intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chức năng ti thể

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

670
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù chức năng cơ bản của ti thể là biến các chất hữu cơ thành năng lượng cho tế bào ở dưới dạng ATP, ty thể còn đóng một vai trò quan trọng khoác trong nhiều quá trình chuyển hóa, như là:Apoptosis, quá trình tế bào chết được lập trình Tổn thương tế bào thần kinh do thoát các chất trung gian Glutamate

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chức năng ti thể

  1. Chức năng ti thể Dù chức năng cơ bản của ti thể là biến các chất hữu cơ thành năng lượng cho tế bào ở dưới dạng ATP, ty thể còn đóng một vai trò quan trọng khoác trong nhiều quá trình chuyển hóa, như là:  Apoptosis, quá trình tế bào chết được lập trình  Tổn thương tế bào thần kinh do thoát các chất trung gian Glutamate
  2.  Tăng sinh tế bào  Điều hòa trạng thái oxi hóa khử của tế bào (redox có nghĩa là quá trình oxi hóa khử)  Tổnh hợp nhân Heme  Tổng hợp Steroid  Tạo nhiệt (giúp giữ ấm cho có thể) Một vài chức năng của ti thể chỉ được thực hiện ở một số loại tế bào đặc hiệu nào đó. Chẳng hạn như ti thể của tế bào gan chứa các enzymes cho phép loại bỏ độc tính của ammonia, đây là chất thải của quá trình chuyển hóa protein. Một sự đột biến các gene điều hòa bất cứ các chức năng này đều có thể gây ra nhiều bệnh ty thể khác nhau.
  3. Biến đổi năng lượng Như miêu tả nêu trên, chức năng cơ bản của ti thể là sản xuất ra ATP. Điều này được thực hiện nhờ quá trình chuyển hóa các sản phẩm chính như phân hủy đường, pyruvate và NADH (Phân hủy đường glycolysis được thực hiện ngoài ty thể, trong bào tương). Quá trình chuyển hóa này được thực hiện theo hai con đường khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bảo và có hay không có oxygen. Pyruvate: Chu trình Krebs Xem chi tiết: Chu trình Krebs Mỗi phân tử pyruvate được tạo ra từ phân hủy glucose được vận chuyển tích cực qua mạng trong
  4. của ty thể, và vào trong khoan cơ bản, tại đây nó được kết hợp với coenzyme A để tạo thànhacetyl CoA. Sau khi được tạo thành, acetyl CoA sẽ đi vào chu trình Krebs, hay còn gọi là chu trình tricarboxylic acid (TCA) hay là chu trình axít citric. Quá trình này tạo ra 3 phân tử NADH và 1 phân tử FADH2, tất cả chúng sẽ tham gia vào chuỗi vận chuyển điện tử. Trong trường hợp có men succinate dehydrogenase, men này bám vào màng trong của ty thể, thì tất cả các men của chu trình Krebs sẽ được hòa tan vào khoan cơ bản của ty thể.
  5. NADH và FADH2: Chuỗi vận chuyển điện từ Xem chi tiết: Chuỗi vận chuyển điện từ Năng lượng tạo ra từ NADH và FADH2 được chuyển đến oxygen trong các bước của chuỗi vân chuyển điện tử. Các phức hợp protein trong lớp màng trong (NADH dehydrogenase, cytochrome c reductase, cytochrome c oxidase) chúng sẽ thực hiên vận chuyển các năng lương giải phóng đến các + bơm proton (H ) để vận chuyển ngược với chiều gradient (nồng độ của protons trong khoang liên màng thì cao hơn trong khoang cơ
  6. bản). Một hệ thống vận chuyển tích cực (cần năng lượng) sẽ bơm các proton ngược chiều với hướng vật lý của chúng (theo chiều "ngược lại") từ khoan cơ bản vào khoang liên màng. Khi nồng độ proton tăng lên trong khoang liên màng sẽ tạo ra một gradient khuyếch tán mạnh. Lối thoát duy nhất cho các proton này đó là qua con đường tổng hơp ATP. Bằng cách vận chuyển các proton từ khoang liên màng ngược vào lại khoang cơ bản, phức hợp tổng hợp ATP có thể tạo ra ATP từ ADP và các phosphate vô cơ (Pi). Quá trình này được gọi là tình trạng thẩm thấu hóa học(chemiosmosis)
  7. và đây là ví dụ của quá trình khuếch tán hỗ trợ (facilitated diffusion). Peter Mitchell đã đạt được giải thưởng Nobel về hóa học năm 1978 với công trình chemiosmosis trạng thái thẩm phân hóa học. Sau đó là giải Nobel năm 1997 được trao cho Paul D. Boyer và John E. Walker trong việc làm sáng tỏ cơ chế hoạt động của tổng hợp ATP.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2