intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chơi để cứng cáp hơn - bé từ 0 đến 6 tháng

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong năm đầu đời, trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua những hoạt động thường ngày. Bằng sự sáng tạo, tinh tế, cha mẹ có thể cùng bé tham gia vào những trò chơi đơn giản nhưng vô cùng thú vị. Qua đó, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và học thêm được nhiều kỹ năng phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của bé. Những trò chơi chúng tôi gợi ý dưới đây chia thành từng thời kỳ, từ 0 đến 3 tháng, từ 3 đến 6 tháng, từ 6 đến 9 tháng, và từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chơi để cứng cáp hơn - bé từ 0 đến 6 tháng

  1. Chơi để cứng cáp hơn - bé từ 0 đến 6 tháng Trong năm đầu đời, trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua những hoạt động thường ngày. Bằng sự sáng tạo, tinh tế, cha mẹ có thể cùng bé tham gia vào những trò chơi đơn giản nhưng vô cùng thú vị. Qua đó, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và học thêm được nhiều kỹ năng phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của bé. Những trò chơi chúng tôi gợi ý dưới đây chia thành từng thời kỳ, từ 0 đến 3 tháng, từ 3 đến 6 tháng, từ 6 đến 9 tháng, và từ 9 đến 12 tháng. Từ 0 đến 3 tháng Khả năng nhận thức thế giới của trẻ trong giai đoạn
  2. này phụ thuộc vào các giác quan tai, mắt, mũi, miệng. Ở cự ly khoảng 20cm, em bé có thể nhìn ngắm mọi thứ một cách dễ dàng. Bé cũng có thể “đánh hơi” được “mùi” của mẹ và nhận ra giọng của mẹ. Trẻ sơ sinh có một làn da nhạy cảm, làn da ấy có thể cảm nhận được sự vuốt ve, yêu thương và ấm áp của người thân. Chơi cùng bé “Lễ hội” dưới nước: Chuẩn bị sẵn phòng tắm cho bé với đầy đủ nước ấm và che chắn kỹ càng, sau đấy mở một loại nhạc dịu dàng. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, mẹ cuốn bé vào trong một chiếc khăn bông mềm rồi ôm bé vào phòng tắm. Hãy từ từ thả bé xuống nước ấm, bắt đầu bằng việc nhúng nhúng đôi bàn tay của bé xuống nước, sau đó là đôi chân, rồi mẹ cũng lại tiếp tục vẩy nước lên bụng bé, lưng bé để bé làm quen từ từ với nước. Bé sẽ rất thích thú nếu được vừa tắm, vừa chơi và vừa được lắng nghe những giai điệu nhẹ nhàng mà mẹ đã bật sẵn cho bé.
  3. Cùng ngắm nghía các hoạt động: Đôi mắt của bé luôn mở to và dường như rất sẵn sàng cho việc ngắm nghía sự vật xung quanh mình. Những loại đồ chơi đầy màu sắc treo xung quanh bé luôn có ích cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, không nên quá lạm Hình: dụng việc “trình diễn” thế giới màu gettyimages.com sắc ấy một cách quá đáng bởi trẻ rất dễ bị rối loạn màu sắc, hoặc xao nhãng trước sự đa dạng quá đà của các vật thể xung quanh mình. Dập dìu bên những giai điệu: Bật nhạc nhẹ nhàng, bế em bé bên mình và bắt đầu… khiêu vũ. Trong ba tháng đầu đời, bé đã có thể cảm nhận được từng bước chân của bạn, sự uyển chuyển, biến đổi của đôi chân như đi, chạy hoặc nhảy. Cách lắc lư của bạn theo tiếng nhạc, cách chuyển đổi trạng thái theo tiết tấu của giai điệu cũng giúp bé làm quen với nhịp điệu âm nhạc. Khả năng nghe của bé nhờ đó cũng hoàn thiện hơn và bé có thể nhận ra được những bản nhạc
  4. quen thuộc nếu bạn cứ bật đi bật lại. Bé cũng biết được đoạn nhạc nào bạn đu đưa nhẹ nhàng, đoạn nhạc nào bạn nhún nhảy mạnh hơn thông qua những chuyển động của mẹ mà bé cảm nhận được khi được mẹ ôm ấp và áp chặt bên mình. Từ 3 đến 6 tháng Em bé đã trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt hơn trong giai đoạn này. Bé cười, bé bập bẹ, bé cáu giận, bé biết sử dụng cả bàn tay của mình để tóm lấy mọi thứ mà bé muốn rồi đưa vào miệng. Bé thích chơi với bạn, đặc biệt là chơi những trò chơi quen thuộc hàng ngày. Chơi cùng bé
  5. Đôi tất ngộ nghĩnh: Đôi tay và đôi chân của bé muốn hoạt động lắm rồi, chúng cứ thích ngọ nguậy mà không chịu nằm yên một chỗ. Hãy cho bé đi những đôi tất đầy màu sắc, có thể mỗi Hình: gettyimages bên chân một màu khác nhau cũng được. Nếu có điều kiện, bạn vẽ thêm ở mỗi chiếc tất hình mặt người đang cười để “gây ấn tượng” hơn với bé. Sau đó, mẹ sẽ là người đỡ lưng cho bé rồi đặt bé ngồi dưới sàn nhà. Nào, giờ thì chúng ta hãy chơi trò rượt đuổi hai cái mặt người trên đôi tất mà bé đang đi nhé. Mẹ dùng một tay nắm lấy bàn chân của bé, chỗ có cái hình mặt người đang cười toe toét. Bé bắt chước theo mẹ, cũng cố rướn người lên phía trước để tóm hình thù ngộ nghĩnh ấy. Bài tập này giúp bé hoạt động cả cơ thể, từ lưng, bụng, tay, chân, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận ấy để đạt được mục đích. Đó cũng là bài tập hiệu quả để chuẩn bị cho động tác tự biết ngồi trong những tháng kế tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2