Đề cương Ngôn ngữ học đối chiếu
lượt xem 5
download
Đề cương Ngôn ngữ học đối chiếu giới thiệu tới người đọc các nội dung sau: Đối chiếu tiểu loại danh từ Việt Anh, Đối chiếu chức năng ngữ pháp của danh từ và cụm danh từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, Đối chiếu phương thức ghép của danh từ tiếng Việt - tiếng Anh, Đối chiếu cấu trúc vị trí danh từ Việt - Anh, Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ về chức năng ngữ pháp, Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt về hoạt động lời nói, Đối chiếu về vị trí của giới từ và ngữ giới từ trong câu tiếng Anh tiếng Việt, Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ về cấu tạo của giới từ Anh-Việt, Cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh, Đối chiếu các thành phần câu Việt - Anh. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương Ngôn ngữ học đối chiếu
- ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ Câu 16: Đối chiếu tiểu loại danh từ Việt - Anh I, Danh từ Tiếng Việt - Định nghĩa: Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm… trong thực tế, khách quan và cả mọi khái niệm thực tại trừu tượng trong hiện thực và tư duy. 1. Về ngữ nghĩa Dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa, ta có thể chia danh từ thành 2 loại: - Danh từ chung: là những danh từ để chỉ tên chung một chủng loại, sự vật có tính khái quát, trừu tượng, không có mối quan hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể được gọi tên Ví dụ: tranh, sách, cây, học sinh… - Danh từ riêng: là những danh từ để gọi riêng từng người, từng địa phương, từng nước, từng dân tộc,... Danh từ riêng ít được dùng kèm với số từ. Trên chữ viết danh từ riêng phân biệt với danh từ chung ở chỗ mỗi chữ cái đầu âm tiết phải viết hoa Ví dụ: Lan, Hà Nội, Việt Nam, Mường, 2. Về ngữ pháp Trong tiếng Việt được chia thành 2 loại chính - Danh từ tổng hợp: biểu thị các sự vật tồn tại thành từng tổng thể, không kết hợp với số từ. Ví dụ : thợ thuyền, quần áo…. - Danh từ không tổng hợp: biểu thị sự vật đơn thể, có thể kết hợp với số từ. Danh từ không tổng hợp gồm có: • Danh từ chỉ sự vật chất thể: vàng,bạc • Danh từ chỉ đơn vị riêng lẻ: con, cái, bức… • Danh từ chỉ khái niệm sự vật đơn thể cụ thể: cây, bàn , học sinh… • Danh từ chỉ khái niệm sự vật đơn thể trừu tượng hoặc khái quát: xã hội, văn hoá… 3. Về hình thức Trong tiếng Việt: Người ta phân loại danh từ: – Danh từ đơn: là những danh từ chỉ cấu tạo là một tiếng. Ví dụ: áo, bàn, ghế – Danh từ ghép: là những danh từ được ghép từ những danh từ đơn, mỗi danh từ ghép thường có hai danh từ đơn hoặc nhiều hơn thế ghép lại với nhau. Ví dụ: Việt Nam, núi non...Danh từ ghép được chia ra: • Ghép đẳng lập: là từ ghép, ghép giữa các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Ví dụ : bàn ghế, hoa quả,sách vở…
- • Ghép chính phụ: là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ. Nói cách khác, từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng được ghép lại không bình đẳng với nhau về ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa. Ví dụ: hoa hồng, bà nội,ông ngoại… • Láy: từ láy là từ được dùng để chỉ những từ tạo nên bởi ít nhất hai tiếng và phải có sự giống nhau về phụ âm và vần, đồng thời nếu chúng ta tách biệt các tiếng này ra thì các tiếng ấy sẽ không có nghĩa. II, Danh từ tiếng Anh: - Định nghĩa: Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm... trong thực tế khách quan và cả mọi khái niệm thực tại trừu tượng trong hiện thực và tư duy. 1. Về ngữ nghĩa - Danh từ cụ thể (Concrete nouns): là những danh từ chỉ những sự vật, hiện tượng tồn tại ở dạng vật chất có thể sờ thấy hoặc cảm nhận được. VD: music, popcorn, ocean .... Danh từ cụ thể được chia thành 2 loại: • Danh từ chung (common nouns): là những danh từ để gọi chung những tập hợp mà trong đó có những người hay vật tương tự. Ví dụ: cat, picture, tree… • Danh từ riêng (proper nouns): là những danh từ để gọi riêng từng người, từng địa phương, từng nước, từng dân tộc, … Ví dụ: London, Smith, China… - Danh từ trừu tượng (abstract nouns): là những danh từ dùng để chỉ các sự vật, hiện tượng chỉ có thể tưởng tưởng trong suy nghĩ chứ không thể nhìn thấy cụ thể hoặc chạm vào được. Ví dụ: beauty, intelligence, talent, love…. - Danh từ chỉ chất liệu (material nouns): là danh từ dùng để chỉ vật chất,vật liệu mà từ đó người ta làm ,chế tạo một vật khác. VD: cement, water, soap, gold,… 2. Về mặt ngữ pháp - Danh từ tập hợp (collection nouns): chỉ một nhóm cá thể được tập hợp thành một khối Ví dụ : family,team, flock - Danh từ đếm được (Countable nouns): Một danh từ được xếp vào loại đếm được khi chúng ta có thể đếm trực tiếp người hay vật ấy. Ví dụ: boy, apple, book, tree… · Danh từ số ít (Singular nouns) : Là những danh từ đếm được có số lượng là một. Ví dụ: apple, mouse, cat...
- · Danh từ số nhiều (Plural Nouns): Là những danh từ đếm được có số lượng từ hai trở lên. Ví dụ: dogs, bananas,... - Danh từ không đếm được (Uncountable nouns): Một danh từ được xếp vào loại không đếm được khi chúng ta không đếm trực tiếp người hay vật ấy. Muốn đếm, ta phải thông qua một đơn vị đo lường thích hợp. Ví dụ: meat, ink, chalk, water… - Danh động từ là một động từ thêm đuôi -ing và có đặc tính của một danh từ. Ví dụ: Learning, reading..... 3. Về mặt hình thức Người ta phân loại danh từ thành: - Danh từ đơn: là từ chỉ gồm một chữ. VD: book, pen, board…. - Danh từ ghép (Compound nouns): là những danh từ được ghép từ những danh từ đơn, mỗi danh từ ghép thường có hai danh từ đơn hoặc nhiều hơn thế ghép lại với nhau. VD: seafood, grandmother, daydream ..... III, Đối chiếu - Giống: · Đều phân loại danh từ theo các tiêu chí : về ngữ pháp, ngữ nghĩa, hình thức: + Về ngữ pháp: tiếng Anh có DT tập hợp gần giống DT tổng hợp trong tiếng Việt. Đều chỉ các mục chung, khái quát nghĩa. VD: sông suối, quần áo, ăn uống, the crew, the staff, the poor + Về hình thức: Trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có danh từ đơn và danh từ ghép. TA: Boy/pen/board – grandfather/ black-board TV: Hổ/báo/cáo/chồn – người người/ non nước/ non song + Về ngữ nghĩa: Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có danh từ chung và danh từ riêng. DT chung: love, time, happiness – tình yêu, thời gian, hạnh phúc DT riêng: John, Apple, English, - Hanoi, Bach Khoa - Khác: +Về Ngữ pháp: TA có DT không đếm được, DT đếm được; TV không có loại danh từ này. + TA: love, money, water – yêu cầu đơn vị đo đếm để đo đếm VD: a glass of water, a litre of water + TV tuy không phân chia ra DT đếm được/ không đếm được tuy nhiên có một số danh từ trong TV vẫn đòi hỏi các đơn vị đo đếm để có thể cân đo được (nước, không khí,…). TV không phân chia ra 2 loại DT do không yêu cầu đặc biệt liên quan tới các mảng ngữ pháp khác như chia động từ (không giống TA – DT đếm được và không đếm được sẽ liên quan tới mạo từ/chia động từ/ số ít số nhiều) VD trong TV: con cá, cái cây, quả dưa chuột
- + Về hình thức: TV có DT ghép đẳng lập (VD: nhà cửa, con cái) và DT ghép chính phụ (VD: cửa sổ, bộ quần áo), TA không có loại DT này TA có danh động từ; TV không có loại DT này. VD: Trong câu ‘I like swimming’ – swimming là danh động từ TV có từ láy; TA không có loại DT này. VD: nhà nhà, người người +Về Ngữ nghĩa: TV có danh từ không tổng hợp chỉ đơn vị riêng lẻ (vd: con, cái); TA không có loại DT này. TA có DT trừu tượng, DT cụ thể thuộc về ngữ nghĩa; TV những loại DT này lại thuộc về tiêu chí Ngữ pháp TA có 3 loại DT (DT cụ thể, DT trừu tượng và DT chỉ chất liệu). TV chỉ có 2 loại, tuy nhiên, loại thứ 2 lại chia nhỏ thành 4 loại: DT DT riêng DT chung DT tổng hợp DT không tổng hợp DT chỉ đơn vị riêng lẻ DT chỉ khái niệm sự vật đơn thể cụ thể DT chỉ khái niệm sự vật đơn thể trừu tượng DT chỉ sự vật chất thể Câu 17: Đối chiếu chức năng ngữ pháp của danh từ và cụm danh từ trong tiếng Việt và tiếng Anh I. Trong tiếng Anh 1. Định nghĩa: Danh từ là một từ (đại từ) được sử dụng để chỉ người, địa điểm, sự vật, sự việc, 1 tên riêng nào đó VD: book, teacher… Cụm danh từ là một nhóm từ có danh từ hoặc đại từ là thành phần chính. Cụm danh từ bao gồm nhiều từ. VD: nice day 2. Chức năng Danh từ và cụm danh từ có những chức năng như sau: 2.1. Làm chủ ngữ cho câu
- Ví dụ: My friend is a student of Harvard University. 2.2. Làm tân ngữ trực tiếp cho một động từ: (direct object) Ví dụ: He bought a novel. 2.3. Làm tân ngữ gián tiếp cho một động từ: Ví dụ: Taylor sent Alex a letter. 2.4. Làm tân ngữ cho một giới từ Ví dụ: I will speak to boss at the office.” 2.5. Làm bổ ngữ cho chủ ngữ (đứng sau các động từ nối hay liên kết như to become, to be, to seem, ...) : Ví dụ: I became a human resource manager three years ago. 2.6. Làm bổ ngữ cho tân ngữ (đứng sau một số động từ như make, elect, call, consider, appoint, name, declare, recognize ...): Ví dụ: Board of directors appointed him CEO. 2.7. Làm bổ ngữ cho tính từ Ví dụ: The river is 50 meters deep. 2.8. Danh động từ đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc tân ngữ Ví dụ: Walking is good for health. 2.9. Làm tiền bổ ngữ của danh từ. Ví dụ: The child poverty action group 2.10. Danh từ đóng vai trò trung tâm trong cụm danh từ. Ví dụ: A red car in the garage 2.11. Cụm danh từ xuất hiện trong cụm từ sở hữu cách. Ví dụ: John’s English friends visited him last week. 2.12. Danh từ làm trạng ngữ hoặc một phần của trạng ngữ. Ví dụ: I walked home 2.13. Danh từ làm bổ ngữ trong cụm từ Ví dụ: It is a brick house. II. Trong tiếng Việt 1. Định nghĩa: - Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, sự việc, hiện tượng, các khái niệm về sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan và cả mọi khái niệm trừu tượng trong hiện thực và tư duy VD: nhà cửa, cây cối... - Cụm danh từ là loại cụm từ, trong đó thành tố trung tâm là danh từ còn các thành tố phụ là những từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đó. VD: một con chó (chó là danh từ trung tâm), cái ghế nâu (ghế là danh từ trung tâm), đôi giày vải (giày là danh từ trung tâm) ... 2. Chức năng của danh từ và cụm danh từ
- 2.1. Trong câu, danh từ và cụm danh từ đảm nhiệm vai trò của thành phần câu, nghĩa là nó có thể đóng vai trò chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Nếu danh từ đóng vai trò làm vị ngữ thì phải có từ “là” đứng trước. VD: Hùng// là học sinh. → Trong đó: “Hùng” là danh từ đóng vai trò chủ ngữ của câu; “học sinh” là danh từ đóng vai trò vị ngữ; “là” đóng vai trò hệ từ. 2.2. Danh từ đóng vai trò làm bổ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp. VD: Tôi tặng cô giáo bông hoa. BNGT → Trong đó: “cô giáo “là bổ ngữ gián tiếp của động từ tặng và bông hoa là bổ ngữ trực tiếp 2.3. Danh từ đóng vai trò làm định ngữ. Vd: Gấu bông của Lan rất đẹp. → Trong đó “gấu bông” là danh từ chính, “ của Lan” là định ngữ giúp giải thích rõ cho danh từ chính. 2.4. Danh từ đóng vai trò làm trạng ngữ VD: Khi còn bé, tôi nghịch như quỷ. → Trong đó: “khi còn bé” đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu. 2.5. Ngoài ra danh từ còn có các chức năng khác như làm thành phần khởi ngữ. Thành phần bổ ngữ có thể đảo lên đầu câu làm khởi ngữ (là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu, trước và sau khởi ngữ có thể thêm các từ quan hệ như: về, đối với, với...) VD: Còn với việc học, tôi sẽ bàn kĩ với anh sau→ Trong đó “Còn với việc học” là phần khởi ngữ Ông ấy không hút thuốc, ông uống rượu -> Thuốc ông ấy không hút, rượu ông ấy không uống III. Đối chiếu danh từ 1. Giống nhau - Định nghĩa về danh từ và cụm danh từ trong tiếng Anh và tiếng Việt tương đối giống nhau - Danh từ tiếng Anh và tiếng Việt đều giữ vai trò trung tâm của câu, cụm danh từ. VD: ‘boy’ là danh từ chính trong cụm “a good-looking boy is standing behind me” ‘đứa trẻ’ là danh từ chính trong cụm “Hai đứa trẻ thật đáng yêu.” - Có chức năng làm chủ ngữ trong câu. VD: This girl is my friend. Cô gái kia là sinh viên. - Có chức năng làm bổ ngữ (tân ngữ) trực tiếp hoặc gián tiếp. VD: She gives me a cake. Cô ấy đưa cho tôi cái bút.
- - Có chức năng làm trạng ngữ. VD: Yesterday, I bought a new car. Vd: Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có một cô gái rất xấu. - Làm định ngữ/ tiền bổ ngữ (TA) trong cụm danh từ. VD: An English book Quyển sách tiếng Anh mẹ tặng rất hay. → Trong đó “quyển sách” là danh từ chính, “ mẹ tặng ” là định ngữ giúp giải thích rõ cho danh từ chính. - Có khả năng biến đổi trong quá trình giao tiếp từ một chức năng này sang chức năng khác. VD: + A: would you like to eat some biscuits? (object) +B: Thank you. Some biscuits are my favorite (Subject) + A: Này, hôm qua con chó nhà cậu đuổi bắt con mèo nhà tớ đấy (bổ ngữ) +B: Kệ đi. Con mèo nhà cậu trêu con chó nhà tớ trước chứ. (chủ ngữ) 2.Khác nhau - Trong Tiếng Việt danh từ đứng trước tính từ, trong tiếng Anh danh từ đứng sau tính từ. (Vị trí của danh từ và tính từ trong cụm danh từ) VD: Cô gái tài năng A talent girl - Trong Tiếng Việt có thể đảo bổ ngữ thành khởi ngữ, tiếng Anh không có hiện tượng này. VD: Nó không chịu mặc quần áo của tôi. => Quần áo của tôi nó không chịu mặc. - Trong Tiếng Anh, danh động từ có thể làm chủ ngữ, tiếng Việt không có loại từ này. VD: Walking is good for your health. - Trong Tiếng Anh, danh từ có trong cụm sở hữu cách, tiếng Việt không có hiện tượng này. VD: That is Mai’s book. - Trong Tiếng Anh, danh từ và cụm danh từ làm tân ngữ cho giới từ, tiếng Việt không có hiện tượng này. VD: I will speak to boss at the office. - Trong Tiếng Anh, danh từ và cụm danh từ bổ nghĩa cho tân ngữ hoặc chủ ngữ, tiếng Việt không có hiện tượng này. Ở ví dụ này, “their chairman” bổ nghĩa cho tân ngữ “me” - Trong Tiếng Anh, danh từ và cụm danh từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc trạng từ, tiếng Việt không có hiện tượng này. VD: She comes five- minute late.
- - Trong tiếng Việt, danh từ và cụm DT có thể làm vị ngữ. Trong tiếng Anh, danh từ và cụm DT không thể làm vị ngữ mà phải kèm với các “linking verb” ( động từ nối) VD: Tôi là sinh viên. Vd: I am a student. Câu 18: Đối chiếu phương thức ghép của danh từ tiếng Việt - tiếng Anh Phương thức cấu tạo từ Việt – Anh 1. Phương thức cấu tạo từ là gì? Định nghĩa của Tiếng việt về phương thức cấu tạo từ: Phương thức cấu tạo từ là cách kết hợp các từ, các hình vị với nhau để tạo ra các đơn vị từ mới. 2. Phương thức ghép 2.1. Trong tiếng Việt ● ĐN : Ghép là phương thức cấu tạo từ bằng cách ghép 2 hoặc hơn 2 chính tố khác nhau ( có hoặc không có yếu tố liên kết) ● Phân loại : o Từ ghép: ❖ Từ ghép chính phụ : ghép hai từ tố có quan hệ không ngang nhau về nghĩa, trong đó có một từ chính và một từ tố phụ VD: nhà gỗ, nhà đá (c + p),…. ❖ Từ ghép đẳng lập: ghép hai từ tố có quan hệ ngang hàng nhau về nghĩa, không từ nào phụ thuộc vào từ nào. Vd: quần áo, sách vở …….. 2.2. Trong tiếng Anh 2.2.1. ĐN : Ghép là phương thức kết hợp các hình vị với nhau theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép. 2.2.2. Phân loại: 2.2.2.1. Theo từ loại: (sắp xếp lại theo đúng dạng từ loại) (11 loại) + Danh từ + danh từ: bus stop, football,.... + Tính từ + động từ: Whitewash, clear cut, etc…. + Tính từ + danh từ: blackbird, etc. + Động từ + danh từ: breakfast, telltale, pickpocket, etc. + Danh động từ + danh từ: dining room, walking stick, etc. + Danh từ + danh động từ: horse-riding, sightseeing, etc.
- + Giới từ + động từ: income, overlook, outbreak, etc. + Động từ + trạng từ: knowhow, breakthrough, warm-up etc. + Giới từ/trạng từ + danh từ: afternoon, overcast, inside, onlooker etc. + Danh từ + cụm danh từ: mother-in-law, free-for-all, etc. + Danh từ + giới từ: handout, hanger-on, etc. 2.2.2.2. Theo cấu trúc: (4) a. Từ ghép trung tính: + Từ ghép trung tính đơn thuần là từ ghép chỉ được cấu tạo từ các chính tố VD: blackboard, ... + Từ ghép phái sinh là một thành phần của từ ghép là từ phái sinh VD: airconditioner, ladykiller + Từ ghép dạng thu gọn là 1 thành phần của từ ghép được viết tắt VD: V – day, H – bomb, ... b. Từ ghép biến thể: + Từ ghép biến thể: là loại danh từ được nối bằng một phụ âm hoặc một nguyên âm. VD: spokeswoman... c. Từ ghép hỗn hợp Từ ghép hỗn hợp/ phức hợp: kết hợp phần đầu của 1 từ và phần cuối của từ khác Vd: smog (smoke + fog) d. Từ ghép cú pháp + Từ ghép cú pháp: được cấu tạo từ phân đoạn của lời nói, bao gồm các đơn vị cú pháp khác nhau Vd: mother-in-law 2.2.2.3. Theo ngữ nghĩa: 2 loại + Từ ghép không có tính chất ngữ cố định: nghĩa của từ ghép là tổng hợp nghĩa của mỗi thành phần. VD: fisherman, blackboard... + Từ ghép có tính chất ngữ cố định: nghĩa của từ ghép không phải là tổng hợp nghĩa của mỗi thành phần VD: tallboy, blackbird…. 2.2.2.4. Theo cách viết (3)
- + Các thành tố được viết liền thành chỉ một từ: gunfire, dishwater, etc. + Các thành tố được ngăn cách bằng dấu “–”: self-control, fire-fighting, etc. + Viết tách: bar code 2.3. Đối chiếu 2.3.1. Giống nhau: - ĐN cơ bản giống nhau: Phương thức ghép trong tiếng Anh và tiếng Việt đều là phương thức cấu tạo từ bằng cách ghép hai hoặc hơn hai chính tố với nhau để tạo ra từ ghép. - Các thành tố của danh từ ghép TA và TV đều có thể viết rời. - Có từ ghép loại giống nhau: DT+DT. 2.3.2. Khác nhau: - Tiếng Anh (từ loại, ngữ nghĩa, cấu trúc…) và Tiếng Việt (ngữ nghĩa..) khác nhau nổi bật nhất ở cách ghép và cách phân chia từ ghép. (Chọn 1 trong 2 cách viết) - Tiêu chí phân loại phương thức ghép của ta và tv +) Tiếng Việt: dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo (Phương thức ghép chính phụ và đẳng lập) +) Tiếng Anh: từ loại, láy, cấu trúc, ngữ nghĩa - Từ loại: +) Tiếng Việt: từ loại của các thành tố thường giống nhau VD: nhà gỗ, sách vở…. +) Tiếng Anh: từ loại của các thành tố rất phong phú, có thể cùng hoặc khác từ loại. VD:breakfast, income, football…. - Cách viết: +) Tiếng Việt: các thành tố luôn được viết rời thành 2 từ. vd: nhà cửa, bánh kẹo,.. +) Tiếng Anh: các thành tố có thể viết liền hoặc có thể cách nhau bằng 1 dấu “-” hoặc cũng có thể viết rời từng thành tố: VD: housewife, horse – riding, …
- Câu 19: Đối chiếu cấu trúc vị trí danh từ Việt - Anh 1. Tiếng Việt Định nghĩa: · Cụm danh từ là loại cụm từ, trong đó thành tố trung tâm là danh từ, còn các thành tố phụ là những từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đó. · Ví dụ: những bông hoa này Cấu trúc cụm danh từ tiếng Việt Thành tố phụ trước danh từ Thành tố phụ sau trung tâm Phụ tố Phụ tố Phụ tố Phụ tố Định Định Định tổng số lượng chỉ chỉ loại ngữ hạn ngữ ngữ lượng xuất thể đơn vị định miêu tả phạm vi Tất cả những Cái tên sách tiếng nổi tiếng mà cô Anh cung cấp Phần phụ trước có cấu trúc tối đa gồm 4 phụ tố: · Phụ tố tổng lượng là các đại từ chỉ tổng lượng: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả… · Phụ tố số lượng là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng bao gồm các từ như :những, các, mọi, mỗi, năm, vài, dăm, mươi… · Phụ tố chỉ xuất bao gồm các đại từ loại thể :cái , quyển, tên, …. · Phụ tố chỉ loại thể , đơn vị là phụ tố đứng ngay trước danh từ trung tâm.Đó có thể là các từ : con, chiếc, quả,thước, lít, cân, ngụm, nắm… Trong thực tế, cụm danh từ có thể thiếu một hoặc hai định tố. -ví dụ :tất cả những chiếc xe đạp này đều được sản xuất ở Mỹ. Phần phụ sau có cấu trúc tối đa gồm 3 định tố: Đ(+1), Đ(+2), Đ(+3) Định ngữ hạn định [Đ(+1)]là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định. Đó có thể là : · tính từ. Vídụ: những người giàu, · danh từ hoặc giới ngữ. Ví dụ: sân vận động , ô tô do Đức sản xuất.
- · động từ. Ví dụ: Phòng họp, nhà ăn Định ngữ miêu tả [Đ(+2)]cũng là định tố đứng sau danh từ trung tâm để bổ sung thêm ý nghĩa miêu tả. + ví dụ :chiếc tivi màn hình phẳng mới mua xem rất nét. Định ngữ phạm vi [Đ(+3)]là định tố biểu thị sự chỉ định về không gian/thời gian đối với danh từ trung tâm, do vậy ở vị trí này luôn là các đại từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ, đó... hoặc cụm chủ vị +ví dụ :buổi học đó, mà cô ấy cung cấp 2. Tiếng Anh Định nghĩa: Cụm danh từ là một nhóm từ có danh từ hoặc đại từ là thành phần chính. Phần chính có thể đứng sau định từ và có thể đi cùng bổ ngữ để mô tả hoặc xác định rõ thêm cho phần chính. Ví dụ: A new training college for teachers Cấu trúc cụm danh từ trong tiếng Anh Determiner + Premodifier + Head (noun) + Post-modifier Pre.det central.det post.det All her five new friends in class Pre determiner (tiền định từ) - Định nghĩa: là những từ xuất hiện trước “determiner”. -Cách dùng: có thể là những từ chỉ tổng lượng, số lượng: all, both, half, double, ….. Post determiner (hậu định từ) - Định nghĩa: thường đứng sau determiner và đứng trước bất kì tính từ nào (my three cats) -Cách dùng: thường là các từ chỉ số đếm hoặc số thứ tự (one, two, first, second, two, four, many….
- Determiner (định từ): · Định nghĩa: định từ là từ đứng trước danh từ giúp giới hạn nghĩa cho danh từ được nhắc đến. · Các định từ như a, an, the, first, two, her, my, this,……. ví dụ: the book this book Pre-modifier (tiền bổ ngữ): · Định nghĩa: là một từ hoặc nhóm từ ở trước danh từ sau định từ nhằm bổ sung nghĩa cho danh từ. · Tiền bổ ngữ có thể là tính từ,danh từ, trạng từ, động tính từ,sở hữu cách sử dụng ( ‘s genitives) ví dụ : I visited her delightful cottage Post-modifier (hậu bổ ngữ): · Định nghĩa: là một từ hoặc nhóm từ đứng sau danh từ chính nhằm bổ sung nghĩa cho danh từ. · Hậu bổ ngữ có thể là các mệnh đề quan hệ (relative clause),to-infintive clause,ing- clause, ed-clause, giới từ, mệnh đề giới từ. ví dụ : the next train to arrive was from New York 3. Đối chiếu 1. Giống nhau - Trong cụm danh từ, danh từ đều đóng vai trò trung tâm. -Trong cụm danh từ đều có các thành phần phụ trước , danh từ trung tâm và phần phụ sau danh từ trung tâm. -Danh từ trung tâm trong cụm danh từ tiếng Việt và tiếng Anh có thể đứng sau từ chỉ số lượng, số đếm + ví dụ : tiếng Việt : một bông hoa Tiếng Anh : one book - Thành phần phụ sau danh từ trung tâm trong tiếng Anh có mệnh đề quan hệ và tiếng Việt có cụm C-V mô tả. Ví dụ: Ngôi nhà mà tôi xây năm ngoái
- The house which I built last year - Thành phần phụ trước ở vị trí Pre-determiner trong tiếng Anh và ở vị trí phụ tố tổng lượng trong tiếng Việt đều có những từ giống nhau như: All(TA) và tất cả,tất thảy(TV) - Đều có từ chỉ sự quy ước (litre, dozens, cup…) Ví dụ: A litre of water = một lít nước Khác nhau Tiếng Việt Tiếng Anh
- - Thành phần phụ sau danh từ trung tâm có -Thành phần phụ sau có thể đảo lên thành thành phần phụ trước. vị trí cố định Ví dụ: The man wearing blue shirt => the blue shirt-wearing man Ví dụ: quyển sách lịch sử này - Phần phụ trước có trạng từ làm tiền bổ ngữ - Phần phụ trước không có trạng từ Ví dụ: I visited her far-away cottage. - phần phụ sau có giới từ làm hậu bổ ngữ -Phần phụ sau không có trạng từ Ví dụ: a block behind -Các từ đứng trước danh từ -Các đại từ chỉ định như này, đó, đấy..đứng sau danh từ Ví dụ: cái mũ này Ví dụ: this hat -Không có -Phần phụ sau có thể là mệnh đề dạng to-infinitive clause, ed- clause,ing-clause, - Trong tiếng Việt, thường không có “of” Ví dụ: Product required to support a huge and growing population. Ví dụ: 1 ly cà phê - Trong tiếng Anh, khi diễn tả sự quy ước (litre, dozens, cup….) thường thêm “of” trước danh từ - Danh từ đứng trước tính từ. Ví dụ: a cup of coffee ví dụ: người nghèo - Danh từ đứng sau tính từ. - Có từ chỉ loại thể đơn vị hoặc từ chỉ xuất ví dụ: poor people đứng trước danh từ: con, cái - Không có đại từ chỉ loại. VD: con gà mái mơ - Danh từ đứng sau bổ nghĩa cho danh từ trung tâm. - Danh từ đứng trước bổ nghĩa cho danh từ trung tâm. Ví dụ: Biến đổi khí hậu Ví dụ: Climate change - Không có loại này -Danh từ có mạo từ xác định ‘the’ đứng trước Ví dụ : the small house - Trong tiếng Việt, từ chỉ sở hữu “của” -Trong tiếng Anh, tính từ sở hữu, sở hữu cách của danh từ thường thường đứng sau danh từ đứng trước danh từ trung tâm Ví dụ: My sister VD: Chị gái của tôi Tuấn’s mother mẹ của Tuấn -Từ chỉ số thứ tự đứng trước danh từ trung tâm - Từ chỉ số thứ tự đứng sau danh từ trung VD : The first step tâm VD: bước thứ nhất
- Câu 22: Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ về chức năng ngữ pháp 1. Trong tiếng Anh. Định nghĩa: A preposition is a word that shows the relation among words in a phrase or a sentence. It is placed before a noun (or a pronoun) to show the noun's (or the pronoun's) relationship to another word in the sentence. Tạm dịch: - Giới từ là từ thể hiện mối quan hệ giữa các từ trong 1 cụm từ hoặc trong 1 câu. Định nghĩa ngữ giới từ: tổ hợp giới từ + các từ ngữ đi kèm (tương tự danh từ…) Giới từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ để thể hiện mối quan hệ của danh từ hoặc đại từ đó với những thành phần khác trong câu VD: The bowl in the kitchen is broken by a cat. Mô tả: Là thành phần gì trong câu: trạng ngữ…. • Làm trạng ngữ: Giới từ kết hợp với danh từ để tạo thành cụm từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, nhượng bộ. VD: She sings in the garden. (chức năng: trạng ngữ chỉ nơi chốn) He didn't answer for fear of hurting her. (chức năng: trạng ngữ chỉ nguyên nhân) The plane arrived late in the morning. (chức năng: trạng ngữ chỉ thời gian) We stopped for a rest. (chức năng: trạng ngữ chỉ mục đích) In spite of what I said yesterday, I still love me. (chức năng: trạng ngữ chỉ nhượng bộ) · Cần phân biệt hai chức năng này. Cùng một cụm từ, có thể ở trường hợp này là ngữ trạng từ, ở trường hợp khác lại là ngữ tính từ. Ví dụ: He usually does his morning exercises in the open air. (trạng ngữ) (bổ nghĩa cho động từ “does”) Exercises in the open air are healthy. (tính ngữ) (bổ nghĩa cho danh từ “exercises”) • Có thể nối hai hoặc nhiều cụm giới từ với nhau bằng liên từ. Ví dụ: The resort is beside the mountain and by the lake. You can usually find him in the steam room, on the exercise bike, or under the barbells. Làm định ngữ hạn định Làm thành phần của vị ngữ 2. Trong tiếng Việt.Định nghĩa: Giới từ là một loại hư từ có tác dụng kết nối các thành phần của cụm từ và thành phần câu, biểu thị mối quan hệ chính phụ. - Giới từ hầu như không có khả năng đứng độc lập làm thành phần của cụm từ, của câu, mà đều phải kết hợp với các từ khác để tạo thành ngữ giới từ. ĐN ngữ giới từ...
- Mô tả: Trong loại đơn vị này, giới từ không có nghĩa riêng mà nó cùng với cả tổ hợp giữa một chức năng cú pháp nhất định trong câu. Chính vì vậy, xét trên phương diện ngữ pháp , giới từ tiếng Việt kết hợp với từ khác để tạo thành: • Trạng ngữ: Vì mệt, tôi không đến trường được. • Chủ ngữ: Trong cứng ngoài mềm • Vị ngữ: Cái hộp này bằng vàng. Làm bổ ngữ: Tôi viết bằng bút bi xanh. Định ngữ: Bạn của tôi ở trường giúp tôi làm bài tập về nhà. • Ngữ giới từ có vai trò làm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu 3. Đối chiếu Giống nhau: - Định nghĩa giới từ và ngữ giới từ tiếng Anh và tiếng Việt tương đối giống nhau. + Giới từ trong hai ngôn ngữ hầu như đều không có khả năng đứng độc lập làm thành phần của cụm từ, của câu, kể cả câu nói tắt, đều phải kết hợp với các từ khác để tạo thành ngữ giới từ Ví dụ: Không thể nói: “On” mà phải là “ On the table” Không thể nói: “ Trên” mà phải là “ Trên bàn” - Ngữ giới từ trong hai ngôn ngữ dùng để biểu thị mối quan hệ chính phụ, tức là nối kết thành tố phụ và thành tố chính trong câu. Giới từ có xu hướng gắn với thành tố phụ hơn thành tố chính. Vd: She sings in the garden She sings (thành tố chính) in the garden (thành tố phụ). - Ngữ giới từ trong hai ngôn ngữ đều có thế đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu. VD: tiếng anh: She sings in the garden, tiếng việt: Con cún nằm trong góc nhà Khác nhau - Trong câu tiếng Việt, ngữ giới từ có khả năng làm chủ ngữ, nhưng trong tiếng Anh thì chỉ có hình thức đảo trạng ngữ để nhấn mạnh. VD: Trong lớp có nhiều học sinh. On the book are the flies. (The flies are on the book.) - Trong câu tiếng Việt, ngữ giới từ có thể đóng vai trò làm vị ngữ nhưng trong câu tiếng Anh ngữ giới từ không thể làm vị ngữ mà phải đi kèm các “linking verbs” như: be, seem, taste, look... VD: Quyển sách này trên giá. Không thể xem “the girl in the house” như là một câu mà phải kết hợp với các “linking verbs” => “the girl is in the house” thì lúc này mới là một câu. Trong tiếng Việt, trong một số trường hợp giới từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ (nếu vị ngữ là động từ, tính từ) trong tiếng Anh thì không có hiện tượng này VD: Trong cứng ngoài mềm
- Trên bảo dưới nghe Giới từ TV: CN, bổ ngữ - TA không Câu 23. Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ trong TA, TV về hoạt động lời nói I. Trong tiếng Anh a. Định nghĩa · Giới từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, thường đứng trước danh từ hoặc đại từ để tạo thành ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ vị trí, thời gian, nguyên nhân, cách thức… b. Vai trò 1. Ngữ giới từ làm trạng ngữ trong câu: · Chỉ nơi chốn: o Phương hướng VD: They went from Ha Noi to Da Nang. o Vị trí VD: He is in his bed room. · Chỉ thời gian: o Mốc thời gian VD: Yesterday, I woke up at 10 o’clock. o Quan hệ thời gian VD: After lunch, they went to see a movie. o Khoảng thời gian VD: He stayed there for three years. · Chỉ Cách thức: VD: I go to school by bike. · Nguyên nhân: VD: He died of lung cancer. · Mục đích VD: I will do it for you. · Điều kiện VD: Following my advice, you will gain your objective. 2. Ngữ giới từ làm hậu bổ ngữ cho danh từ VD: I can’t get familiar with the regulations of the new school. 3. Giới từ trong câu bị động VD: This table was made by my uncle. II. Trong tiếng Việt a. Định nghĩa
- · Giới từ là những hư từ có tác dụng kết nối các thành phần của cụm từ và thành phần câu, biểu thị mối quan hệ chính phụ. Giới từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, nó phải kết hợp với các từ khác tạo thành ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ vị trí, thời gian, nguyên nhân, cách thức… VD: của, bằng, do, để,… b. Vai trò 1. (Ngữ) giới từ làm trạng ngữ · Ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn. VD: Tại Hà Nội, nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài. · Ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ thời gian. VD: Vào buổi tối, tôi thường ở nhà học bài. · Ngữ giới từ có chức năng trạng ngữ chỉ phương thức. VD: Cô ấy đi học bằng xe máy. · Ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ nguyên nhân. VD: Tôi đi học muộn vì tắc đường. · Ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ mục đích. VD: Tôi dậy sớm để chuẩn bị cho bài thuyết trình buổi chiều. · Ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ hạn định. VD: Qua câu chuyện được nghe, lòng tôi thấy bâng khuâng khó tả. 2. Ngữ giới từ làm định ngữ cho danh từ VD: Tôi không thể quen với những quy định của trường học mới. 3. Giới từ trong câu có ý nghĩa bị động. VD: Cái bàn này (do) bố tôi làm ra. III. Đối chiếu a. Giống nhau: · Định nghĩa giới từ và ngữ giới từ tiếng Anh tiếng Việt tương đối giống nhau. · Giới từ tiếng Anh và tiếng Việt thường nối danh từ với danh từ, danh từ với đại từ, động từ với danh từ… để tạo thành cụm giới từ (ngữ giới từ) đóng vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, cách thức hay làm định ngữ trong câu. o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nơi chốn. VD: In Hanoi, in Vietnam Tại Hà Nội, ở Việt Nam o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.
- VD: In the spring, in the morning (Vào) mùa xuân, vào buổi sáng o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nguyên nhân. VD: I went to school late because of traffic jam. Tôi đi học muộn vì tắc đường. o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ mục đích. VD: I got up early in order to prepare breakfast for my family. Tôi dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. · Trong 2 ngôn ngữ có nhiều cấu trúc có sử dụng giới từ hay không phụ thuộc chủ quan của người nói hay nhịp điệu của lời nói, có thể bỏ đi trong một số trường hợp mà không làm thay đổi ý nghĩa của từ hoặc câu. VD: chính sách (về) kinh tế The lesson lasted (for) an hour. b. Khác nhau: Trong tiếng Anh, để tạo thành cụm giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, cách thức thì danh từ phải kết hợp với giới từ, còn trong tiếng Việt thì không bắt buộc. o Ngữ giới từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ thời gian The weather is hot in summer. (Vào) mùa hè, thời tiết rất nóng. o Ngữ giới từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ nguyên nhân He died in the battle. Ông ấy chết trận. o Ngữ giới từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn In Vietnam, summer is often very hot. Tôi học (ở) Bách Khoa. o Ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ cách thức trong tiếng Anh nhưng được gọi là trạng ngữ chỉ phương thức trong tiếng Việt. He writes by the left hand. Cậu ấy viết (bằng) tay trái. Ngữ giới từ trong câu bị động: TA phải có giới từ “by”, trong TV giới từ “của, do” có thể lược bỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - ThS Nguyễn Thị Hồng Sanh
79 p | 1444 | 161
-
Đặc điểm ngữ nghĩa của một số dãy danh từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt
9 p | 89 | 4
-
Những đặc điểm sử dụng từ vựng trong từ đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
10 p | 37 | 2
-
Nhận xét cách tiếp cận định nghĩa về ngữ dụng học của Giáo sư Đỗ Hữu Châu
6 p | 64 | 2
-
Nâng cao chất lượng dạy và học các kỹ năng thực hành tiếng cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
15 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn