intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng đau lưng (kỳ 3+4)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

69
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ðau lưng, thường gặp nhất là đau ở vùng thắt lưng (lower back pain) thường xảy ra nhất ở tuổi 20 đến 40, nhưng thường trầm trọng hơn ở người lớn tuổi. Những công việc thường gây ra đau lưng là những việc cần phải khiêng, cúi, với (reaching) và xoay người (twisting) thường xuyên. Nhiều nghiên cứu cho thấy đau lưng không liên quan đến giới tính, chiều cao, cân nặng.Dù đau lưng (thường là lưng dưới) rất thường gặp, nhưng mỗi người đau mỗi kiểu khác nhau, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng đau lưng (kỳ 3+4)

  1. Chứng đau lưng (kỳ 3+4) Ðau lưng, thường gặp nhất là đau ở vùng thắt lưng (lower back pain) thường xảy ra nhất ở tuổi 20 đến 40, nhưng thường trầm trọng hơn ở người lớn tuổi. Những công việc thường gây ra đau lưng là những việc cần phải khiêng, cúi, với (reaching) và xoay người (twisting) thường xuyên. Nhiều nghiên cứu cho thấy đau lưng không liên quan đến giới tính, chiều cao, cân nặng.Dù đau lưng (thường là lưng dưới) rất thường gặp, nhưng mỗi người đau mỗi kiểu khác nhau, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cách điều trị có thể khác nhau và khả năng hết đau cũng như thời gian lành bệnh có thể khác nhau. Ðánh giá đau lưng bằng cách nào? Ðại đa số các cơn đau lưng sẽ tự khỏi một cách tự nhiên hoặc với những bài tập đơn giản tự làm ở nhà. Mặt khác, đau lưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng nguy hiểm không nên ỷ y và cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm này là:-Ðau liên tục,
  2. không giảm bớt ngay cả khi đi ngủ, khi nằm xuống, có thể là dấu hiệu của gãy xương (những người bị loãng xương có thể bị gãy xẹp xương sống ngay cả khi không bị các chấn thương nào rõ rệt), nhiễm trùng hay u bướu, ung thư. Các đầu mối khác khiến ta nghĩ đến ung thư có thể là tiền sử đã bị ung thư, bị sụt cân không giải thích được, đau kéo dài hơn một tháng không cải thiện được với điều trị thông thường. Yếu của một hay cả hai chân và các rối loạn khi đi tiêu, tiểu và sinh hoạt tình dục có thể là các dấu hiệu của tổn thương bó thần kinh ở phần cuối cột sống (cauda equine syndrome). Nhữn g người bị suy giảm miễn dịch, chích xì ke ma túy, bị chấn thương cột sống do tai nạn hay té ngã cần được chẩn đoán xem có bị nhiễm trùng hay gãy xương hay không. Ðau lan xuống cẳng chân và bàn chân, đặc biệt là nếu đi kèm với sự yếu đi của chân rất có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa sống. Chỉ cần có một trong các triệu chứng kể trên, ta nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngay cả không có các triệu chứng kể trên nhưng nếu bị đau mà không hết với các điều trị đơn giản tại nhà ta cũng nên đi thăm bác sĩ. Thường thường, sự mô tả một cách chi tiết triệu chứng đau và sự thăm khám của bác sĩ là cách đem lại nhiều thông tin nhất cho một chẩn đoán. Chỉ trong một số ít trường hợp ta mới cần đi chụp X quang hay MRI.
  3. Nhiều người thường cho rằng hễ đau lưng là cần chụp phim để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các phim X quang (plain x-rays) thường không có ích trong đa số các trường hợp đau lưng. Các phim này không thể cho thấy các thoát vị đĩa sống hay hẹp ống sống. Phim X quang có thể có ích ở các bệnh nhân mà triệu chứng gợi ý các nguyên nhân gãy xương, nhiễm trùng hay u bướu, đây là các nguyên nhân hiếm gặp của chứng đau lưng. Phim X quang thường cho thấy gai cột sống, nhưng đây lại là điều bình thường ở người lớn tuổi và không có liên quan đến sự trầm trọng của bệnh hay mức độ đau đớn của bệnh nhân. Các xét nghiệm rất mắc tiền như MRI có thể cho thấy rõ hơn cấu trúc của xương sống, các thông tin này có thể có ích nếu ta nghĩ đến phẫu thuật hay các nguy nhân trầm trọng được nghĩ đến, tuy nhiên với đa số trường hợp đau lưng thông thường, đây là điều không cần thiết. Dù MRI có thể cho thấy sự lồi ra của các đĩa sống một cách rõ ràng, nhiều người có đĩa sống bị lồi ra mà không bị đau, do đó, khó có thể nói được sự lồi ra của đĩa sống có phải là nguyên nhân của đau hay không. Như đã trình bày trên, sự thăm khám cẩn thận và khai bệnh tỉ mỉ của ta có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích hơn. Trị đau lưng bằng cách nào?
  4. Trừ khi đau lưng gây ra bởi một tình trạng trầm trọng, triệu chứng đau thường hồi phục nhanh chóng, ngay cả nếu ta có bị tê tê như là do thần kinh (vì cơ thể có thể tự giải tỏa bớt áp lực trên thần kinh ở chỗ đĩa sống bị lồi.) Ta thường có thể làm được nhiều điều bổ ích để góp phần giảm bớt cơn đau: -Tìm một tư thế thích hợp giúp giảm đau. Do đó có thể nằm trên giường với nệm cứng vừa vừa (chứ đừng cứng quá) với đầu gối cong lại, hoặc ngồi tựa vào lưng ghế, hoặc bất cứ tư thế nào mà ta thấy có thể làm bớt đau. -Nếu khi đi làm, ta có thể giữ được các tư thế đó, ta có thể tiếp tục đi làm. Nếu không, có thể ta sẽ cần phải nghỉ vài ngày. Một số nghiên cứu cho thấy với chứng đau lưng không trầm trọng, nghỉ làm lâu quá thường làm cho triệu chứng đau lâu hết hơn. -Tránh khiêng nặng hoặc các cử động đột ngột, khó khăn. -Dùng các thuốc giảm đau thường dùng như Aspirin, Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Motrin), Naproxen (Aleve) nếu cần.
  5. Cần chú ý là cách hiệu quả nhất là khi cần uống thì uống đều đặn và đúng liều vài ngày, chứ không phải chờ đến khi đau quá mới uống. Vì chờ đau mới uống thì đã bị đau rồi, hơn nữa, thuốc ngoài tác dụng giảm đau còn có tác dụng giảm viêm (Ibuprofen, Naproxen), mà viêm chính là nguyên nhân của đau, uống đều đặn, đúng liều mới có thể phát huy tác dụng giảm viêm của thuốc. Các thuốc giảm đau thông thường kể trên dùng với liều thường dùng (có ghi trên nhãn thuốc) trong thời gian ngắn (một vài tuần) thường rất an toàn. Cần chú ý là nếu bị bệnh gan thì cần hỏi bác sĩ trước khi dùng Tylenol, và khi dùng thuốc thì đừng uống rượu (trước và sau khi dùng). Những người bị bệnh bao tử thì nên tránh Aspirin, Motrin hay Aleve; nếu không bị bao tử cũng nên uống các thuốc này lúc bụng no. Trái với nhiều người lầm tưởng, Tylenol không làm đau bao tử, và thuốc có hiệu Tylenol hay thuốc chế theo công thức acetaminophen, APAP,... thường cũng có tác dụng không khác nhau bao nhiêu. Các thuốc mạnh hơn có chứa thuốc phiện như Tylenol số 3, Vicodin... hiếm khi cần thiết.
  6. -Các thuốc giãn bắp thịt thường không giúp ích lắm. Khi được cho, chúng ít khi cần thiết hơn một tuần và thường cần phải dùng chung với các thuốc giảm đau mới có hiệu quả. Các thuốc giãn bắp thịt này thường làm buồn ngủ, do đó cần tránh nếu ta cần phải lái xe hay làm những công việc cần tỉnh táo. -Chườm lạnh hay nóng cũng có thể rất có ích. Chườm lạnh (bỏ đá cục vào bao ni lông rồi bao ở ngoài với khăn lông - đừng để đá lạnh quá áp trực tiếp vào da) thường được dùng trong vài ngày đầu, khoảng 5 đến 15 phút mỗi một hai tiếng đồng hồ. Trong những ngày sau đó, chườm nóng khoảng 15-20 phút mỗi hai ba tiếng. Một cách giản tiện để chườm nóng hay lạnh là vào các tiệm thuốc tây mua các miếng gel dùng để chườm nóng hay lạnh khoảng vài đô la một miếng. Miếng chườm nóng thì khi cần dùng bỏ vào microwave vài phút (theo hướng dẫn trên nhãn), miếng chườm lạnh thì bỏ vào ngăn đá, khi cần thì lấy ra chườm. -Không nên nằm liệt giường nhiều hơn hai ba ngày. Dù rằng vận động lúc đầu có thể làm ta thấy hơi khó chịu hơn, vận động đúng và vừa phải sẽ giúp làm giảm đau mau hơn. Nó làm giảm bớt sự co thắt của bắp thịt, nó cũng giúp làm các bắp thịt cần thiết để nâng đỡ vùng lưng khỏe hơn. Có
  7. nghiên cứu cho thấy, các bệnh nhân nằm liệt giường lâu hơn vài ngày bị đau lưng nhiều và lâu hơn những người tiếp tục làm việc bình thường (không phải là những việc khiêng, vác, xoay... không tốt cho vùng lưng). Khi nằm nghỉ, cách thường đem lại thoải mái nhất là nằm ngửa với một chiếc gối kê dưới hai đầu gối, đầu và vai hơi cao một chút (nâng đầu giường lên nếu có thể - như các loại giường của bệnh nhân có thể nâng đầu, nâng chân lên theo ý muốn). Một cách nằm khác cũng thường có thể giúp ích là nằm nghiêng một bên, kê gối giữa hai đầu gối và cong đầu gối trên lại. Nếu nằm nghỉ không giúp bớt đau trong vòng hai ngày và nếu ta không thể di chuyển quanh nhà được vì qua đau thì nên đi gặp bác sĩ. -Thể dục có thể giúp ích rất nhiều. Khi có thể ngồi một cách thoải mái là khi ta có thể bắt đầu tập thể dục. Các thể dục tốt cho lưng là đi bộ, bơi, đạp xe tại chỗ. Nên tránh các loại thể dục cần phải xoay người, cúi người, hoặc bất cứ động tác nào là cho lưng đau thêm. Nếu hay bị đau lưng ta nên tập các động tác này thường xuyên. Lần sau, ta sẽ tìm hiểu một số động tác (đi kèm hình ảnh) tập có thể giúp ích trong việc chữa và phòng chứng đau lưng. Một số cách khác thường được dùng trong việc chữa đau lưng
  8. Nịt lưng (corsets và braces) Có thể dùng để phòng đau lưng ở những người làm những việc cần khiêng vác nặng. Tuy nhiên, chưa có chứng cớ nào cho thấy rằng chúng có thể giúp giảm đau lưng ở những người đã bị đau. Nắn khớp xương (manipulation-chiropractice) Tương đối an toàn và có thể hiệu quả trong việc chữa đau lưng cấp tính. Tuy nhiên lợi ích có vẻ giới hạn và tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của thầy thuốc. Ở các trường hợp đau thần kinh tọa, nắn khớp nếu không khéo, có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn (làm cho khớp cấn vào thần kinh nhiều hơn). Châm cứu Có thể giúp ích trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên không có nhiều số liệu khoa học chứng minh cho hiệu quả của phương pháp này. Dù sao, ít nhất là nó cũng không có hại (nếu dùng kim vô trùng cẩn thận). Khi nào thì cần mổ? Chỉ một tỉ lệ rất nhỏ trong số người bị đau lưng cần phải mổ. Mổ thường chỉ cần thiết trong một số trường hợp tổn thương đế thần kinh như
  9. thần kinh bị cấn, hội chứng tổn thương bó thần kinh ở phần cuối cột sống (cauda equine syndrome- gây ra yếu của một hay cả hai chân và các rối loạn khi đi tiêu, tiểu và sinh hoạt tình dục), tổn thương phần cuối của tủy xương... Các triệu chứng thường khiến bác sĩ gia đình phải giới thiệu bệnh nhân đến bác sĩ phẫu thuật thần kinh hay chỉnh hình là: -Mất cảm giác và các rối loạn khi đi tiêu và tiểu -Bị yếu bắp thịt ngày càng nặng. -Triệu chứng thần kinh bị cấn nặng và liên tục, không đáp ứng với thuốc men và các phương pháp trị liệu thích hợp khác (thường bác sĩ sẽ thử các phương pháp khác trong vòng bốn đến sáu tuần trong các trường hợp không quá nặng để xem có thể giúp bệnh nhân tránh đ ược phẫu thuật hay không.) Có nhiều phương pháp mổ khác nhau tùy theo từng trường hợp cũng như kinh nghiệm riêng của bác sĩ phẫu thuật. Biến chứng nặng khi mổ thường ít gặp, có thể là chảy máu, nhiễm trùng, mổ phạm vô thần kinh. Cũng như trong các trường hợp phẫu thuật khác, trước khi ký giấy đồng ý mổ, ta nên hỏi bác sĩ mổ cẩn thận về khả năng chữa khỏi bệnh cũng
  10. như tỉ lệ nguy cơ bị các biến chứng. Sau mổ, ta thường phải nằm lại trong bệnh viện vài ngày, và có thể làm các công việc nhẹ trong vòng ba đến sáu tuần. Có khoảng 5 đến 7 phần trăm các bệnh nhân đã được phẫu thuật để chữa đau lưng sẽ bị thoát vị đĩa sống trở lại. Một trong các nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho bệnh bị tái phát là cúi người xuống để lượm một vật gì đó dưới sàn quá sớm ngay sau khi mổ. Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2