intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa đau nhức răng bằng cây nhà lá vườn

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

185
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đau răng, bạn nhất thiết phải đến nha sĩ để khám và điều trị. Nếu vì lý do nào đó chưa kịp đến bác sĩ, bạn có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách dùng một số vị thuốc dân gian như hoa cúc áo, cành giao, hạt na. Kha tử là quả của cây chiêu liêu, còn gọi là xàng tiếu, tên khoa học Terminalia chebula Retz. Đây là loại cây lớn, mọc hoang, cao khoảng 20 m, lá rộng 7 x 20 cm, mặt dưới lá có lông mịn. Quả dài 3-4 cm, có 5 rãnh, nhân cứng, trong có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa đau nhức răng bằng cây nhà lá vườn

  1. Chữa đau nhức răng bằng cây nhà lá vườn Khi đau răng, bạn nhất thiết phải đến nha sĩ để khám và điều trị. Nếu vì lý do nào đó chưa kịp đến  bác sĩ, bạn có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách dùng một số vị thuốc dân gian như hoa cúc áo,  cành giao, hạt na. Trong trường hợp đau nhức âm ỉ, không dữ dội do viêm xung quanh răng, có thể dùng một miếng vỏ quả kha tử, khoảng 3 x 3 mm đặt vào cạnh chỗ chân răng đau, ngậm một lúc sẽ hết đau nhức. Kha tử là quả của cây chiêu liêu, còn gọi là xàng tiếu, tên khoa học Terminalia chebula Retz. Đây là loại cây lớn, mọc hoang, cao khoảng 20 m, lá rộng 7 x 20 cm, mặt dưới lá có lông mịn. Quả dài 3-4 cm, có 5 rãnh, nhân cứng, trong có hạt ăn được. Quả già phơi khô, không cần chế biến, dùng chữa đau nhức răng. Quả chứa 40% tanin nên có thể bảo quản được lâu để dùng dần hoặc mang đi xa. Ngoài tanin, kha tử còn có acid luteoic, chebulinic, chebulic, chebulin, terchebin... có tính chất kháng viêm, kháng sinh, kháng nấm và virus. Nó thường được dùng để trị đau nhức răng, cảm cúm, viêm họng, ho... bằng cách ngậm, nuốt dần nước tiết ra hoặc nhổ bỏ. Nếu răng bị sâu hà, đã được hàn kín trước đây, nay bỗng đau nhức dữ dội, ngậm kha tử không đỡ thì phải đến bác sĩ nha khoa để lấy hết chất hàn răng sâu ra và uống thuốc theo chỉ dẫn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng một số biện pháp đơn giản sau để giảm đau nhức: - Lấy một cái hoa cúc áo bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức. Cây cúc áo (Spilanthes acmella L.) thuộc loài cỏ nhỏ, thường được trồng làm cảnh, cao 40- 70 cm. Lá hình trứng thon dài, mép có răng cưa, dài 3-7 cm, rộng 1-3 cm. Hoa màu vàng, đế quả màu nâu; toàn thân có vị cay tê đặc biệt (nhất là hoa), làm chảy nước dãi rất nhiều, có tác dụng sát khuẩn. Thành phần chủ yếu là tinh dầu cay, hăng, trong chứa Spilantein và Spilantola có tính sát khuẩn, gây tê. Dân gian thường lấy hoa, lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng. - Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa Cây cúc áo. tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Cây này có tên khoa học Euphorbia tirucalli. L, cao 4-7 m, có nhiều cành, màu xanh, rất ít lá, thoạt trông như cây không có lá. Lá nhỏ hình mác, rất chóng rụng. Hoa tập trung ở những chỗ phân nhánh. Quả nang có lông, có 3 mảnh vỏ. Nhựa cây có tính sát khuẩn, giảm đau, thường dùng trong dân gian để chữa đau răng, sâu răng. Cây cành giao. - Ngắt lá cây hen (còn gọi là cây bồng bồng, cây bàng biển), lấy nhựa tiết ra đặt vào hố răng cũng giảm được đau nhức. Cây có tên khoa học Calotropis gigantea, cao 5-7 m. Cành có lông trắng. Lá mọc đối dài 15-20 cm, rộng 5-10 cm, chứa hoạt chất Calotropin. Hoa màu trắng xám hoặc đốm hồng. Quả nhiều hạt. Dân gian thường dùng hạt để chữa đau răng và chữa hen. - Hạt na đập lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ hết đau ngay. Hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn. Cây hen. Lưu ý: Các phương thuốc trên chỉ có hiệu quả tạm thời. Bạn vẫn phải đến nha sĩ. DS. Phan Quốc Đống, Sức Khoẻ & Đời Sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2