intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama

Chia sẻ: ViCaracas2711 ViCaracas2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ chỉ ra những lợi ích dẫn đến việc Mỹ tăng cường tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Nguyên nhân nào thúc đẩy Mỹ tiến hành tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á? Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00040<br /> Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 99-106<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> CHÍNH SÁCH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á<br /> DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA<br /> <br /> Phạm Hoàng Tú Linh<br /> Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường Đại học Dầu khí<br /> <br /> Tóm tắt. Với việc phân tích chính sách “xoay trục” hướng về Đông Nam Á, tác giả khái<br /> quát chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á. Từ những đánh giá này, bài<br /> viết sẽ chỉ ra những lợi ích dẫn đến việc Mỹ tăng cường tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á,<br /> trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Nguyên nhân nào thúc đẩy Mỹ tiến hành tập hợp lực lượng<br /> tại Đông Nam Á? Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á đã tác động tới các<br /> nước trong khu vực như thế nào?” Trên cơ sở đó sẽ giúp dự báo được những tác động chính<br /> sách tập hợp lực lượng của Mỹ tới Việt Nam trong nhiệm kì II của Tổng thống B. Obama.<br /> Từ khóa: Đông Nam Á, Mỹ, chính sách tập hợp lực lượng, Tổng thống B. Obama.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Theo nhà nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực mới Stephen Walt, tập hợp lực lượng là biện pháp<br /> để điều chỉnh tương quan lực lượng, đồng thời thực hiện các mục tiêu chính sách và cuối cùng là<br /> bảo đảm các lợi ích quốc gia. Như vậy, Walt đã đề cập đến vấn đề lợi ích quốc gia và so sánh lực<br /> lượng khi bàn tới nhu cầu tập hợp lực lượng, cụ thể là trường hợp của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình<br /> Dương, nhằm cân bằng với Trung Quốc. Trong nền chính trị quốc tế hiện đại, “tập hợp lực lượng”<br /> thể hiện tình trạng liên kết, hợp tác giữa các chủ thể, mà chủ yếu là các nhà nước với nhau. Có hai<br /> yếu tố chính tác động tới quá trình tập hợp lực lượng của các quốc gia, đó là lợi ích quốc gia và so<br /> sánh lực lượng.<br /> Nhận chức vào tháng 01/2009 trong bối cảnh nước Mỹ đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh<br /> tế trầm trọng do tác động từ sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ trong các năm 2007, 2008 và<br /> phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc khác, Tổng thống B. Obama đã có sự điều chỉnh<br /> chiến lược chính trị, an ninh và kinh tế khi chuyển trọng tâm chính sách từ Châu Âu, Trung Đông<br /> sang Châu Á-Thái Bình Dương. Là một bộ phận của khu vực mà chính quyền Obama muốn tăng<br /> cường can dự, Đông Nam Á nắm giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với các lợi ích về<br /> kinh tế, an ninh và tự do hàng hải của Mỹ. Chính vì vậy, thông qua những chuyến thăm cấp cao và<br /> các văn kiện hợp tác, chính quyền Obama đã tiến hành các hoạt động tập hợp lực lượng ở Đông<br /> Nam Á nhằm tăng cường thắt chặt các mối quan hệ song phương và giúp cho Washington duy trì<br /> được tầm ảnh hưởng chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực, hạn chế ảnh hưởng từ các cường<br /> quốc khác (đặc biệt là Trung Quốc) ở Đông Nam Á.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 2/1/2015 Ngày nhận đăng: 10/6/2015<br /> Liên hệ: Phạm Hoàng Tú Linh, e-mail: linhphamjeny@gmail.com<br /> <br /> <br /> <br /> 99<br /> Phạm Hoàng Tú Linh<br /> <br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Cơ sở hình thành chính sách<br /> Đông Nam Á luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu của<br /> Mỹ. Ở mỗi giai đoạn, chính sách của Mỹ đối với khu vực qua các đời Tổng thống đều có những<br /> điều chỉnh và mức độ ưu tiên khác nhau. Nếu như chính quyền G.W.Bush do tập trung quá nhiều<br /> thời gian vào chiến lược chống khủng bố nên đã xao nhãng khu vực Đông Nam Á, thì chính quyền<br /> B. Obama lại coi khu vực này trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ bởi vai trò,<br /> vị thế của khu vực Đông Nam Á ngày các tăng đối với nền chính trị, an ninh và kinh tế thế giới<br /> trong thế kỉ XXI.<br /> Dưới thời chính quyền G.W.Bush, mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ tại Đông Nam Á như<br /> sau: (i) ổn định khu vực và cân bằng lực lượng với mục tiêu chiến lược là không cho nước nào vươn<br /> lên làm bá chủ tại Đông Nam Á; (ii) không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một cường quốc hay một<br /> liên minh nào; (iii) tự do lưu thông hàng hải; (iv) bảo vệ quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Mỹ; (v)<br /> ủng hộ đồng minh và các nước bạn bè; (vi) truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền<br /> và tự do tín ngưỡng; (vii) không để khu vực trở thành căn cứ địa của bọn khủng bố. Duy trì và phát<br /> triển những mục tiêu cơ bản như chính quyền G.W.Bush đã theo đuổi vừa nêu trên, trong nhiệm kì<br /> đầu của mình, Tổng thống B. Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã phát triển chiến lược “tái<br /> cân bằng” hay “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương [2]. Với cách tiếp cận mới thông qua<br /> “sức mạnh thông minh”, các mục tiêu chính sách của chính quyền Obama đối với Đông Nam Á<br /> bao gồm năm nội dung chính: (i) làm mới quan hệ với các nước đồng minh, đối tác đồng thời ngăn<br /> chặn các thách thức của thế kỉ XXI; (ii) nâng cao hiệu quả của chính sách đối ngoại trong việc kết<br /> hợp lợi ích quốc gia của Mỹ với các nhu cầu chung của thế giới; (iii) tăng cường ngoại giao nhân<br /> dân, đặc biệt đối với giới trẻ; (iv) tiếp tục hội nhập với nền kinh tế thế giới trong hài hòa lợi ích<br /> giữa các bên; (v) xây dựng vai trò trung gian nhằm hình thành đồng thuận giữa các nước trong đối<br /> phó với vấn đề an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu [1].<br /> Như vậy, qua phân tích sự tiếp nối trong mục tiêu chính sách Đông Nam Á giữa chính quyền<br /> G.W.Bush và B. Obama, có thể thấy quá trình tập hợp lực lượng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á<br /> vẫn tuân theo logic chung là phục vụ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực và với mỗi chính<br /> quyền, Mỹ lại có những biện pháp và bước triển khai chính sách khác nhau.<br /> Với chiến lược đặt trọng tâm tại khu vực Đông Nam Á, chính quyền B. Obama đã điều chỉnh<br /> hàng loạt chính sách, tiến hành mọi biện pháp sử dụng mọi sức mạnh, nguồn lực và chính sách đối<br /> ngoại để đạt được các mục tiêu mà mình đã đề ra. Thứ nhất, Mỹ tăng cường hợp tác và nâng cấp<br /> quan hệ với ASEAN. Thứ hai, Mỹ can dự tích cực vào vấn đề biển Đông bằng phương pháp hòa<br /> bình và đảm bảo tự do hàng hải theo cách tiếp cận đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thứ<br /> ba, Mỹ tích cực tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình<br /> Dương (TPP). Với mục tiêu tăng cường ảnh hưởng ở khu vực thông qua những điều chỉnh chính<br /> sách quy mô lớn, đồng thời tăng tính cạnh tranh với Trung Quốc, nước mà Mỹ luôn nhìn nhận là<br /> đối thủ chính ở khu vực.<br /> <br /> 2.2. Chính sách tập hợp lực lượng ở khu vực Đông Nam Á dưới thời B. Obama<br /> 2.2.1. Tập hợp theo đối tác<br /> - Với đồng minh và các đối tác chiến lược<br /> <br /> <br /> 100<br /> Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama<br /> <br /> <br /> Trong quá trình triển khai chính sách đối với Đông Nam Á, Chính quyền Obama tiếp tục đặt<br /> quan hệ với các nước đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực lên hàng đầu. Về an ninh-quân<br /> sự, hiện Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương (USPACOM) đã xây dựng những mối liên hệ<br /> chuyên môn sâu với các nước Philippines, Thái Lan và Singapore. “Hàng năm, USPACOM đều có<br /> các cuộc tập trận chung với những nước này, chẳng hạn cuộc tập trận Vai kề vai với Philippines<br /> và cuộc diễn tập Hổ Mang Vàng với Thái Lan” [3]. Trong năm 2012, Washington và đồng minh<br /> đã tiến hành nhiều cuộc tập trận như cuộc tập trận giữa Mỹ - Philippines, Mỹ - Indonesia tại phía<br /> nam biển Đông. Gần đây, từ ngày 11 đến 21/2/2013, tại khu vực Chiềng Mai, Thái Lan đã diễn ra<br /> cuộc tập trận “Hổ Mang Vàng 2013” huy động 13.000 quân nhân từ Mỹ và 6 quốc gia Châu Á bao<br /> gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan tham gia diễn tập trên bộ,<br /> trên biển và trên không, với các nội dung huấn luyện chiến đấu, cứu trợ thiên tai, phản ứng nhanh<br /> với các cuộc tấn công hóa học, sinh học, hạt nhân.<br /> - Với các đối tác tiềm năng<br /> Với Indonesia, Malaysia và Việt Nam, Mỹ cũng đã có các hoạt động tăng cường các mối<br /> quan hệ. Indonesia với tư cách là một trong năm “Đối tác toàn diện” của Mỹ bắt đầu tham gia các<br /> cuộc tập trận Hổ Mang Vàng với Thái Lan. Cuộc tập trận Garuda Shield vào năm 2013 có sự tham<br /> gia của quân đội Indonesia và Mỹ trong các bài diễn tập hòa bình.<br /> Mỹ xem quan hệ với Indonesia như một trụ cột cho quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông<br /> Nam Á không chỉ vì Tổng thống B. Obama từng có thời gian sống tại quốc gia này. Là nước Hồi<br /> giáo ôn hòa, một cường quốc kinh tế Đông Nam Á, một thành viên của G20, dân số đông thứ 4 thế<br /> giới với 250 triệu người và thành viên trụ cột quan trọng của ASEAN, rõ ràng Indonesia có vai trò<br /> ảnh hưởng nhất định tới khu vực.<br /> Đối với Malaysia, Mỹ tiếp tục chú trọng quan hệ với nước này do vị trí chiến lược của nước<br /> này tại eo biển Malacca và phía nam biển Đông. Mặc dù, nội bộ Malaysia có những đánh giá khác<br /> nhau trong quan hệ với Mỹ, nhưng Chính quyền Obama xác định tăng cường quan hệ với quốc gia<br /> này, Mỹ sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai chính sách tự do hàng hải, chống cướp<br /> biến và khủng bố ở khu vực giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á và<br /> Australia (thuộc Châu Đại Dương).<br /> Với Việt Nam, Chính quyền B. Obama chủ động thúc đẩy một loạt các biện pháp nhằm tăng<br /> cường quan hệ song phương. Quan hệ Việt-Mỹ trên các lĩnh vực như: Ngoại giao, kinh tế, văn hóa,<br /> y tế và hỗ trợ nhân đạo đều có bước phát triển mới. Các quan chức quân sự Mỹ và Việt Nam bắt<br /> đầu tiến hành ngày càng nhiều những cuộc đối thoại, trao đổi giao lưu về an ninh và quốc phòng.<br /> Về kinh tế, thương mại hai chiều đã vượt con số kỉ lục 25 tỉ USD và Mỹ trở thành thị trường xuất<br /> khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chính quyền B. Obama trong các phát biểu cho rằng tăng cường hợp<br /> tác với Việt Nam không chỉ mang lại các lợi ích trong quan hệ song phương mà còn mang lại cho<br /> Mỹ những thuận lợi nhất định trong triển khai chiến lược “xoay trục” sang khu vực Đông Nam Á.<br /> Sự kiện hai nước thiết lập quan hệ “Đối tác hợp tác toàn diện” sau chuyến thăm của Chủ tịch nước<br /> Trương Tấn Sang tới Mỹ (7/2012) đã minh chứng quan hệ Việt-Mỹ có bước phát triển mạnh mẽ<br /> sau gần 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.<br /> Chính quyền B. Obama cũng thúc đẩy quan hệ với các nước còn lại như Brunei, Myanmar,<br /> Lào và Campuchia. Năm 2012, Tổng thống B. Obama thăm Campuchia và Myanmar nhân dịp dự<br /> Hội nghị cấp cao Đông Á, đáng chú ý là chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton tới Viêng Chăn<br /> vào năm 2012 thể hiện rõ quan điểm hướng trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á của Mỹ.<br /> <br /> <br /> 101<br /> Phạm Hoàng Tú Linh<br /> <br /> <br /> 2.2.2. Tập hợp theo vấn đề<br /> Tại khu vực Đông Nam Á, chiến lược tập hợp lực lượng của Mỹ thể hiện qua hàng loạt các<br /> vấn đề thuộc về ba mục tiêu đó là an ninh, kinh tế và dân chủ.<br /> - Tự do hàng hải<br /> Là một quốc gia có lực lượng hải quân hùng mạnh và lượng hàng hóa lưu thương bằng<br /> đường biển lớn nhất thế giới, Mỹ rất chú trọng tới khả năng tiếp cận các vùng biển quốc tế. Chính<br /> vì vậy, tự do hàng hải là vấn đề Mỹ rất quan tâm khi tiến hành tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á.<br /> Quan điểm đối với vấn đề an ninh liên quan đến tự do hàng hải ở biển Đông được Ngoại trưởng<br /> Hillary Clinton nhấn mạnh tại Diễn đàn khu vực ASEAN (7/2010). Mỹ đã hỗ trợ hình thành một<br /> nỗ lực chung tầm cỡ khu vực nhằm bảo vệ quyền tiếp cận và tự do đi lại trên biển Đông. Nhờ động<br /> thái tập hợp lực lượng này, Mỹ đã thực hiện một bước đi dài trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia liên<br /> quan tới sự ổn định khu vực và tự do hàng hải. Đồng thời, chính quyền B. Obama đã triển khai<br /> chính sách “sức mạnh thông minh” bằng cách thông qua ngoại giao đa phương với các bên có yêu<br /> sách lãnh thổ ở biển Đông, tìm giải pháp hòa bình, tuân theo các nguyên tắc của Luật pháp quốc<br /> tế phù hợp với lợi ích của Mỹ, bảo đảm ổn định khu vực và tăng cường hợp tác với Trung Quốc.<br /> - Hợp tác kinh tế<br /> Chiến lược trở lại Đông Nam Á của nước Mỹ ngoài ý đồ quân sự thì mục tiêu kinh tế<br /> cũng đã được quan tâm trong các bước triển khai tập hợp lực lượng. Tại diễn đàn APEC ở Hawaii<br /> (11/2011), B. Obama đã có phát biểu về tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác<br /> xuyên Thái Bình Dương (TPP), khẳng định hiệp định này có tầm quan trọng lớn đối với Mỹ và<br /> mong muốn có sự hợp tác, liên kết kinh tế sâu rộng với các nước đang tham gia tiến trình đàm phán<br /> TPP bao gồm các quốc gia Đông Nam Á. Tháng 7/2012, tại Campuchia, Ngoại trưởng H. Clinton<br /> đã đồng tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN lần đầu tiên và Sáng kiến đối tác kinh tế mở<br /> rộng Mỹ-ASEAN. Tiến hành tập hợp lực lượng ở lĩnh vực kinh tế, Mỹ đã tham gia vào các thể chế<br /> khu vực và bằng việc thông qua APEC, khuyến khích các quốc gia tham dự nhiều hơn vào Hiệp<br /> định TPP.<br /> - An ninh nguồn nước<br /> Từ khi lên nắm quyền, chính quyền B. Obama đã bày tỏ mối lo ngại đặc biệt đối với sự gia<br /> tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và vấn đề an ninh nguồn nước trên sông Mê Kông. Nhằm giúp các<br /> nước Đông Nam Á lục địa đối phó với các nguy cơ đối với an ninh lương thực, nguồn thủy sản do<br /> các đập thủy điện trên sông Mê Kông. Mỹ đã hợp tác với các nước hạ nguồn sông Mê Kông, thành<br /> lập cơ chế Sáng kiến hạ nguồn sông Mê Kông (LMI). Cơ chế này đã được các nước Campuchia,<br /> Lào, Thái Lan và Việt Nam hưởng ứng. Nguyên nhân chính khiến chính quyền B. Obama can dự<br /> vào vấn đề sông Mê Kông là ba mục tiêu nằm trong tổng thể chính sách “quay trở lại Đông Nam<br /> Á” của Mỹ. Thứ nhất, Mỹ mong muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á trong hoàn<br /> cảnh có nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này đang suy yếu đáng kể từ sau thời<br /> kì chiến tranh Việt Nam. Thứ hai, từ góc độ chiến lược đối với khu vực, việc thành lập cơ chế LMI<br /> nhằm can thiệp vào Đông Nam Á lục địa là một bước đi cạnh tranh của Mỹ đối với sự trỗi dậy của<br /> Trung Quốc. Thứ ba, việc Mỹ quan tâm tới khu vực hạ nguồn sông Mê Kông sẽ củng cố thêm mối<br /> quan hệ toàn diện với ASEAN không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị, ngoại giao, an ninh - quân<br /> sự, mà có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và chiến lược.<br /> Đối với chính sách Đông Nam Á, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là xây dựng các mối quan hệ<br /> mới cũng như duy trì các mối quan hệ truyền thống sẵn có với các nước ASEAN, coi đây là điều<br /> <br /> <br /> 102<br /> Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama<br /> <br /> <br /> kiện để Mỹ đảm bảo sự tiếp cận đầy đủ các địa bàn liên quan đến khu vực. Trong bối cảnh khu vực<br /> Châu Á - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng ngày càng tăng thì thách thức đối với Nhà Trắng<br /> chính là duy trì sự can dự và tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á thông qua các mặt quân sự, chính trị,<br /> kinh tế và văn hóa.<br /> <br /> 2.3. Kết quả và tác động<br /> 2.3.1. Kết quả<br /> Với sự điều chỉnh chiến lược, trong giai đoạn 2001-2012, Mỹ gia tăng hợp tác nhiều mặt<br /> với các nước ASEAN, trong đó hợp tác an ninh-quân sự là một trong những trụ cột chính và đã đạt<br /> được một số kết quả như sau:<br /> Ở cấp độ đa phương, dưới thời Chính quyền Obama, Mỹ đã tận dụng và phát huy vai trò<br /> tại các diễn đàn an ninh lớn của khu vực như ARF, EAS, ADMM+, Đối thoại Shangrila. Điều này<br /> khác với Chính quyền của Tổng thống G. W. Bush. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ cũng đã đề xuất<br /> một loạt các sáng kiến mang tính đa phương có nội dung liên quan đến cuộc chiến chống khủng<br /> bố như: Sáng kiến An ninh Công ten nơ (2002); Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt<br /> hàng loạt (2003); Sáng kiến Megaports (2003); Sáng kiến An ninh hàng hải khu vực (2004). Trừ<br /> Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, ba sáng kiến còn lại đều liên quan<br /> đến hàng hải, trong đó đối với Đông Nam Á là tuyến đường biển trọng yếu ở Biển Đông và eo<br /> Malacca.<br /> Ở cấp độ song phương, các cuộc diễn tập quân sự do Mỹ và Thái Lan (Hổ Mang Vàng) hay<br /> Mỹ và Philippines (Vai kề vai) chủ trì là các điểm nhấn. Với quy mô ngày càng lớn trong những<br /> năm gần đây, mức độ diễn tập với nhiều hạng mục phức tạp, đòi hỏi sự hiệp đồng tác chiến cao<br /> giữa Quân đội Mỹ và các nước tham gia, nhất là nước chủ nhà, thu hút sự quan tâm lớn của các<br /> nước trong khu vực. Gia tăng quy mô, lực lượng tham gia các cuộc tập trận này đã gửi một tín hiệu<br /> đến Trung Quốc về mức độ thiện chiến và sẵn sàng của Quân đội Mỹ trong khu vực. Đồng thời,<br /> Mỹ muốn tái khẳng định cam kết “sát cánh” cùng các đồng minh truyền thống, trấn an được các<br /> nước này trước mối đe dọa ngày càng hiện rõ từ phía Trung Quốc.<br /> Với sự tăng cường tập hợp lực lượng ở cả cấp độ đa phương và song phương giữa Mỹ và các<br /> nước Đông Nam Á dưới Chính quyền Obama nhiệm kì I như đã nêu trên, có thể dự báo xu hướng<br /> này sẽ được củng cố trong nhiệm kì II của Tổng thống Obama. Nỗ lực gia tăng ảnh hưởng đối với<br /> ASEAN và từng nước thành viên sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại<br /> của Mỹ nhằm đối phó hiệu quả với sự thách thức ngày càng lớn của Trung Quốc, đảm bảo vị thế<br /> lãnh đạo tại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.<br /> 2.3.2. Tác động<br /> - Mặt tích cực<br /> Trên lĩnh vực chính trị: Sự trở lại và quan tâm nhiều hơn của Mỹ đối với Đông Nam Á đã<br /> tạo thuận lợi cho chính sách “cân bằng quyền lực” của các nước ASEAN đối với các nước lớn. Mỹ<br /> và các nước lớn khác như: Nga, Trung Quốc, EU, Nhật đều nhìn nhận Đông Nam Á có vị trí chiến<br /> lược đặc biệt quan trọng trên bàn cờ địa chính trị thế giới và gia tăng các hoạt động tranh giành<br /> ảnh hưởng tại khu vực này. Chính sự cạnh tranh này đã làm nóng những mối quan hệ song phương<br /> và đa phương ở khu vực, tác động sâu sắc tới chính sách chung của ASEAN và các nước thành<br /> viên. Hiện nay, Mỹ đã công nhận ASEAN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của<br /> khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, điều này giúp nâng cao vai trò, uy tín ASEAN trên<br /> <br /> 103<br /> Phạm Hoàng Tú Linh<br /> <br /> <br /> trường quốc tế và góp phần làm ổn định an ninh và hòa bình ở khu vực.<br /> Trên lĩnh vực an ninh-quân sự: Mỹ sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ,<br /> bán các phương tiện chiến đấu hiện đại, tăng cường tập trận chung với một số nước trong khu vực.<br /> Điều này góp phần giúp các nước Đông Nam Á gia tăng tiềm lực quốc phòng đủ khả năng để bảo<br /> vệ chủ quyền quốc gia và ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng phức<br /> tạp.<br /> Trên lĩnh vực kinh tế: Sự có mặt của Mỹ đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động thương mại,<br /> đầu tư và viện trợ; tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á có thể thu hút được những tiềm năng<br /> về vốn, khoa học-công nghệ của Mỹ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Kể từ năm 2002, chính quyền<br /> Mỹ đã tăng cường quan hệ kinh tế với Đông Nam Á thông qua các bước triển khai “Kế hoạch hợp<br /> tác ASEAN”, giúp các nước ở khu vực cải cách cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt<br /> là sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính quyền B. Obama còn đưa ra cam kết giúp đỡ<br /> xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, trở thành thị trường duy nhất, cơ sở sản xuất chung trong<br /> những năm tới.<br /> - Mặt tiêu cực<br /> Thứ nhất, trọng tâm của chính sách xoay trục hướng vào Đông Nam Á của Mỹ là để duy trì<br /> vị trí siêu cường số một thế giới. Vì vậy, thông qua chính sách tập hợp lực lượng, mở rộng hợp tác<br /> với các nước trong khu vực, nhất là các nước đồng minh truyền thống. Mỹ muốn ngăn chặn không<br /> cho các nước lớn thách thức vai trò lãnh đạo khu vực và thế giới của Washington, đặc biệt là Trung<br /> Quốc. Các nước lớn trong khu vực như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ vốn luôn trong trạng<br /> thái vừa tìm cách ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau; vừa hợp tác, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích với nhau,<br /> thậm chí mặc cả với nhau, khiến tình hình khu vực trở nên rất phức tạp và khó đoán định.<br /> Thứ hai, do có sự khác biệt trong nhận thức giữa các nước thành viên của ASEAN nên sự<br /> hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á sẽ làm phát sinh thêm các mâu thuẫn giữa các nước thành viên<br /> về một số vấn đề nội khối cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Một số cơ chế trong<br /> hoặc liên quan đến thành viên các nước ASEAN có sự tham gia của các nước lớn này nhưng không<br /> có sự tham gia của các nước lớn khác, như: “ASEAN+6 không có Mỹ, TPP không có Trung Quốc,<br /> EAS không có Nga và Mỹ...” [4]. Chính các cơ chế hợp tác có sự tham gia của các nước lớn đã đặt<br /> ra thách thức cho các nước Đông Nam Á trong việc đảm bảo cân bằng giữa ủng hộ quan hệ với các<br /> nước lớn bên ngoài với việc duy trì, củng cố, liên kết nội khối và cân bằng giữa các nước lớn.<br /> Thứ ba, Việc Mỹ tăng cường tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á trong bối cảnh tình hình an<br /> ninh khu vực đang có nhiều diễn biến bất ổn cùng với các nhân tố khác tạo nên sự phức tạp trong<br /> mối quan hệ an ninh-quốc phòng tại đây. Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tăng cường viện trợ<br /> quân sự hay bán vũ khí cho các nước Đông Nam Á vì vậy các nước này cần phải xem lại bài toán<br /> hợp tác phát triển quan hệ kinh tế, an ninh - quân sự với Mỹ.<br /> Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á đã gây tác động không nhỏ đến<br /> hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính sách này của Mỹ tạo ra cho các nước ASEAN<br /> những thuận lợi nhưng đồng thời cũng đặt họ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và những hệ<br /> lụy khó đoán trước được trong tương lai.<br /> <br /> 2.4. Dự báo tác động tới Việt Nam<br /> Nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á và với vai trò ngày càng tăng trong ASEAN, Việt Nam<br /> cùng các nước trong Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng chiến lược ở khu vực<br /> <br /> <br /> 104<br /> Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama<br /> <br /> <br /> Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, trong chiến lược tập hợp lực lượng, Mỹ không thể không tính<br /> tới Việt Nam như một nhân tố để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn<br /> khác ở Đông Nam Á.<br /> Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, mong muốn tập hợp lực lượng của Mỹ với Việt Nam<br /> được biểu hiện trong cuộc gặp bên lề Hội nghị APEC họp tại Hawaii (11/2011) với khẳng định<br /> của Ngoại trưởng H. Clinton rằng Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan<br /> hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có việc nâng tầm quan hệ, hướng tới “đối tác chiến<br /> lược” [5]. Xu hướng tăng cường tập hợp lực lượng với Việt Nam cũng được thể hiện qua số lượng<br /> các chuyến thăm của các quan chức cấp cao hai nước với nhau. Việc tăng cường quan hệ với cường<br /> quốc số một thế giới mang lại cho Việt Nam cơ hội để nâng cao vị thế và hình ảnh một thành viên<br /> tích cực của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình tập hợp lực lượng, Mỹ cũng gây sức ép<br /> với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo. Vì vậy, song song với những<br /> thuận lợi của quá trình tập hợp lực lượng mang lại, Việt Nam cũng sẽ đương đầu với các thách thức<br /> trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các đòi hỏi về phổ biến các giá trị Mỹ ở<br /> Việt Nam nhằm gây mất ổn định chính trị và lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam<br /> với Nhà nước và xã hội.<br /> Trong lĩnh vực kinh tế, hiện nay, quan hệ Việt - Mỹ có nền tảng khá vững chắc với Hiệp<br /> định thương mại song phương (BTA) kí năm 2000 và Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn<br /> (PNTR) mà Mỹ dành cho Việt Nam vào tháng 11/2006. Giá trị thương mại hai chiều giữa hai nước<br /> năm 2012 đạt gần 20 tỉ đôla. Năm 2010, Mỹ đứng thứ 6 trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu<br /> tư vào Việt Nam đã cho thấy quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng<br /> chỉ sau gần 20 năm bình thường hóa quan hệ. Trong thời gian tới, với chính sách tập hợp lực lượng<br /> ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, trên cơ<br /> sở phù hợp với lợi ích của hai quốc gia. Xu hướng này một mặt sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh<br /> tế, nâng cao tiềm lực quốc gia, nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam trong<br /> quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ sẽ tác động tới<br /> Việt Nam xung quanh vấn đề tự do hàng hải và vấn đề biển Đông. Theo đó, với xu hướng Mỹ tăng<br /> cường hợp tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở khu<br /> vực, Việt Nam sẽ có “đòn bẩy chiến lược” để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông. Nhằm bảo<br /> vệ lợi ích của đồng minh và chính mình, Mỹ mong muốn sự hợp tác, chứ không phải xung đột tại<br /> một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp thách<br /> thức trong việc xử lí tốt quan hệ với Trung Quốc mà vẫn đảm bảo những lợi ích chiến lược của<br /> quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam phải nắm bắt được một thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc là những<br /> nước lớn, do đều coi lợi ích quốc gia là số một và tránh đối đầu nên họ có thể thỏa hiệp trong nhiều<br /> vấn đề liên quan tới các nước nhỏ, vì vậy, đây sẽ là một khó khăn cho Việt Nam trong việc xử lí<br /> mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.<br /> Như vậy, trong tương lai, chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á tác động<br /> đến Việt Nam theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một mặt, Mỹ muốn quan hệ với Việt Nam<br /> để phục vụ cho chiến lược tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á. Mặt khác, Mỹ muốn thông qua can<br /> dự và tập hợp lực lượng để áp đặt các giá trị “dân chủ, nhân quyền” thúc đẩy cải cách kinh tế, chính<br /> trị, từ đó có thể dẫn đến mất ổn định ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần có sách lược hợp lí, mềm<br /> dẻo và linh hoạt để tối ưu hóa hiệu quả trong quan hệ với Mỹ, giúp quan hệ Việt - Mỹ phát triển<br /> ổn định, đôi bên cùng có lợi.<br /> <br /> <br /> 105<br /> Phạm Hoàng Tú Linh<br /> <br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ có những tác động to lớn đối với toàn khu vực Đông<br /> Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính sách này của Mỹ không chỉ giúp củng cố những<br /> mối quan hệ sẵn có với các đồng minh trong khu vực, mà còn cho phép Mỹ mở rộng tầm ảnh<br /> hưởng thông qua thúc đẩy quan hệ với các đối tác mới, góp phần không nhỏ tới hòa bình và ổn<br /> định khu vực. Tuy nhiên, xu hướng tập hợp lực lượng của Mỹ sẽ gia tăng trong nhiệm kì II của<br /> Tổng thống B. Obama khi chính quyền của vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ này được dự báo<br /> sẽ tiếp tục duy trì chính sách tập hợp lực lượng như hiện nay đối với Đông Nam Á, thông qua đó<br /> làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác ở khu vực. Quá trình tập hợp lực<br /> lượng của Mỹ về cơ bản sẽ không thay đổi nội dung, nhưng cách thức và mức độ có thể có những<br /> điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tình hình mới. Quá trình tăng cường tập hợp lực lượng của<br /> Mỹ tại Đông Nam Á do vậy dự báo sẽ còn diễn ra ít nhất trong bốn năm nhiệm kì hai của Tổng<br /> thống B. Obama. Vì vậy, các nước trong khu vực, Việt Nam cần chú trọng nâng cao tính gắn kết<br /> của khối ASEAN, và tăng cường tiềm lực quốc gia để có thể hạn chế tối đa những tác động tiêu<br /> cực và tận dụng triệt để những lợi ích từ quá trình tập hợp lực lượng khu vực của Mỹ mang lại.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> [1] Fareed Zakaria, 2008. Thế giới hậu Mỹ. Nxb Tri thức, Hà Nội.<br /> [2] Hillary Clinton, 2011. “America’s Pacific Century”, Phát biểu tại Trung tâm Đông Tây, Hawaii<br /> (10/11/2011), truy cập tại www.state.gov/secretary/rm/2011/11/176999.htm.<br /> [3] Mark E. Manyin (chủ biên), 2012. “Pivot to the Pacific? The Obama Administration’s<br /> Rebalancing Toward Asia”. Báo cáo của CRS, số R42448, tại http://www.fas.org/sgp/crs/natsec/<br /> R42448.pdf, truy cập ngày 6/4/2013.<br /> [4] Richard L. Armitage & Joseph S. Nye, Jr., 2007. CSIS Commission on Smart Power: A<br /> Smarter, More Secure America. Washington D.C: The CSIS Press, p.1.<br /> [5] U.S. Department of State, 2009. “Remarks with Thai Deputy Prime Minister Korbsak<br /> Sabhavasu”, ngày 21/7/2009 tại http://www.state.gov/secretary/rm/2009a/ july/126271.htm,<br /> truy cập ngày 10/4/2013.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> U.S forces policy in Southeast Asia under the Barack Obama Administration<br /> With the policy analysis “pivot” toward Southeast Asia, the generalized aggregation policies<br /> set of US forces in Southeast Asia. From these assessments, the article points out the benefits<br /> leading to enhanced aggregation US forces to Southeast Asia, the answer to the research question:<br /> “What causes the US to promote conducted forces in Southeast Asia? How policy sets of US forces<br /> in Southeast Asia had an impact on the countries in the region?”Based on that will help predict the<br /> impact of the policy of the American forces to Vietnam in the second term of President B. Obama.<br /> Keyword: Southeast Asia, US, generalized aggregation policies, President B. Obama.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 106<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2