intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chó Mèo và Chim Chóc Truyền Nhiễm Bệnh - Phần 2

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh Do Động Vật Truyền Sang Người: Mèo cắn Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang viết: Kính thưa BS Trần Mạnh Ngô, Trong đoản viết về bệnh truyền từ mèo vào người đính kèm dưới đây, có nói đến Toxoplasma gondii là tác nhân gây bệnh Toxoplasmosis do mèo cào. Vì đã có dịp viết về thuốc trị và bệnh do mèo cào nên xin được phép đường đột đóng góp chút ý kiến trong tinh thần khoa học. Bệnh Toxoplasmosis không được bàn đến ở đây mà chỉ xin bàn vế Toxoplasma gondii. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chó Mèo và Chim Chóc Truyền Nhiễm Bệnh - Phần 2

  1. Chó Mèo và Chim Chóc Truyền Nhiễm Bệnh Phần 2 Bệnh Do Động Vật Truyền Sang Người: Mèo cắn Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang viết: Kính thưa BS Trần Mạnh Ngô, Trong đoản viết về bệnh truyền từ mèo vào người đính kèm dưới đây, có nói đến Toxoplasma gondii là tác nhân gây bệnh Toxoplasmosis do mèo cào. Vì đã có dịp viết về thuốc trị và bệnh do mèo cào nên xin được phép đường đột đóng góp chút ý kiến trong tinh thần khoa học. Bệnh Toxoplasmosis không được bàn đến ở đây mà chỉ xin bàn vế Toxoplasma gondii.
  2. Mèo cào (xin nhấn mạnh chữ mèo cào) gây bệnh cho người do vi trùng Bartonella Henselae trong máu mèo nhiễm qua vết cào hay qua bọ chét (bọ nhảy) Ctenocephalides felis ở mèo mà không thể là T. gondii. Vi trùng Toxoplasma gondii không truyền qua người, nhất là đàn bà có thai qua vết cắn mà là do người ăn thức ăn có nhiễm phải phân mèo mang vi trùng này. Ở mèo T.gondii sống trong ruột và sinh sản, những noãn nang (trứng chưa trưởng thành = oocysts) đuợc phóng thích ra từ phân mèo. Những noãn nang này cần phải ở ngoài môi trường từ 1 đến 5 ngày để phát triển trước khi có thể gây bệnh. Mèo chỉ thải T. gondii vào trong phân cỡ vài tuần sau khi bi nhiễm trùng. Những noãn nang này sau khi vào môi trường có thể sống cả năm và đề kháng được với tất cả chất khử trùng thông dụng dùng trong dung dịch chùi rửa hay dung dịch xịt sát trùng. Những noãn nang này sau khi được tác chủ trung gian như loài gậm nhấm, chim, súc vật hay người tiêu thụ, nó có thể di chuyển tới cơ và não. Khi mèo tiêu thụ những sản phẩm của những tác nhân trung gian, ký sinh trùng sẽ phát triển trong ruột mèo và chu kỳ lại tiếp diễn. Ở người và động vật có máu ấm, T. gondii có thể truyến vào nhau và sữa.
  3. Như thế, nguồn nhiễm trùng T. gondii cho mèo là thịt nấu chưa chín, hay những con mồi đã có bệnh. Nói chung, người, chó, và loài động vật có vú thường trở nên nhiễm bệnh qua thực phẩm nấu chưa chín, sữa tươi vắt từ dê, hay qua một cách tai nạn, như tiêu thụ phân mèo qua tay hay thức ăn. (Trịnh Nguyễn Đàm Giang) References. 1- Hendrix, CM. Diagnostic Veterinary Parasitology. Mosby, Inc. St. Louis, MO; 1998: 22-23, 279-280. 2- Lappin, MR. Toxoplasmosis. Perspectives 1993 (Charter Issue): 8 - 16. 3- Lappin, MR. Immunodiagnosis and Management of Clinical Feline Toxoplasmosis. Presented at the Wisconsin Veterinary Medica l Association Convention. 1994. 4- Lindsay, DS; Blagburn, BL; Dubey, JP. Feline toxoplasmosis and the importance of the Toxoplasma gondii oocyst. Compendium on Continuing Education for the Practicing Veterinarian. 1997; 19(4): 448- 461.
  4. 5- Sherding, RG. Toxoplasmosis, Neosporosis, and Other Multisystemic Protozoal Infections. In Birchard, SJ; Sherding, RG (eds.) Saunders Manual of Small Animal Practice. W.B. Saunders Co. Philadelphia, PA; 1994: 141-145. BS Trần Mạnh Ngô viết: Bệnh truyền từ mèo vào người: Mèo chỉ cào và ít cắn người như chó. Nhưng khi mèo cắn cũng gây bệnh cho người(50%), và truyền vi trùng. Bệnh mèo cào xẩy ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân chính là do vi trùng Bartonella Henselae và phân nửa bệnh nhân có kháng thể chống được vi trùng B. Henselae. Bọ chét từ chó mèo cũng có thể gây bệnh cho người. Khởi đầu, chỗ mèo cào bị nổi vết đỏ. Sau đó khoảng một hay hai tuần lễ sau sẽ nổi hạch nhỏ nằm trong nách, cổ, dưới cằm hay bẹn. Hạch có thể sưng lớn và mưng đỏ. Bệnh nhân bị nóng, mệt mỏi, không ăn được và cảm thấy nhức đầu. Trường hợp hiếm có phát hiện vết da đỏ như một loại bướu mạch nhỏ (angiomatosis). Tất nhiên phải chữa bằng trụ sinh và Zithromax là thuốc tốt nhất. Mèo cào gây bệnh cho người, do vi trùng Toxoplasma gondii, đặc biệt trường hợp phụ nữ mang bầu. Nhiễm Toxoplasma sẽ làm nổi hạch ở cổ. Vi
  5. trùng có thể chui qua nhau rồi truyền từ người mẹ sang con. Toxoplasma cũng gây bệnh viêm phổi (pneumonitis), viêm màng mach võng mạc (chorioretinitis), nhiễm trùng độc, viêm màng óc, viêm hệ thống thần kinh. Đôi lúc, vi trùng còn chui được vào gan, ruột, và xương thịt bệnh nhân. Vi trùng Yersinia Pestis từ mèo phát bệnh dịch hạch. Mèo cũng truyền bọ chét được vào người, thường thấy tại vùng Tây núi Rocky Mountains và Tây Nam Hoa Kỳ. Trước hết, bệnh nhân bị nổi hạch trong nách, dưới háng, cổ. Rồi vi trùng vào máu và phổi. Nếu không chữa tử vong lên cao, 50%. (Y dược ngày nay - BS Trần Mạnh Ngô) Thêm Bài Của Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang: Bệnh do động vật truyền sang người: Mèo cắn Bài viết ngắn này nói tổng quát về những vi khuẩn liên quan đến bệnh do mèo cào hay cắn cùng thuốc kháng sinh thích hợp để điều trị. 1- Vi khuẩn được cô lập từ vết thương do mèo cắn thường là Pasteurella multocida. Hơn 90% trường hợp tìm thấy P. multocida ở trong mèo. Khi cấy môi trường từ chất lấy ở vết thương nhiễm trùng do mèo cắn trong 75% trường
  6. hợp là P. multocida. (Talan DA, et al.Bacteriologic analysis of infected dog and cat bites. N.Engl J Med. 1993;340:85-92). 2- Nếu một du khách vừa đi chơi vùng Caribbean về bị nổi ngứa trên da, vết ngứa giống như giun sán màu đỏ hồng nằm dưới da thì là do ấu trùng (larva) loại giun có móc Ancyclostoma braziliense gây nên. 3- Mèo mang nhiều vi trùng gây bệnh đường ruột gồm samonellae, Yersinia, Campylobacter, Cryptosporidium, và Giardia. Tất cả loại này đều có thể truyền từ mèo qua người ngoại trừ Rotavirus. Vi trùng có thể truyền bằng đường từ phân đến mồm ở những mèo có triệu chứng hay không triệu chứng mang bệnh. 4- Một biểu lộ đặc tính của mèo cào là sự xuất hiện viêm mạch bạch huyết (lymphadenitis), trong cỡ 85% trường hợp ở gần nơi bị cào. Trong sồ này, 25% số người có thể bị nóng sốt. (Maguina C., Gotuzzo E. Emerging and re-emerging diseases in Latin America. Infect Dis Clin North Am. 2000;14:1-22). 5- Những vết mèo cắn trong 80% đều nổi dầy và nhiễm trùng. Người bị mèo cắn nên được cho điều trị phòng ngừa bằng trụ sinh trong 5 ngày. Một nghiên cứu ngẫu nhiên duy nhất để đánh giá trường hợp mèo cào cho
  7. dùng trụ sinh phòng ngừa cho thấy tỷ lệ giảm nhiễm độc từ 67% xuống đến 0%. (Elenbass RM, et al.Evaluation of prophylactic oxacillin in cate bite wounds. Ann Emerg Med. 1984;13:155 -157). 6- Mặc dù hầu hết trường hợp bệnh do mèo gây nên bởi bị mèo cào hay cắn. Con bọ nhảy (flea) của mèo giống Ctenocephalides felis cũng có thể là tác viên (agent) truyền bệnh từ mèo qua người. Một vi trùng Bartonella henselae gây bệnh do mèo cào có thể truyền qua người không phải qua phân mà qua máu của mèo lành mạnh không có triệu chứng mang bệnh. 7- Thuốc kháng sinh thích hợp để điều trị mèo cắn bị nhiễm độc. Pasteurella multocida, streptococci, staphyloccoci, Moraxella, và vi trùng kị khí là những vi trùng có thể tìm thấy trong môi trường cấy chất lấy từ vết thương. Trong thử nghiệm, cephalo -sporin thế hệ thứ nhất, erythromycin, và clindamycin ít có hiệu nghiệm trên P. multocida. Hầu hết vi trùng kị khí cô lập từ vết cắn nhiễm trùng đều sản xuất beta-lactamase. Do đó, thuốc kháng sinh có hiệu nghiệm nhất nên dùng là amoxicillin /clavulanate, azithromycin, hay một quinolone với clindamycin. Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang
  8. Tham khảo thêm Kravetz JD, Federman DG. Cat-associated zoonoses. Arch Inter Med. 2002;162:1945-1952 Bị Mèo Cắn Mèo Cào Nguyễn thượng Chánh, DVM Trước tiên tác giả xin xác định ở đây là bài viết nầy chỉ nói về giống mèo bốn chân mà thôi. Ngày nay rất nhiều gia đình có nuôi mèo. Tại Bắc Mỹ, số mèo nuôi cũng ngang ngửa với số chó nuôi chớ không phải là ít ỏi gì. Ít người biết là có rất nhiều bệnh tật có thể từ thú lây sang cho người, người ta gọi những bệnh nầy là zoonoses. Mèo cũng không thoát ra khỏi quy luật nầy. Có ai mà lại không thương yêu con mèo của mình, nhưng nuôi nó cũng có lắm nhiêu khê Mèo Cắn - Vấn đề bị mèo cắn tuy ít khi xảy ra hơn vấn đề chó cắn, nhưng hể bị mèo cắn thì vết thương rất dễ làm độc do biến chứng nhiễm trùng (20-80%). Lý do chính là vết mèo cắn được ví như một tiêm chích
  9. (piqûre) hơn là một vết thương mở (plaie ouverte) dễ được rửa sát trùng như trường hợp bị chó cắn. Tác nhân gây nhiễm thường hay gặp trong vết cắn là vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn Pasteurella là vi khuẩn gây bệnh nhưng mèo không hề hấn gì. Khi bị mèo cắn, vi khuẩn P. multocida gây viêm sưng vết cắn rất nhanh. Trong vết thương người ta có thể tìm thấy vi khuẩn P. multocida. Các vi khuẩn khác đôi khi cũng có thể được tìm thấy trong vết thương là: Streptococcus groupe viridans, Clostridium perfringens, Actinobacter calcoaceticus và Escherichia coli. Vấn đề bệnh dại (rage) cũng cần được nghĩ đến nếu bị mèo hoang, mèo vô chủ hoặc mèo không được chích ngừa dại cắn phải. Mèo Cào - Mèo cào cũng có thể gây thành bệnh và có tên là bệnh mèo cào (Maladie des griffes du chat, Cat scratch fewer)…Tác nhân là vi khuẩn Bartonella henselae. Mèo tuy mang vi khuẩn trong mình nhưng không bị bệnh và có thể truyền bệnh cho người qua vết cào hay qua vết cắn... Triệu chứng chung là
  10. các hạch vùng bị cắn sưng to cả tháng (lymphadénite régionale), có thể kèm theo sốt nóng, ói mửa, đôi khi viêm mắt (conjonctivite). Trong đa số trường hợp bệnh thuờng tự hết (autolimitante) trong vài tuần hoặc sau vài tháng thì các hạch hết còn sưng. B. henselae cũng có thể truyền cho người qua nước bọt, qua phân hoặc qua máu của mèo bị thương...Bọ chét mèo Ctenocephalides felis là vecteur chính để truyền vi khuẩn Bartonella từ mèo sang cho chúng ta. Trong trường hợp rất hiếm ở những người có sức miễn dịch yếu sẵn, vi khuẩn B. henselae có thể gây ra hai bệnh lý Angiomatose bacillaire và Péliose bacillaire... Angiomatose bacillaire biểu lộ bằng cách gia tăng mạch máu (vasoproliférative) dưới da tạo nên những mảng đỏ bầm như sarcome de kaposi...Péliose bacillaire tuy hiếm thấy nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, có thể chết. Triệu chứng là trên parenchyme của gan có nhiều túi chứa đầy máu. Một số chủng Bartonella khác cũng có thể gây bệnh cho chúng ta. Đó là: B. bacilliformis (fièvre de Oroya), B. elizabethae (endocardite) và B. quintana (fièvre des tranchées, endo -cardite)... B. elizabethae gây cấy từ chuột có thể được xem như một zoonose.
  11. Trong một khảo cứu ở Hoa kỳ, 81% mèo của những bệnh nhân bị mèo cào có chứa kháng thể chống B. henselae, so với 38% mèo témoins trong phòng mạch thú y. Muốn tránh việc bị mèo cào thì nên đem con vật đến phòng mạch thú y cho Bs cắt bỏ móng (dégriffer) là xong!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2