intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùm gửi cây dâu

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

124
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với các nhà khoa học thì Chùm gửi cây Dâu được dùng làm thuốc từ xa xưa với cái tên “Cây thần kỳ”. Trong thần thoại cổ của dân tộc Đức người ta gọi chùm gửi là “Cành chữa bệnh”. Các dân tộc khác ở châu Âu đã dùng liềm bằng vàng cắt Chùm gửi để có nước uống thần kỳ. Đầu thế kỷ 20 bác sĩ người Pháp Rone Gothiê nhận thấy nước ép lá Chùm gửi có tác dụng chữa bệnh tim mạch (giai đoạn đầu). Năm 1920 nhà triết học Đức Ruđônphơ Stâyne đề nghị dùng nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùm gửi cây dâu

  1. Chùm gửi cây dâu Đối với các nhà khoa học thì Chùm gửi cây Dâu được dùng làm thuốc từ xa xưa với cái tên “Cây thần kỳ”. Trong thần thoại cổ của dân tộc Đức người ta gọi chùm gửi là “Cành chữa bệnh”. Các dân tộc khác ở châu Âu đã dùng liềm bằng vàng cắt Chùm gửi để có nước uống thần kỳ. Đầu thế kỷ 20 bác sĩ người Pháp Rone Gothiê nhận thấy nước ép lá Chùm gửi có tác dụng chữa bệnh tim mạch (giai đoạn đầu). Năm 1920 nhà triết học Đức Ruđônphơ Stâyne đề nghị dùng nước ép chùm gửi để chữa bệnh ung thư nhưng chưa được công nhận.
  2. Gần đây các nhà khoa học ở Viện Y học thực nghiệm Getingen (CHLB Đức) đã tìm thấy trong nước ép Chùm gửi chất Protein miễn dịch, chất này làm tăng hoạt tính và sức “chiến đấu” của hệ thống miễn dịch. Họ tập trung nghiên cứu những Protein đặc biệt của thực vật có tên gọi Lectin - loại này gắn vào các tế bào động vật có vú một cách chọn lọc. Một Lectin của Chùm gửi được phát hiện với tên ML- I bám dính một cách có chọn lọc vào bề mặt các tế bào miễn dịch tạo ra Interferon, Interleukin và chất diệt tế bào ung thư. Các chất này còn hoạt hoá toàn bộ hệ thống miễn dịch. Vai trò của ML-I được chứng minh bằng cách nếu loại Lectin ra khỏi nước ép Chùm gửi thì nước ép này sẽ không còn tác dụng nữa. Tác dụng của Lectin đối với quá trình di căn thực nghiệ m trên súc vật thành công là bước tiến cho việc thử nghiệm trên người bệnh. Lá của Chùm gửi có thể quang hợp được nhưng nó không sử dụng chức năng này mà sống nhờ cây chủ bằng những rễ mút cắm sâu, hút nhựa của cây chủ. Chùm gửi có nhiều loại: Có loại chỉ sống trên một loài cây chủ nhưng có loại sống trên nhiều cây chủ. Chùm gửi Cây dâu là vị thuốc đặc biệt trong Đông y với gần 10 tên khác nhau nhưng tên phổ cập là Tang ký sinh (Tang = dâu, ký sinh = sống gửi) (TKS). Theo Đông y TKS thơm, mát, vị đắng, bình, không độc, tính bổ nhiều hơn công. Vào hai
  3. kinh can, thận. Có công năng bổ can thận, ích huyết, mạnh gân xương, an thai, xuống sữa. Chủ trị gân cốt tê bại, nhức đau mỏi (chân, tay, lưng, khớp) động thai, đẻ thiếu sữa, đau vú, làm kiên tinh, chắc răng, dài tóc. Chữa trẻ con đau cứng đờ xương sống do thai nhiệt. Dùng dạng nước sắc là phổ biến. TKS là vị thuốc “thần kỳ” để dưỡng âm huyết, trừ tê bại. Dùng TKS làm dược liệu trong dược thiện thì có lẽ còn chưa được phổ cập và đó là điều cần sớm được bổ cứu. Xin giới thiệu một số công thức đơn giản, phòng chữa bệnh có hiệu quả để mọi người áp dụng: - Trà TKS pha loãng uống hàng ngày thay trà thông thường. Dùng tốt cho sản phụ luôn khát nước và những người hay bị nôn oẹ, chán ăn do mỗi khi uống sữa, càphê, trà Lipton (có hàn khí ở dạ dày, ruột…) - Trường hợp bị chân tay lạnh vào mùa Thu, Đông, đêm đi tiểu tiện luôn, đi đứng khó khăn chóng mỏi, thiếu sức, thiếu hơi, đau lưng, mỏi gối, mỗi khi thay đổi thời tiết, khí hậu thì dùng bài sau: TKS 5 chỉ (20g), Hoàng kỳ 5 chỉ (20g), Táo 3 quả. Nấu nước uống hoặc dùng TKS và Hoàng kỳ với Chim le le, Vịt nước hoặc Ba ba, hoặc Rùa vàng… để tư âm bổ huyết.
  4. - Thần kinh suy nhược: TKS 3 chỉ (12g), Hà thủ ô 3 chỉ (12g): Nấu nước uống sau bữa cơm tối hoặc uống cả ngày. - Để tư nhuận nội tạng, bổ huyết dưỡng da cho mọi lứa tuổi, đang ố m hay đã khoẻ đều dùng được, người Trung Quốc có món chè ngọt gồm Trứng gà, trà TKS và Đường phèn. Chú ý: Khi dùng TKS trong các đồ ăn thức uống nhớ chỉ dùng lượng ít để tránh gây vị đắng chát làm mất ngon. Về thực vật học theo Võ Văn Chi: Loài này phân bố rộng khắp ở các nước Đông Nam á. ở Việt Nam, được phân bố từ Bắc tới Nam. Chúng ta nên tổ chức khai thác chủ động để đảm bảo chất lượng theo đúng kinh nghiệm xưa. Hiện nay, LY TS Nguyễn Hữu Khai - Tổng giám đốc Công ty Đông dược Bảo Long đã làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp chủ động TKS thật” bằng cách thu hái Chùm gửi đã được cấy trên cây Dâu. TKS này đang phát triển rất tốt, bước đầu hứa hẹn “vụ mùa bội thu” của một dược liệu quý. TKS Bảo Long đã được GS Vũ Văn Chuyên đến tận cây khảo sát và xác định tên
  5. là: Taxillus chinensis (DC) danser, họ Loranthaceae. (Như đã được ghi trong Từ điển Cây thuốc của Võ Văn Chi). TKS này mới chỉ được dùng cho các chế phẩm của Công ty Bảo Long và các phòng mạch của công ty. Trong đó, Trà Takysi BL là một mặt hàng mới đang ở thời gian thử nghiệm. Như vậy, từ nay người bệnh, các nhà khoa học và các nhà quản lý thực sự yên tâm có TKS thật bởi chúng đang mọc tốt trên chính cây Dâu trong Bảo Long - trồng tại “Hà Tây quê lụa”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2