intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuẩn bị tốt nhất khi bé khám sức khỏe định kỳ

Chia sẻ: Tran Thanh Tam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Bé cần được các bác sĩ kiểm tra theo dõi thường xuyên (cả những em bé khỏe mạnh chứ không chỉ các bé ốm yếu). Lịch kiểm tra sức khỏe trong năm đầu đời của bé tốt nhất là định kỳ một hoặc hai tháng. Điều này cho phép bác sĩ theo dõi sự phát triển và tăng trưởng của bé, đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường về mọi mặt. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé cũng là dịp để bạn được giải tỏa các thắc mắc và trở về với các lời khuyên hữu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuẩn bị tốt nhất khi bé khám sức khỏe định kỳ

  1. Chuẩn bị tốt nhất khi bé khám sức khỏe định kỳ
  2. Bé cần được các bác sĩ kiểm tra theo dõi thường xuyên (cả những em bé khỏe mạnh chứ không chỉ các bé ốm yếu). Lịch kiểm tra sức khỏe trong năm đầu đời của bé tốt nhất là định kỳ một hoặc hai tháng. Điều này cho phép bác sĩ theo dõi sự phát triển và tăng trưởng của bé, đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường về mọi mặt. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé cũng là dịp để bạn được giải tỏa các thắc mắc và trở về với các lời khuyên hữu ích về cách chăm sóc “bé cưng” của mình chu đáo nhất. Vì vậy hãy chuẩn bị thật chu đáo để việc kiểm tra định kỳ của bé được như ý: Chọn thời gian thích hợp. Khi lên lịch hẹn với bác sĩ, bạn
  3. nhớ lưu ý tránh giờ ngủ, giờ ăn và giờ hay khóc quấy của bé. Hãy chọn lúc phòng khám tương đối vắng và thoáng, cố gắng tránh phòng phám giờ cao điểm. Buổi sáng thường vắng vẻ hơn khi các trẻ lớn phải đi học, nên nói chung, hãy chọn khám bệnh cuối buổi sáng hơn là vội vã lúc 4:00 chiều. Và hãy yêu cầu thêm thời gian cho buổi khám định kỳ nếu như bạn cảm thấy mình có nhiều câu hỏi hơn bình thường. Khi hẹn trước như vậy, bạn sẽ không phải vội vã. Đừng để bé đói. Một bệnh nhi đói bụng sẽ khóc quấy khiến bác sĩ khó khám bệnh. Cho nên hãy cho bé ăn no trước khi đưa bé đến phòng mạch bác sĩ. Nhớ mang theo một ít thức ăn dặm nhẹ và cho bé ăn ngay khi bé bắt đầu bú tay. Tuy nhiên, đừng quên rằng nếu cho bé ăn quá no ngay trước buổi khám sức khỏe, bé có thể sẽ bị ọc khi bác sĩ bắt đầu.
  4. Cho bé mặc đồ dễ thay ra. Trước khi mặc đồ cho bé, hãy nghĩ đến 2 tiêu chí: dễ mặc vào, dễ thay ra. Hãy bỏ qua các bộ quần áo có nhiều nút và khuy bấm – chúng khiến bạn mất nhiều thời gian gài và mở. Các bộ quần áo ôm sát cũng rất khó mặc và cởi ra nhanh chóng. Và đừng thay đồ ra cho bé quá sớm, nhất là nếu bé không thích, mà hãy chờ đến khi bác sĩ sắp bắt đầu khám cho bé. Viết các câu hỏi ra giấy. Phải nhớ khoảng 200 câu hỏi trao đổi với bác sĩ thật không dễ. Bạn không thể nào nhớ hết, nhất là sau khi bạn đã phải ngồi chờ đến 20 phút bên ngoài phòng khám và thêm 20 phút cố gắng giữ bé yên trong phòng khám. Vì vậy hãy viết danh sách các câu hỏi ra giấy thay vì phải lục lọi trí nhớ. Và nhớ mang theo một chiếc bút để viết nhanh câu trả lời của bác sĩ vào bên cạnh câu hỏi cũng như ghi lại đầy đủ các lời hướng dẫn tư vấn khác. Giúp bé thoải mái. Một số ít bé thích được bác sĩ khám còn
  5. đa phần không thích chiếc bàn khám bệnh vừa lạnh vừa không thoải mái. Vì vậy bạn hãy thử xin phép giữ bé trong lòng khi bác sĩ khám cho bé. Tin tưởng vào bản năng làm mẹ. Hãy nhớ rằng bác sĩ chỉ khám cho bé mỗi tháng một lần trong khi bạn quan sát bé lớn lên từng ngày. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận thấy một số điều mà bác sĩ không thấy. Nếu bạn cảm thấy có điều không ổn cho bé – ngay cả khi bạn chưa chắc chắn là điều gì – hãy nói cho bác sĩ biết. Đôi khi trực giác của người mẹ là công cụ chẩn đoán bệnh tốt nhất cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0