YOMEDIA
ADSENSE
Chủ đề 3 Lãi suất học phần: Thị trường và các định chế tài chính
70
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung chủ đề trình bày quá trình thay đổi lãi suất ở Việt Nam qua các giai đoạn và nhận định về sự thay đổi lãi suất ở Việt nam qua các giai đoạn. Mời các bạn tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề 3 Lãi suất học phần: Thị trường và các định chế tài chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
BÁO CÁO<br />
CHỦ ĐỀ 3: LÃI SUẤT<br />
HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH<br />
<br />
Nhóm 1:<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
Mai Nguyễn Công Thuận_41K01.1<br />
Hoàng Thị Ngọc Anh_43K28<br />
Mai Lê Trâm Anh_43K28<br />
Nguyễn Tô Phương Ánh_43K28<br />
Ngô Thị Thu Uyên_43K28<br />
Nguyễn Thị Hồng Vinh_43K28<br />
Lê Thị Yến_43K28<br />
<br />
Giảng viên: Hà Lê Hồng Ngọc<br />
<br />
Đà Nẵng, ngày 1, tháng 9, năm 2018<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I.<br />
<br />
Khái niệm: ................................................................................................................................... 2<br />
<br />
II. Quá trình thay đổi lãi suất ở Việt Nam qua các giai đoạn: ..................................................... 2<br />
1. Trước khi LSCB ra đời (5/2000): ........................................................................................... 2<br />
<br />
<br />
Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1993: ............................................................................... 2<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000: ............................................................................... 3<br />
<br />
2. Khi LSCB ra đời (tháng 5/2000) đến trước khi xảy ra khủng khoảng tài chính toàn cầu<br />
năm 2007/2008: ............................................................................................................................... 3<br />
3. Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008: .......................................................... 4<br />
<br />
<br />
Trong năm 2007: .................................................................................................................. 4<br />
<br />
<br />
<br />
Trong năm 2008 : ................................................................................................................. 5<br />
<br />
3. Từ 2009 đến nay: ..................................................................................................................... 7<br />
III. Nhận định về sự thay đổi lãi suất ở Việt nam qua các giai đoạn: .......................................... 9<br />
IV. Tài liệu tham khảo: .................................................................................................................... 9<br />
<br />
1<br />
<br />
I. Khái niệm:<br />
Lãi suất: là tỷ số (% năm) giữa số lợi tức thu được hằng năm so với tổng số vốn cho vay.nhìn<br />
chung xét về bản chất lãi suất là công cụ phản ánh giả cả vốn tín dụng.<br />
Nếu căn cứ vào chủ thể tín dụng, chia lãi suất ra làm ba loại là: lãi suất tín dụng thương mại, lãi<br />
suất tín dụng ngân hàng, lãi suất tín dụng nhà nước.<br />
Lãi suất chịu sự tác động bởi nhiều nguyên tố, ngược lại lãi suất cũng có tác động đối với hoạt<br />
động của nền kinh tế, khi lãi suất thay đổi sẽ trực tiếp tác động đến các yếu tố khác của nền kinh<br />
tế:<br />
-<br />
<br />
Lãi suất tác động đến đầu tư: Khi lãi suất tăng sử dụng vốn vay bất lợi, bởi vậy nhu cầu<br />
đầu tư bị thu hẹp, chỉ tiêu cho đầu tư sẽ giảm và ngược lại, khi lãi suất giảm, sử dụng vốn<br />
vay có lợi, bởi vậy sẽ kích thích nhu cầu đầu tư, chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên.<br />
<br />
-<br />
<br />
Lãi suất tác động đến chi tiêu và tiêu dùng: Khi lãi suất trong nước tăng, phi phí cơ hội<br />
của việc nắm giữ tiền tăng, do đó nảy sinh khuynh hướng tiết kiệm chi tiêu để chuyển tiền<br />
vào lĩnh vực cho vay, làm cho khuynh hướng cận biên tiêu dùng giảm, dẫn tới chi tiêu tiêu<br />
dùng giảm, ngược lại khi lãi suất giảm sẽ tác động làm cho khuynh hướng cận biên tiêu<br />
dùng tăng, dẫn tới chi tiêu tiêu dùng tăng.<br />
<br />
-<br />
<br />
Lãi suất tác động đến xuất khẩu ròng: Khi lãi suất trong nước tăng, sử dụng vốn vay bất<br />
lợi, bởi vậy làm giảm nhu cầu đầu tư cho xuất khẩu, mặt khác khi lãi suất tăng sẽ tác động<br />
xấu đến tỷ giá hối đoái, gây bất lợi cho nhà xuất khẩu, do đó làm giảm xuất khẩu ròng.<br />
<br />
-<br />
<br />
Lãi suất tác động đến lạm phát: Sự tăng, giảm lãi suất tác động đến cung cầu quỹ cho vay<br />
từ đó tác động đến cung cầu tiền tệ. Ngân hàng trung ương cí thể tăng lãi suất tái chiết<br />
khấu để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khi nền kinh tế bị lạm phát nhằm ổn định<br />
tiền tệ, gia tăng sức mua đối nội của tiền tệ và bình ổn tỷ giá hối đoái. Ngược lại khi thực<br />
hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích cầu và chống giảm phát tiền tệ, chống suy thoái<br />
kinh tế bằng cách giảm lãi suất tái chiết khấu.<br />
<br />
II.<br />
<br />
Quá trình thay đổi lãi suất ở Việt Nam qua các giai đoạn:<br />
1. Trước khi LSCB ra đời (5/2000):<br />
Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1993:<br />
<br />
Từ ngày 26/3/1988, NHNN đã đổi mới cơ cấu tổ chức theo Nghị định 53/HĐBT, đánh dấu một cột<br />
mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng cũng như điều hành về lãi suất. Theo đó, nếu<br />
2<br />
<br />
trước đây hệ thống ngân hàng hoạt động độc quyền thì nay đã hình thành nên NHTM hoạt động dưới<br />
sự kiểm soát của NHNN.<br />
Theo đó, Quyết định số 25-NH/QĐ ngày 12/5/1980 của NHNN quy định lãi suất tiền gửi không kỳ<br />
hạn là 0,6%/tháng; lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng là 0,9%/tháng; 2-6 tháng là 1,05%/tháng; từ 612 tháng là 1,2%/tháng; trên 12 tháng là 1,5%/tháng... Trong giai đoạn này, chính sách lãi suất dần<br />
thể hiện được vai trò của mình trong công cuộc kiềm chế lạm phát, đồng thời đã hình thành nhiều loại<br />
lãi suất phù hợp với yêu cầu thị trường như lãi suất liên ngân hàng... Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa<br />
lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế và lãi suất tiết kiệm, lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho<br />
vay, hơn nữa có sự phân biệt lãi suất cho vay giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh gây ra<br />
tình trạng bất bình đẳng trong nền kinh tế.<br />
<br />
<br />
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000:<br />
<br />
Năm 1996, theo nghị quyết của Quốc hội, NHNN bãi bỏ chính sách thu thuế doanh thu của các hoạt<br />
động tín dụng nhằm giảm chi phí cho vay, song lãi suất cho vay vẫn tăng đột biến trên 20%/năm. Lãi<br />
suất cho vay duy trì có sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị, trong khi tại khu vực nông thôn,<br />
NHNN duy trì lãi suất cao hơn để kích thích nguồn vốn vay về khu vực này.<br />
Quyết định số 39/1998/QĐ/NHNN ban hành nhằm xóa bỏ cách biệt giữa lãi suất cho vay ở cả hai khu<br />
vực, đồng thời thu hẹp lãi suất trần và bãi bỏ chêch lệch 0,35%/tháng nhưng trên thực tế càng đưa khu<br />
vực nông thôn vào tình cảnh thiếu vốn, không đảm bảo an toàn tín dụng ở nông thôn, vì không áp<br />
dụng chính sách ưu đãi về lãi suất. Từ sau năm 1997, các NHTM đã giảm lãi suất cho vay như gia hạn<br />
các khoản nợ từ 1-3 năm cho DN lên đến 5 năm, cho các tập đoàn nhà nước vay không thế chấp đẩy<br />
lãi suất cho vay từ 20,1%/năm trong năm 1996 giảm còn 14,4%/năm duy trì trong 2 năm 1997-1998.<br />
Lãi suất tín dụng tăng trong thời gian này đến trực tiếp từ việc vay mượn bởi các DNNN nhằm tái cấu<br />
trúc hệ thống tài chính của mình được vững vàng hơn để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong<br />
năm 1999, việc mở rộng chính sách tín dụng không làm kích thích tăng trưởng kinh tế, lãi suất huy<br />
động vốn và lãi suất tín dụng đã giảm lần lượt 2%/năm so với những năm trước.<br />
Tuy nhiên, năm 2000 đánh dấu bước phát triển mới trong cơ chế điều hành lãi suất. Theo đó, NHNN<br />
đã chấp nhận thay đổi lãi suất cho vay không được vượt qua lãi suất cơ bản cộng thêm 0,3% mỗi tháng<br />
cho vay ngắn hạn và 0,5% mỗi tháng cho vay trung và dài hạn. Về cơ bản, quyết định này không khác<br />
mấy so với quyết định áp trần lãi suất như trước kia nhưng các NHTM có thể chủ động hơn trong việc<br />
đưa ra lãi suất cho vay tương ứng với từng đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.<br />
2. Khi LSCB ra đời (tháng 5/2000) đến trước khi xảy ra khủng khoảng tài chính<br />
toàn cầu năm 2007/2008:<br />
Trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực tốc độ tăng trưởng GDP<br />
gia tăng cao và lạm phát được duy trì ở mức thấp (IMF, 2012). Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư trực tiếp<br />
và gián tiếp nước ngoài cũng như nguồn kiều hối gia tăng mạnh đã gây nhiều sức ép lên CSTT và các<br />
NHTM bắt đầu có những dấu hiệu thừa vốn.<br />
Trong bối cảnh đó, NHNN đã đặt ra mục tiêu là điều hành CSTT một cách thận trọng để ổn định giá<br />
trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, thúc đấy tăng trưởng kinh tế, kích cầu nền kinh tế và phát triển ổn<br />
định hệ thống ngân hàng. Do đó, chính sách lãi suất nói chung và LSCB nói riêng được NHNN điều<br />
hành cụ thể như sau:<br />
<br />
3<br />
<br />
- Ban hành và áp dụng LSCB từ tháng 5/2000 thay thế quy định về trần lãi suất cho vay. Theo đó,<br />
lãi suất cho vay của các NHTM không được vượt quá biên độ dao động cho phép (0,3%/tháng đối với<br />
lãi suất vay ngắn hạn và 0,5%/tháng đối với lãi suất vay trung và dài hạn). Thực chất việc quản lý hoạt<br />
động ngân hàng thông qua LSCB cộng biên độ dao động hoàn toàn tương tự như việc quy định trần<br />
lãi suất cho vay được áp dụng trong giai đoạn trước. Việc khống chế lãi suất cho vay đã làm cho lãi<br />
suất không phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường. Cụ thể là LSCB và lãi suất cho vay<br />
của các NHTM đều giảm trong năm 2000 và 2001, tuy nhiên, cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn<br />
tới sự gia tăng lãi suất huy động vốn (lãi suất cho vay không tăng do LSCB được điều chỉnh giảm để<br />
kích cầu và khắc phục tình trạng giảm phát). Điều này đã làm giảm rõ rệt khoản chênh lệch giữa lãi<br />
suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM, tạo nên áp lực rất lớn cho hệ thống NHTM.<br />
- Thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng của các NHTM vào giữa năm 2002.<br />
Trong đó, các NHTM được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở cung - cầu vốn trên thị trường<br />
(giữa người đi vay và người cho vay). Tuy nhiên, NHNN vẫn tiến hành công bố LSCB để định hướng<br />
thị trường. Việc thay đổi cơ chế điều hành LSCB vào giữa năm 2002 có tác động phần nào tháo gỡ<br />
khó khăn cho huy động vốn của NHTM đáp ứng nhu cầu vay vốn ở mức cao. Giai đoạn 2000 - 2005<br />
được đánh giá là giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển tích cực trong tăng trưởng GDP và<br />
lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, đây cũng được xem là giai đoạn châm ngòi cho một<br />
thời kì lạm phát cao 2007. Việc hạn chế mức tăng trưởng tín dụng của các NHTM kết hợp với tốc độ<br />
lạm phát có xu hướng gia tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu rút tiền và vay tiền tăng mạnh<br />
đã thúc đẩy các NHTM chạy đua nâng lãi suất huy động để cân đối nguồn vốn cho hoạt động tín dụng.<br />
Mặt bằng lãi suất tiền gửi xoay quanh mức 9%/năm vào thời điểm cuối năm 2005 và tiếp tục gia tăng<br />
cho đến năm 2012. Mức LSCB 7,8%/năm được NHNN duy trì đến cuối năm 2005 thấp hơn rất nhiều<br />
so với mức lãi suất cho vay cao nhất của NHTM, thậm chí có lúc còn thấp hơn cả lãi suất huy động.<br />
Rõ ràng, việc điều hành LSCB của NHNN trong giai đoạn này bắt đầu trở nên kém hiệu quả và mờ<br />
nhạt. Tuy nhiên, sự ra đời của Luật Dân sự năm 2005 đánh dấu một vai trò mới của LSCB, trong đó,<br />
lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng không được vượt quá 150% LSCB (Điều 476). Điều này<br />
đã không khuyến khích ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới, nhất là những mảng có tỉ<br />
lệ rủi ro cao. Như vậy, LSCB trong giai đoạn này đóng vai trò là cơ sở để các NHTM tham khảo và<br />
xác định lãi suất kinh doanh, nhưng hầu như ít có tác dụng đến thị trường, kể cả vai trò định hướng.<br />
3. Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008:<br />
<br />
<br />
Trong năm 2007:<br />
<br />
Đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các mức lãi suất chủ đạo; áp lực tăng lãi suất<br />
trên thị trường thế giới cũng giảm bớt, đặc biệt là lãi suất USD. Nhưng lãi suất vẫn tăng, mở đầu<br />
năm kinh doanh mới, nhiều ngân hàng cổ phần lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động, tạo nên một áp<br />
lực cạnh tranh mới với những sắc thái mới. Mở hàng lãi suất năm 2007 là Ngân hàng Kỹ thương<br />
(Techcombank) với quyết định tăng lãi suất “Tiết kiệm điện tử”, áp dụng ngay từ ngày đầu tiên của<br />
năm (1/1/2007). Lãi suất “Tiết kiệm điện tử” tiền VND của Techcombank tăng mạnh nhất ở kỳ hạn<br />
12 tháng với mức tăng từ từ 0,12%/năm đến 0,17%/năm, lên 9,42%năm,9,45%/năm và 9,48%/năm,<br />
tương ứng với các mức tiền gửi dưới 50 triệu VND, 50 - 200 triệu VND và từ 200 triệu<br />
VND. Nhưng nhìn chung, lãi suất năm 2007 không có biến động nhiều giữa các tháng trong năm.<br />
Lãi suất vẫn duy trì ở mức 9.5%/năm<br />
<br />
4<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn