intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho vay ngang hàng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Cho vay ngang hàng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam" tìm hiểu thực trạng và mô hình quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại một số quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh và Trung Quốc. Từ đó, làm căn cứ rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quản lý hoạt động cho vay ngang hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho vay ngang hàng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

  1. CHO VAY NGANG HÀNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngô Thùy Dương1 1. Lớp: CH21TC01. Email: tamnguyenhuuthien@gmail.com TÓM TẮT Cho vay ngang hàng là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính. So với cho vay truyền thống, cho vay ngang hàng có nhiều lợi thế trong ứng dụng công nghệ và sự tiện lợi. Tuy vậy, cho vay ngang hàng vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bài nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và mô hình quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại một số quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh và Trung Quốc. Từ đó, làm căn cứ rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quản lý hoạt động cho vay ngang hàng. Từ khóa: Cho vay ngang hàng, mô hình cho vay ngang hàng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer) đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, mô hình này đang phát triển rầm rộ trong vòng vài năm trở lại đây. Hình thức cho vay này thực tế đã xuất hiện rất lâu trên thế giới, từ năm 2005 tại Anh đã đánh dấu sự xuất hiện của cho vay ngang hàng với công ty Zopa. Ở Việt Nam chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về hình thức cho vay này, hơn nữa chúng ta chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý cho vay ngang hàng. Và khi vận hành chúng ta còn có nhiều vấn đề bất cập xoay quanh hình thức cho vay ngang hàng, đặc biệt là vấn đề pháp lý. Bài viết tập trung hệ thống hóa lý thuyết hình thức cho vay ngang hàng, đồng thời nêu lên tình hình cho vay ngang hàng số quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam kết hợp trong phần giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức cho vay này trong tương lai. 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu - Hệ thống hóa lý luận chung Hệ thống hóa lý luận chung về cho vay ngang hàng, đóng góp vào lý luận cho vay ngang hàng cho Việt Nam. - Mô tả thực trạng cho vay ngang hàng ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. - Đưa ra những giải pháp giúp cho vay ngang hàng vận hành hiệu quả ở Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả: làm rõ thực trạng ở Việt Nam và trên thế giới về vận hành cho vay ngang hàng. 348
  2. 3. TỔNG QUAN 3.1. Các khái niệm a. Ngang hàng là gì?: Định nghĩa gốc của Ngang hàng (peer-to-peer) là để chỉ những giao dịch được thiết kế giữa các cá nhân với nhau. Sau này được phát triển và mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều thị trường kinh doanh khác nhau được gọi là Kinh doanh ngang hàng (peer-to-peer business). Trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là hoạt động tín dụng đã hình thành khái niệm về cho vay ngang hàng. b. Cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending/P2P Lending): Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã đóng góp vai trò thúc đẩy một phương thức cho vay trực tuyến mới là cho vay ngang hàng (Peer-to-peer Lending/P2P Lending). Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc xuất xứ của P2P Lending nhưng tựu trung lại, P2P Lending đều được hiểu chung là hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tài chính được thiết kế và xây dựng trên nền tảng giao dịch trực tuyến kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua các trung gian tài chính như tổ chức tín dụng. Toàn bộ hoạt động phê duyệt khoản vay, giải ngân, hay trả nợ giữa người đi vay và người cho vay được thực hiện trên nền tảng giao dịch trực tuyến của các công ty P2P Lending, được lưu trữ bằng các bảng ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty. c. Nền tảng: Những nền tảng ngang hàng dựa trên thị trường hàng hoá là nơi cho phép người mua và bán sẽ giao dịch một hàng hoá và dịch vụ cụ thể. Ví dụ trên thị trường hiện nay tồn tại kinh doanh ngang hàng trong dịch vụ lưu trú như Booking.com, Hotels.com, trong lĩnh vực vận tải có Grab, Go-Viet, Be hoặc với hàng hoá có Ebay, Shopee, Tiki, Lazada. Trong lĩnh vực cho vay ngang hàng thì có Fiin, VO247, Tima Lender, Vadilus, Tienngay.vn… d. Người cho vay (nhà đầu tư): là những cá nhân có tiền nhàn rỗi muốn tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên cơ sở các đơn hàng trên các nền tảng P2P để lựa chọn theo lãi suất và mức độ rủi ro đáp ứng yêu cầu của mình. e. Người đi vay: ban đầu người đi vay là những cá nhân có nhu cầu, về sau nhiều tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng trở thành Người đi vay trong hình thức P2P Lending này. Người vay đưa ra đề xuất nhu cầu vay vốn: quy mô, thời hạn, lãi suất… 3.2. Các mô hình cho vay ngang hàng a. Mô hình cổ điển (mô hình vật lý): Physical person-to-person lending: Hình thức cho vay ngang hàng sơ khai này đã xuất hiện từ trước khi ngân hàng ra đời. Ban đầu cho vay ngang hàng chỉ thực hiện trên một nhóm cá nhân nhỏ, vận hành trên một hệ thống đơn giản và giao dịch các khoản cho vay cơ bản. Hình thức vay mượn này được thực hiện giữa những người trong cùng một nhóm, như cùng gia đình, nhóm tôn giáo, nhóm nghề nghiệp, hoặc những người trong cùng một cộng đồng mà quen biết lẫn nhau. Mặc dù quy mô tín dụng trong cho vay ngang hàng vật lý nhỏ hơn rất nhiều so với hoạt động tín dụng truyền thống nhưng lại thu hút được Nguồn: investing.vn sự quan tâm không hề nhỏ từ công chúng. 349
  3. Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, một hình thức mới của phương thức tài trợ vốn ra đời vào năm 2005, gọi là Cho vay ngang hàng trực tuyến (Online peer-to- peer lending). Trong bài nghiên cứu này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu hình thức cho vay trực tuyến này qua các mô hình tiếp theo. b. Mô hình trực tiếp (mô hình truyền thống): Công ty P2P Lending cung cấp nền tản giao dịch trực tuyến kết nối người cho vay và người đi vay. Theo đó hợp đồng vay vốn được ký kết giữa người cho vay và người đi vay. Người cho vay chịu mọi rủi ro nếu người đi vay không trả nợ. Vốn vay và tiền trả nợ theo hợp đồng được tách biệt khỏi tài khoản trên nền tảng giao dịch trực tuyến. Công ty P2P có nguồn thu từ phí giao dịch của các bên tham gia. Như vậy trong mô hình này, công ty P2P chỉ cung cấp nền tảng công nghệ đơn thuần. c. Mô hình liên kết với ngân hàng: Công ty P2P Lending đóng vai trò như đại lý môi giới đối với người cho vay và người đi vay. Trên cơ sở thỏa thuận của công ty P2P Lending và ngân hàng, sau khi nhận thông tin từ công ty P2P Lending, ngân hàng sẽ cấp các khoản vay và sau đó bán lại cho công ty P2P Lending. Với mô hình tổ chức này công ty P2P Lending không chỉ là nhà cung cấp công nghệ đơn thuần mà tham gia trực tiếp vào quy trình tín dụng. Trong mô hình hợp tác này, với sự tham gia của ngân hàng trong quá trình giải ngân, rủi ro với Người cho vay và Người đi vay được giảm thiểu. 350
  4. d. Mô hình gián tiếp (mô hình cam kết lợi nhuận): Trong mô hình này, công ty P2P Lending cung cấp các khoản vay từ chính nguồn vốn góp bởi Người cho vay/Nhà đầu tư. Công ty P2P đánh giá, lựa chọn đề xuất vay vốn và tự chủ động tiến hành cho vay trực tiếp đối với người đi vay và hưởng lãi suất, phí (nếu có) từ khoản vay này. Nhà đầu tư/Người cho vay góp vốn vào quỹ/vốn của công ty P2P Lending và nhận lợi nhuận theo cam kết của công ty P2P Lending. 3.3. Ưu - nhược điểm của cho vay ngang hàng ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI VAY ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM • Có thể vay một cách nhanh chóng. • Lãi suất có thể cao hơn ngân hàng nếu xếp hạng • Lãi suất thấp hơn ngân hàng. tín dụng thấp. • Không bị phạt trả nợ trước hạn. • Nếu điểm tín dụng quá thấp có thể không được • Thủ tục và yêu cầu vay đơn giản. vay. • Hầu hết các khoản vay không yêu cầu tài sản bảo • Không thể vay các khoản có giá trị lớn. đảm. • Thanh toán trễ hạn sẽ mất điểm tín dụng, ảnh • Sử dụng vốn linh hoạt. hưởng đến các khoản vay sau đó. ĐỐI VỚI NGƯỜI CHO VAY Ưu điểm Lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thường. Thêm một lựa chọn đầu tư. Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhược điểm Rủi ro mất nhiều tiền nếu người vay vỡ nợ. Rủi ro vận hành: có thể xảy ra khi phần mềm bị lỗi hoặc ngừng hoạt động( hoặc đơn giản là nhà cung cấp dịch vụ rút khỏi thị trường). Dữ liệu của khách hàng và điều kiện để dịch vụ được cung cấp liên tục sẽ bị ảnh hưởng. Các khoản tiền cho vay không được bảo hiểm như tiền tiết kiệm vì thời hạn cho vay thường từ 3-5 năm nên tính thanh khoản thấp hơn trái phiếu và cổ phiếu. 351
  5. 4. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ P2P LENDING 4.1 Tình hình cho vay ngang hàng trên thế giới Nguồn: iDauTu.com a. Tại Anh: Nước Anh được biết đến như là cái nôi của hoạt động P2P Lending với sự xuất hiện của nền tảng P2P Lending đầu tiên trên thế giới - Zopa vào năm 2005. Với sự ra đời của Zopa, nước Anh trở thành nước đầu tiên xuất hiện hoạt động P2P Lending và bắt đầu với việc tài trợ các khoản vay tín chấp cá nhân. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, tính đến cuối năm 2017, tại thị trường Anh có hơn 50 nền tảng P2P Lending, trong đó có 03 nền tảng lớn nhất là RateSetter, Zopa và The Funding Circle với tổng dư nợ cho vay lần lượt là 2,2; 2,9 và 3 tỷ bảng Anh. Ba ông lớn này chiếm tổng cộng 69% thị phần và còn lại 31% chia cho hơn 47 nền tảng P2P Lending khác. Thị trường P2P Lending tại Anh ban đầu chỉ nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, càng về sau, các nền tảng đã phát triển thành các tổ chức kiêm luôn việc cho vay và mở rộng đối tượng tham gia cả đối với các tổ chức là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy tỷ trọng P2P Lending đối với khu vực này còn thấp so với các hình thức truyền thống, song vẫn giữ được xu hướng tăng trưởng qua các năm xét về mức độ cạnh tranh. Năm 2014, nước Anh một lần nữa trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống các quy định luật pháp về hoạt động P2P Lending. Cơ quan Kiểm soát ngành tài chính (FCA) hiện là cơ quan quản lý chính cho ngành công nghiệp P2P Lending. Cơ quan này cùng với Cơ quan Luật lệ an toàn (PRA) là hai đơn vị được tách ra từ Cơ quan Giám sát tài chính Anh Quốc (FSA). Theo đó, các nền tảng P2P Lending phải được cấp phép hoạt động thông qua FCA mới có thể cấp tín dụng và trở thành thành viên của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia. Các quy định nổi bật về P2P Lending ở Anh được FCA đặt ra bao gồm quy định về vốn, quy trình cấp phép hoạt động, quy định giám sát thị trường, quy định bảo vệ người đi vay: Quy định về vốn: Công ty P2P Lending phải có số vốn tối thiểu lớn hơn tổng số vốn tối thiểu cố định và vốn tính trên giá trị còn lại của vốn vay trên sàn. Theo quy định, từ ngày 01/4/2017, vốn tối thiểu cố định là 50.000 bảng Anh. 352
  6. Quy trình cấp phép hoạt động: Các công ty muốn thành lập và vận hành nền tảng giao dịch trực tuyến P2P Lending cần thỏa mãn các điều kiện sau: Có kế hoạch kinh doanh chi tiết và phù hợp, trong đó nêu rõ hoạt động dự kiến, rủi ro, ngân sách và nguồn lực về con người, hệ thống vốn… Giám sát thị trường: FCA theo dõi và giám sát hoạt động của các công ty P2P Lending thông qua trang web và báo cáo điều hành quản lý định kỳ hàng tháng của các công ty P2P Lending. Bảo vệ người đi vay: FCA quy định công ty P2P Lending phải tuân thủ quy định về tiền của khách hàng trong việc nhận tiền của bên cho vay, nhận tiền trả nợ của bên đi vay và chuyển tiền trả cho bên cho vay. b. Tại Mỹ: Tại Mỹ, mô hình P2P Lending đã bắt đầu xuất hiện với sự ra đời của hai công ty P2P Lending đầu tiên tại Mỹ là Prosper và Lending Club lần lượt vào năm 2006 và 2007. Tính đến nay, thị trường P2P Lending tại Mỹ bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng vượt bậc cả về khối lượng và chất lượng cho vay. Theo IBISWorld, từ năm 2012 đến nay, quy mô thị trường P2P Lending tại Mỹ đã phát triển đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn 2017 - 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên quy mô thị trường này có sự sụt giảm duy trì ở mức tổng quy mô trao đổi 819 triệu USD, với 17 doanh nghiệp và đã tạo ra 2.255 việc làm trên khắp đất nước. Mặc dù quy mô thị trường giảm, nhưng trong năm 2020, các nền tảng P2P Lending vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ với việc Quốc hội Mỹ mở rộng gói Chương trình Bảo vệ Tiền lương. Do thị trường P2P Lending ở Mỹ phát triển với tốc độ nhanh, có sự liên kết chéo giữa nhà cung cấp dịch vụ P2P Lending và ngân hàng cho vay (gọi là notary model - mô hình trong đó khoản vay sẽ được cấp từ ngân hàng đối tác thay vì bản thân công ty P2P Lending), nên việc dự thảo các quy định quản lý trải qua những giai đoạn phức tạp. Từ cuối năm 2015, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) quyết định áp dụng các quy tắc quản lý với hoạt động huy động và tài trợ vốn cộng đồng cho hoạt động P2P Lending. Vì vậy, tại Mỹ, quản lý P2P Lending tập trung vào bốn mục chính như sau: Quy định về giới hạn vốn huy động. Công ty P2P Lending chỉ được huy động tối đa 1,07 triệu USD trong mỗi năm từ nhà đầu tư, trừ trường hợp đặc biệt phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Quy định về giới hạn đầu tư cá nhân. Giới hạn đầu tư của một cá nhân được tính bằng tổng các khoản đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu tư đó trong vòng 12 tháng và không có trường hợp ngoại lệ. Giới hạn đầu tư được xác định tùy vào thu nhập hoặc tài sản ròng hàng năm của nhà đầu tư. Các tiêu chuẩn cấp phép và hoạt động đối với công ty P2P Lending - tương tự như điều kiện cấp phép hoạt động đối với công ty quản lý đầu tư tại Mỹ. Các tiêu chuẩn, yêu cầu về công khai thông tin đối với các công ty P2P Lending. Để được cấp phép hoạt động, các công ty P2P Lending cần cung cấp “32 loại thông tin” ngoài các 353
  7. chứng từ kế toán trong 3 năm tài chính liên tiếp cho SEC và hàng năm, các công ty có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, giống như các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, các công ty P2P Lending bắt buộc phát hành chứng chỉ vay nợ phải thông qua một tổ chức trung gian (platform), để đảm bảo công chúng có thể tiếp cận thông qua cổng Internet hoặc các phương tiện điện tử và tự do trao đổi thông tin về khoản vay. c. Tại Trung Quốc: Có thể nhận định rằng, không có một quốc gia nào trên thế giới có thể sánh với Trung Quốc về tốc độ phát triển và mức độ sử dụng các nền tảng P2P Lending. Các nền tảng cho vay trực tuyến ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến kể từ khi nền tảng đầu tiên được ra mắt vào năm 2007 - nền tảng PPdai. Ban đầu, ngành công nghiệp này đã được các nhà chức trách buông lỏng quản lý, không bị ràng buộc hoặc giám sát bởi bất kỳ một quy định nào. Vì vậy, một lượng lớn tiền nóng đã được bơm vào các sàn P2P Lending, thúc đẩy hoạt động này phát triển mạnh mẽ. Báo cáo hàng năm của ngành cho vay trực tuyến của Trung Quốc năm 2016 cho biết, tổng doanh thu toàn ngành đạt 2,063 nghìn tỷ RMB (tương đương 311,73 tỷ USD), tăng 110% so với năm 2015. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của ngành cho vay trực tuyến năm 2016 đạt 816,22 tỷ RMB (123,29 tỷ USD), tăng 100,99% so với cùng kỳ năm 2015 và gấp 125 lần so với năm 2012. Bên cạnh những nền tảng thành công như Yiren Digital (được thành lập năm 2012 là một công ty con của Creditease), có thể kể đến những trường hợp phá sản lớn của sàn P2P Lending tại Trung Quốc như Ezubao, Tairan. Những vụ việc vỡ nợ, phá sản hay lừa đảo tại các sàn P2P Lending đã ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín hoạt động P2P Lending cũng như việc tổ chức quản lý hoạt động này đối với các cơ quan quản lý Trung Quốc. Mặc dù nền tảng P2P Lending đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2007 nhưng phải tới năm 2010, mới có quy định đầu tiên tác động đến lĩnh vực P2P Lending. Quy định đầu tiên là các biện pháp quản lý tạm thời đối với các công ty bảo lãnh tài chính. Các biện pháp này quy định các công ty P2P Lending phải được chấp thuận khi thành lập và không được tham gia vào hoạt động nhận tiền gửi và cho vay trực tiếp. Bộ máy quản lý hoạt động P2P Lending ở Trung Quốc gồm hai cấp: Trung ương và địa phương. Cấp Trung ương: Cấu trúc quản lý tài chính hiện tại ở Trung Quốc là phân quyền quản lý dựa trên lĩnh vực. Năm 2016, sau gần 10 năm kể từ khi sàn P2P Lending đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, P2P Lending chính thức được coi như là kinh doanh ngân hàng theo hình thức cho vay trực tuyến, do đó thuộc thẩm quyền của Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC). Cấp địa phương: Cơ quan quản lý địa phương thường là văn phòng hoặc phòng tài chính do chính quyền địa phương thành lập. Cơ quan quản lý địa phương chịu trách nhiệm giám sát các nền tảng P2P Lending tại địa bàn của mình về các vấn đề như thành lập, thay đổi và giải thể. 4.2 Thực trạng P2P Lending ở Việt Nam Khoảng giữa năm 2020, sự sụp đổ của các công ty P2P ở Trung Quốc cảnh tỉnh các nhà đầu tư và cho thấy xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư của mô hình này dần sang các nước trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, hiện nay, có khoảng hơn 40 công ty đang tham gia hoạt động P2P Lending như Tima, Trust Circle, Vay mượn, Lendmo, Wecash, InterLoan... Ngân hàng Nhà nước (2019) đã nhận định, hoạt động P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả 354
  8. năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế, nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội (có khả năng tiếp cận Internet); qua đó, góp phần đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen”. Tuy nhiên, hoạt động P2P Lending cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro cho vay, rủi ro thông tin, rủi ro phòng, chống rửa tiền, rủi ro an ninh mạng...) có thể tác động bất lợi, bất ổn đến hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về hoạt động P2P Lending trở nên cực kỳ quan trọng trong bối cảnh hiện nay. 5. ĐỀ XUẤT - BÀI HỌC VỀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ P2P LENDING CHO VIỆT NAM Thông qua kinh nghiệm quản lý hoạt động P2P Lending tại Mỹ, Anh và Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra được những bài học hữu ích như sau: Thứ nhất, cần công nhận hoạt động P2P Lending và cho phép hoạt động của các công ty P2P Lending. Việc chưa có một quy định hướng dẫn cụ thể đối với việc thành lập cũng như tổ chức hoạt động P2P Lending đã khiến tổ chức cho vay gặp nhiều khó khăn. Các quy định P2P Lending nhìn chung được đánh giá là khá phức tạp và rắc rối, đặc biệt là đối với những đối tượng mới tham gia thị trường này. Vì vậy, cần sớm có sự cụ thể hóa trong việc cấp phép hoạt động. Các văn bản quy phạm pháp luật này phải quy định rõ các điều kiện cấp phép hoạt động P2P Lending như yêu cầu mức vốn tối thiểu, hạn mức cho vay tối đa, đáp ứng các tiêu chuẩn về công nghệ cũng như cần phải đảm bảo an toàn hoạt động đối với công ty; cụ thể hóa các quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp P2P Lending; quy định rõ ràng, chặt chẽ về quyền truy cập thông tin của người cho vay và người đi vay, làm rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp P2P Lending đối với nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra đổ vỡ. Tại Việt Nam, hiện nay, khi các công ty hoạt động P2P Lending chưa chịu sự quản lý của Luật Các tổ chức tín dụng mà chỉ chịu quản lý của Bộ luật Dân sự, cần sớm ban hành hành lang pháp lý quy định đối với hình thức P2P Lending và các đơn vị cung cấp sản phẩm này. Thứ hai, cần có chế tài cụ thể trong việc quản lý thị trường P2P Lending. Bài học từ Trung Quốc đã cho thấy, việc không sớm có chế tài quản lý đã khiến quốc gia này chịu nhiều thiệt hại to lớn từ những vụ việc vỡ nợ hay lừa đảo từ cả phía cho vay và bên đi vay. Trong thời gian xây dựng và hoàn thiện các biện pháp quản lý phù hợp cho thị trường P2P Lending, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các quy định rõ ràng, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cải cách thủ tục hành chính, minh bạch và công bố công khai thông tin về hoạt động cho vay của mình cùng với tăng cường triển khai nhiều chính sách ưu đãi vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể trong nền kinh tế có thể tiếp cận được với vốn ngân hàng. Thứ ba, việc quản lý hoạt động P2P Lending cần được thực hiện chặt chẽ ở cả cấp Trung ương và địa phương. Từ đó, Việt Nam cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ, cụ thể cho hoạt động P2P Lending. Hoạt động giám sát P2P Lending nên được trao thẩm quyền cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu mô hình hoạt động phù hợp với bối cảnh quốc gia và luật hóa trong quy định cấp phép thành lập. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần cho phép các nền tảng P2P Lending truy cập thông tin tín dụng từ cổng thông tin kết nối khách hàng vay của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Phương pháp này sẽ vừa đảm bảo cho các nền tảng cho vay biết được các khoản nợ tín dụng hiện có của khách hàng. 355
  9. Thứ tư, Chính phủ cũng nên tham gia quản lý và điều hành trực tiếp các nền tảng P2P Lending này để đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ cũng như thực hiện ưu đãi thuế cho các cá nhân cần vốn để đầu tư thông qua các bên cho vay. Việc được nhận các khoản đầu tư hàng năm để sử dụng vào hoạt động P2P Lending kết hợp với các ưu đãi về thuế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào hoạt động P2P Lending, từ đó phát triển thị trường P2P Lending cả về số lượng lẫn chất lượng. Như vậy, việc có những quy định cụ thể và định hướng chiến lược rõ ràng đang là những yêu cầu cấp thiết để xây dựng một hệ thống P2P Lending hoạt động hiệu quả và lành mạnh ở thị trường Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Lê (2018), “Cho vay ngang hàng: Nhận diện tiềm năng, rủi ro”, Thời báo Ngân hàng. 2. Hà Văn Dương (2019), “Cho vay ngang hàng: Cơ chế vận hành và mô hình kinh doanh”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. 3. Hoàng Thị Duyên, Đỗ Thị Tuyết Mai (2019), "P2P Lending trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam", Tạp chí Tài chính. 4. Nguyễn Văn Hiệu (2018), “Cho vay ngang hàng - Kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, 11/2018, Số 22, tr. 10-16. 356
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2