intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa u xơ cổ chướng từ thuốc nam

Chia sẻ: Bu Bubam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chữa u xơ cổ chướng từ thuốc nam', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa u xơ cổ chướng từ thuốc nam

  1. Chữa u xơ cổ chướng từ thuốc nam
  2. Bệnh cổ trướng trong y học cổ truyền tức là bệnh xơ gan của y học hiện đại. Xơ gan là do các tổ chức ở gan: tổ chức mô gan, tổ chức liên kết, hệ thống mật quản, tĩnh mạch… mỗi bộ phận này bị tổn thương ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức gan dẫn đến xơ gan bằng hai quá trình: viêm và thoái hóa nhu mô gan và xơ hoá tổ chức liên kết. Căn cứ vào quá trình diễn biến, tình hình nhẹ nặng và đặc điểm lâm sàng, Đông y có các bài thuốc điều trị theo từng thời kỳ: Thời kỳ đầu: Biểu hiện bụng to, đầy hơi, mắt vàng, gan bàn tay nóng, ăn kém, hay nôn oẹ, có sốt nhẹ, lưỡi nhờn, mạch huyền hoạt. Phép chữa: sơ can kiện tỳ, tiêu tích (làm cho gan thư thái, tỳ vị mạnh và tiêu tức là điều hoà gan và tỳ vị).
  3. Rau má Dùng Toa căn bản gồm: rau má 20g, lá mơ 16g, cỏ mần trầu 12g, ké đầu ngựa 12g, cỏ mực 12g, củ sả 20g, cam thảo đất 12g, rễ cỏ gianh 16g, vỏ quýt 12g, gừng tươi 12g. Đổ 1 lít nước sắc lấy 400ml chia làm 3 lần uống khi đói và khi đi ngủ.
  4. Nếu táo bón, thêm lá muồng trâu 16g. Nếu đại tiện lỏng, thêm hoài sơn 16g, biển đậu 16g. Thời kỳ phúc thuỷ (bụng có nước): Biểu hiện bụng càng ngày càng to hơn, mặt vàng và khô, cơ thể gầy mòn, mỏi mệt, hay ngủ, mặt hốc hác, cầu mắt lõm xuống, xương má gồ lên, đái ít, lưỡi đỏ hoặc có rêu vàng, mạch nhu hoãn hoặc trầm tế huyền sác, dùng bài thuốc sau, uống kèm với toa căn bản. Dùng bài thuốc: hắc sửu (bìm bìm) sao 40g, mộc hương 20g, thanh bì (sao) 16g, bình lang 16g, trần bì (sao) 16g, chỉ thực (sao) 16g, la bạc tử (sao) 20g, rễ cỏ gianh 20g. Các vị sao xong hợp lại sấy (phơi) khô, nghiền thành bột nhỏ mịn, đựng vào lọ kín, mỗi lần dùng 12g chiêu với nước chín, ngày 2 lần uống kết hợp uống thuốc sắc toa căn bản.
  5. Sau 6 giờ sáng và 2 giờ chiều, uống toa căn bản. 9 giờ sáng và 6 giờ chiều, uống thuốc hoàn. Nếu thấy bệnh nhân cơ thể suy yếu, có thể cho uống thêm bài thuốc bổ sau: Củ mài (hoài sơn) 20g, củ sả 16g, rễ vú bò (sao vàng) 16g, rau má 20g, bố chính sâm (tẩm nước gừng sao) 20g, ý dĩ (tẩm nước gừng sao) 20g, rễ đinh lăng nhỏ lá (tẩm nước gừng sao) 20g. Đổ 600ml nước sắc lấy 300ml chia 2 lần uống. Thời kỳ sau (bệnh nặng): Biểu hiện bụng to, gân xanh nổi lên, mặt xanh bợt hoặc đen sạm, gầy còm chỉ thũng, sau khi ăn đầy tức không chịu nổi, chân răng chảy máu, đại tiểu tiện bất thường, buồn phiền không yên, quá hơn nữa sẽ toát mồ hôi rồi chuyển vào giật quyết lạnh và hôn mê dẫn đến tử vong. Thời kỳ này phải kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2