intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa sỏi đường tiết niệu bằng bài thuốc nam

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

265
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sỏi đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở các nước nhiệt đới. Dưới đây là những cách chữa trị sỏi đường tiết niệu bằng những bài thuốc Nam. Các loại "sỏi" Ở Việt Nam, bệnh sỏi đường tiết niệu chiếm một tỷ lệ đáng kể, hay gặp ở độ tuổi trung niên 30 - 35 tuổi. Chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, điều kiện sinh sống ở vùng khô, nhiệt đới... - là những yếu tố thuận lợi để tạo thành sỏi. Sỏi niệu gồm: sỏi thận, sỏi bàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa sỏi đường tiết niệu bằng bài thuốc nam

  1. Chữa sỏi đường tiết niệu bằng bài thuốc nam Sỏi đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở các nước nhiệt đới. Dưới đây là những cách chữa trị sỏi đường tiết niệu bằng những bài thuốc Nam.
  2. Các loại "sỏi" Ở Việt Nam, bệnh sỏi đường tiết niệu chiếm một tỷ lệ đáng kể, hay gặp ở độ tuổi trung niên 30 - 35 tuổi. Chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, điều kiện sinh sống ở vùng khô, nhiệt đới... - là những yếu tố thuận lợi để tạo thành sỏi. Sỏi niệu gồm: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Với sỏi thận - thường là do rối loạn chuyển hóa, hoặc do thận bị tổn thương gây nên. Sỏi thận thường gặp nhất là sỏi can-xi (oxalat can-xi và phosphat can-xi) hoặc sỏi axit uric, sỏi cystin... Sỏi bàng quang - cũng giống như sỏi thận, nhưng có điểm khác là sỏi bàng quang thường gặp ở nam giới và có liên quan tới việc ứ đọng nước tiểu (bí đái). Sỏi niệu quản - thường do sỏi thận rơi xuống (có tới 80% trường hợp), số còn lại hình thành do niệu quản dị dạng. Sỏi niệu đạo - thường là do sỏi ở trên chạy xuống rồi dừng ở niệu đạo, hay gặp ở nam giới.
  3. Sỏi đường tiết niệu thường gây đau đột ngột, đau quặn từng cơn vùng thận, đau lan xuống dưới bộ phận sinh dục, thường tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt. Những bài thuốc chữa Y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là thạch lâm, sa lâm, huyết lâm và cho rằng bệnh này phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu làm cho nước tiểu bị đọng lại mà thành sỏi. Nhỏ gọi là sa lâm, to gọi là thạch lâm. Y học cổ truyền chia sỏi tiết niệu làm nhiều thể khác nhau như: thấp nhiệt, can uất khí trệ, thận âm hư suy và có nhiều bài thuốc chữa sỏi tiết niệu có hiệu quả. Kinh nghiệm dân gian cũng có nhiều bài thuốc hay, đơn giản để chữa sỏi tiết niệu. Để chữa sỏi thận thì dùng: kim tiền thảo 40g, tỳ giải 20g, xa tiền (hạt mã đề) 20g, trạch tả 12g, uất kim (nghệ đen) 12g, ngưu tất (cỏ xước) 12g, kê nội kim (màng mề gà) 8g.
  4. Chữa sỏi bàng quang thì dùng bài thuốc gồm: kê nội kim 10g, xa tiền 20g, sơn tra (táo rừng) 10g; hoặc bài 2 gồm: Râu ngô 60g, lá bầu 30g - rửa sạch râu ngô, lá bầu thái nhỏ cho vào 400ml đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước thuốc chia uống 4-5 lần, dùng trong ngày; Uống liên tục 15-20 ngày. Hoặc dùng bài: vỏ bí xanh 40g, ô mai 12 quả - rửa sạch vỏ bí xanh, thái nhỏ cùng ô mai đun lấy nước uống như trên; uống liên tục 15 - 20 ngày. Chữa sỏi niệu quản, niệu đạo, thì dùng bài: kim tiền thảo 80g, phục linh 30g - cả hai thứ cho vào 400ml nước, đun sôi kỹ lấy ra 250ml thuốc uống 3-4 lần trong ngày. Uống liên tục 10-15 ngày, mỗi ngày 1 thang; hoặc dùng bài 2 gồm: lá cối xay 10g, kim tiền thảo 15g, mã đề 10g. Cách nấu (sắc) các bài thuốc trên (những bài chưa hướng dẫn sắc): cho các vị thuốc trong các bài thuốc vào nồi, thêm 350ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml thuốc uống 3-5 lần trong ngày. Uống liên tục 15-20 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2