intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn kính lọc cho các máy ảnh

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

103
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kính lọc UV có giá khá mềm mà lại bảo vệ tốt ống kính nên có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Kính lọc là dụng cụ quang học bổ trợ máy ảnh, bao gồm một lớp kính có tác dụng nhất định đối với một hoặc vài thành phần ánh sáng, nhằm bảo vệ ống kính, cảm quang hay tạo ra những hiệu ứng bất ngờ cho ảnh. Ở một số máy du lịch cao cấp, kính lọc đã được tích hợp sẵn trong ống zoom và thường là loại kính giảm sáng để chụp trong điều kiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn kính lọc cho các máy ảnh

  1. Chọn kính lọc cho máy ảnh Kính lọc UV có giá khá mềm mà lại bảo vệ tốt ống kính nên có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Kính lọc là dụng cụ quang học bổ trợ máy ảnh, bao gồm một lớp kính có tác dụng nhất định đối với một hoặc vài thành phần ánh sáng, nhằm bảo vệ ống kính, cảm quang hay tạo ra những hiệu ứng bất ngờ cho ảnh. Ở một số máy du lịch cao cấp, kính lọc đã được tích hợp sẵn trong ống zoom và thường là loại kính giảm sáng để chụp trong điều kiện ánh sáng chói. Đối với các máy DSLR, chúng thường được gắn trên miệng ống kính và có nhiều chủng loại để chọn. Dưới đây là bảng phân loại một số kính lọc phổ biến, dựa trên tác dụng của chúng theo trang web Cambridgeincolour. Loại kính lọc Tác dụng chính Đối tượng sử dụng - Giảm bớt ánh - Bầu trời, dòng Kính lọc phân cực nước hay tán lá sáng chói. (Linear & Circular - Tăng bão hòa (nhiếp ảnh phong Polarizers filter) màu cho ảnh. cảnh nên có). Kính lọc ND - Thác nước, dòng - Mở rộng thời sông dưới ánh sáng (Neutral Density gian phơi sáng. mạnh. filter) Kính lọc GND - Kiểm soát - Cảnh có độ sáng (Graduated Neutral vùng ánh sáng mạnh. mạnh của ảnh. Density filter)
  2. - Giảm hiện tượng đen 4 góc. - Tăng độ trong của ảnh dùng Kính lọc tử ngoại - Dùng được trong film. mọi trường hợp. (UV/Haze filter) - Bảo vệ ống kính. Kính lọc sắc ấm/sắc - Ảnh phong cảnh, - Thay đổi cân lạnh chụp dưới nước hay bằng trắng một số trường hợp (Warming/Cooling ánh sáng đặc biệt filter) 1. Kính lọc phân cực Kính lọc phân cực đường kính 67 mm. Ảnh: Wikipedia.
  3. Kính lọc phân cực là loại quan trọng nhất trong chụp ảnh phong cảnh. Chúng giảm bớt một lượng đáng kể ánh xạ đi đến chip cảm quang. Do đó, những ảnh chụp bầu trời thường có sắc xanh đậm hơn, giảm khả năng cháy tại những vùng như mặt nước hoặc các bề mặt phản chiếu ánh sáng mạnh. Kính lọc thậm chí còn có tác dụng hạ bớt độ tương phản giữa các vùng ánh sáng đối lập như bầu trời - mặt đất hay trong nhà - ngoài trời. Loại kính lọc đặc biệt này có thể điều chỉnh độ phân cực bằng cách xoay vòng quay bên hông kính. Bạn có thể sử dụng ống ngắm hoặc bật chế độ LiveView để xem trước hiệu ứng phân cực. Hai bức ảnh được chụp bởi cùng một máy ảnh, trong đó, ảnh bên phải có sử dụng thêm kính lọc phân cực. Kính lọc phân cực có tác dụng giảm độ sáng tại những chi tiết quá sáng và tăng độ bão hòa màu. Ảnh: Wikipedia. Tác dụng của kính lọc CPL phụ thuộc nhiều vào hướng đặt máy ảnh của bạn và hướng của nguồn sáng chủ đạo trong ảnh (như mặt trời). Hiệu ứng phân cực mạnh nhất khi máy ảnh của bạn hướng vuông góc với hướng ánh sáng. Điều này có nghĩa là khi mặt trời ở trên đỉnh đầu, vùng gần đường chân trời sẽ bị phân cực nhiều nhất. Tuy nhiên, loại kính lọc này cũng làm giảm đáng kể lượng sáng mà cảm biến ảnh thu nhận, thường từ 2-3 f-stop (tương ứng
  4. với 1/8 đến 1/4 lượng ánh sáng chính của cảnh). Điều này có thể khiến bạn phải tăng thời gian phơi sáng lên một chút, do đó, trong một số trường hợp, ảnh thu được từ những chuyển động nhanh sẽ bị nhòe. Kính lọc CPL đi với những ống kính góc rộng sẽ khiến cho những thước chụp bầu trời trở nên không thật do có một số vùng trên đó bị tối rõ rệt. Do vậy, bạn nên điều chỉnh kỹ càng trước khi sử dụng loại kính lọc này. 2. Kính lọc ND Kính lọc ND loại 28 mm. Ảnh: MTU. Kính lọc ND cũng có tác dụng giảm lượng ánh sáng mà chip cảm quang thu nhận được. Loại màu xám này hữu dụng trong trường hợp muốn tăng thời gian phơi sáng cho ảnh khi ISO đã đặt ở mức thấp nhất. Do đó, hiệu ứng gián tiếp mà loại này gây ra cũng rất đáng chú ý.
  5. - Làm mượt dòng nước đang chảy, tạo cảm giác liền mạch. - Giúp tăng độ mở ống kính trong ánh sáng mạnh, nhờ đó thu hẹp độ sâu trường ảnh. - Giảm bớt nhiễu xạ ánh sáng, vốn là nguyên nhân khiến ảnh kém sắc nét khi mở khẩu. - Làm những chuyển động trở nên mờ ảo, có tác dụng nghệ thuật theo ý muốn tác giả. Tác dụng của kính lọc có thể thấy rõ trên hình phải: Làm mượt dòng nước chảy, tạo cảm giác liền mạch thông qua quá trình kéo dài phơi sáng của cảm biến. Ảnh: Digital-photography.
  6. Tuy nhiên, chỉ sử dụng loại kính lọc này trong một số trường hợp đặc biệt, do chúng có tác dụng cản sáng khá hiệu quả. Vài kính lọc còn có thể thêm lượng nhỏ thành phần màu đơn sắc nào đó vào ảnh. Không nên lắp kính lọc ND vào máy khi bạn cần "đóng băng" chuyển động của vật thể, khi cần độ sâu trường ảnh lớn hoặc khi bạn đã đặt máy ở ISO thấp mà cảnh lại thiếu sáng. 3. Kính lọc GND Kính lọc GND có tác dụng chuyển sắc xám từ nhạt đến đậm tùy theo lượng ánh sáng đi vào tại từng vùng trên mặt kính. Ảnh: Flickr.
  7. Kính lọc GND đôi khi còn được gọi là kính lọc từng phần (split filters) do tác dụng đặc biệt của chúng: chuyển sắc xám từ nhạt đến đậm tùy theo lượng ánh sáng đi vào tại từng vùng trên mặt kính. Vì vậy, những ảnh chụp tại vùng có độ tương phản mạnh như mặt đất - bầu trời thường không bị hiện tượng mất chi tiết hay quá sáng. Bạn cũng có thể đạt được hiệu ứng tương tự nếu sử dụng máy số chụp hai ảnh với thời gian phơi sáng khác nhau của cùng một cảnh rồi kết hợp chúng lại hoặc sử dụng chức năng Linear gradient trong Photoshop. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường không thể sử dụng được nếu cảnh có những vật thể chuyển động hoặc có ánh sáng thay đổi thường xuyên. Bạn cũng có thể thao tác tăng sáng từng phần trên ảnh RAW, nhưng đồng thời cũng tăng luôn cả nhiễu ảnh và các chi tiết giả.
  8. Ảnh trên chụp bằng ống kính không lắp kính lọc, bầu trời và mặt mẫu bị cháy. Ảnh dưới chụp qua kính lọc GND, ánh sáng mạnh của nền trời bị giảm xuống tối đa và màu sắc trở nên trung tính hơn. Ảnh: Strangeheart. GND có nhiều loại. Điều quan trọng nhất khi chọn mua là phải xem xét hiệu ứng mà kính lọc này tạo ra từ vùng tối lên vùng sáng của ảnh. Các loại Soft Edge GND thường tạo ra một dải mờ trung gian khá dài, trong khi đối với kính Hard Edge GND, sự chuyển từ vùng tối sang vùng sáng đột ngột hơn. Hard Edge GND hữu ích khi chụp cảnh hoàng hôn có cả bầu trời và mặt đất
  9. mà không muốn mất đi chi tiết nào của cả hai đối tượng ấy. Một số kính lọc GND còn có tác dụng thêm hoặc bớt ánh sáng đi vào phần rìa ống kính, thông thường giúp giảm hiện tượng đen 4 góc ảnh. Điều quan trọng thứ hai là sự khác biệt ánh sáng giữa 2 đầu của vùng bị giảm sáng gây bởi kính GND. Hầu hết ảnh chụp phong cảnh thường cần sự khác biệt này không quá 1 đến 3 f-stop. Các trường hợp đặc biệt như chụp một người dưới tán cây trong điều kiện ánh sáng của buổi trưa thì cần loại kính lọc tạo ra độ chênh lớn hơn 3 f-stop. 4. Kính lọc tử ngoại Kính lọc tử ngoại. Ảnh: Tech2. Đúng như tên gọi, kính lọc tử ngoại có tác dụng bảo vệ những thành phần thấu kính nằm ở ngoài cùng khỏi sự tác động của tia tử ngoại, vốn là nguyên nhân làm biến dạng nhiệt thủy tinh và giảm tuổi thọ của lớp phủ bề mặt. Các kính này thường trong suốt do đó không làm ảnh hưởng nhiều đến độ sáng của ảnh. Với máy chụp phim, kính lọc UV còn có tác dụng giảm hiện tượng
  10. sương mù (mờ ảnh) và cải thiện độ tương phản bằng cách hấp thụ bớt tia tử ngoại gây hiệu ứng phụ lên mặt phủ bạc của phim. Tuy nhiên, kính lọc UV cũng có thể làm giảm chất lượng ảnh do gây ra những mảng chóe sáng (lens flare) xấu xí, thêm vào một lượng nhỏ ánh đơn sắc hay giảm bớt độ tương phản. Một số còn được phủ thêm lớp chất liệu đặc biệt nhằm giảm hay làm thay đổi đáng kể hiện tượng chóe sáng. Giữ kính lọc sạch sẽ cũng là cách hiệu quả, dù rằng những vết xước nặng do lau rửa sẽ ảnh hưởng không tốt đến độ nét của ảnh. Đối với những ống kính đắt tiền, tác dụng của kính lọc UV thường lớn hơn nhược điểm mà chúng đem lại. Loại này có giá khá mềm nên đôi khi còn dùng làm "lá chắn" bụi và xước cho thấu kính bên trong. 5. Kính lọc sắc ấm/sắc lạnh
  11. Kính lọc sắc lạnh có các dụng giảm gam màu nóng trên ảnh. Các phần mềm đồ họa như Photoshop cũng có "filter số" dành để tạo ra hiệu ứng này. Ảnh: Photoshopdaily. Kính lọc sắc ấm/sắc lạnh có tác dụng thay đổi cân bằng trắng của ánh sáng đi vào cảm biến ảnh. Loại này có thể sử dụng để sửa chữa hoặc thay thế những thành phần màu giả như ánh nhợt nhạt của đèn neon hay sắc ấm thái quá của đèn dây tóc. Kể từ khi công nghệ ảnh số ra đời, chúng dần trở nên kém quan trọng do quá trình cân bằng trắng tự động của máy đã đảm nhiệm vai trò đó với độ chính xác cao hơn nhiều. Thậm chí, khi máy ảnh làm việc sai, bạn cũng có thể tác động vào quá trình cân bằng trắng bằng phần mềm xử lý file RAW hay "filter số" trong Photoshop.
  12. Màu vàng trong bức ảnh trên được tạo ra từ đèn natri cao áp. Với loại ánh sáng đơn sắc đặc biệt này, hầu như các hệ thống cân bằng trắng tự động trên máy ảnh đều không cho ra đủ màu gốc của vật thể. Một kính lọc sắc ấm hay kính lọc đèn natri chuyên dụng có thể giải quyết được vấn đề trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cũng phải dùng đến kính lọc sắc, chẳng hạn, khi chụp với những nguồn sáng hiếm gặp hoặc chụp d ưới nước. Kính lọc sẽ đảm bảo những thành phần màu đơn sắc được khôi phục như trạng thái tự nhiên trong ánh sáng trắng mà hầu như không làm tăng noise tại các kênh màu chủ đạo như công nghệ cân bằng trắng tự động thường làm. 6. Các vấn đề nảy sinh khi sử dụng kính lọc Kính lọc thường được sử dụng khi cần tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho ảnh. Tuy nhiên, dù được chế tạo với chất lượng cao nhất đi chăng nữa,
  13. chúng cũng gây ra vài vấn đề. Trước hết, chúng hấp thụ một lượng nhỏ ánh sáng, làm giảm độ sáng, độ tương phản và độ sắc nét của toàn ảnh. Các kính lọc này cũng gây ra và làm tăng thêm hiện tượng chóe sáng vốn đã là yếu điểm của những ống kính phức tạp. Kính lọc cũng tạo ra hiện tượng đen 4 góc ảnh (vignetting), đặc biệt khi bạn lắp một kính CPL lên một kính UV mà lại sử dụng ống góc rộng (độ dày của 2 kính này cộng lại đủ cản đường truyền của tia sáng tới thấu kính ngoài cùng). Nói chung, không nên lắp nhiều kính lọc lên nhau vì các vấn đề đã nhắc phía trên sẽ trở nên nghiêm trọng, chất lượng ảnh sẽ giảm sút tới mức có thể nhận ra. 7. Lưu ý khi chọn mua Trước tiên, bạn phải xác định mục đích khi mua kính lọc. Các kính UV có giá khá mềm mà lại bảo vệ tốt ống kính nên có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Loại lọc sắc ít dùng hơn vì bạn cần có một chiếc máy xịn với khả năng tùy chỉnh cân bằng trắng ưu việt. Kính CPL hoặc ND/GND rất hữu dụng khi chụp phong cảnh hoặc tạo ra các hiệu ứng bất ngờ cho ảnh. Lưu ý, kính lọc phân cực có hai loại là Linear Polarizing Filters và Circular Polarizing Filters. Circular được thiết kế để hệ thống đo sáng và tự động lấy nét trên máy ảnh vẫn hoạt động tốt. Linear rẻ hơn nhiều nhưng không sử dụng được với hệ đo sáng ống kính (TTL) và tự động lấy nét trên đa số máy ảnh DSLR hiện tại. Cũng phải chú ý tới kích thước kính lọc sao cho phù hợp với ống kính đang sử dụng. Có hai loại: screw-on (có ren xoáy vào thành ống kính) và loại lắp
  14. đằng trước ống. Loại lắp đằng trước hữu dụng hơn vì có thể lắp vừa hầu như mọi loại ống kính, tuy nhiên sẽ hơi cồng kềnh, mất thẩm mỹ vì nằm "hớ hênh". Loại có ren xoáy chỉ lắp được trên những ống có đường kính nhất định. Kích thước hỗ trợ kính lọc thường được ghi trên miệng hoặc thân ống kính, dao động trong khoảng 46-82 mm đối với các máy ảnh SLR thông dụng. Bề dày của kính lọc cũng ảnh hưởng tới lượng ánh sáng đi vào sensor. Loại siêu mỏng (Ultra-thin) và một số filter đặc biệt có thể lắp vào ống góc rộng mà không tạo ra vignetting. Tất nhiên, chúng sẽ đắt và thường không hỗ trợ lắp thêm kính khác lên phía trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2