intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng - Thường thức về xây dựng Đảng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Thường thức về xây dựng Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng" trình bày chương cuối có nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng. Cuốn sách nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng - Thường thức về xây dựng Đảng: Phần 2

  1. Chương III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG 1. Mục tiêu lý tưởng của Đảng là gì? Từ người tìm đường cứu nước và trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mang trong mình khát vọng cháy bỏng là đất nước ta được hoàn toàn độc lập, tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy, từ khi thành lập, Đảng ta đã xác định mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và phát triển vì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân nên ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. 98
  2. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải có trách nhiệm lớn hơn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội so với trước khi Đảng giành được chính quyền. Người nêu rõ: “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tất cả mọi việc, Đảng phải lo... Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng phải lo”1. Ngay đến cả tương, cà, mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo. Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Vậy nên, ngay từ khi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 03/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước toàn thể dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”2. Và, lời cuối cùng trong Di chúc, Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.13, tr.272. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.49. 99
  3. và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”1. 2. Bản chất của Đảng là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trung thành với tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng đã vận dụng và phát triển sáng tạo để phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Chính vì thế, từ khi Đảng ra đời đến nay đã có khá nhiều lần thay đổi cách diễn đạt về Đảng nhưng bản chất của Đảng không hề thay đổi. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 khẳng định: Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản vì theo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản thì Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Từ khi Đảng giành được chính quyền vào năm 1945, chính thức tại Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, cách diễn đạt về Đảng có sự thay đổi căn bản: Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, cách diễn đạt về Đảng trở lại tư tưởng của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.614. 100
  4. công nhân. Song, cho dù xác định Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam nhưng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực chất bản chất giai cấp của Đảng cũng không hề có sự thay đổi. Trong Bài nói chuyện với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm ngày 09/12/1961, Người nói: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”1. Sự nghiệp đẩy mạnh công cuộc đổi mới đòi hỏi phải huy động được sự tham gia của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân lao động và cả dân tộc dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, từ Đại hội lần thứ X của Đảng đến nay, cách diễn đạt về Đảng lại trở về như Đại hội lần thứ II: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Việc thay đổi cách diễn đạt về Đảng không phải là làm cho Đảng thay đổi bản chất giai cấp mà như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng giải thích vấn đề này tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II: “... về thực chất, nó vẫn là một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Vì nó có đủ những điều kiện cốt yếu của một đảng như thế: __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.275. 101
  5. 1- Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. 2- Lấy dân chủ tập trung làm nguyên tắc tổ chức. 3- Lấy phê bình và tự phê bình làm quy luật phát triển, v.v.. Một đảng có những điều kiện cốt yếu về nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và quy luật phát triển như trên, thì thực tế là chính đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân”1. Điều này cũng đúng như V.I. Lênin đã nhận định: để đánh giá một đảng có thực sự là một chính đảng của công nhân hay không, điều đó không phải chỉ phụ thuộc vào chỗ đảng đó có bao gồm công nhân hay không, mà cũng còn phụ thuộc vào chỗ ai lãnh đạo nó, và ở tính chất của hành động và của sách lược chính trị của đảng đó ra sao nữa2. Sự thay đổi cách diễn đạt về Đảng còn khẳng định sự vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. 3. Nền tảng tư tưởng của Đảng là gì? Ngay từ khi Đảng chưa ra đời, trong cuốn sách Đường cách mệnh, viết năm 1927 dành cho các lớp đối tượng kết nạp Đảng (khi Đảng chưa ra đời) __________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.159-160. 2. Xem V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.41, tr.313. 102
  6. do Nguyễn Ái Quốc biên soạn đã dứt khoát lựa chọn và khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng. Trang bìa cuốn sách là câu nói nổi tiếng của V.I. Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”1. Người chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”2. Đồng thời, Người cũng xác định vị trí, vai trò của công tác tư tưởng, đòi hỏi, công tác tư tưởng phải đi trước một bước. Theo đó, tinh thần, tư tưởng, sự giác ngộ là yếu tố đầu tiên, là tiền đề, cơ sở để có hành động thống nhất, mạnh mẽ, hiệu quả. Người coi sự thống nhất về tư tưởng, hành động là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng: “Nếu đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Như vậy, thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng”3. __________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.279, 289. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.606. 103
  7. Trong suốt quá trình cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác nghiên cứu lý luận. Người ví lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình. Không chỉ nhấn mạnh vai trò của lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn phương pháp học tập: Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: “Lý luận phải liên hệ với thực tế”. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam. Đảng áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác - Lênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam. Không phải chỉ học thuộc lòng vài bộ sách của Mác - Lênin mà làm được như vậy. Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên: “Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng”1. Học chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là để lòe thiên hạ, mà để ứng dụng vào __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.95. 104
  8. thực tiễn và khi vận dụng phải sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, tránh rập khuôn, giáo điều: Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. 4. Tại sao nói Đảng “là đạo đức, là văn minh”? Xuất phát từ vai trò quan trọng của đạo đức đối với mỗi con người: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”1, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức, mà còn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Ngay từ những năm 1925 - 1927, khi mở các lớp huấn luyện để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng ta, trong cuốn sách Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã đặt lên trước tiên bài Tư cách của người cách mạng (trong tổng số 15 bài) với những chuẩn mực đạo đức cụ thể mà người cách mạng cần phải có. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người đã dành riêng __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.292. 105
  9. phần III (trong tổng số 6 phần) để nói về Tư cách và đạo đức cách mạng. Là một đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Đối với vận mệnh của nước nhà và dân tộc, Đảng có trách nhiệm vô cùng to lớn. Cho nên, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của nhân dân ta. Năm 1960, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”1. Muốn xứng đáng với danh hiệu cao quý đó, Đảng phải không ngừng được xây dựng, chỉnh đốn để thực sự là người lãnh đạo cách mạng, là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Đồng thời, theo nguyên tắc, phương pháp xây phải luôn đi cùng với chống, lấy xây để chống, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, Đảng có vững mạnh mới phòng chống được một cách hiệu quả những nguy cơ suy thoái của đảng cầm quyền. Trong Di chúc, Người dặn lại: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”2. Với Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng về đạo đức càng có ý nghĩa quan trọng khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Bởi vì, trong điều kiện Đảng __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.403. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.611-612. 106
  10. cầm quyền, nhiều thói hư tật xấu dễ nảy sinh, đặc biệt là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện của nó như: quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm, kèn cựa, địa vị... Những thói hư, tật xấu do sự suy thoái đạo đức sẽ đi cùng với sự suy thoái về tư tưởng chính trị và trầm trọng hơn sẽ dẫn đến phản bội lại mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, phản bội lại đồng chí, đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng Đảng về đạo đức trên hai phương diện là đạo đức của tổ chức đảng và đạo đức của mỗi người cán bộ, đảng viên. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người đã nêu 12 tiêu chuẩn để xác định tư cách của một đảng chân chính cách mạng, trong đó, tiêu chí đầu tiên là: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”1. Để xây dựng, rèn luyện đạo đức của tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đó là các nguyên tắc: nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; kết hợp giữa xây dựng đạo đức cách mạng với đấu tranh chống những __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.289. 107
  11. hiện tượng phi đạo đức. Đồng thời, với Người, việc xây dựng Đảng về đạo đức chỉ thực sự có hiệu quả khi được gắn chặt với các nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, cán bộ; gắn liền giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng với các nhiệm vụ chính trị và các biện pháp tổ chức, kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, chủ nghĩa cá nhân là thứ giặc trong lòng, giặc nội xâm, là căn bệnh gốc sinh ra thói quan cách mạng, quan liêu, tham ô, lãng phí, ăn cắp của công. Người cho rằng, nếu Đảng, Chính phủ, đồng bào và chiến sĩ ra sức chống giặc ngoại xâm và quên chống giặc nội xâm là chưa làm tròn bổn phận của người cách mạng, người yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm định hướng về việc thi tuyển, bổ nhiệm vào các bậc, ngạch công chức theo các tiêu chuẩn cụ thể với những yêu cầu khá toàn diện về kiến thức chính trị, kinh tế, pháp luật, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ... Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ ai mắc phải là có tội với nhân dân, với Chính phủ, tội nặng như làm mật thám, Việt gian. Người yêu cầu cán bộ công chức phải nâng cao năng lực công tác, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; làm việc công phải giữ đúng pháp luật, phải nhận thức rõ chúng ta làm cách mạng là để chống lại tình trạng bất công, bất bình đẳng, vì vậy 108
  12. phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào. 5. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng? Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định dân chủ là của cải quý báu nhất, là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn mà Người còn là tấm gương mẫu mực về thực hành dân chủ, nghĩa là gắn liền với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật để bảo đảm cho Đảng luôn đoàn kết thống nhất, tăng cường sức mạnh. Chính vì vậy, cần phải tạo mọi điều kiện thu hút mọi người tham gia xây dựng chủ trương, nghị quyết, xác định các mục tiêu và biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và để “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”1. Đối với mọi vấn đề, mọi người cần cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt. Trong những hoàn cảnh khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi nguyên tắc này là dân chủ tập trung hay tập trung dân chủ nhưng nội dung của nguyên tắc thì không thay đổi: “... 5- Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Nghĩa là: có Đảng chương thống nhất, __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.17. 109
  13. kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. 6- Trong Đảng, bất kỳ cấp trên hoặc cấp dưới, đảng viên cũ hoặc đảng viên mới, đều nhất định phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản”1. Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Là lực lượng lãnh đạo xã hội, việc tập hợp sức mạnh và trí tuệ của toàn Đảng là vấn đề sống còn của Đảng. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách được thể hiện ở từng tổ chức đảng thực hiện ở các cơ quan lãnh đạo của Đảng và là một trong những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong lãnh đạo, các cấp bộ đảng phải làm đúng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Người còn lý giải vấn đề đó cũng rất dễ hiểu: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm... __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.275. 110
  14. Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm”1. Tập thể lãnh đạo không chỉ bằng việc ra quyết định đúng mà còn phải tổ chức thực hiện thành công trên thực tế, tức là phải có người phụ trách tổ chức thực thi nhiệm vụ. Nếu không phân công cá nhân phụ trách thì các quyết định của tổ chức đảng cũng chỉ nằm ở trên giấy, giống như nhiều sãi nhưng không ai đóng cửa chùa. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho 1 người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong”2. Mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể. Khi đã quyết định rồi, thì phân phối công tác phải rạch ròi, giao cho một hoặc mấy đồng chí phụ trách làm đến nơi đến chốn. Một khâu không thể thiếu trong lãnh đạo tập thể là công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cá nhân khi được tập thể phân công giao nhiệm vụ, __________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.619, 619-620. 111
  15. đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, biểu dương, khen thưởng những người thực hiện tốt. Đồng thời, phải kiên quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Mặc dù tập thể lãnh đạo là cần thiết, song trong tổ chức thực hiện nghị quyết, trong công tác quản lý mà không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, người nào việc nấy sẽ dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau. Người khẳng định: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung”1. Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi đôi với nhau. 6. Tại sao trong Đảng phải thường xuyên tự phê bình và phê bình? Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, những khuyết điểm, sai lầm của tập thể hay cá nhân trong __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.620. 112
  16. quá trình thực hiện nhiệm vụ khó tránh khỏi, dù ít hay nhiều, dù lớn hay nhỏ. Vấn đề quan trọng là phải đối diện với nó, chấp nhận, tìm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để sửa chữa khuyết điểm đó. Đối với Đảng, Người viết: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”1. Đối với mỗi đảng viên, Người viết: “Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm”2. Người chỉ rõ: “Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm. Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ. __________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.301, 323. 113
  17. Mục đích tự phê bình và phê bình đều nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, cùng nhau tiến bộ”1. Vì vậy, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công. Một mặt là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau; để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề quan trọng là cần có giải pháp và quyết tâm cao để khắc phục khuyết điểm. Trong khi thực hành tự phê bình và phê bình phải có thái độ kiên quyết, không khoan nhượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự phê bình và sửa khuyết điểm có khi dễ, nhưng cũng có khi khó khăn, đau đớn, vì tự ái, vì thói quen, hoặc vì nguyên nhân khác. Đó là một cuộc đấu tranh”2. Vì thế, thực hiện tự phê bình và phê bình phải ráo riết và phải lấy lòng thân ái, lấy lòng thành thật, mà ráo riết phê bình đồng chí mình. Hai việc đó phải đi đôi với nhau. Tự phê bình và phê bình phải đúng mức, thật thà không nể nang, không thêm bớt, không __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.386. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.82. 114
  18. hình thức, hời hợt, quanh co, chiếu lệ... Trên thực tế, những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng, hủ hóa, vi phạm tư cách đảng viên, suy cho cùng nguyên nhân là do không thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình và tiếp thu phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của chúng ta thì cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy hiểm đến tính mệnh. Phát hiện càng sớm, điều trị bệnh càng chóng khỏi; để bệnh nặng rất khó chữa, thậm chí có khi không chữa nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê phán một số biểu hiện chưa đúng trong tự phê bình và phê bình, đó là: “vẫn có một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc mà trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại. Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không lắng nghe ý kiến của quần chúng. Họ xem khinh những cán bộ ngoài Đảng. Họ không biết rằng: có hoạt động thì khó mà hoàn toàn tránh khỏi sai lầm. Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe 115
  19. quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tự phê bình và phê bình là khó khăn, không những phải kiên trì, tiến hành thường xuyên, mà còn phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. 7. Tại sao Đảng phải đoàn kết, thống nhất? Đoàn kết tạo nên sức mạnh của dân tộc. Bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào cũng cần có sự đoàn kết, cần sức mạnh của cả dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nhất quán từ lý luận đến thực tiễn. Đại đoàn kết là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Nhiệm vụ ấy luôn được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ở bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào. Người khẳng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”2. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó. Xuất phát từ quan điểm ấy, Người đã tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.608-609. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.280. 116
  20. chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân, vì nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu khẩu hiệu: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam: “Với sự đoàn kết nhất trí và lòng cương quyết quật cường của Đảng, của Chính phủ và của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn để đi đến hoàn toàn thắng lợi”2. Theo Người, muốn đoàn kết, thống nhất trong Đảng, phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác, phải yêu thương lẫn nhau, sống có tình, có nghĩa. Vì thế, vấn đề đoàn kết luôn có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Người chỉ rõ: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”3. Đây là một nguyên tắc bảo đảm sức mạnh của Đảng và làm hạt nhân để thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.119. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.42. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.611. 117
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2