Chùa Thầy - Thiên Phúc Tự
lượt xem 7
download
Nếu chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời ngài Từ Đạo Hạnh thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này. Chùa Thầy dựa vào sườn Tây Nam một ngọn núi đá vôi có nhiều hang động là núi Thầy tức núi Sài Sơn thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km. Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chùa Thầy - Thiên Phúc Tự
- Chùa Thầy - Thiên Phúc Tự
- Nếu chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời ngài Từ Đạo Hạnh thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này. Chùa Thầy dựa vào sườn Tây Nam một ngọn núi đá vôi có nhiều hang động là núi Thầy tức núi Sài Sơn thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km. Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa". Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc
- Tự). Đầu thế kỷ XVII, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng. Thủy đình mọc lên giữa Long Chiểu, nơi thường diễn trò rối nước đặc sắc, chính là viên ngọc ở đầu rồng. Hai giếng là hai mắt rồng. Hai cầu cổ có mái ngói do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng năm 1602 là hai răng nanh của miệng rồng: Cầu Nhật Tiên ở bên trái trông vào đền Tam Phủ xây trên một đảo nhỏ giữa ao. Cầu Nguyệt Tiên ở bên phải dẫn vào đường lên chùa Cao trên núi.
- IMAGE NOT FOUND! Đối diện với thủy đình là chùa Cả được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" gồm 3 nếp nhà dựng trên nền cao bó đá hộc xanh. Nếp ngoài là nhà tiền tế, nếp giữa thờ Phật, nếp trong cùng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong chùa có đặt 3 pho tượng diễn tả 3 "kiếp" của Thiền sư Từ Đạo Hạnh : Tăng, Phật và Đế Vương. Bên trái là tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống được, nhắc nhở thời kỳ Ngài đi tu ở Hương Hải am đã làm thuốc trị bệnh cứu người và dày công sáng tạo môn nghệ thuật múa rối nước cổ truyền để cho dân giải trí. Chính giữa là tượng Thiền sư khi đã thành Phật, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác áo cà sa vóc vàng. Bên phải là tượng Thiền sư sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng.
- Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán. Đường qua cầu Nguyệt Tiên dẫn đến những bậc đá đi lên núi, nơi có chùa Cao vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác, nên còn gọi là hang Thánh Hóa. Phía trên chùa Cao có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,? trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ giữa thiên nhiên khoáng đạt như hình ảnh trong bài thơ của Nguyễn Khuyến :
- Hóa công xây đắp biết bao đời Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời Buổi sớm gió tuôn, trưa nắng gắt Ban chiều mây họp tối trăng chơi Bày hàng hoa quả tư mùa sẵn Giãi thủ giang sơn bốn mặt ngồi Bán lợi mua danh nào những kẻ Chẳng lên mặc cả một đôi lời. Theo lối mòn ven núi, leo lên vài chục bậc đá nữa sẽ đến hang Cắc Cớ, nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại: Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy. Từ hang Cắc Cớ, một con đường có nhiều cây đại thụ dẫn lên
- đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u và hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu. Ở chân núi Thầy, về phía Tây có chùa Bối Am còn gọi là chùa Một Mái, vì chùa chỉ có một mái lợp bằng ngói, còn mái kia chính là vòm hang. Nét độc đáo của thắng cảnh chùa Thầy là ở sự kết hợp giữa những con đường, những mái chùa vươn lên tầm cao, với những vẻ đẹp của hồ nước trải rộng và những bí ẩn trong chiều sâu lòng đất. Cả ba chiều không gian đó kết tụ lại trong một quần thể thiên nhiên đa dạng về kiến trúc và màu sắc. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch hàng năm, là dịp để con người chiêm bái danh lam thắng cảnh này. Trong ngày hội, nhiều Tăng Ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng
- có tính chất tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở cả nước ngoài. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở: Rủ nhau lên núi Sài Sơn Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình? Hỏi non, non những làm thinh Phải rằng non đã vô tình với ai? Nước non ví chẳng chiều đời Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung? Yêu nhau ta dắt nhau cùng Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu. (Theo ST)
- >Thiên Phúc Tự thắng cảnh trời ban IMAGE NOT FOUND! IMAGE NOT FOUND! Thiên Phúc Tự là tên chữ của ngôi chùa chính trong quần thể kiến trúc chùa thầy bên núi Sài Sơn, Hà Tây gồm nhiều di tích Phật giáo như chùa Long Ðẩu, chùa Ðỉnh Sơn, am Phật Tích, chùa Bối Am và hàng loạt các di tích kiến trúc khác vây quanh hồ Long Trì. Quần thể này gắn liền với thiền sư Từ Ðạo Hạnh có ba kiếp làm Tiên, làm Phật và làm Vua, người đã lưu lại những công đức to lớn đối với cư dân trong vùng. Theo thuyết phong thủy, chùa Thiên Phúc, thường gọi là
- chùa Thầy, nằm trên thế đất hàm rồng của ngọn núi Sài, được coi là quái long ở vị trí trung tâm, nơi có thập lục kỳ sơn mang hình tượng của những con lân, phụng, rùa chầu về. Phía trước chùa là ngọn Long Ðẩu làm tiền án luôn phủ bóng xanh tươi xuống mặt hồ Long Trì, minh đường của công trình. Với vị trí đắc địa này, ngôi chùa được coi là đầu của con rồng với sân trước chùa là lưỡi rồng đang lè ra uống nước, hai bên là cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều như những sợi râu rồng vểnh lên vờn hòn ngọc giữa hồ-tòa Thủy Ðình. Cảnh trí của tổng thể công trình nơi non xanh nước biếc tạo nên một bức tranh sơn thủy vô cùng hữu tình. Tòa chùa chính được bố cục theo hình nội vương ngoại quốc với hình chữ công phía trước ứng với 3 tòa tiền đường, thiêu hương, thượng điện là nơi thờ Phật và một tòa nhà chữ nhất nằm ngang phía sau là nơi thờ thiền sư Từ Ðạo Hạnh. Tuy nhiên, nhìn từ ngoài cấu trúc của chùa lại nổi lên ba tòa chùa Hạ, Trung, Thượng được dựng trên 3 bậc nền cao dần từ
- trước ra sau rất nhịp nhàng uyển chuyển và có thể chiêm ngưỡng từ nhiều vị trí mà không bị che khuất. Chùa Hạ và chùa Trung đều có 3 gian 2 chái với bộ mái tựa ra 4 phía bởi các đầu đao vươn cong, vừa bè ra bề thế, vừa nhẹ nhàng như con thuyền đang bồng bềnh giữa những tán lá, khóm cây và khói hương nghi ngút. IMAGE NOT FOUND! Tòa chùa Thượng chỉ có gian 2 chái nhưng dàn ra không kém hai tòa trước là bao với mặt bằng gần vuông. Sự thay đổi độ cao giữa các tòa điện và sân trong tạo ra sự thay đổi về nhịp điệu, không gian kiến trúc làm khách tham quan không cảm thấy đơn điệu, nhàm chán, gây được những hiệu quả và xúc cảm thẩm mỹ rất cao. Phía trước chùa, trên mặt hồ Long Trì là nhà Thủy Ðình, theo kiểu Phương đình một gian hai dĩ với kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái xòe ra 4 phía như một
- bông sen khổng lồ từ mặt nước nhô lên rất ấn tượng. Ðượm thêm cho vẻ hữu tình của chùa là hai cây cầu Nhật-Nguyệt Tiên Kiều được làm theo lối thượng gia-hạ kiều nhẹ nhàng và duyên dáng. Vẻ đẹp của chùa Thầy đã từng được Ðịnh Vương Trịnh Căn ca ngợi trên một tấm bia chùa: "...như viên ngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi ở cả bốn mùa. Ðộng Tiên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến độ cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Núi tựa bình phong, sông như dải lụa. Ðá in dấu lạ mãi mãi ghi điều thần diệu... Ðó chính là vườn xanh núi thêu dời đền chốn nhân gian vậy." (SGGP)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phòng chống và phục hồi chấn thương thể hình
13 p | 116 | 22
-
Liêu trai chí dị - Phần 93
6 p | 78 | 19
-
Khám phá truyện cổ Phật giáo (Tập 1): Phần 2
244 p | 91 | 18
-
a ngục tầng thứ 19 - Phần 10
9 p | 117 | 14
-
Liêu trai chí dị - phần 18
7 p | 122 | 14
-
Phong Thần Diễn Nghĩa - Hồi 6
33 p | 103 | 11
-
Truyện ma Vương Tử Phục
8 p | 75 | 8
-
NGÃ VỊ TRỤ VƯƠNG CHI NGẠO KHIẾU PHONG THẦN Chương 7
5 p | 78 | 6
-
Diễm Dương Trang
81 p | 44 | 6
-
Thực trạng chương trình tập luyện thể dục thể thao can thiệp phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng cho trẻ tự kỷ mức độ nhẹ và vừa hiện nay
6 p | 33 | 5
-
Xa Lắc Đường Quê
3 p | 49 | 5
-
Chung Vô Diệm - Hồi thứ Sáu Mươi Bốn
50 p | 71 | 4
-
Dòng mực cũ - Phần 10
5 p | 96 | 4
-
Tình cha
3 p | 90 | 4
-
Truyện ngắn Vương Tử Phục
19 p | 90 | 3
-
ÁM SƯ THẦN THOẠI QUYỂN 2 CHƯƠNG 12
5 p | 84 | 2
-
Uy Phong Cổ Tự-Hồi 20
18 p | 61 | 2
-
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên
11 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn