PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỢ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
ThS. Lê Quang Cần<br />
TÓM TẮT<br />
Năm 2017, Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được<br />
những kết quả tốt đẹp. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần<br />
chúng sôi nổi cả nước nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. N hận<br />
thức về Chương trình từ các cấp ủy, chính quyền đến người dân được nâng cao;<br />
công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới, hạ tầng cơ sở kinh tế -<br />
xã hội có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong đó, hệ thống chợ nông thôn mới đồng<br />
bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung với đầy đủ mặt hàng, chất<br />
lượng đảm bảo vừa là bộ mặt mới của địa phương, vừa là phương thức giúp<br />
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Đồng thời, hệ thống chợ<br />
nông thôn mới nơi này trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển<br />
và là khâu quan trọng thực hiện hiệu quả cuộc vận động của Nhà nước “người<br />
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tham luận đề cập sự tác động và xu<br />
hướng phát triển hệ thống chợ nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long<br />
nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới.<br />
<br />
<br />
1. Khái quát đồng bằng sông Cửu Long<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông<br />
MêKông. Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía<br />
Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan với diện tích tự<br />
nhiên khoảng 40.572 km2. Vùng biển này có khá nhiều đảo chủ yếu tập trung<br />
ở tỉnh Kiên Giang với 145 đảo lớn nhỏ tạo nên năm quần đảo: An Thới, Thổ Chu,<br />
Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc. Trên đất liền, địa hình tương đối thấp và bằng phẳng.<br />
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu cận xích đạo, nắng nóng mưa<br />
nhiều bao gồm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến<br />
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng<br />
chịt, cung cấp lượng phù sa, nguồn lợi thủy sản, nước tưới tiêu cho nông nghiệp và<br />
<br />
<br />
<br />
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai.<br />
<br />
<br />
<br />
287<br />
giao thương hàng hóa. Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL cơ<br />
bản ổn định, thuận lợi đối với giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh<br />
tế, văn hóa, xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Đồng bằng sông Cửu Long có<br />
đường biên giới giáp Campuchia khoảng 330 km, trong đó có 4 tỉnh chung đường<br />
biên giới với Vương quốc Campuchia, bao gồm: Long An giáp với tỉnh Prây Veng<br />
và Svay Riêng, Đồng Tháp giáp với tỉnh Prây Veng và Kandal, An Giang giáp<br />
với tỉnh Tà Keo, Kiên Giang giáp với tỉnh Kampốt. Dọc tuyến biên giới, có ba<br />
cửa khẩu quốc tế và bốn cửa khẩu quốc gia. Ngoài ra, ĐBSCL có đường bờ biển<br />
2<br />
dài trên 700 km và khoảng 360.000km vùng biển thuộc chủ quyền 1.<br />
Đồng bằng sông Cửu Long có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương,<br />
bao gồm: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp,<br />
Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.<br />
Theo Tổng cục Thống kê, tổng dân số của các tỉnh trong vùng tính đến năm 2016<br />
là 17.660.700 người. Trong đó, có 13.191.800 người sống ở địa bàn nông thôn<br />
chiếm 75%. Đồng bằng sông Cửu Long có vùng kinh tế trọng điểm gồm Cần Thơ,<br />
An Giang, Cà Mau và Kiên Giang theo quyết định 492/QĐ-TTg của Thủ tướng<br />
chính phủ 2. Vùng kinh tế trọng điểm này là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi<br />
trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong<br />
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế<br />
biến. Tuy kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của ĐBSCL trong những năm qua còn<br />
nhiều khó khăn, chưa đồng bộ, nhưng về cơ bản đã hình thành được mạng lưới<br />
giao thông đường bộ khá đa dạng với các tuyến đường huyết mạch như các quốc<br />
lộ 1A, 57, 60, 61, 63, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương<br />
kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với ĐBSCL;... Cùng với đó, hệ thống các<br />
cầu vượt sông lớn từng bước được xây dựng thay cho các bến phà như cầu Mỹ<br />
Thuận (giữa Tiền Giang với Vĩnh Long ), cầu Cần Thơ (giữa Vĩnh Long với Cần<br />
Thơ), cầu Rạch Miễu (giữa Tiền Giang với Bến Tre), cầu Cổ Chiên (giữa Bến<br />
Tre với Trà Vinh), cầu Vàm Cống (giữa Đồng Tháp với Cần Thơ),… Đồng thời<br />
với mạng lưới giao thông đường bộ là hệ thống đường thủy nội địa gắn với hệ<br />
thống hậu cần logistic khá tốt, trong đó ngoài cụm cảng Cần Thơ là cảng loại I<br />
<br />
<br />
1<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc<br />
Trăng (Chủ biên) (2014), Kỷ yếu Hội thảo Tái cơ cấu phát triển nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn<br />
mới thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tr.7<br />
2<br />
Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 492/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án thành lập<br />
vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.<br />
<br />
<br />
288<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đóng vai trò đầu mối của khu vực còn có hệ thống các cảng loại II gắn với hệ<br />
thống sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Lớn theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg của<br />
Thủ tướng Chính phủ 1. Các cảng cá và hậu cần nghề cá ở các tỉnh đang phát huy<br />
có hiệu quả và do đó đang tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội<br />
của khu vực nhất là rất thuận lợi cho lưu thông trao đổi hàng hóa. Dọc các sông<br />
rạch, đường giao thông hình thành hệ thống chợ đầu mối, chợ dân sinh góp<br />
phần quan trọng trong lưu thông hàng hóa, tạo nên nét đặc sắc trên bến dưới<br />
thuyền rất nhộn nhịp. Do đó, hệ thống chợ ở đồng bằng sông Cửu Long giữ vai<br />
trò rất thiết thực đối với Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.<br />
2. Chợ nông thôn mới đồng bằng sông Cửu Long<br />
2.1. Chủ trương<br />
Năm 2008, sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo<br />
của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá<br />
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo<br />
hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo<br />
vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị<br />
thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng<br />
công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi<br />
mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông<br />
thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng<br />
nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa<br />
tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông<br />
nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần,<br />
sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất;<br />
nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn<br />
hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong<br />
nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất<br />
lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2190/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát<br />
triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
289<br />
nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và<br />
lao động ở nông thôn 1.<br />
Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp,<br />
nông dân, nông thôn; Chính phủ đã ra Nghị quyết thực hiện Chương trình mục<br />
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với nội dung chính là: xây dựng, tổ<br />
chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn<br />
bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị<br />
tứ. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy<br />
hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển<br />
kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với<br />
phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo<br />
nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức<br />
tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất<br />
hàng hoá gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện “mỗi làng một<br />
nghề”. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: trong đó, phải<br />
xác định rõ vị trí, vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn,<br />
chú trọng phát triển loại hình sản xuất tạo đột phá căn bản, đáp ứng yêu cầu của nền<br />
nông nghiệp hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Hình<br />
thành mối liên kết hộ sản xuất với trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức khoa<br />
học, thương mại, hiệp hội ngành hàng2.<br />
Nhằm cụ thể hóa chương trình hành động xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã<br />
ban hành Quyết định “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội<br />
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,<br />
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển<br />
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu<br />
bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự<br />
được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được<br />
nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” 3. Để có cơ sở thực hiện, Thủ<br />
<br />
<br />
1<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 26-QĐ/TW,<br />
ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương( khóa X) về nông nghiệp, nông dân,<br />
nông thôn, tr.1<br />
2<br />
Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành<br />
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 -NQ/TW xác định nhiệm vụ xây<br />
dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” , tr.2, 5<br />
3<br />
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về Phê duyệt Chương<br />
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, tr.1<br />
<br />
<br />
290<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tướng Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới 1.<br />
Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí. Chợ nông thôn thuộc tiêu<br />
chí thứ 7 và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư<br />
Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về nông thôn mới 2. Nhằm quản lý chuyên môn<br />
về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của chợ nông thôn mới, Bộ Công<br />
thương đã ban hành Quyết định thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí<br />
quốc gia xây dựng nông thôn mới 3. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, mỗi địa<br />
phương đều thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố nhằm xác lập cơ sở pháp<br />
lý và thực hiện Chương quốc gia xây dựng nông thôn mới.<br />
2.2. Chợ nông thôn mới đồng bằng sông Cửu Long<br />
Theo giải thích thuật ngữ của Tổng cục Thống kê: Chợ là nơi diễn ra các<br />
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của nhiều người, được hình thành<br />
do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt động thường xuyên theo nhu<br />
cầu nhất định, có ít nhất 50 điểm kinh doanh đối với khu vực thành thị và 30<br />
điểm kinh doanh đối với khu vực nông thôn. Chợ được chia thành 3 hạng: hạng 1<br />
(có trên 400 điểm kinh doanh, được đặt ở các vị trí trung tâm thương mại quan<br />
trọng của tỉnh, thành phố có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với qui mô hoạt động<br />
của chợ); hạng 2 (có từ 200 - 400 điểm kinh doanh, được đặt ở trung tâm giao<br />
<br />
<br />
1<br />
Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về việc ban hành<br />
bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.<br />
2<br />
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày<br />
4/10/2013, về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, tr.4. Điều 11: Tiêu<br />
chí chợ nông thôn. Chợ đạt chuẩn khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu: Về công trình kỹ thuật: Có đủ các công<br />
trình của chợ nông thôn do xã quản lý (chợ hạng 3) được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ -<br />
Tiêu chuẩn thiết kế ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ<br />
Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia; Điều hành quản lý chợ: Có tổ chức<br />
quản lý; Có Nội quy chợ do UBND xã quy định và niêm yế t công khai để điều hành hoạt động, xử lý<br />
vi phạm; Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng,<br />
khối lượng hàng hóa; Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh<br />
doanh theo quy định của pháp luật. Đối tượng áp dụng: Chợ đạt chuẩn chỉ áp dụng đối với các xã có<br />
chợ theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được UBND cấp huyện phê duyệt; Xã có chợ nhưng<br />
không thuộc loại quy hoạch của huyện thì xét theo quy định riêng (nếu có) của UBND cấp huyện.<br />
3<br />
Bộ Công thương (2014), Quyết định số 12151/QĐ-BCT, ngày 31/12/2014 về hướng dẫn<br />
thực tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, tr.1 Về diện tích, mặt<br />
bằng xây dựng chợ: Bảo đảm tối thiểu không nhỏ hơn mức qui định về chỉ t iêu sử dụng đất trên số<br />
điểm kinh doanh trong chợ qui định tại mục 6.2.1 của Tiêu chuẩn TCVN 9211:2012 về Tiêu chuẩn<br />
thiết kế chợ. Trong đó, đối với chợ có qui mô 100 điểm kinh doanh trở xuống, chỉ tiêu sử dụng đất<br />
trên một điểm kinh doanh là 16m 2 . Đối với xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và<br />
đặc biệt khó khăn, được xem xét áp dụng chỉ tiêu sử dụng đất trên một điểm kinh doanh là 12m 2 . Về<br />
kết cấu nhà chợ chính: Nhà chợ chính phải bảo đảm kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ bán kiên cố là chợ<br />
được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm (theo qui định tại Nghị định<br />
số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ).<br />
<br />
<br />
291<br />
lưu kinh tế của khu vực có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với qui mô hoạt động<br />
của chợ); hạng 3 (có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng<br />
kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã,<br />
phường và địa bàn phụ cận)1.<br />
Thời gian hình thành chợ làng xã, chợ huyện, chợ tỉnh ở đồng<br />
bằng sông Cửu Long không đồng nhất. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất<br />
mới khai phá, nên chỗ nào có điều kiện thuận lợi hơn, dân cư tập trung đông<br />
hơn, làng xóm mới ra đời, chợ làng do đó cũng hình thành sớm hơn. Quy mô<br />
chợ làng xã ở đồng bằng sông Cửu Long tùy thuộc vào sự tập trung buôn bán<br />
của cư dân trong làng và các làng lân cận. Do địa hình phân tán bởi sông ngòi,<br />
kênh rạch chằn chịt, số lượng chợ làng xã ở vùng đất này trên thực tế khá<br />
nhiều, hoạt động buôn bán nhộn nhịp và là “chân rết” quan trọng của hệ thống<br />
chợ huyện, chợ tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Khi dân cư ngày một đông đúc, sản xuất kinh tế phát triển, nhu cầu trao<br />
đổi hàng hóa giữa các làng lân cận, các huyện, tỉnh nên chợ làng xã lần lượt ra<br />
đời. Quy luật cung cầu được biểu hiện đầu tiên từ chợ làng xã và được nâng<br />
dần quy mô ở chợ huyện, chợ tỉnh. Dưới tác động của hệ thống chợ làng xã ở<br />
đồng bằng sông Cửu Long, hàng hóa nơi đây vừa đáp ứng nhu cầu dân cư địa<br />
phương, vừa cung cấp cho xuất khẩu. Như vậy, chợ làng xã, chợ huyện, chợ<br />
tỉnh, ở đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất<br />
kinh tế, nâng dần đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên vùng đất<br />
mới “tha phương cầu thực”. Vùng đất đồng bằng sông Cửu Long được định<br />
hình, mở rộng và phát triển đến nay đã hơn 300 năm. Từ cuối thế kỷ XVII đến<br />
nay, chợ truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long như lăng kính phản ánh tình<br />
hình kinh tế, diện mạo làng xã, đô thị và văn hóa - xã hội. Sự hình thành, phát<br />
triển của hệ thống chợ truyền thống, đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã<br />
hội vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Từ lý luận đến thực tiễn, chợ nông thôn trở thành một trong mười chín<br />
tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long nói<br />
riêng, cả nước nói chung. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân,<br />
nông thôn, chợ nông thôn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển,<br />
góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội địa phương đồng bằng sông Cửu<br />
Long nói riêng, cả nước nói chung nhằm thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa đất nước đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Theo<br />
<br />
<br />
1<br />
Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, tr.529<br />
<br />
<br />
<br />
292<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng cục Thống kê đến 31/12/2015, cả nước có 8660 chợ 1, tăng 132 chợ so với<br />
năm 2010 là 8528 chợ. Trong đó, hệ thống chợ ở đồng bằng sông Cửu Long<br />
năm 2015 là 1751 chợ chiếm 20.21% tổng số chợ cả nước và giảm so với năm<br />
2010 là 28 chợ nhằm nâng dần chất lượng xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, giải<br />
tỏa chợ tự phát ở nông thôn mới theo quy định của Chương trình Quốc gia xây<br />
dựng nông thôn mới. Nhằm tạo cơ sở pháp lý đối với chiến lược phát triển hạ<br />
tầng thương mại nông thôn chủ yếu là chợ truyền thống đáp ứng tiêu chí thứ<br />
bảy trong xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết<br />
định phê duyệt đề án “phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015<br />
và định hướng đến năm 2020”. Theo đó, phát triển thương mại nông thôn ngày<br />
càng vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của các thành<br />
phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động<br />
dịch vụ và phương thức kinh doanh; góp phần định hướng và thúc đẩy sản xuất<br />
nông nghiệp phát triển; đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ở địa<br />
bàn nông thôn, trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,<br />
xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế - thương mại<br />
quốc tế thành công ở địa bàn nông thôn 2. Chỉ tiêu phát triển chợ truyền thống<br />
theo quyết này giai đoạn 2010-2015 cụ thể như sau: Đến năm 2011, hoàn thành<br />
quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn; trong đó có quy<br />
hoạch chợ biên giới; đến năm 2012, hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các<br />
chợ đầu mối bán buôn nông sản tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo<br />
quy hoạch được duyệt; đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ<br />
trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới; 100% chợ trung<br />
tâm của các huyện được kiên cố hóa; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân<br />
phối quy mô nhỏ và vừa; đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo<br />
tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ<br />
đầu mối nông sản, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu;<br />
80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa. Hình thành<br />
01 sở giao dịch gạo tại Cần Thơ,...<br />
Đồng Tháp là địa phương có số lượng chợ truyền thống nhiều<br />
nhất thời điểm năm 2015 là 230/1751 3, chiếm tỷ lệ 13.13% của hệ thống<br />
<br />
1<br />
Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, tr.542<br />
2<br />
Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về phê duyệt đề<br />
án “phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”, tr.1<br />
3<br />
Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, tr.542<br />
<br />
<br />
<br />
293<br />
chợ toàn đồng bằng sông Cửu Long. Ngay sau Nghị quyết số 26-QĐ/TW,<br />
ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương( khóa X)<br />
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã chủ<br />
động định hướng phát triển hạ tầng thương nghiệp nói chung, chợ truyền<br />
thống nói riêng theo quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành<br />
thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu trong<br />
xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Quy hoạch phát triển thương mại<br />
Đồng Tháp phải chú trọng đến đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ<br />
thuật thương mại: thương mại truyền thống (chợ, phố chợ), thương mại<br />
hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, tổng kho bán buôn), thương mại<br />
điện tử, thực hiện văn minh thương mại và đảm bảo tính hiệu quả cao của<br />
cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư. Mạng lưới chợ: đến năm 2020 hệ<br />
thống chợ trên địa bàn Tỉnh phát triển từ 210 đến 220 chợ (trong đó 17<br />
chợ loại I; 5 chợ đầu mối chuyên doanh; 03 chợ chuyên doanh và 01 trung<br />
tâm giao dịch cá giống) 1. Tuy nhiên, đến năm 2015 tỉnh Đồng Tháp đã có<br />
230 chợ truyền thống, vượt chỉ tiêu về số lượng và thời gian đã đề ra.<br />
Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng<br />
nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành<br />
Quyết định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đối với tỉnh Đồng<br />
Tháp giai đoạn 2011-2020, trong đó phát triển thương nghiệp với vai trò<br />
rất lớn của chợ truyền thống. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh<br />
Đồng Tháp “sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống bán<br />
lẻ hiện đại, tiện ích; tiếp tục quy hoạch và xây dựng các trung tâm thương<br />
mại cấp tiểu vùng (Sa Đéc, Hồng Ngự, Lấp Vò, Mỹ An, Mỹ Thọ…), các<br />
chợ đầu mối lúa gạo, trái cây, hoa cảnh và cá, lợn, bò; khuyến khích đầu<br />
tư xây dựng cửa hàng tự chọn, các cửa hàng liên kế tại trung tâm các chợ<br />
huyện thị xã, siêu thị, trung tâm bán sỉ, cửa hàng chuyên doanh hàng cao<br />
cấp; phát triển hệ thống chợ dân sinh, đặc biệt là tại khu vực nông thôn<br />
phù hợp với quy hoạch” 2. Đến tháng 9/2017, toàn tỉnh Đồng Tháp có 32<br />
xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), 24 xã đạt từ 13 đến<br />
15 tiêu chí, có 1 đơn vị cấp huyện, TP là TP Sa Đéc được Thủ tướng<br />
Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM 3 tháng<br />
01/2018. Theo báo cáo số 84/BC-UBND ngày 20/5/2016 của Ủy ban nhân<br />
<br />
1<br />
UBND tỉnh Đồng Tháp (2009), Quyết định số 448/QĐ-UBND-HC ngày 24/4/2009 về phê<br />
duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tr.1, 3<br />
2<br />
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 về Phê duyệt<br />
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tr.6<br />
3<br />
Dẫn theo http://nongnghiep.vn/dong-thap-trien-khai-nhieu-mo-hinh-xay-dung-nong-thon-<br />
moi-post206859.html (ngày truy cập 12/4/2018)<br />
<br />
<br />
<br />
294<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
dân tỉnh Đồng Tháp về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu<br />
chí nông thôn mới cho thành phố Sa Đéc năm 2015, có 3 đơn vị cấp xã<br />
đạt tiếu chí chợ nông thôn mới đạt chuẩn bao gồm: Về công trình kỹ<br />
thuật: Có đủ các công trình của chợ nông thôn do xã quản lý (chợ hạng 3)<br />
được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ -Tiêu chuẩn thiết kế ban<br />
hành tại Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng<br />
Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia; Điều<br />
hành quản lý chợ: Có tổ chức quản lý; Có Nội quy chợ do UBND xã quy<br />
định và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm; Có sử<br />
dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về<br />
số lượng, khối lượng hàng hóa; Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ<br />
không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; Kết<br />
quả thực hiện tiêu chí: Mỗi xã đều có chợ nông thôn được xây dựng theo<br />
quy hoạch có đủ các công trình kỹ thuật theo quy định như: nhà lồng chợ,<br />
đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC, bãi<br />
giữ xe, điểm kinh doanh bình quân 4 m2 /điểm kinh doanh…đã đáp ứng<br />
nhu cầu mua bán của người dân. Về điều hành quản lý: Chợ được Ban<br />
quản lý chợ tổ chức quản lý, có nội quy chợ, trang bị cân đối<br />
chứng,…đúng theo quy định. Thường xuyên kiểm tra các hàng hóa, dịch<br />
vụ kinh doanh tại các chợ và đảm bảo các loại hàng hóa kinh doanh trong<br />
khu vực chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định. Đánh<br />
giá mức độ đạt tiêu chí: Thành phố Sa Đéc có 03/03 xã đạt tiêu chí Chợ<br />
nông thôn năm 2015 so với quy định.<br />
Năm 2015, tỉnh An Giang có 200 chợ truyền thống đặt dưới sự quản lý<br />
của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chợ. Địa phương này, có số<br />
lượng chợ truyền thống 200/1751, xếp thứ 02 của các tỉnh đồng bằng sông Cửu<br />
Long. Trước khi Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiến hành,<br />
tỉnh An Giang đã chủ động xây dựng đề án, kế hoạch, quyết định Phê duyệt<br />
Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Siêu thị,Trung tâm thương mại tỉnh An<br />
Giang từ năm 2008 đến năm 2020. Vì vậy, khi An Giang thực hiện Chương<br />
trình xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí số 07 (chợ nông thôn mới) có nhiều<br />
thuận lợi. Theo định hướng của chính quyền tỉnh An Giang trong chiến lược<br />
chợ truyền thống theo mục tiêu cơ bản là phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn<br />
tỉnh An Giang là nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng;<br />
nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và người<br />
sản xuất; đảm bảo cho các thị trường hàng hoá phát triển ổn định; góp phần<br />
thúc đẩy nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh, với các tỉnh<br />
trong vùng và với thị trường Campuchia. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng và<br />
<br />
<br />
295<br />
xu hướng phát triển mạng lưới chợ, kết hợp với những quan điểm phát triển chợ<br />
trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời kỳ 2008-2020, các mục tiêu phát triển<br />
chợ được cụ thể hoá như sau 1: Đảm bảo số lượng dân cư phục vụ bình quân<br />
dưới 10.000 người/chợ. Đồng thời, giảm bán kính phục vụ bình quân của một<br />
chợ xuống còn 2,07 km/chợ. Theo các chỉ tiêu này, trong giai đoạn từ nay đến<br />
năm 2020, tổng số chợ trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ tăng thêm 34 chợ (xây<br />
mới 81 chợ; di dời, giải toả 47 chợ). Hình thành 3 chợ đầu mối chuyên doanh<br />
bao gồm: 1 chợ đầu mối lúa gạo, 1 chợ đầu mối thuỷ sản và 1 chợ đầu mối rau,<br />
đậu. Các chợ đầu mối bán buôn nông sản sẽ trở thành trung tâm thúc đẩy các<br />
loại hình bán lẻ nông sản khác như các cửa hàng tiện lợi, chợ bán lẻ, siêu thị....<br />
Tăng diện tích bình quân của hộ kinh doanh cố định trên chợ từ dưới 5m2/hộ<br />
hiện nay lên 8 m 2 /hộ vào năm 2010 và 12 m 2 /hộ vào năm 2020. Đảm bảo tỉ lệ<br />
hàng hoá và dịch vụ trao đổi qua hệ thống chợ trong tỉnh sẽ chiếm khoảng 60%<br />
tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ vào năm 2010, sau đó giảm còn 50% vào<br />
năm 2015 và 40% vào năm 2020. Trong đó, tỷ trọng hàng nông sản, thực phẩm<br />
lưu thông qua mạng lưới chợ từ dưới 42% hiện nay tăng lên 55 - 60%. Góp<br />
phần thu hút lao động, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho dân cư trong<br />
tỉnh, đảm bảo tỷ lệ lao động tham gia hoạt động trên chợ ở mức tối thiểu là<br />
2,2% số lao động làm việc trong các ngành kinh tế hay 40 - 45% số lao động<br />
của ngành thương mại trên địa bàn tỉnh. Tăng số hộ kinh doanh trên chợ, đối<br />
với hệ thống chợ xã, phấn đấu nâng số hộ kinh doanh cố định trên chợ từ mức<br />
trên 60 hộ/chợ hiện nay lên mức 80-90 hộ/chợ vào năm 2020. Cải thiện điều<br />
kiện cơ sở vật chất chợ, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật vào xây dựng<br />
và thiết kế chợ, tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường và vệ sinh an<br />
toàn thực phẩm, nâng cao trình độ văn minh thương nghiệp trên chợ. Đảm bảo<br />
100% số chợ đạt tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng<br />
cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chợ trên cơ sở nâng cao trình<br />
độ của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, nội dung<br />
quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh chợ.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
UBND tỉnh An Giang (2008), Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 25/11/2008, Phê duyệt<br />
Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại tỉnh An Giang đến năm 2020,<br />
tr.2,3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
296<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy<br />
Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính<br />
quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây<br />
dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Mặc dù,<br />
số xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” và mức độ đạt tiêu chí ở nhiều xã ở An<br />
Giang đạt ở mức trung bình khá so với các địa phương khác, do điều kiện đặc<br />
thù và việc đánh giá, công nhận đi vào thực chất, đúng theo quy định của Trung<br />
ương, không chạy theo thành tích, phong trào. Tính đến tháng 10 năm 2017,<br />
toàn tỉnh có 21/119 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” (tương đương 17,65% so<br />
tổng số xã), 15 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 49 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 34 xã đạt từ<br />
6 - 9 tiêu chí, bình quân đạt 12,39 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí.<br />
Dự kiến trong năm 2017 tỉnh An Giang phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM<br />
(nâng tổng số 32 xã NTM theo NQ của HĐND tỉnh) 1.<br />
Năm 2015, tỉnh Tiền Giang có 176/1751 chợ truyền thống của toàn vùng<br />
đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỷ lệ 10,05%. Xác định tầm quan trọng của<br />
hệ thống chợ truyền thống trong chuỗi phát triển thương mại của địa phương,<br />
chính quyền tỉnh Tiền Giang đã sớm Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương<br />
mại tỉnh Tiền Giang từ năm 2010 đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát<br />
triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng nông thôn mới nói riêng. Theo đó,<br />
chính quyền tỉnh Tiền Giang yêu cầu: Xây mới, mở rộng và hoàn thiện mạng<br />
lưới chợ tại các trung tâm cụm xã, xã và các khu dân cư tập trung. Nâng cấp<br />
mạng lưới chợ bán lẻ ở địa bàn các xã, khuyến khích thương nhân kinh doanh<br />
trên chợ thành lập các liên minh mua bán hàng hóa; lấy chợ làm hạt nhân để<br />
phát triển các cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp xung quanh khu vực chợ, hình<br />
thành khu thương mại, dịch vụ tổng hợp. Phát triển thị trường nông thôn gắn<br />
với việc tổ chức tốt mạng lưới chợ cụm xã và các khu thương mại, dịch vụ tại<br />
các trung tâm dân cư. Tổ chức thị trường có sự kết hợp chặt chẽ với chính sách<br />
bảo trợ, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện phát triển các vùng sản<br />
xuất chuyên canh, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại 2. Chương trình<br />
<br />
1<br />
Dẫn theo http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/nong-thon-moi/5500-ket-qua-trien-khai-<br />
thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi-tinh-an-giang-nam-2017-nhiem-<br />
vu-nam-2018 (ngày truy cập 12/4/2018)<br />
2<br />
UBND tỉnh Tiền Giang (2010), Quyết định số 3999/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 về Phê<br />
duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 , tr.4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
297<br />
quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiêu chí xây dựng chợ phục vụ nhu cầu<br />
người dân là một trong 19 tiêu chí bắt buộc. Vì vậy, trong định hướng phát<br />
triển chợ truyền thống nông thôn, chính quyền tỉnh Tiền Giang yêu cầu: “Lấy<br />
các chợ xã làm hạt nhân phát triển, kết hợp với các cửa hàng, điểm bán hàng<br />
tạo thành khu thương mại, dịch vụ tổng hợp phục vụ trực tiếp nhu cầu sản xuất<br />
và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong khu vực xã. Loại hình thương mại<br />
truyền thống sẽ vẫn được chú trọng phát triển như: Xây mới chợ ở những nơi<br />
nhân dân có nhu cầu, nâng cấp, cải tạo những chợ đã xuống cấp, đảm bảo đến<br />
năm 2015, cơ bản có đủ chợ phục vụ cho nhu cầu mua bán của nhân dân trên<br />
địa bàn” 1. Đến năm 2015, tỉnh Tiền Giang có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới.<br />
Trong đó, chợ nông thôn có vai trò rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -<br />
xã hội địa phương. Chợ nông thôn đã được Nhà nước, các doanh nghiệp, cá<br />
nhân đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân. Theo báo báo tỉnh<br />
Tiền Giang, “từ năm 2011-2015, toàn tỉnh đã đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa<br />
chữa 10 chợ, với tổng vốn đầu tư là 28,484 tỷ đồng (trong đó, vốn doanh<br />
nghiệp là 12,8 tỷ đồng). Hiện nay, toàn tỉnh có 150 chợ nông thôn chiếm tỷ lệ<br />
85,22% tổng số chợ trên địa bàn tỉnh. Hệ thống chợ nông thôn thời gian qua<br />
được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển trên khắp địa bàn tỉnh với<br />
hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa<br />
của nhân dân” 2. Năm 2017, tỉnh Tiền Giang có thêm 16 xã đạt chuẩn nông thôn<br />
mới, nâng đến nay đã có 40 xã đạt đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 28,7% kế<br />
hoạch. Năm 2018 Tiền Giang tiếp tục tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng<br />
nông thôn mới theo kế hoạch đã đề ra, phấn đấu đến 2020, Tiền Giang có 100<br />
xã nông thôn mới, đạt 69% tổng số xã của tỉnh 3.<br />
Tỉnh Long An có vị trí địa lý tiếp giáp giữa đồng bằng sông Cửu Long,<br />
miền Đông Nam Bộ và biên giới Campuchia. Năm 2015, tỉnh Long An có<br />
131/1751 chợ, chiếm tỷ lệ 7.48% hệ thống chợ của đồng bằng sông Cửu Long.<br />
<br />
<br />
1<br />
UBND tỉnh Tiền Giang (2010), Quyết định số 3999/QĐ -UBND ngày 29/12/2010 về Phê<br />
duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tr.8, 9<br />
2<br />
UBND tỉnh Tiền Giang (2015), Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn<br />
mới, Báo cáo số 132/BC-BCĐ ngày 31/12/2015 về Tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu<br />
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016-2020,<br />
tr.9,10<br />
3<br />
Dẫn theo http://www.thtg.vn/nam-2017-tien-giang-co-16-xa-dat-chuan-nong-thon-moi/<br />
(ngày truy cập 12/4/2018)<br />
<br />
<br />
<br />
298<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hệ thống chợ nông thôn của tỉnh Long An có vai trò quan trọng đối với<br />
Chương trình quốc gia xây dựng nôn thôn mới. Hệ thống chợ nông thôn trở<br />
thành mắt xích rất quan trọng đối với luân chuyển, tiêu thụ, trao đổi hàng hóa<br />
giữa nông thôn với thành thị, giữa miền Tây Nam Bộ với miền Đông Nam Bộ,<br />
giữa Việt Nam với biến giới nước bạn Campuchia. Đến năm 2015, tỉnh Long<br />
An có 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới 1, trong đó chợ nông thôn là một trong 19<br />
tiêu chí bắt buộc. Đối với chợ nông thôn, tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án<br />
Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm<br />
2020; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành 2. Thực hiện Chương<br />
trình xây dựng NTM, tỉnh đã quy định danh mục xây dựng chợ nông thôn được<br />
ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn thực hiện, nên đã tác động tích cực trong việc<br />
thu hút vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ, đáp ứng yêu cầu về tiêu<br />
chuẩn kỹ thuật, cũng như nhu cầu của cư dân nông thôn. Mặt khác, tỉnh cũng<br />
tăng cường xử lý các chợ tự phát, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng vi phạm<br />
các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, trật tự, an toàn giao<br />
thông, phòng cháy chừa cháy tại các chợ tự phát. Kết quả từ năm 2011 đến nay,<br />
toàn tỉnh đã xây mới 24 chợ, cải tạo nâng cấp 44 chợ, với tổng kinh phí thực<br />
hiện 188,2 tỷ đồng, nâng tổng số chợ trên địa bàn tỉnh hiện có 129 chợ, trong<br />
đó 101 chợ nông thôn, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy lưu chuyển hàng<br />
hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân khu<br />
vực nông thôn và vùng biên giới. Đến hết năm 2015 có 103 xã đạt tiêu chí Chợ<br />
nông thôn, tăng 87 chợ so với năm 2010 3.<br />
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, đến hết tháng 11/2017, cả nước có<br />
2.884 xã (32,3%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, đã có trên 305 xã<br />
được công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn<br />
2016-2020 (vượt mục tiêu năm 2017 có ít nhất 31% số xã đạt chuẩn), tăng 524 xã<br />
(5,87%) so với cuối năm 2016; Bình quân đạt 13,69 tiêu chí/xã; Còn 176 xã dưới 5 tiêu<br />
chí, giảm 81 xã so với cuối năm 2016; riêng đồng bằng sông Cửu Long (333 xã -<br />
<br />
<br />
1<br />
UBND tỉnh Long An (2015), Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới,<br />
Báo cáo số 3684/BC-BCĐNTM ngày 20/11/2015 về Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng<br />
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạ n 2016 - 2020, tr.11<br />
2<br />
UBND tỉnh Long An (2013), Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày 04/09/2013 về việc phê<br />
duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh long an đến năm 2020, định hướng đến năm 2030<br />
3<br />
UBND tỉnh Long An (2015), Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia x ây dựng nông thôn mới,<br />
Báo cáo số 3684/BC-BCĐNTM ngày 20/11/2015 về Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng<br />
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020, tr.7<br />
<br />
<br />
299<br />
25,85%)1, trong đó chợ nông thôn mới luôn luôn được các cấp chính quyền ở đồng bằng<br />
sông Cửu Long ưu tiên đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu phục người dân nông thôn.<br />
<br />
3. Tác động hệ thống chợ nông thôn mới đối với kinh tế, xã hội<br />
● Về kinh tế<br />
Sau 7 năm xây dựng nông thôn mới, đến năm 2017, hệ thống chợ nông<br />
thôn mới trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long như lăng kính phản ánh sự<br />
chuyển biến mạnh mẽ vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ. Qua đó, cho thấy<br />
chức năng của hệ thống chợ nông thôn mới giữ vai trò rất quan trọng đối với sự<br />
phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội địa phương. Chợ nông<br />
thôn mới ở Tây Nam Bộ đã hình thành, tồn tại và phát triển như quy luật khách<br />
quan vốn có của nó nhằm phục vụ tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của<br />
người dân.<br />
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm<br />
Tây Nam Bộ, có hệ thống giao thông thuỷ bộ khá phát triển, có điều kiện thuận<br />
lợi để liên kết kinh tế, giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh trong vùng và cả<br />
nước. Trong đó, mối liên hệ trực tuyến giữa hệ thống chợ nông thôn mới, trung<br />
tâm thương mại trong từng huyện, thị, thành phố với các thị trường trung tâm<br />
có ý nghĩa quan trọng nhất. Để nâng cao hiệu quả của mạng lưới chợ nông thôn<br />
mới, cần có sự kết hợp giữa hệ thống chợ dân sinh phục vụ nhu cầu tiêu dùng<br />
thường xuyên của dân cư các khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn với các<br />
chợ bán buôn, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối cung ứng, phát luồng hàng hoá<br />
cho thị trường trong và ngoài Vùng. Ngoài ra, chợ nông thôn mới trở thành<br />
kênh tiêu thụ hàng hóa nội địa rất quan trọng đối với chương trình Quốc gia<br />
“người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam”.<br />
● Về văn hóa - xã hội<br />
Diện mạo chợ nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn toàn<br />
thay đổi. Hình ảnh những ngôi chợ nông thôn cũ nhếch nhác, tềnh toàng, lụp<br />
xụp, mái tranh vách nứa đã được thay thế theo tiêu chí xây dựng chợ mới của<br />
Bộ xây dựng. Chợ nông thôn mới được xây dựng kiên cố bằng bê tông, cốt sắt,<br />
mái tôn, lát nền xi măng, phân chia kios; phân chia khu vực bán hàng tạp hóa,<br />
<br />
<br />
1<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), báo cáo đánh giá kết quả thực hiện năm 2017<br />
và dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
300<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nhu yếu phẩm, quần áo dày dép, bán hàng rau quả, cá thịt…Để đảm an toàn, an<br />
ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, chợ nông thôn mới có hệ thống phòng<br />
cháy chữa cháy, cân đối chứng số lượng, bãi để xe, khu vực xử lý nước thải…<br />
Chợ nông thôn mới ở vùng Tây Nam Bộ đã thực sự trở thành những ngôi<br />
chợ văn hóa thẩm mỹ về kết cấu hạ tầng, văn minh về không gian trao đổi hàng<br />
hóa, hiện đại về tổ chức quản lý. Chợ nông thôn mới đã góp phần làm thay đổi<br />
diện mạo nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong tiến trình hội nhập khu<br />
vực và quốc tế. Trong tương lai gần, với sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính<br />
quyền các địa phương đồng bằng sông Cửu Long, chợ nông thôn nơi đây từng<br />
bước đạt chuẩn hoàn toàn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào năm 2020.<br />
4. Kết luận<br />
Nghiên cứu chợ nông thôn mới, chúng ta thấy được sự sáng suốt, linh<br />
hoạt, nhạy bén của Đảng bộ và chính quyền các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu<br />
Long trong cải cách, mở cửa kinh tế, đặc biệt là thương nghiệp mà hệ thống chợ<br />
nông thôn giữ vai trò rất quan trọng. Từ lý luận đến thực tiễn, chợ nông thôn<br />
mới ở đồng bằng sông Cửu Long đã từng bước phát huy hiệu quả đối với sự<br />
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Vì vậy, ngày nay chúng ta đến các địa<br />
phương nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long đều để lại ấn tượng tốt đẹp,<br />
hứa hẹn một nông thôn mới hoàn toàn hiện đại dần trở thành hiện thực, xứng<br />
tầm vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ của cả nước.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong ưu tiên đầu tư xây<br />
dựng chợ nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua còn bộc lộ<br />
nhiều hạn chế, bất cập, gây lãng phí tiền của nhân dân và Nhà nước. Hiện tại,<br />
trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long có vài chục công trình xây dựng chợ<br />
truyền thống bằng nguồn vốn của Nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp trong tình<br />
trạng hoang phế, bỏ hoang, xuống cấp,...gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng. Theo<br />
chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng<br />
chợ nông thôn mới nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của các địa<br />
phương như Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng,... thời gian qua. Trước hết, chủ<br />
đầu tư không nghiên cứu kỹ về tập quán, thói quen sinh kế của người dân địa phương.<br />
Thứ hai, chợ mới xây dựng với giá thuê, bán quầy sạp (kios) khá cao vượt khả năng sinh<br />
kế người dân tiểu thương. Thứ ba, thiết kế xây dựng chợ mới với kết cấu hạ tầng giao<br />
thông chưa đồng bộ, nhà đầu tư chưa đặt lợi ích giới tiểu thương lên hàng đầu mà nặng<br />
về lợi nhuận. Thứ tư, xây dựng chợ mới ở nơi vị trí không phù hợp với nhu cầu mua sắm<br />
<br />
<br />
<br />
301<br />
và phân bố dân cư,... Theo đó, chúng tôi có một số khuyến nghị đối với quy<br />
hoạch, phát triển chợ truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nói riêng,<br />
phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời<br />
gian tới như sau: Trước hết, cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư kinh doanh<br />
chợ ở đồng bằng sông Cửu Long cần nghiên cứu kỹ tập quán, thói quen sinh<br />
kế bán buôn của giới tiểu thương và nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân<br />
địa phương. Thứ hai, chính quyền địa phương, nhà đầu tư trước khi thực hiện<br />
dự án xây dựng chợ mới cần nghiêm túc lắng nghe ý kiến giới tiểu thương có<br />
kinh nghiệm trong hoạt động buôn bán ở chợ với phương châm “tiểu thương<br />
biết, tiểu thương bàn, tiểu thương làm, tiểu thương kiểm tra”. Thứ ba, Nhà<br />
nước, nhà đầu tư dự án xây dựng chợ mới phải đặt lợi ích người tiểu thương<br />
buôn bán lên hàng đầu, loại bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng dự án chợ mới<br />
dưới mọi hình thức. Thứ tư, cần có giải pháp tuyên tuyền kiên trì, đa dạng về<br />
hình thức đối với giới tiểu thương bán buôn ở chợ tự phát, chợ ven đường, chợ<br />
trong hẻm, chợ chạy...thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý<br />
chợ đối an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,<br />
cảnh quang, hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng... Thứ năm, đối với<br />
người tiêu dùng cần được tuyên tuyền thường xuyên trên các phương tiện thông<br />
tin đại chúng, báo đài địa phương về sự an toàn đối với mua hàng hóa tiêu dùng<br />
ở các chợ truyền thống cố định có sự quản lý của Nhà nước và các tổ chức kinh<br />
doanh chợ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bản thân và gia<br />
đình, an toàn giao thông đối với cộng đồng, vệ sinh môi trường, góp phần bảo<br />
vệ không gian địa phương sáng - xanh - sạch - đẹp. Thứ sáu, cần có sự phối hợp<br />
chặt chẽ giữa các ngành chức năng công an xã, trật tự giao thông, y tế dự phòng<br />
địa phương... kiên quyết cưỡng chế đối với giới tiểu thương bán buôn ở hệ<br />
thống chợ tự phát, chợ ven đường, chợ ngõ hẻm, chợ chạy...; đồng thời, kiên<br />
quyết xử lý người dân vi phạm an toàn giao thông đối với hành vi dừng, đỗ xe<br />
mua hàng hóa ở chợ tự phát, chợ ven đường, chợ chạy...lấn chiếm lòng lề<br />
đường gây cản trở giao thông. Thứ bảy, thực hiện các giải pháp đồng bộ với sự<br />
kiên quyết xử lý và ngăn chặn hoạt động bán buôn của chợ tự phát, chợ chạy...<br />
tiềm ẩn mất an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm đảm bảo sự<br />
công bằng trong hoạt động kinh doanh bán buôn giữa tiểu thương buôn bán<br />
trong chợ cố định có sự quản lý của các cơ quan chức năng so với các hình thức<br />
chợ tự phát. Thứ tám, không nên rập khuôn, máy móc theo tiêu chí số 7 (chợ)<br />
trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; nên chăng những địa phương chưa<br />
xuất hiện nhu cầu xây dựng chợ thực chất, có thể từ 1 đến 2 xã, hoặc 1 đến 2<br />
<br />
<br />
302<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
phường (đô thị) xây dựng một chợ truyền thống nhằm phát huy hết công năng<br />
của chợ và hiệu quả từ chủ trương,... Thứ chín, xây dựng chợ truyền thống<br />
nông thôn mới phải thực sự xuất phát từ nhu cầu và phù hợp với phong tục, tập<br />
quán của người dân địa phương. Nếu bỏ qua 3 nguyên tắc này, thì chợ nông thôn<br />
mới sẽ không phát huy được như mong muốn, hoặc sẽ mai một dần,... Thứ<br />
mười, Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới của Trung ương, Văn<br />
phòng điều phối Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới của các địa<br />
phương đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung cần rà soát,<br />
thống kê hiệu quả của tiêu chí 7 (chợ) trong xây dựng nông thôn mới trong thời<br />
gian qua; từ đó, có thể đều chỉnh tiêu chợ trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn<br />
mới theo hướng linh hoạt, phù hợp thực tiễn kinh tế - xã hội các địa phương.<br />
Thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi, chương trình xây dựng nông thôn mới<br />
còn nhiều khó khăn. Nhưng chắc chắn với sự chung sức, đồng lòng của Đảng, Chính<br />
quyền, nhân dân các địa phương đồng bằng Cửu Long sẽ thực hiện tốt chương trình<br />
Quốc gia xây dựng nông thôn mới như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “dễ trăm lần<br />
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Uỷ<br />
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (Chủ biên) (2014), Kỷ yếu Hội thảo Tái cơ cấu<br />
phát triển nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới thích ứng với biến đổi khí hậu<br />
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.<br />
2. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 492/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề<br />
án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.<br />
3. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2190/QĐ-TTg về việc Phê<br />
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định<br />
hướng đến năm 2030.<br />
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Ban Chấp hành Trung ương, Nghị<br />
quyết số 26-QĐ/TW, ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành<br />
Trung ương( khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.<br />
5. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của<br />
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị<br />
quyết số 26-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc<br />
gia về xây dựng nông thôn mới”.<br />
6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về Phê<br />
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn<br />
2010 - 2020.<br />
7. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày<br />
16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.<br />
<br />
<br />
<br />
303<br />
8. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT-<br />
BNNPTNT ngày 4/10/2013, về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia xây<br />
dựng nông thôn mới.<br />
9. Bộ Công thương (2014), Quyết định số 12151/QĐ-BCT, ngày<br />
31/12/2014 về hướng dẫn thực tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia<br />
xây dựng nông thôn mới.<br />
10. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê năm 2015, Nxb Thống<br />
kê.<br />
11. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày<br />
06/01/2010 về phê duyệt đề án “phát triển thương mại nông thôn giai đoạn<br />
2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.<br />
12. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày<br />
30/3/2011 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh<br />
Đồng Tháp đến năm 2020.<br />
13. UBND tỉnh An Giang (2008), Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày<br />
25/11/2008, Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Siêu thị, Trung<br />
tâm thương mại tỉnh An Giang đến năm 2020.<br />
14. UBND tỉnh Tiền Giang (2010), Quyết định số 3999/QĐ-UBND ngày<br />
29/12/2010 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến<br />
năm 2020.<br />
15. UBND tỉnh Tiền Giang (2015), Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia xây<br />
dựng nông thôn mới, Báo cáo số 132/BC-BCĐ ngày 31/12/2015 về Tổng kết 05<br />
năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai<br />
đoạn 2011-2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016-2020.<br />
16. UBND tỉnh Long An (2015), Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia xây<br />
dựng nông thôn mới, Báo cáo số 3684/BC-BCĐNTM ngày 20/11/2015 về Kết<br />
quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-<br />
2015 và Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020.<br />
17. UBND tỉnh Long An (2013), Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày<br />
04/09/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh long an đến<br />
năm 2020, định hướng đến năm 2030.<br />
18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), báo cáo đánh giá kết quả<br />
thực hiện năm 2017 và dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình<br />
MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018.<br />
19. Dẫn theo http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/nong-thon-moi/5500-ket-<br />
qua-trien-khai-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-<br />
moi-tinh-an-giang-nam-2017-nhiem-vu-nam-2018 (ngày truy cập 12/4/201)<br />
20. Dẫn theo http://nongnghiep.vn/dong-thap-trien-khai-nhieu-mo-hinh-xay-<br />
dung-nong-thon-moi-post206859.html (ngày truy cập 12/4/2018).<br />
21. Dẫn theo http://www.thtg.vn/nam-2017-tien-giang-co-16-xa-dat-chuan-<br />
nong-thon-moi/ (ngày truy cập 12/4/2018)<br />
<br />
<br />
304<br />