intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng tê chân - tay khi "bầu bí"

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

109
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng tê chân - tay khi "bầu bí" Tê chân - tay là tình trạng một phần nào đó (ở chân - tay) của thai phụ mất cảm giác hoặc có cảm giác như có kiến bò hay kim châm. Tình trạng này thường tập trung ở tháng thứ 5 cho đến cuối thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do: - Bạn bị phù nề, cơ thể thiếu canxi và magiê. - Do bạn lười vận động chân, tay (đặc biệt là trong lúc ngủ). - Khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai to hơn, chèn ép lên các mạch máu,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng tê chân - tay khi "bầu bí"

  1. Chứng tê chân - tay khi "bầu bí" Tê chân - tay là tình trạng một phần nào đó (ở chân - tay) của thai phụ mất cảm giác hoặc có cảm giác như có kiến bò hay kim châm. Tình trạng này thường tập trung ở tháng thứ 5 cho đến cuối thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do: - Bạn bị phù nề, cơ thể thiếu canxi và magiê. - Do bạn lười vận động chân, tay (đặc biệt là trong lúc ngủ). - Khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai to hơn, chèn ép lên các mạch máu, khiến việc tuần hoàn không được lưu thông tốt. Kết quả, bạn dễ phải đối mặt với những dấu hiệu tê, mỏi chân, tay. - Do hội chứng đường hầm cổ tay: Khi rãnh cổ tay bị sưng, nó sẽ khiến các dây thần kinh ở khu vực này bị co mạnh. Áp lực này sẽ khiến đầu ngón tay bị tê, nóng. Nó cũng lây lan
  2. và khiến cả bàn tay bị tê. Hội chứng đường hầm cổ tay cũng có thể tự nhiên biến mất sau sinh (giống như chứng phù). Tuy nhiên, nếu chứng tê tay vẫn còn tái diễn sau sinh, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể phải tiến hành một cuộc phẫu thuật để giúp bạn giảm áp lực cho các đầu dây thần kinh ở tay. - Một số trường hợp, chứng tê ở tay có liên quan đến yếu tố đột quỵ ở thai phụ. - Các nguyên nhân chân tay bị tê khác là: chế độ ăn thiếu chất (đặc biệt là B1, B12, axit folic); bạn bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi do mắc chứng tiểu đường; bạn đứng ở một chỗ quá lâu, khiến máu bị ứ đọng… Cách khắc phục - Buổi sáng, bạn nên thực hiện những bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu; đồng thời, bạn nên khởi động các khớp tay, chân để máu lưu thông tốt. - Nếu bạn thấy xuất hiện tê chân - tay trong lúc ngủ, bạn nên nhanh chóng thay đổi tư thế nằm. Điều này sẽ khiến các mạch máu được vận hành và lưu thông tốt. Bạn tuyệt đối không dùng tay làm gối cho bé (hoặc cho chính bạn), khi ngủ. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu bị tê ở tay, bạn thử vẩy tay lên – xuống cho bớt cảm giác khó chịu. - Nếu phải làm việc trong môi trường máy tính, bạn nên thư giãn bằng cách đứng lên, đi lại. Nó sẽ giúp bạn không bị căng, đau các khớp tay, chân. - Nếu tình trạng tê tay - chân có liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng canxi cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… Nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định bổ sung canxi sẽ giảm hẳn triệu chứng tê chân - tay. - Dùng một chiếc khăn mát, chườm lên vùng chân, tay bị tê, đau cũng khiến bạn dễ chịu hơn. - Nếu ngồi xem tivi, bạn nên gác tay lên thành (cạnh) ghế để hạn chế bị tê mỏi. Lúc ngủ, bạn cũng nên kê tay trên một chiếc gối mềm, nhỏ. - Bạn nên đi khám nếu tình trạng tê chân - tay kéo dài vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Bạn không nên tự ý uống thuốc giảm đau (hoặc tự tăng liều dùng canxi) khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2