CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ<br />
LÊ THỊ THU TRANG<br />
Trường Đại học Đồng Tháp<br />
NGUYỄN THÀNH THI<br />
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tóm tắt: Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là sản phẩm sáng tạo<br />
của nhà văn để kể lại câu chuyện và là một nhân vật mang tính chức<br />
năng. Người kể chuyện dị sự – toàn năng, ngôi thứ ba trong Tám triều<br />
vua Lý đã thực hiện thành công những chức năng cơ bản của mình<br />
trong việc tái hiện sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Việc xây dựng<br />
thành công hình tượng người kể chuyện dị sự, ngôi thứ ba trong Bộ<br />
tiểu thuyết, Hoàng Quốc Hải đã có những đóng góp đáng kể vào sự<br />
cách tân về phương diện trần thuật nhìn từ sự vận động của người kể<br />
chuyện trong thể loại tiểu thuyết lịch sử.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Theo Hayden White thì giữa lịch sử và tự sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xuất<br />
phát từ quan niệm đó, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu thể loại tiểu thuyết lịch sử nói<br />
chung và Tám triều vua Lý nói riêng dưới góc nhìn Tự sự học. Từ góc nhìn này, người<br />
nghiên cứu đã tìm hiểu một số phương diện trần thuật đặc biệt của Bộ tiểu thuyết, trong<br />
đó, vấn đề người kể chuyện là một trong những phương diện cơ bản của nghệ thuật trần<br />
thuật trong tác phẩm. Việc sáng tạo thành công nhân vật người kể chuyện dị sự, ngôi<br />
thứ ba với việc thực hiện thành công ba chức năng trần thuật đã góp phần làm nên sức<br />
sống cho Bộ tiểu thuyết vĩ đại này.<br />
2. CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ – MỘT<br />
VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA HOÀNG QUỐC HẢI<br />
Theo Pospelov, người kể chuyện là người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và<br />
người đọc, là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra. R. Barthes cho rằng<br />
người kể chuyện là một nhân vật giấy, mang chức năng môi giới giữa thế giới nghệ<br />
thuật được miêu tả với độc giả tiếp nhận. T. Todorov lại cho rằng: “Người kể chuyện<br />
không chỉ mang chức năng kể, mà còn định giá và đánh giá” [4, tr. 262]. Dù hiểu theo<br />
cách nào đi chăng nữa, chung quy, người kể chuyện trong tác phẩm tự sự chính là một<br />
nhân vật mang tính chức năng. Đó là một nhân tố mà tác giả ủy thác trong tác phẩm để<br />
thực hiện chức năng kể lại câu chuyện. Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện luôn bị<br />
trừu tượng hóa thành một nhân vật, hoặc là ẩn tàng, hoặc là hiện diện. Việc tác giả lựa<br />
chọn kiểu người kể chuyện nào để thuật lại câu chuyện không phải hoàn toàn ngẫu<br />
nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng, nội dung một<br />
cách hiệu quả nhất. Trong Tám triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải đã sáng tạo nên một kiểu<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 85-93<br />
<br />
86 <br />
<br />
<br />
LÊ THỊ THU TRANG – NGUYỄN THÀNH THI<br />
<br />
nhân vật để kể lại câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của tám vị vua triều Lý, đó<br />
chính là kiểu người kể chuyện dị sự – toàn năng, ngôi thứ ba. Người kể chuyện dị sự với<br />
cách kể chuyện điềm đạm, dửng dưng và sử dụng ngôn ngữ ở dạng trung tính rất phù<br />
hợp với thể loại tiểu thuyết lịch sử. Theo đó, câu chuyện được kể và hiện thực được mô<br />
tả có tính khách quan cao, làm cho độc giả có cảm giác câu chuyện mà người kể chuyện<br />
kể lại rất đầy đủ, chân thật và đáng tin cậy.<br />
Theo G. Genette, mỗi dạng kể chuyện thường gắn với những chức năng trần thuật cụ<br />
thể. Từ đó, ông đã đưa ra năm chức năng cơ bản của người kể chuyện, bao gồm: chức<br />
năng trần thuật; chức năng quản lý, bao quát câu chuyện được kể; chức năng truyền đạt<br />
thông tin; chức năng chứng thực câu chuyện được kể và chức năng biểu lộ tư tưởng,<br />
quan điểm, ý kiến. Trong Tám triều vua Lý, đồng thời với việc sáng tạo ra kiểu người kể<br />
chuyện dị sự – toàn năng, giấu mặt, không đứng cùng bình diện với các nhân vật lịch sử<br />
là người kể chính, Hoàng Quốc Hải đã trao quyền cho nhân vật người kể chuyện thực<br />
hiện nhiều chức năng. Giữ vai trò quan trọng trong một bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ,<br />
người kể chuyện ở đây không chỉ thuật lại câu chuyện lịch sử, mà còn thực hiện nhiều<br />
chức năng khác như: tổ chức, bao quát hệ sự kiện lịch sử về triều đại nhà Lý; bộc lộ<br />
quan điểm lịch sử…<br />
3. MẤY CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁM TRIỀU<br />
VUA LÝ<br />
3.1. Chức năng thuật lại câu chuyện lịch sử<br />
Do đặc trưng về mặt thể loại nên người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử đóng<br />
vai trò là người thuật lại câu chuyện lịch sử, phục dựng một giai đoạn, một thời đại lịch<br />
sử cụ thể với tất cả những biến cố và sự kiện cơ bản. Có thể nói, đây là một trong những<br />
chức năng cơ bản của người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử. Bởi lẽ, nhà văn ngay từ<br />
những ý định ban đầu đã chọn những sự kiện, biến cố hay nhân vật lịch sử làm đề tài<br />
trong sáng tác của mình. Khi tiếp xúc với tác phẩm, điều đầu tiên mà độc giả mong chờ<br />
là sự kiện, nhân vật nào, câu chuyện gì được tác giả lựa chọn để tái hiện, phản ánh,<br />
trước khi tìm hiểu ý đồ, tư tưởng, lớp ngữ nghĩa ẩn sâu sau mỗi con chữ mà tác giả hàm<br />
ẩn, thông qua người kể chuyện do mình sáng tạo ra muốn gửi gắm.<br />
Trong Tám triều vua Lý, người kể chuyện dị sự đứng bên ngoài bao quát gần như toàn<br />
bộ những sự kiện, biến cố của câu chuyện. Thông qua bộ tiểu thuyết, người kể chuyện<br />
đã phục dựng lại toàn bộ bức tranh hiện thực đời sống xã hội dưới triều Lý trải qua 216<br />
năm với bao vinh quang, thăng trầm và giông bão. Thiền sư dựng nước, là câu chuyện<br />
về quá trình lên ngôi của Lý Công Uẩn diễn ra trong sự ủng hộ của quần thần và nguyện<br />
vọng của quần chúng nhân dân. Đây còn là bức tranh nhiều màu sắc về công cuộc chấn<br />
hưng và xây dựng đất nước của vua tôi nhà Lý. Việc dời đô từ kinh đô Hoa Lư về Đại<br />
La là một sự kiện trọng đại mang ý nghĩa lịch sử to lớn, cho thấy tầm nhìn xuyên thiên<br />
niên kỷ của vị vua khởi nghiệp nhà Lý. Con ngựa nhà Phật là bức tranh về công cuộc<br />
xây dựng và phát triển nền văn hiến Đại Việt, là hiện thực chiến trận thảm khốc trong<br />
cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Lý Thái tông năm Quý Mão (1044). Bình Bắc<br />
<br />
CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ<br />
<br />
87<br />
<br />
dẹp Nam, kể lại quá trình vua tôi nhà Lý tìm đối sách bang giao với nhà Tống để rảnh<br />
tay đối phó với mặt nam. Con đường định mệnh, cuốn tiểu thuyết có độ dồn nén sự kiện<br />
chặt chẽ. Với 983 trang sách, người kể chuyện đã dồn nén thời gian lịch sử kéo dài đến<br />
153 năm với vô vàn hệ sự kiện và biến cố lịch sử. Việc lên ngôi của ấu chúa Lý Nhân<br />
tông đã khoét sâu thêm những mâu thuẫn trong lòng triều đình phong kiến, dẫn đến<br />
cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073), tạo nên một vết nhơ trong lịch sử và nó đã “gióng<br />
lên hồi chuông báo tử” cho triều đại nhà Lý. Từ đó, các triều vua tiếp theo như Lý Thần<br />
tông, Lý Anh tông, Lý Cao tông tiếp tục trượt dài trên con đường suy thoái không gì<br />
cứu vãn dẫn đến diệt vong dưới triều Lý Huệ tông.<br />
3.2. Chức năng tổ chức, bao quát hệ sự kiện lịch sử về triều đại nhà Lý<br />
Bên cạnh việc kể lại câu chuyện với đầy đủ những sự kiện, biến cố và nhân vật lịch sử,<br />
người kể chuyện trong Tám triều vua Lý còn mang chức năng bao quát, tổ chức, lựa<br />
chọn, trình bày các cứ liệu lịch sử bằng cách xây dựng, dẫn dắt các tình huống, chi tiết,<br />
xử lý cốt truyện, hư cấu, sáng tạo các sự kiện, biến cố và nhân vật lịch sử. Với chức<br />
năng này người kể chuyện đã giúp Hoàng Quốc Hải hiện thực hóa câu chuyện lịch sử và<br />
truyền tải những ý đồ, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.<br />
Với khả năng bao quát cao, người kể chuyện trong Tám triều vua Lý đã rất khéo léo,<br />
tinh tế khi không kể lại toàn bộ bức tranh xã hội thời Lý. Không lần theo từng vết chân<br />
của tám vị vua nhà Lý, người kể chuyện chỉ lựa chọn những sự kiện, biến cố quan trọng<br />
nhất có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của họ. Đó cũng là các sự kiện và<br />
biến cố có tính chất quyết định đến sự hưng thịnh, suy thoái hay tiêu vong của một triều<br />
đại. Tuy nhiên, người kể chuyện cũng không đi sâu vào câu chuyện về cuộc đời và sự<br />
nghiệp của tất cả tám vị vua mà chỉ tập trung câu chuyện vào bốn vị vua đầu tiên của<br />
nhà Lý, đó là Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông, Lý Nhân tông với nhiều sự kiện<br />
và biến cố đặc biệt.<br />
Với Thiền sư dựng nước, người kể chuyện đã lựa chọn, sắp xếp các sự kiện tiêu biểu<br />
mang tính khái quát cao theo một trật tự tuyến tính về quá trình lên ngôi và chấn hưng<br />
đất nước của vua Lý Thái tổ: cái chết được dự báo trước của hôn quân Lê Long Đĩnh,<br />
sự lên ngôi trong hào quang chói sáng của Lý Công Uẩn được quần thần và các vị thiền<br />
sư hết lòng ủng hộ, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, nhà vua bước vào công cuộc chấn<br />
hưng đất nước với những việc làm cụ thể như phá bỏ các hình phạt hà khắc, khuyến<br />
khích phát triển nông nghiệp, công thương nhằm chăm lo đời sống nhân dân… đặc biệt,<br />
biến cố được người kể chú ý nhấn mạnh đó là việc Lý Đức Chính dẹp loạn tam vương<br />
để lên ngôi hoàng đế năm Mậu Thìn (1028). Tất cả được tác giả kể lại một cách tự nhiên<br />
làm cho độc giả có cảm giác như các sự kiện đó không rời rạc mà liên kết với nhau<br />
thành một hệ thống chặt chẽ, logic và sống động.<br />
Con ngựa nhà Phật bao gồm nhiều hệ sự kiện kể về công cuộc xây dựng và phát triển<br />
đất nước của vua Lý Thái tông như khuyến khích phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát<br />
triển nghề chăn tằm, dệt lụa; ban hành bộ Hình thư năm Nhâm Ngọ (1042); dẹp loạn<br />
<br />
88 <br />
<br />
<br />
LÊ THỊ THU TRANG – NGUYỄN THÀNH THI<br />
<br />
Nùng Trí Cao; đối phó với giặc phương Bắc và thảo phạt giặc phương Nam, tiêu biểu là<br />
việc Lý Thái tông thân chinh thảo phạt Chiêm Thành năm Quý Mão (1044).<br />
Với Bình Bắc dẹp Nam, người kể chuyện đã phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về công<br />
cuộc trị bình, phát triển đất nước của vua tôi Lý Thánh tông. Ý thức rõ tầm quan trọng<br />
của việc đề cao cảnh giác, mài sắc ý chí chống ngoại xâm, nhà Lý đã xác định: “Cái họa<br />
phương Bắc là họa muôn đời, không bao giờ được quên mà lơi là. Lơi là với phương<br />
Bắc là mất nước” [2, tr. 105]. Do đó, muốn giữ gìn được toàn vẹn cương thổ, vua tôi<br />
nhà Lý phải có đối sách phù hợp “cương, nhu uyển chuyển và công thủ tùy thời” và sách<br />
lược bang giao là “cận giao viễn công” [2, tr. 573]. Trong thời điểm hiện tại, Lý Thánh<br />
tông đã lựa chọn con đường “Đánh Chiêm Thành để rảnh tay đối phó với mặt Bắc”, cụ<br />
thể là cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm Ất Dậu (1069).<br />
Với 983 trang sách, Con đường định mệnh đã mang đến cho độc giả những sự kiện và<br />
biến cố về cuộc đời, sự nghiệp của năm vị vua cuối cùng và quá trình suy vong của triều<br />
Lý. Người kể chuyện, với 762 trang đầu, đã dựng lên bức tranh về công cuộc kháng<br />
Tống của quân dân Đại Việt và quá trình chấp chính của vua Lý Nhân tông. Trong khi<br />
đó, chỉ với 221 trang còn lại, kể một cách tỉnh lược tất cả các sự kiện đặc biệt về cuộc<br />
đời và sự nghiệp của bốn vị vua cuối cùng của triều Lý như Lý Thần tông, Lý Anh tông,<br />
Lý Cao tông và Lý Huệ tông.<br />
Trong Tám triều vua Lý, rất nhiều sự kiện và nhân vật tiêu biểu được tác giả lựa chọn để<br />
bao quát toàn bộ bức tranh về một triều đại vàng son trong lịch sử. Tất cả các sự kiện<br />
được chọn lọc đều rất tiêu biểu và trung thành với chính sử. Tuy nhiên, trong từng sự<br />
kiện, tác giả đã sáng tạo rất nhiều chi tiết và nhân vật nhằm làm cho những sự kiện ấy<br />
hiện lên sinh động hơn, gần với hiện thực hơn. Tác giả không chú ý đến những mốc thời<br />
gian cụ thể như trong chính sử mà chú ý đến những giá trị và ý nghĩa của những sự kiện<br />
đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật cũng như sự tồn<br />
vong của một triều đại. Từ đó, người đọc có thể nhận thức rõ hơn về cuộc đời, số phận,<br />
nhân cách, đời sống nội tâm của những nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là cuộc đời và<br />
sự nghiệp của những vị vua anh minh, tài giỏi như Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh<br />
tông và Lý Nhân tông.<br />
3.3. Chức năng bộc lộ quan điểm lịch sử<br />
Khi sáng tạo nên một tác phẩm bất cứ nhà văn nào cũng mong muốn thể hiện một quan<br />
niệm, một tư tưởng về cuộc sống, về con người hay bộc lộ quan điểm về chính trị, lịch<br />
sử, xã hội. Trong tiểu thuyết lịch sử, ngoài hai chức năng cơ bản là chức năng kể chuyện<br />
và chức năng sắp xếp các chi tiết, xử lý tình huống, người kể chuyện còn mang chức<br />
năng lý giải, chiêm nghiệm và dự báo lịch sử. Lúc này, người kể chuyện cũng chính là<br />
tác giả hàm ẩn bộc lộ những nhận định, đánh giá của mình về các vấn đề trong câu<br />
chuyện.<br />
Thông qua những lời nói trực tiếp hoặc những lời nói gián tiếp từ nhân vật, những đoạn<br />
dẫn dắt và đặc biệt nhất, thông qua số phận của con người trước những biến cố lớn lao<br />
của lịch sử, nhà văn đã thể hiện quan điểm của mình trên tất cả các mặt của đời sống.<br />
<br />
CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ<br />
<br />
89<br />
<br />
Bên cạnh đó, việc miêu tả những biến động to lớn của lịch sử, những hệ lụy đối với con<br />
người, ông đã bộc lộ lập trường về các vấn đề chính trị – xã hội mang tính chất nhân<br />
loại và thời đại.<br />
3.3.1. Quan điểm về nguồn gốc thành bại của triều đại nhà Lý, về tư tưởng chống<br />
giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều<br />
Sự chuyển giao quyền lực một cách êm thấm từ tay nhà Lê sang nhà Lý, đã đưa dân tộc<br />
thoát khỏi “đêm trường” đau khổ. Nhà Lý bắt tay vào công cuộc chấn hưng đất nước và<br />
phục hồi sức dân. Lý Thái Tổ vốn xuất thân từ cửa Phật nên sớm thấm nhuần tư tưởng<br />
của Phật giáo, vì thế, Phật giáo sớm có ảnh hưởng đến đường lối, tinh thần nhân trị của<br />
không chỉ Lý Công Uẩn mà còn các vị vua triều Lý khác thông qua đội ngũ tăng quan<br />
trực tiếp tham gia đào tạo, tham mưu các công việc triều chính. Sau khi lên ngôi, Lý<br />
Công Uẩn đã tích cực chăm lo cái ăn, cái mặc và học hành cho nhân dân với những<br />
chính sách vô cùng nhân đạo như: tha tô thuế trong ba năm liền (vua Thái tổ tha tô thuế<br />
tới ba lần trong mười tám năm trị vì), khuyến nông, phát triển công thương, tu bổ và xây<br />
dựng chùa chiền làm nơi dạy học…; trọng dụng người tài và cắt cử họ vào những vị trí<br />
then chốt của bộ máy nhà nước; hướng xã hội đi vào con đường công bằng, hiếu thiện;<br />
đặc biệt, hợp quần là lẽ sống còn của quốc gia Đại Việt… Chính sự dìu dắt sáng suốt và<br />
lòng tận tụy vì dân vì nước của một bậc minh quân, tài giỏi – Lý Công Uẩn, cùng với<br />
những trợ giúp lớn lao của Thiền Sư Vạn Hạnh – đất nước đã dần dần phục hồi và đi<br />
vào ổn định. Đời sống nhân dân no ấm, đất nước thái bình, xã hội được xác lập theo<br />
quan điểm tam giáo đồng nguyên: Xã hội Nho – Tâm linh Phật – Thiên nhiên Đạo,<br />
trong đó, đạo Phật trở thành quốc đạo.<br />
Với các nước lân bang, nhà Lý đề ra chính sách phù hợp, đúng đắn “cương, nhu uyển<br />
chuyển và công thủ tùy thời” và sách lược bang giao là “cận giao viễn công” đã giữ<br />
vững nền độc lập, thái bình, thịnh trị lâu dài cho dân tộc trong suốt hơn hai trăm năm.<br />
Trong những cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc hay những cuộc chinh phạt<br />
Chiêm Thành, với sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, vua tôi đồng lòng, nhà Lý đã giành<br />
những chiến công hiển hách, vang dội. Những chiến công ấy không những là kết quả<br />
của tài thao lược, sự sáng suốt dùng người của những người ở ngôi cửu ngũ như Lý<br />
Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông mà còn là tấc lòng trung quân ái quốc của những<br />
anh hùng, hào kiệt như Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh, Lý Nhật Trung,<br />
Lý Kế Nguyên…<br />
Từ triều Lý Thần tông, Lý Anh tông, nhà Lý bắt đầu suy thoái nghiêm trọng và sự suy<br />
thoái cùng cực là do thói ăn chơi sa đọa, trác táng của Lý Cao tông. Đến đời Lý Huệ<br />
tông, dân tình loạn lạc, giặc cướp khắp nơi, vua là người nhu nhược, ngu hiền nên<br />
không có cách nào chấn hưng đất nước. Nhà Lý buộc phải suy vong và sụp đổ sau cuộc<br />
đảo chính năm Ất Dậu (1225) dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Nhà<br />
Trần lên ngôi, nhà Lý kết thúc sứ mệnh lịch sử. Nguyên nhân sụp đổ của nhà Lý được<br />
Lý Quang Bật và Lý Long Tường đúc kết qua những dòng suy ngẫm: “nhà Lý có dấu<br />
hiệu suy vong từ thời Lý Thần tông và các triều đại sau đó càng trượt dài vào con<br />
đường u tối. Nhân tài ngày một cạn kiệt, các vua lên ngôi trong tuổi ấu thơ, quyền bính<br />
<br />