TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
<br />
<br />
CHỨC NĂNG NGỮ DỤNG CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH<br />
VÀ TIẾNG VIỆT<br />
PRAGMATIC FUNCTIONS OF CONDITIONAL SENTENCES IN ENGLISH<br />
AND VIETNAMESE<br />
<br />
<br />
Võ Thị Kim Anh<br />
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mối quan hệ điều kiện kết quả là một trong những mối quan hệ phổ biến trong tiếng Anh<br />
và tiếng Việt. Mối quan hệ này thường được diễn đạt dưới hình thức “Nếu P thì Q”. Bài báo chỉ đề<br />
cập đến mối quan hệ điều kiện kết quả được diễn đạt bằng liên từ chính phụ. Bài báo thảo luận<br />
chức năng ngữ dụng cơ bản trong hành vi ngôn ngữ của câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng<br />
Việt: đe dọa, khuyên nhủ, cảnh báo, phê bình, yêu cầu, đề nghị, ngỏ ý, hối tiếc, làm giảm nhẹ.<br />
Những đặc điểm cơ bản của câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt ở mỗi chức năng giao<br />
tiếp cũng được đề cập trong bài báo. Ngoài ra một số lưu ý trong việc dạy tiếng Anh liên quan<br />
đến chức năng của câu điều kiện trong giao tiếp cũng được thảo luận ở cuối bài báo.<br />
ABSTRACT<br />
Condition-consequence relation is one of the most popular relations in English and<br />
Vietnamese. Such relation is often described as “If P then Q”. This article just focuses on<br />
condition-consequence expressed by subordinating conjunctions. Pragmatic functions of<br />
conditional sentences concerning illocutionary act in English and Vietnamese: threatening,<br />
advising, warning, criticizing, offering, requesting, regretting, and softening are discussed.<br />
Besides, basic characteristics of Vietnamese and English conditional sentences in each function<br />
are also mentioned. Finally, some teaching implications are introduced.<br />
<br />
<br />
1. Sơ lược về câu điều kiện<br />
Theo Quirk (1973, 323), mệnh đề điều kiện diễn đạt sự phụ thuộc của một tình<br />
huống, hoặc một lọat các tình huống vào một tình huống khác. Trong câu điều kiện,<br />
quan hệ giữa hai mệnh đề là quan hệ điều kiện kết quả. Quan hệ điều kiện kết quả thể<br />
hiện khả năng đưa ra lập luận về các tình huống khác nhau. Mối quan hệ này bao gồm<br />
hai thành phần, phần thứ nhất gọi là phần điều kiện (protasis), phần sau là kết quả<br />
(apodosis) (Levinson, 1997). Hay nói cách khác câu điều kiện gồm hai mệnh đề: mệnh<br />
đề chỉ điều kiện và mệnh đề kết quả.<br />
Ví dụ 1: If we study tonight, we will pass the test tomorrow . [10]<br />
(Nếu tối nay chúng ta học bài, ngày mai chúng ta sẽ thi đậu)<br />
Quan hệ điều kiện kết quả là một trong ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ nguyên<br />
nhân chung, quan hệ điều kiện kết quả, và phương tiện mục đích (general causative,<br />
condition- consequence, and mean-purpose). Quan hệ điều kiện kết quả trong một<br />
<br />
1<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
chừng mực nào đó gần với mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, trong quan<br />
hệ điều kiện kết quả, phần nguyên nhân là giả thuyết.<br />
Ví dụ 2: Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.<br />
Trong ví dụ trên, “tôi đi vòng quanh thế giới” là kết quả giả định của giả<br />
thuyết “ tôi có nhiều tiền”.<br />
Quan hệ điều kiện kết quả thường được diễn đạt dưới hình thức “nếu P thì Q”<br />
(Nguyễn Đức Dân, 1998). Quan hệ điều kiện kết quả đuợc diễn đạt trong ngôn ngữ Anh và<br />
Việt bằng: từ vựng (lexical items), liên từ (linking words), phương tiện liên kết (stylistic<br />
cohesive devices), hay những dấu hiệu cú pháp (syntactic signals) (Võ thị Kim Anh, 2002).<br />
Trong khuôn khổ của bài báo, tác giả chỉ đề cập đến quan hệ điều kiện kết quả<br />
đuợc thể hiện bằng từ nối, cụ thể là liên từ chính phụ. Trong tiếng Anh và tiếng Việt,<br />
mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề kết quả thường được kết nối bằng những liên từ<br />
chính phụ cơ bản trong bảng sau (Võ thị Kim Anh, 2002):<br />
<br />
Liên từ chính phụ chỉ điều kiện Liên từ chính phụ chỉ điều kiện trong<br />
trong tiếng Anh tiếng Việt<br />
If Nếu ........... thì<br />
Giả sử......... thì<br />
Hễ ...............thì<br />
Giá mà ........thì<br />
Unless Trừ phi ........thì<br />
Providing that/ provided that Miễn là<br />
As long as/ so long as Miễn là..... thì<br />
Only if/ if.... only Giá như<br />
On the condition that Với điều kiện là<br />
<br />
<br />
In the event that Trong trường hợp là<br />
Assuming that Cứ cho là<br />
Given that<br />
Supposed that/ supposing that Giả sử là<br />
Giả định (rằng)<br />
When Khi mà<br />
<br />
Tóm lại, câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt diễn đạt quan hệ điều<br />
kiện kết quả và bao gồm hai mệnh đề: mệnh đề chỉ điều kiện, và mệnh đề kết quả giả<br />
định.<br />
<br />
2<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
2. Chức năng ngữ dụng của câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt<br />
Câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng rất rộng rãi trong<br />
tiếng Anh và tiếng Việt. Trong giao tiếp, câu điều kiện có rất nhiều chức năng ngôn<br />
ngữ, hay chức năng ngữ dụng. Tuy nhiên, trong bài báo này, tác giả chỉ đề cập đến<br />
những chức năng cơ bản của câu điều kiện của tiếng Anh và tiếng Việt trong hành vi<br />
ngôn ngữ (illocutionary act).<br />
- Đe dọa (threatening): Câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt thường được sử<br />
dụng để hàm ý đe dọa khi người nói hoặc viết muốn gia tăng tính lịch sự của phát ngôn,<br />
và giảm nhẹ đe dọa.<br />
Ví dụ 3: I’ll beat you up if you don’t tell me where you hid the diamonds (2, tr. 42)<br />
(Tao sẽ đánh mày nếu mày không chỉ chổ dấu kim cương)<br />
Ví dụ 4: Nếu mày không làm theo lời tao, tao sẽ cho mày biết tay.<br />
- Khuyên bảo (advising): Theo Hoàng Trọng Phiến [3], lời khuyên là một trong những<br />
chức năng giao tiếp thông dụng nhất của câu điều kiện trong giao tiếp. Trong tiếng Anh,<br />
câu điều kiện diễn đạt lời khuyên thường có mệnh đề chính ở lối mệnh lệnh, hoặc có sự<br />
hiện diện của từ “should”. Tương tự, trong tiếng Việt. Mệnh đề chính cũng ở lối mệnh<br />
lệnh với từ “hãy” ở đầu câu, hay “nên”, “phải” xuất hiện trong câu.<br />
Ví dụ 5: If you want to pass your exam, you should study hard.<br />
(Nếu bạn muốn thi đậu, bạn phải học chăm.)<br />
Ví dụ 6: If you want to pass your exam, study hard.<br />
(Nếu bạn muốn thi đậu, bạn phải học chăm.)<br />
Ví dụ 7: Nếu con yêu mẹ, hãy nghe theo lời mẹ nói.<br />
- Cảnh báo (warning): Cảnh báo là một chức năng cơ bản của câu điều kiện trong<br />
tiếng Anh và tiếng Việt. Tương tự như chức năng đưa ra lời khuyên, mệnh đề chính của<br />
câu điều kiện cũng ở lối mệnh lệnh.<br />
Ví dụ 8: If you are walking along the cliff top, don’t go near the edge.<br />
(Nếu bạn đi dạo dọc theo mỏm đá, đừng đi quá gần rìa)<br />
Ví dụ 9: Nếu chị có thiếu tiền cũng không được đến nhận tiền của anh ta.<br />
Trong tiếng Anh, người ta thường sử dụng những mệnh đề điều kiện sau để diễn<br />
đạt sự cảnh báo:<br />
+ If you take my advice, you won’t ....<br />
+ If my experience is anything to go by, you shouldn’t ..<br />
+ Whatever you do, don’t........<br />
- Phê bình (criticizing): Tuy không thường xuyên nhưng câu điều kiện trong tiếng Anh<br />
và tiếng Việt đôi khi vẫn được sử dụng để phê bình. Trong chức năng này, mệnh đề điều<br />
<br />
3<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
kiện thường “trái với sự thật” (counterfactual). Ngoài ra câu điều kiện diễn đạt sự phê<br />
bình còn hàm ý lời than phiền.<br />
Ví dụ 10: If you hadn’t forgotten your passport, we wouldn’t be in such a rush.<br />
(Nếu anh không quên hộ chiếu thì chúng ta sẽ không phải vội vã như thế này)<br />
Ví dụ 11: Này nếu anh không hậu đậu thì bây giờ chúng ta đã hoàn thành công việc<br />
rồi.<br />
- Yêu cầu (requesting): Câu điều kiện còn được sử dụng làm cho lời yêu cầu lịch sự<br />
hơn. Ở chức năng này, mệnh đề chính thường được chia ở thì hiện tại, hoặc sử dụng<br />
động từ khiếm khuyết.<br />
Ví dụ 12: If you don’t mind, please give me a hand.<br />
(Nếu không phiền, hãy giúp tôi một tay.)<br />
Ví dụ 13: Nếu anh đi ra ngòai, mua giùm tôi một ổ bánh mì nhé.<br />
- Đề nghị (suggesting): Tương tự như lời yêu cầu, đề nghị cũng được diễn đạt bằng câu<br />
điều kiện để gia tăng tính lịch sự. Trong tiếng Anh người ta thường sử dụng “If I might<br />
make suggestion, we could...” trong câu điều kiện diễn đạt lời đề nghị trong giao tiếp.<br />
Trong tiếng Việt những từ như “nhé, có được không” thường được sử dụng trong câu để<br />
thể hiện sự nhẹ nhàng của lời nói.<br />
Ví dụ 14: If I might make a suggestion, we could go for a walk.<br />
(Nếu tôi có thể đưa ra lời đề nghị, chúng ta đi dạo nhé)<br />
Ví dụ 15: Em yêu, nếu em muốn anh sẽ đưa em về nhà mẹ ngày mai nhé.<br />
Ví dụ 16: Nếu có gì trở ngại, xin hãy gọi cho tôi. [5, tr. 43]<br />
- Ngỏ ý (offering): Câu điều kiện còn được sử dụng để diễn đạt lời ngỏ ý.<br />
Ví dụ 17: If I win the prize, I’ll share it with you.<br />
(Nếu tôi thắng cuộc, tôi sẽ chia giải thưởng với bạn).<br />
Ví dụ 18: Nếu bạn đồng ý thì tôi sẽ giúp bạn.<br />
- Hối tiếc (regretting): Khi diễn đạt sự hối tiếc, câu điều kiện trong tiếng Anh thường ở<br />
loại ba như trong ví dụ sau:<br />
Ví dụ 19: If I had studied hard, I would have passed the exam.<br />
(Giá tôi học chăm hơn thì tôi đã thi đậu)<br />
Ngoài ra cảm giác hối tiếc trong tiếng Anh còn được diễn đạt bằng cấu trúc câu<br />
“If only +past/ past perfect” [8, tr. 204]<br />
Ví dụ 20: If only he didn’t smoke! = We are sorry he smokes.[8, tr. 204]<br />
(Giá như anh ấy không hút thuốc)<br />
Ví dụ 21: If only he had come. [8, tr. 204]<br />
(Giá mà anh ấy đến.)<br />
Trong tiếng Việt, liên từ “giá mà” được sử dụng để diễn đạt cảm giác hối tiếc.<br />
4<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
Ví dụ 22: Giá mà anh nghe lời tôi thì anh đã thành công.<br />
- Làm giảm nhẹ (softening): Ngoài những chức năng trên, câu điều kiện còn được sử<br />
dụng làm giảm nhẹ phát ngôn. Trong trường hợp này, mệnh đề điều kiện thực ra chỉ<br />
được thêm vào để làm tăng tính lịch sự của lời nói. Hay nói cách khác, điều được diễn<br />
đạt trong mệnh đề chính hoàn toàn không phụ thuộc vào mệnh đề điều kiện. Trong<br />
tiếng Anh những mệnh đề điều kiện như “If I may say so”, “If you don’t mind me/<br />
my saying so”, hay “If I’m not mistaken” thường được sử dụng trong các trường<br />
hợp này.<br />
Ví dụ 23: Utter nonsense, if I may say so.<br />
( Thật là vô lý, nếu tôi có thể nói như vậy.)<br />
Ví dụ 24: And you are Mr. Allan Kelling, the owner of this property, if I’m not<br />
mistaken. [1, tr. 44]<br />
(Và nếu tôi không nhầm, ngài là Allan Kelling, chủ tài sản.)<br />
Trái với tiếng Anh, chức năng này của câu điều kiện trong tiếng Việt không phổ<br />
biến. Chúng ta hầu như không gặp các phát ngôn kiểu như “ nếu tôi có thể nói vậy”, hay<br />
“nếu bạn hiểu điều tôi ngụ ý” trong tiếng Việt.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Như đã thảo luận ở trên, câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt đựợc sử<br />
dụng để biểu đạt nhiều chức năng khác nhau của phát ngôn. Trong các ngữ cảnh khác<br />
nhau, câu điều kiện lại mang một sắc thái biểu cảm khác. Do đó, trong quá trình giảng<br />
dạy, những vấn đề sau cần lưu ý:<br />
- Khi dạy câu điều kiện trong tiếng Anh cho sinh viên, giáo viên cần phải đưa ví<br />
dụ trong ngữ cảnh cụ thể để sinh viên hiểu rõ hơn về đặc điểm cú pháp cũng như<br />
ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu điều kiện. Về phương diện ngữ dụng học, chỉ có<br />
ngữ cảnh mới làm cho người nghe hiểu được hàm ý của phát ngôn.<br />
- Giới thiệu các chức năng trong hành vi phát ngôn của câu điều kiện khi giảng<br />
dạy kỹ năng nói là điều nên được lưu ý trong kỹ năng nói đặc biệt là đối với sinh<br />
viên năm một. Những chức năng giao tiếp như làm giảm nhẹ hành vi phát ngôn,<br />
gia tăng tính lịch sự của lời khuyên, yêu cầu sẽ rất hữu ích cho sinh viên khi giao<br />
tiếp với người bản ngữ. Nhờ đó, kỹ năng giao tiếp của sinh viên tốt hơn và tự<br />
nhiên hơn.<br />
- Ngoài ra, hiểu rõ các chức năng ngữ dụng của câu điều kiện trong tiếng Anh và<br />
tiếng Việt sẽ rất hữu ích cho sinh viên khi học kỹ năng phiên biên dịch, một<br />
trong những kỹ năng yêu cầu rất cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ trong ngữ<br />
cảnh.<br />
<br />
<br />
5<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Cobuild, C. (1999), Link Words (The Vietnamese Introduction by Lê Tấn Thi),<br />
Education Publisher.<br />
[2] Crobie, G.P. (1994), Language, Grammar and Communication, McGrawhill<br />
International Edition.<br />
[3] Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ Pháp Tiếng Việt: Câu, NXB Đại học và Trung<br />
học Chuyên nghiệp, Hà Nội.<br />
[4] Levinson (1997), Pragmatics, Cambridge University Press<br />
[5] Lê Lựu (2000), Một thời lầm lỗi và trở lại nước Mỹ, NXB Thanh niên, Tp Hồ Chí<br />
Minh.<br />
[6] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học-Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
[7] Quirk, R. et al. (1973), A University Grammar of English, Common Wealth,<br />
Hongkong.<br />
[8] Thomson, A.J. & Martinet, A.V. (1978), A Practical English Grammar, Oxford<br />
University Press.<br />
[9] Võ Thị Kim Anh (2002), Different Ways to Express Condition and Concession in<br />
English and Vietnamese, M.A thesis, Đà Nẵng.<br />
[10] http:/www.edu.org./html: Linking words across Boundaries.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />