intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua chùm thơ Thu

Chia sẻ: Ngọc Bích | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

500
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ta nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ làng cành của Việt Nam cũng chẳng sai chút nào. Điều đó thể hiện rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên, nhất là qua chùm thơ : “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”....Quý thầy cô giáo và các bạn học sinh có thể tham khảo thêm tài liệu Chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua chùm thơ Thu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua chùm thơ Thu

  1. BÀI VĂN MẪU LỚP 11 Đề bài: Chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua chùm thơ Thu Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của nước ta. Thơ ông đậm đà tính dân tộc và mang một phong cách riêng khó lẫn. Có ý kiến cho rằng : “Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam”. Điều đó thể hiện rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên, nhất là qua chùm thơ : “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”.
  2. Đáng lưu ý là các chi tiết trong ba bài thơ này cũng như nhiều bài thơ khác đều rút ra từ cảnh vật ở quê hương tác giả, một vùng đồng chiêm trũng quanh năm ngập nước, trong làng vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái rạ nghèo. Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của đồng bằng Bắc bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm trạng buồn, trăn trở của ông. Ba bài thơ, ba cảnh thu khác nhau nhưng hợp lại thành một bức tranh hoàn chỉnh về mùa thu với những nét đặc trưng nhất. “Thu vịnh” vẽ nên cảnh thu với bầu trời “xanh ngắt”, cao vời vợi, mấy “cành trúc” cong cong, nhè nhẹ đung đưa trước làn “gió hắt hiu”. Tiết thu se lạnh, sương khói lãng đãng phủ trên mặt ao hồ lúc sáng sớm và chiều tối khiến cho khung cảnh thực trở nên huyền ảo : Trời thu xanh ngắt từng cao, Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nét đẹp của mùa thu tụ lại ở bầu trời “xanh ngắt”, ở làn “nước biếc” thấp thoáng khói sương, ở ánh trăng thu bàng bạc tràn qua
  3. song cửa, gợi nên khung cảnh quen thuộc của một miền quê yên ả, thanh bình. Nhà thơ quan sát rất kĩ chuyển biến tinh tế của cảnh vật trong những thời điểm khác nhau của một ngày. Tất cả đều gần gũi, gắn bó và đồng điệu với tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Ở “Thu điếu”, khung cảnh không mở ra mà thu nhỏ lại. Ao đã nhỏ, chiếc “thuyền câu” càng nhỏ : “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Mọi hoạt động cũng hết sức nhẹ nhàng : “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Gió heo may chỉ đủ sức bứt lìa những lá tre, lá trúc vàng úa và lá rơi không thành tiếng. Trên cao, “trời xanh ngắt” một màu, “tầng mây lơ lửng” như đứng im một chỗ và ông câu với cái dáng ngồi “tựa gối ôm cần” cũng như cố thu mình cho nhỏ lại. Yên lặng bao trùm lên hết thảy, đến nỗi nghe được cả tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Âm thanh ấy càng làm tăng thêm phần yên lặng. Ông câu thu mình bất động phải chăng cũng là để tan hòa vào trời đất xung quanh. Mùa thu trong “Thu ẩm” lại hiện ra với một vẻ đẹp khác. Nhà thơ uống rượu một mình dưới trăng. Hình ảnh làng quê biến hiện theo cái nhìn, cái cảm dần dần thấm độ say của rượu. Vẫn là “ba gian nhà cỏ”, “ngõ tối”, “làn ao”, “bóng trăng”, “da trời”… thường ngày quen nhìn đến mức chẳng có gì đáng chú ý. Không đáng chú ý nhưng đó là những cảnh, những vật từ đất này mà ra, thiếu nó thì hình như không còn gì là làng xóm tự nghìn xưa. Vậy mà với tâm trạng u buồn có sẵn, lại được men rượu ngấm vào khơi lên, nhà thơ thấy cảnh vật nhòe dần theo con mắt ngà ngà : “nhà” thì “thấp le
  4. te”, “đóm” thêm “lập lòe” , “bóng trăng” thì “loe”, “mắt”cũng “đỏ hoe” và “người” thì cũng “say nhè”. Ba gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu, đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng hoe. Nghĩa là cảnh vật cũng như lảo đảo, chếnh choáng men say. Người say bởi rượu thì ít mà bởi buồn đau, day dứt và giận mình bất lực trước thời thế thì nhiều. Gác bút lại không làm thơ nữa, quên mình trong mộng, đắm chìm trong yên lặng hay uống rượu đến “say nhè” để quên bớt nỗi chua chát đắng cay đến cùng xuất phát từ tâm tư ấy, tuy nhiên nó vẫn được ẩn giấu ở bên trong. Nét chung của ba bài thơ “Thu” đều quy tụ vào việc tả cảnh vật thân thuộc, đơn sơ mà dung dị, đáng yêu của làng cảnh Việt Nam. Cái nhìn trên bề mặt cùng cái hồn đồng quê hiện lên rất rõ trong từng câu, từng chữ. Cái tình của nhà thơ cũng thật đằm thắm và tinh tế. Trong những năm tháng cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, chỉ có thiên nhiên gần gũi, trong sạch, nên thơ mới giúp Nguyễn Khuyến khuây khỏa đôi lúc trong khi nỗi buồn thời cuộc thường xuyên đè nặng trái tim ông. Ba bài thơ “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” tạo thành một chùm thơ thu tuyệt đẹp, thể hiện nét tài hoa của ngòi bút cụ Tam Nguyên,
  5. tiêu biểu cho hồn thơ dung dị, thẳm sâu, đầy chất trữ tình. Bạn đọc Việt Nam yêu thơ Nguyễn Khuyến, yêu quê hương một phần là từ những bài thơ đó.
  6. Đề bài: Phân tích ba bài thơ thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến Mùa thu ở đất Bắc là khoảng thời gian kết thúc cái oai nồng của mùa hạ, chưa kèm theo mưa dầm gió bấc của mùa đông Mùa thu đẹp vì có những đêm trăng vằng vặc, những ngày xanh thắm tuyệt vời. Đối với các nhà thơ cận đại, kể cả các nhà Thơ Mới nữa thì mùa thu là mùa của cảm xúc, của thương nhớ. Trong làng thơ Việt Nam sau Nguyễn Khuyến, Tương Phố, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu… đều có những bài thơ thu nổi tiếng. Tuy vậy, giữa Tam nguyên Yên Đổ và các nhà thơ mới đang có một khoảng cách. Thơ thu của Nguyễn Khuyến là thơ của làng cảnh Việt Nam đậm đà chân thực dù tác giả có gửi gắm vào trong thơ ít nhiều tâm sự. Thơ thu của các nhà Thơ Mới từ Giọt lệ thu (Tương Phố), Tiếng thu (Lưu Trọng
  7. Lư) đến Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) chỉ mượn cảnh thu, sắc thu, màu thu, âm thanh mùa thu để gửi gắm tâm trạng đượm buồn hay lưu luyến bâng khuâng trước đất trời đã chuyển sang thu. Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là hiện tượng độc đáo và là cống hiến xuất sắc của nhà thơ. Cả ba bài đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi bài là một phác thảo với nét bút của nền hội họa phương Đông, không rườm rà loè loẹt mà cũng không gò bó khuôn sáo. Nhà thơ – họa sĩ họ Nguyễn đã đưa chúng ta về một vùng chân quê quanh năm ngập nước của đất Hà Nam đầu thế kỷ này vào độ sang thu. Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu. Thu điếu dừng lại ở một không gian và thời gian cụ thể: trên một ao thu, vào một chiều thu, một ông già trên chiếc thuyền câu thả mồi đợi cá. Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất. Cảnh thu trong Thu vịnh đã được nhà thơ phác họa như thế nào? Phần lớn dung lượng bài thơ (6/8 câu) là thơ tả cảnh. Biên độ không gian và thời gian không hạn chế: một buổi sáng, một cảnh chiều, một đêm trăng đượm màu thu. Ta vẫn bắt gặp trời (c1-2), nước (c3), trăng (c4), hoa (c5) có điểm xuyết âm thanh vọng lại từ không trung cao vút nhưng điệu thơ, hồn thơ thì đã vượt khỏi khuôn sáo kiểu tứ thời, tứ thú, tứ quý… của nét bút thơ và họa cổ điển.
  8. Nét thu quán xuyến tất cả là bầu trời không ủ dột, quẩn quanh, tù túng mà cao vời vợi, cao ngất mấy tầng, cao hút tầm mắt… và thăm thảm màu xanh huyền diệu. Giữa thu bao la ấy, một khóm tre xa xa từ thôn vắng lả ngọn theo làn gió thu nhẹ nhàng uyển chuyển càng tô thêm sắc thu: Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu như làm sống động bầu trời vốn tĩnh lặng. Đối chiếu với trời thu là sông thu vào sáng tinh mơ, lúc màn đêm đã vén hay vào buổi chiều tà, lúc bóng ô vừa ngậm non đoài, thời điểm "long lanh đáy nước in trời"; nước biếc dội lên màu xanh thơ mộng tạo nên ảo ảnh màn khói mênh mông mà các nhà thơ cổ điểm thường gọi là "yên ba giang thượng" (khói sóng trên sông). Trời thu và nước thu. Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc (trời nước một màu) là như vậy. Sau thu thiên, thu thuỷ là thu nguyệt. Trăng thu sáng dịu trong trẻo tuyệt trần. Xưa nay trăng vốn là bạn của thi nhân. Trăng là kẻ đồng hành chè tiên, nước ghín, nguyệt đeo về (Nguyễn Trãi); Một trăng, một bóng một người hoá ba (Nguyễn Huy Tự). Trăng là người chứng giám: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song (Nguyễn Du). Có khi trăng là kẻ thóc mách Gương Nga chênh chếch dòm song (Nguyễn Du). Nguyễn Khuyến không cài song để đón trăng và ngắm trăng chẳng biết trăng ở đây có đòi thơ Tam nguyên Yên Đổ như nó đã lọt qua cửa sổ đòi thơ Hồ Chí Minh: "Trăng vào cửa sổ đòi thơ" – Nhật kí trong tù. Hẳn là chỉ có trăng thu mới thâm quen với con người đến thế! Bây giờ đến hoa thu. "Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái", ý nhà thơ muốn nói: Mấy chùm hoa trước giậu đã nở từ năm ngoái nay lại
  9. đã trổ bông chăng? Và hoa thu chỉ là hoa cúc, một trong bốn loài hoa quý (lan, sen, cúc, mai) chọn mùa thu để trổ hoa. Điểm xuyết cảnh thu là tiếng ngỗng trời từ từng trên không xa tít vọng lại. Âm thanh không líu lo nhưng con chim oanh học nói trong tiết xuân sang (Truyện Kiều) mà chỉ thoáng qua như nâng thêm tầm cao rộng rộng của không giang hẳn là đàn ngỗng bay nhanh về phương nam để tránh rét, tường bắt gặp trong kì thu muộn. "Nhân hứng" mà tác giả đã vẽ xong bức tranh thu. Say theo cảnh trí thơ mộng nhưng rồi chợt tỉnh. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào – ông Đào Bành Trạch treo ấn từ quan từ hồi còn trẻ, trở về vui với cỏ hoa và non xanh nước biếc. Nguyễn Khuyến cũng đã vứt miếng đỉnh chung về ở ẩn tại quê nhà. Có lẽ danh nho Nguyễn Khuyến "thẹn với ông Đào" bởi ông từ cho là mình từ quan hơi muộn? Với Thu vịnh, chúng ta cảm thu bằng "nhân hứng" chung mà nhà thơ để lại; với Thu điếu chúng ta có một thú vui nhỏ mà cũng rất hấp dẫn. Nơi quê hương nhà thơ trước đây lắm ao, lắm vũng. Có lẽ không riêng gì Nguyễn Khuyến mà dân quê cả vùng nhất là các ông già, lúc rảnh rỗi thường lên thuyền nan ngồi thả mồi đợi cá, coi đó là một thú tiêu khiển chăng? Đối với cụ Tam nguyên mùa thu câu cá quả là một lạc thú. Ông đẩy thuyền xa bờ để được đắm mình trong thiên nhiên bao la trời nước một màu. Chỉ có câu kết nói đến chuyện thả câu, bài thơ chủ yếu ghi nhận những quan sát và cảm nhận của nhà thơ và cảnh
  10. vật đang diễn ra quanh mình. Ở đây mọi chi tiết đều được chắt lọc sao cho mỗi cảnh sắc chỉ cần điểm một nét, cộng hưởng thành màu sắc thu đích thực và độc đáo. Ông kết hợp tuyệt diệu hình ảnh và từ ngữ. Cả bức tranh có vẻ tĩnh lặng nhưng từng chi tiết thì động và gợi cảm. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo: nước tinh kết và lạnh gây cảm giác khẽ rùng mình. Thuyền câu vốn đã nhỏ bé khi nhập vào không gian bao la càng trở nên bé xíu "bé tẻo teo". Ngư ông dường như cảm thấy mình quá bé trước tạo hoá! Thuyền vừa xa bờ, cận cảnh dẫn đến một cảm giác thu mới: Phẳng lặng trong xanh vốn là đặc tính của mặt nước ao thu, hồ thu. Chỉ thế mà sau này Tản Đà viết: Trời xanh xanh, nước xanh xanh, khói lam xây thành: Màu biếc xao động khi gió thu khẽ khàng lướt qua. "Hơi gợn tí" nhưng cũng đủ mạnh để đưa chiếc lá già của cây cao gần bờ lìa cành "đưa vèo" xoay xoay giữa không gian theo chiều gió… Gió thu là như vậy. Bình giảng hai câu 3-4, Xuân Diệu đã viết: "Thật tài tình! Nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, dễ tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: "tí". Tác giả Đây mùa thu tới quả thật đã phát hiện đầy đủ tài nghệ của Nguyễn Khuyến. Chắc là sau khi đã buông câu, nhà thơ mới có dịp ngẩng đầu nhìn trời và làng mạc vây quanh. Trời thăm thẳm một màu xanh, vài đám mây bạc lững lờ trôi như tôn thêm độ cao xa của không giang (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt). Đường đi lối lại trong thôn viễn rặng trúc uống lượn vòng vèo không ồn ào náo nhiệt như những
  11. ngày mùa mà êm đềm u tịch. Nhà thơ "tựa gối ôm cần" chìm đắm vào cảnh vật tựa sống trong mơ… Câu kết thức Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Tiếng động của cá đớp mồi đã trả nhà thơ về cõi thực. Nguyễn Khuyến là ông ngư trên chiếc thuyền nan mỏng mảnh. Với Thu ẩm, nhà thơ Hà Nam đưa chúng ta về nhiều thời điểm khác nhau để cảm nhận vẻ đẹp mùa thu. Mở đầu bài thơ, tác giả nói về một ngôi nhà xuềnh xoàng ở tận sâu trong làng Và (Vị Hạ) nơi cụ Thượng quan hưu trí thường độc ẩm để tìm cách lãng quên thế sự; bởi vì người xưa đã nói: "Chỉ có rượu mới phá được thành sầu". Từ "năm gian nhà cỏ" này ông nhập vào cảnh thu và quan sát những nét thu khi về chiều, vào đêm tối hay buổi trăng thu viên mãn. Thu ẩm thường diễn ra trong ngôi nhà này vào những thời điểm kể trên. Không có bóng dáng buổi mai hồng hay chính ngọ trong thơ thu. Phải chăng những thời điểm đó không hợp với tạng của nhà thơ? Hai buổi đêm và một buổi chiều lần lượt xuất hiện trong Thu ẩm. Một đêm không trăng dày đặc bóng tối trùm lấp đường ngõ, "lập loè" ánh sáng đom đóm vây bủa đường thôn (Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè). Một đêm khác trăng soi vằng vặc "bóng trăng vàng từ mặt nước ao loé ra, bốn chữ 1 gợi chất vàng [đang dàn trải] ba dấu sắc khứ thanh gợi ánh bắn đi từ loa gợi [vòng tròn lan toả]" (Xuân Diệu). Nguyễn Khuyến dùng thần bút để cực tả đêm thu.
  12. Một buổi chiều nhẹ thênh từ "nhà cỏ" hay từ bếp nhà ai toả ra làn khói lam chiều? Một nét thân thương và trìu mến biết bao! Và một buổi chiều khác không còn "tầng mây lơ lửng", chỉ có da trời ửng màu biếc bao la vô hạn. Nét phác họa đặc thù này vốn là sở trường của Nguyễn Khuyến. Phần kết, tác giả đã gửi gắm ít nhiều tâm sự: "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe… Độ năm ba chén đã say nhè". Đâu phải vô cớ mà mắt lão Nguyễn "đỏ hoe". Cũng không phải vô cớ mà lão uống ít say nhiều (say không tự chủ được sinh lè nhè). Ông uống rượu để tiêu sầu nhưng sầu đâu có dứt! Trong bộ ba thơ thu tuy tác giả không trực tiếp nói đến nhưng vẫn không sao che giấu nổi: Tâm sự nước non đầy vơi dường như chi phối cả cuộc đời và cảm hứng thơ văn của tác giả. Quý thay Nguyễn Khuyến! Ba bài thơ thu là những viên ngọc quý trong vườn thơ Việt Nam. Nó đậm đà màu sắc quê hương đất nước. Hình tượng và ngôn ngữ thơ đạt đến đỉnh cao của sự giản dụ mà đầy chất thơ. Từ nét bút tạo hình đến các thủ pháp nghệ thuật khác như sử dụng từ ngữ trau chuột, chính xác, đối ngẫu rất chỉnh, gieo vần phong phú độc đáo (kể cả tử vận). kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế… cả ba bài đều viết theo thể thơ Đường hoàn chỉnh nhưng người đọc không có cảm giấc đó là thể thơ ngoại lai. Nối gót nữ sĩ Hồ Xuân Hương và các nhà thơ Nôm lớp trước, Nguyễn Khuyến đã góp phần Việt hoá đến kì tài thể thơ nhập ngoại này. Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm xứng đáng được trao giải nhất trong toàn bộ thơ về làng cảnh Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1