đào tạo một đội ngũ doanh nhân, các chuyên<br /> gia kinh tế, kỹ thuật đủ năng lực khởi nghiệp và phát triển các doanh nghiệp và<br /> HTX đóng vai trò “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị của mỗi ngành hàng nông<br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> sản trên mỗi vùng sinh thái nông nghiệp<br /> Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tài trợ kinh phí<br /> khuyến nông, tài trợ vốn khởi nghiệp và lãi suất tín dụng cho các dự án ứng<br /> dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp và HTX đảm nhiệm vai trò “nhạc<br /> trưởng” trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.<br /> <br /> <br /> 5. Chính sách hình thành và phát triển thị trường đất nông nghiệp.<br /> Nếu còn áp dụng chính sách đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước có<br /> quyền thu hồi đất đai, đền bù giá trị quyền sử dụng đất theo khung giá do chính<br /> minh quy định, thì không những không tạo lập được thị trường đất đai lành<br /> mạnh và nền nông nghiệp công nghệ cao mà còn tiếp tục tạo ra xung đột xã hội<br /> gay gắt và cơ hội cho tham nhũng đất đai ngày càng trầm kha, bất khả khắc<br /> phục.<br /> Trước mắt, cần bỏ ngay quyền thu hồi, đền bù giá trị quyền sử dụng đất<br /> theo giá quy định của các cấp chính quyền, thiết lập thị trường mua bán “quyền<br /> sử dụng đất”. Nhà nước cần có đất vì mục tiêu lợi ích công cộng hay an ninh<br /> quốc gia, cũng phải mua quyền sử dụng đất hay trưng mua quyền sử dụng đất<br /> của người dân theo giá thị trường.<br /> Dựa trên thị trường đất đai, các nông dân chuyên nghiệp có nhu cầu và<br /> khả năng, có thể mua hoặc thuê lâu dài đất nông nghiệp của những nông dân đã<br /> trở thành thị dân, để tạo lập các trang trại sản xuất nông sản quy mô lớn, ứng<br /> dụng công nghệ cao, tham gia chủ động, tích cực vào chuỗi giá trị ngành hàng,<br /> mà không bị bất kỳ ai ép giá, ép cấp phẩm chất nông sản. Các doanh nghiệp có<br /> nhu cầu và khả năng cũng có thể làm như vậy để tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng<br /> nông sản ứng dùng công nghệ cao, quy mô lớn. Nhưng đối với các khâu sản<br /> xuất mang tính sinh học, các doanh nghiệp vẫn cần “khoán” cho các hộ nông<br /> dân thực hiện, mà thực chất là tái lập “các trang trại gia đình, dự phần”<br /> (affiliated farm household) trong chuỗi giá trị do doanh nghiệp tạo dựng và<br /> quản lý. (Lưu ý là trong chuỗi này, các hộ nông dân nhận khoán không phải là<br /> công nhân làm thuê, hưởng lương, mà là chủ các trang trại dự phần, hưởng thu<br /> nhập từ thành quả thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học do các doanh<br /> nghiệp giao cho).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 13<br /> 6. Chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp quốc gia theo vùng<br /> kinh tế - sinh thái.<br /> Hiện nay, mỗi tỉnh là một đơn vị kinh tế, mạnh ai nấy làm. Tỉnh nào cũng<br /> muốn tăng trưởng GDP theo hướng nâng cao tỉ trọng giá trị sản xuất công<br /> nghiệp, muốn xây dựng các hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn<br /> chỉnh. Điều đó không chỉ gây lãng phí nguồn lực và cơ hội phát triển, mà còn<br /> tạo ra mâu thuẫn lợi ích giữa các tỉnh. Họ không thể “ngồi lại” với nhau để liên<br /> kết vùng như nhiều người mong đợi.<br /> Do đó, Chính phủ phải vạch ra chiến lược sản phẩm nông nghiệp quốc<br /> gia ở mỗi vùng kinh tế - sinh thái và lập quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng,<br /> phục vụ cho việc thực thi chiến lược sản phẩm đó. Đó chính là giải pháp phát<br /> triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, theo vùng sinh thái, khắc<br /> phục mâu thuẫn lợi ích giữa các tỉnh trong vùng.<br /> Dựa trên cơ sở đó, các trang trại, HTX và doanh nghiệp trong mỗi vùng<br /> sẽ tổ chức sản xuất – kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng<br /> nông sản, ứng dụng công nghệ cao.<br /> <br /> 7. Chính sách đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao (R/D)<br /> trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ở mỗi vùng<br /> nông nghiệp sinh thái.<br /> Nhà nước tài trợ cho các viện, trường, các doanh nghiệp, HTX có dự án<br /> khả thi trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp,<br /> không phân biệt tổ chức đó thuộc nhà nước hay tư nhân.<br /> Hiện nay, chính phủ đã ban hành cả một “rừng” các chính sách khuyến<br /> khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhưng việc thực thi không<br /> được bao nhiêu, vì bản thân các chính sách này không mang tính đột phá và<br /> thiếu tính khả thi, vì bộ máy công quyền tham nhũng, xách nhiễu làm nản lòng<br /> các nhà đầu tư, doanh nhân và công dân, các nhà quản trị HTX…<br /> Cần tổng kết đánh giá toàn diện các chính sách phát triển hiện hành để<br /> giải đáp câu hỏi vì sao chúng không được thực thi. Trên cơ sở đó, Chính phủ<br /> hoạch định lại căn bản hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp quốc gia<br /> ứng dụng công nghệ cao để giành thắng lợi toàn diện, bền vững cả về kinh tế –<br /> xã hội và môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu<br /> rộng và trước các thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu./.<br /> <br /> <br /> 14<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1