Chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 5
download
Bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Chuỗi cung ứng cho SME trong bối cảnh CMCN 4.0 ở nước đang phát triển, (ii) Thực trạng các chuỗi cung ứng cho SME ở Việt Nam hiện nay, và (iii) Giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng cho SME ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHUỖI CUNG ỨNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Lê Quốc Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Ngọc Lan, Học viện Tài chính Lê Thị Trâm Anh, Đại học New South Wales, Australia Tóm tắt: Trong thời đại kết nối, kỷ nguyên hội nhập, doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME) muốn tồn tại và phát triển cần phải tham gia vào chuỗi cung ứng. Để phát triển SME nhanh và hiệu quả cần dựa vào cách thức quản trị chuỗi cung ứng (SCM) khoa học. Nay cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang khuấy động, có tác động hỗ trợ, thậm chí chi phối tương lai của chuỗi cung ứng cho SME ở nước đang phát triển. Ở nước ta, nhiều chuỗi cung ứng đã khá phát triển, nhưng còn nhiều bất cập, với nhiều nguyên nhân, dù tham gia chuỗi là đòi hỏi sống còn. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống ch nh sách, quy hoạch cơ cấu sản phẩm quốc gia, lấy đó làm hạt nhân để phát triển các chuỗi cung ứng. Khuyến khích SME đổi mới, sáng tạo, hợp tác với DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tập hợp sức mạnh của hệ thống chính trị, sự góp sức của toàn dân, sự giúp đỡ quốc tế, để hỗ trợ đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, giúp chuỗi cung ứng cho SME ngày càng phát triển... Từ khóa: Chuỗi cung ứng, FDI, SME. SUPPLY CHAIN FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION Abstract: In the age of interconnection and the era of integration, if small and medium-sized enterprises (SME) want to survive and grow, it must participate in the supply chain. For fast and effective SME development, it is necessary to base on scientific supply chain management (SCM). Now the stirring fourth industrial revolution 4.0 is having an impact to support and even govern the future of the supply chain for SMEs in developing countries. In our country, many supply chains have been quite developed, but there are many shortcomings for many reasons, although participating in the supply chains is vital. Therefore, it is necessary to perfect the national policy system and national product structure planning, taking it as a drive to develop supply chains. It is important to encourage SME to innovate, create and cooperate with foreign direct investment enterprises (FDI),to gather the power of the political system, the contribution 421
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 of the entire population, the international help, to support investment, product consumption, helping supply chains of SMEs grow... Keywords: FDI, SME, supply chain. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hơn 30 năm qua đã mang về những thành tựu to lớn và quan trọng, nhưng bức tranh khu vực SME ở Việt Nam chưa sáng sủa. Số lượng SME còn ít, bình quân trên 1000 dân còn thấp so với thế giới, có đến 98,1% là DN nhỏ theo quy mô lao động, mức khuếch trương các ưu thế về vốn, công nghệ và vốn con người thấp. SốSME thua lỗ còn lớn, trong giai đoạn 2011-2017, số DN ngừng hoạt động giao động ở mức 47,7–90,6% so với số DN thành lập mới, số DN tồn tại thì đang ―li ti hóa‖ (Võ Trí Thành, dẫn theo Ngọc Khanh, 2018). Thực tế đó làm cho DN Việt bị bất lợi lớn trong các ―cuộc chơi‖ trước DN ngoại, trong các FTA, nhất là trong FTA Việt Nam – EU (EVFTA), và Hiệp định Đối tác toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Để số SME tăng nhanh, giảm ―chết yểu‖, hỗ trợ tốt hơn cho các DN dẫn dắt thị trường, đưa mức thành công trong hội nhập của nước ta lên cao – không gì thiết thực hơn là xây dựng, củng cố, kiện toàn và phát triển các chuỗi cung ứng cho SME. Để góp phần làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn và có hành động phù hợp trong sự nghiệp này, trong bối cảnh CMCN 4.0, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Chuỗi cung ứng cho SME trong bối cảnh CMCN 4.0 ở nước đang phát triển, (ii) Thực trạng các chuỗi cung ứng cho SME ở Việt Nam hiện nay, và (iii) Giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng cho SME ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuỗi cung ứng gần như là thực tế hiển nhiên, không cần nghiên cứu ở các nước có văn hoá kinh doanh ―win-win‖ – hai bên cùng thắng, bởi ở đó các chủ SME vì lợi ích lâu dài đã liên kết thành các chuỗi cung ứng thiết thực. Nhưng việc nghiên cứu chuỗi cung ứng lại là vấn đề nóng ở các nước đang phát triển, nhất là ở nước kinh tế thị trường phát triển chưa cao. Tuy nhiên, số nghiên cứu về chuỗi cung ứng của SME ở các nước đang hội nhập sâu, theo FTA thế hệ mới, cùng bối cảnh CMCN 4.0 – còn rất hiếm, bởi đây là bối cảnh mới có trên thế giới. Việc nghiên cứu trên đặt vào bối cảnh giống Việt Nam càng hiếm, do định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ duy nhất có ở nước ta. Hơn nữa, sau thời kỳ 2007-2014 bất ổn vĩ mô dai dẳng, tới nay DN Việt mới bắt đầu chú tâm đến vấn đề này, nên để lại khoảng trống nghiên cứu lớn. Mặt khác, đây là chuyên đề phân tích trong lĩnh vực kinh tế, nên cơ sở lý thuyết chính được dùng là kinh tế học, trong đó dựa nhiều vào kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển, kinh tế ngành, tài chính DN, quản trị DN… Đồng thời, chuyên đề này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới kinh doanh, phát triển của SME ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Nên còn cần dựa vào các văn kiện, quan điểm chính thống của Đảng, Chính phủ về phát triển DN, về hội nhập kinh tế, về hành động trước CMCN 4.0. Cần thông tin, nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trên cùng diễn biến của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người tham gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực đó. Từ tài liệu thu thập, tiến hành nghiên cứu định 422
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 tính, thông qua các phương pháp, như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử… Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt kiến nghị, giải pháp... 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chuỗi cung ứng cho SME trong bối cảnh CMCN 4.0 ở nƣớc đang phát triển 3.1.1. Tổng quan về chuỗi cung ng Chuỗi cung ứng một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin, nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm, dịch vụ, từ người cung cấp, nhà sản xuất, đến người tiêu dùng. Đó là quy trình cung ứng, sản xuất, phân phối một loại sản phẩm cụ thể của nhiều chủ thể kinh tế, thường là DN, có liên quan– từ thu mua nguyên vật liệu, sản xuất, đến phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng điển hình thường khởi đầu bằng các quy định pháp luật để hình thành nguồn cung nguyên liệu; tiếp đó là nhiều liên kết sản xuất, trước khi được chuyển sang các lớp khác của cơ sở lưu trữ trong phân phối, bán lẻ, với quy mô nhỏ dần, tăng dần về khoảng cách địa lý, và cuối cùng tới tay người tiêu dùng. Dòng thông tin Cung cấp Ngƣời nguyên Sản Phân Bán tiêu vật liệu xuất phối lẻ dùng Hình 1: Sơ đồ khái quát về chuỗi cung ứng Tùy mức độ phức tạp của sản phẩm, quy mô của tổng lượng sản phẩm cần cung ứng, mà mỗi khâu của chuỗi cung ứng có sự tham gia của ít hay nhiều DN, nhưng nhìn chung đó thường là các SME. Về bản chất, chuỗi cung ứng là phạm trù rộng hơn so với logistics; cũng khác hẳn chuỗi giá trị, nhưng thường góp phần liên kết chuỗi giá trị của các chủ thể khác nhau. Mục tiêu của chuỗi cung ứng là thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện khả năng dự trữ, sản xuất và phân phối, đối với một hàng hoá nhất định. Ưu điểm chính của chuỗi cung ứng là giúp cho cung gặp cầu, để hàng tồn kho là tối thiểu, thông qua mạng lưới và phương pháp quản trị riêng cho từng hàng hóa. Có bốn chuỗi cung ứng phổ biến trong 6 chuỗi cung ứng nguyên mẫu là: nhanh, hiệu quả, dòng chảy liên tục, nhanh nhẹn, cấu hình tùy chỉnh và linh hoạt. Kết hợp chuỗi cung ứng thành công dẫn đến hình thành kiểu cạnh tranh mới trên thị trường, là chuyển dần từ cạnh tranh giữa DN với DN, sang cạnh tranh giữa chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng... 3.1.2. Nhận th c chung về quản trị chuỗi cung ng Trên thực tế, chuỗi cung ứng của mỗi loại hàng hóa thường phức tạp hơn, bởi nhiều sản phẩm sau khi tiêu thụ, còn có thể mua lại, sau khi tập hợp, phân loại, chọn lọc, tháo rời, lại có thể 423
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 tái tham gia, tạo nên chuỗi cung ứng khép kín. Mặt khác ngày nay, rất ít hàng hóa có thể từ đầu vào đến khi tới người tiêu thụ cuối cùng, chỉ hoàn toàn thuộc về một chủ thể kinh tế, mà thường phải có sự liên kết, phối hợp kinh doanh giữa nhiều chủ thể. Để các chủ thể này kinh doanh thuận lợi, phát huy cao giá trị tích cực của chuỗi, người ta đã nghiên cứu và vận dụng phương thức quản trị chuỗi cung ứng (SCM) vào trong thực tiễn. Nguồn Sản Phân Bán Tiêu cung xuất phối lẻ dùng TÍCH HỢP Tái sinh Tái sản xuất Tái sử MUA LẠI dụng Tập hợp - Phân loại PHỤC HỒI Sửa chữa Chọn lọc - Tháo rời Tân trang Hình 2: Chuỗi cung ứng khép kín của một sản phẩm Nguồn: An Thị Thanh Nhàn (...)? Từ những năm 1980, SCM đã được nghiên cứu, phát triển để thống nhất quá trình kinh doanh, từ nhà cung cấp đầu tiên đến người sử dụng cuối cùng. Các DN tham gia trong chuỗi cung ứng qua trao đổi thông tin về năng lực sản xuất, biến đổi thị trường – sẽ giúp đối tác điều chỉnh để tối ưu hóa toàn bộ chuỗi, hơn là điều chỉnh theo khả năng, mùa vụ, địa phương... Liên kết dọc này giúp từng DN trong chuỗi tính toán, cân bằng chi phí nguyên liệu, vận chuyển, thời gian vận chuyển để tối ưu hóa dòng sản xuất. Từ đó, xác định vị trí của từng DN, kho lưu trữ, để chu trình sản xuất và tiêu thụ từng sản phẩm hợp lý hơn, đưa ra nhiều sản phẩm cuối cùng hấp dẫn hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho toàn chuỗi, cũng như cho từng DN thành viên. Mặt khác, còn giúp đưa vào chuỗi cung ứng khép kín, các DN làm nhiệm vụ mua lại, phục hồi sản phẩm sau sử dụng, đưa chúng tái nhập vào chuỗi tại các điểm phù hợp, để khai thác các giá trị còn lại, tiếp tục giúp ích cho kinh doanh. Làm cho việc dựa vào SCM là giải pháp tối ưu cho việc quy hoạch và phát triển các DN, nhất là SME, trong việc cung ứng các loại sản phẩm... 3.1.3. CMCN 4.0 đang khuấy động các chuỗi cung ng Mới xuất hiện và phát triển mạnh từ năm 2012, nhưng CMCN 4.0 đang làm khuấy động các chuỗi cung ứng, bởi: (i)Với thực chất là quá trình tái tổ chức nền kinh tế - xã hội, thông qua việc tích hợp các công nghệ mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, làm thay đổi cơ bản cách thức kinh doanh của con người. Làm cho thành công trong kinh doanh thời 4.0 không còn là vốn, lao động giá rẻ, tài nguyên, mà là công nghệ, giúp nhà sản xuất tập hợp và tích hợp được nhiều ứng dụng, tiện ích. (ii)Kết nối thế giới thực với thế giới ảo, CMCN 4.0 giúp con người tham gia và điều khiển chuỗi giá trị,làm cho sản xuất trở nên thông minh, linh hoạt và thân thiện với môi trường. Các công đoạn máy móc, xơ cứng được tự động hóa, nhiều ứng dụng mới được giới thiệu, thay thế và phổ cập vào cuộc sống, bất chấp không gian, biên giới quốc gia. (iii) Chỉ cần một DN thành phần chưa đủ tầm, có thể đưa một sản phẩm vào scandal, nên việc nâng cấp, chấn chỉnh SCM đang thay thế dần việc quản trị DN đơn thuần. Nhờ khả năng kết nối và mạng 424
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 logistics phát triển, nhiều chuỗi cung ứng xuyên quốc gia hình thành và phát triển, thay thế các chuỗi cung ứng truyền thống. (iv) Các chuỗi cung ứng trong CMCN 4.0 không còn bị ràng buộc nhiều như trước đây, mà chuyển dần sang chuỗi cung ứng hợp tác, tạo thành các chuỗi cung ứng ―con‖ phục vụ chuỗi cung ứng lớn. Mỗi chuỗi cung ứng ―con‖có thể tham gia đồng thời nhiều chuỗi cung ứng lớn; nhiều chuỗi cung ứng ―cũ‖ được thay thế, hoặc loại bỏ bởi các công nghệ 4.0 mới. (v) Cho phép nhiều quốc gia nhược tiểu, nhờ tiến bộ công nghệ, có thể vượt lên trong những lĩnh vực cụ thể, kể cả về công nghệ nguồn. Vì thế, không lạ khi trong các chuỗi cung ứng hàng đầu của các siêu cường, sẽ xuất hiện các thành tố quan trọng, có vị trí cao, xuất thân từ các nước yếu thế... 3.1.4. CMCN 4.0 hỗ trợ phát triển chuỗi cung ng cho SME ở nước đang phát triển Trong cuộc đua kinh tế hiện tại, CMCN 4.0 đang làm tăng thêm ưu thế vốn đã vượt trội cho nước phát triển, trước nước đang phát triển, do họ có nhiều yếu tố sản xuất cao cấp hơn. Song, nước đang phát triển cũng có thể vươn lên cạnh tranh với nước phát triển, nếu biết tận dụng CMCN 4.0 để phát triển các chuỗi cung ứng. Làm tốt việc khai thác các công nghệ 4.0, tận dụng khả năng kết nối, triển khai thực tế ảo, thương mại điện tử sẽ giúp họ: (i) Khắc phục được điểm yếu chí tử nơi sản phẩm của họ là chưa khẳng định được vị trí, dù đủ sức thay thế, nhưng dễ bị bỏ qua, bởi chưa thể làm marketing và xúc tiến thương mại được như các thương hiệu tầm cỡ. (ii) Phát hiện các đối tác có thể hợp tác, hỗ trợ, cần kết nối để vừa nâng cấp chuỗi giá trị của các SME, vừa phối hợp để từ từ xây dựng, phát triển, điều chỉnh, nâng cấp các chuỗi cung ứng. (iii) Cho phép các SME vượt không gian, tận dụng tối đa thời gian, cung cấp các thông tin đa chiều cho mọi bạn hàng, phát huy lợi thế, khả năng chuyên sâu, hướng tới việc hình thành các chuỗi cung ứng 4.0 theo các FTA. (iv) Giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về giá trị của các khoáng sản, nguyên liệu thô mà nước họ đang xuất khẩu có được khi chế biến, để tiến hành đầu tư các khâu còn thiếu, làm hình thành các chuỗi cung ứng mới, thu về nhiều giá trị gia tăng. (v) Kết hợp với các DN chuyên về xuất khẩu, hoặc với các DN FDI, chỉ ra các SME nên đầu tư nhằm nâng cấp các ngành hỗ trợ, hoặc tạo thành vệ tinh phụ trợ, góp phần nâng cao tỷ lệ xuất xứ, hình thành các chuỗi cung ứng hiện đại... Bên cạnh đó, CMCN 4.0 còn là tác nhân giúp sàng lọc và thải loại các SME tự phát, định vị lại các SME trong nền kinh tế; phục hồi các chuỗi cung ứng bị đứt gẫy. Khuyến khích và hỗ trợ các SME hiệu quả thấp, chuyển hướng kinh doanh, giảm thiểu tình trạng cạnh tranh ―ngược‖, khuyến khích SME mở rộng sự phối hợp làm tăng hiệu quả theo quy mô... 3.1.5. CMCN 4.0 với tương lai phát triển của chuỗi cung ng cho SME CMCN 4.0 đang phát triển như vũ bão, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến toàn cầu hóa, khiến mọi nước muốn hội nhập thành công phải có sản phẩm cạnh tranh được trên trường quốc tế. Mặt khác,sản phẩm xã hội ngày càng đa dạng, để hấp dẫn khách hàng cần tích hợp nhiều tiện ích, công khai chi tiết về nguồn gốc, chất lượng, độ an toàn, thân thiện hơn với môi trường. Vì thế, trong tương lai, không chỉ cần có nhiều chuỗi cu ng ứng hơn, mà còn cần nhiều chuỗi cung ứng linh hoạt, được tổ chức và quản trị khoa học, thông minh, nhanh nhạy. Với các tính năng như: khả năng kiểm tra, tính bất biến, hợp đồng thông minh, không có trung gian, công nghệ blockchain đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều ngành và lĩnh vực, trong đó có chuỗi cung ứng. 425
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Hình 3: Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng Nguồn: https://logistics4vn.com Công nghêl blockchain có thể giúp: giải quyết nhiều vấn đề, mà các nhà xuất khẩu trên thế giới đang phải đối mặt, nhất là vấn đề tài trợ thương mại. Nếu được áp dụng rộng rãi, blockchain có thể giúp thế giới có thêm 1.000-1.500 tỷ USD giá trị thương mại, bù đắp cho lỗ hổng tài trợ thương mại đang gia tăng chóng mặt, dự kiến lên tới 2.400 tỷ USD vào năm 2025, trong đó 40% là ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Khi SME dùng các hợp đồng thông minh, bản ghi số hóa trong thông quan, sẽ giúp giảm nguy cơ về tín dụng, giảm phí và xóa bỏ các rào cản thương mại... Tuy không thích hợp với mọi chuỗi cung ứng, nhưng sự thông minh, nhanh nhạy và chính xác hơn, công nghệ blockchain đang khuấy động chuỗi cung ứng, ngày càng được nhiều DN ứng dụng và phát triển thành công (H. Tú, 2018). Điều này dẫn đến, việc ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động của SME, vào SCM vừa là đòi hỏi tất yếu, vừa góp phần đảm bảo thành công, nếu làm càng chậm, càng muộn sẽ càng thiệt thòi cho SME... 3.2. Thực trạng các chuỗi cung ứng cho SME ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Nhiều chuỗi cung ng cho SME ở Việt Nam đã khá phát triển Tình hình phát triển của chuỗi cung ứng ởViệt Nam được thể hiện qua năm đặc trưng chính: (i) Được nhà nước đứng ra tổ chức ngay từ giữa thế kỷ XX, khi xây dựng và phát triển nền kinh tế tập trung, bao cấp ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Sau năm 1975, các chuỗi cung ứng kiểu hành chính, đặc quyền này được duy trì, mở rộng đối với các sản phẩm chính trên quy mô cả nước, thống trị nền kinh tế trong giai đoạn 1979-1986, khi nhà nước chỉ chấp nhận duy nhất DN nhà nước (DNNN). (ii) Từ ngày Đổi mới 1986, chuyển sang phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng do việc sắp xếp, cổ phần hóa không thực chất, DNNN vẫn chi phối ở hầu hết mọi lĩnh vực. Nên về cơ bản, các chuỗi cung ứng do nhà nước thiết lập vẫn là ―huyết mạch‖của nền kinh tế, tuy mức độ chi phối đã giảm dần theo đà phát triển của kinh tế thị trường. (iii) Hiện đã có nhiều chuỗi cung ứng phát triển cao, như các chuỗi cung ứng của Điện thoại Samsung, Xe máy Honda, Nước giải khát Coca Cola, Sữa Vinamilk, Cà phê Trung Nguyên... Nhiều SME đã tham gia vào các chuỗi cung ứng, góp phần tập hợp từ các hộ nuôi trồng để tạo ra 10 loại nông sản xuất khẩu ―tỷ USD‖, giúp ngành logistics phát triển, giúp nhiều sản phẩm Việt đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng lợi về thuế trong các FTA... (iv) Việc xuất hiện nhiều DN FDI lớn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đã biến Việt Nam từ ―nhà nước sản xuất‖ điển hình, thành nền kinh tế hội nhập với nhiều chuỗi cung ứng mới. Nhờ đó, nền kinh tế mới chủ yếu 426
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ở công nghệ 2.0, tới năm 2018 đã có kim ngạch xuất khẩu 244,7 tỷ USD, với 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD... Hàng dệt may Giầy dép Điện thoại và linh kiện Gỗ và sản phẩm gỗ Máy móc, thiết bị Thủy sản Túi xách, ba lô, mũ, ví Hạt điều Hàng hóa khác Hình 3: Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Hải quan (v) Nhà nước đang có nhiều chính sách hỗ trợ DN tổ chức chuỗi cung ứng, chỉ riêng các năm 2013-2017, đã đề xuất xây dựng 1.025 đề án với tổng kinh phí 511,5 tỷ đồng (PV, 2017). Việc xây dựng các chuỗi cung ứng cho SME ngày càng thuận lợi, sau khi Luật Hỗ trợ SME 2017 được thông qua, Nghị quyết số 10/NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, và có sự hưởng ứng cao từ các bộ ngành, địa phương... 3.2.2. Đa phần các chuỗi cung ng ở Việt Nam còn nhiều bất cập Các chuỗi cung ứng ở nước ta còn nhiều bất cập, điển hình là: (i) Hàng chục năm trước, các chuỗi cung ứng được thiết lập dựa trên mệnh lệnh hành chính, theo cơ chế bao cấp, DN được giao nhiệm vụ thì hoạt động bê trễ, DN làm tốt lại không được tham gia. Nhiều khâu trong chuỗi cung ứng hoạt động không theo quy cách DN, nên nhiều chuỗi cung ứng đứt gẫy khi tự do hóa thị trường, gây thiệt cho DN sản xuất. (ii) Việt Nam có ít sản phẩm đủ tầm vươn ra thế giới, các mặt hàng xuất khẩu đúng chuẩn―made in Vietnam‖ chủ yếu là khoáng sản, nông sản sơ chế, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ với chuỗi cung ứng đơn giản. Ba nhóm hàng chủ lực: dệt may, giầy dép, điện thoại di động – nước ta chủ yếu chỉ gia công, lắp ráp ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp,như là ―xuất khẩu hộ‖ cho các đối tác... Hình 4: Đường cong nụ cười ứng dụng trong ngành dệt may Nguồn: Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2016) 427
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 (iii) SME Việt gặp khó khi tham gia vào chuỗi, bởi bên cạnh việc thiếu vốn, còn thiếu cả chiến lược phát triển và sự minh bạch, nên khó tiếp cận các nguồn hỗ trợ. Chưa nhạy bén trước xu hướng tiêu dùng, chưa am hiểu tiêu chuẩn kỹ thuật tại thị trường xuất khẩu; đặc biệt thiếu đổi mới sáng tạo về công nghệ: năm 2016, tỷ lệ này tại các quốc gia trung bình trên 30%, còn ở Việt Nam chưa đến 5% (Hải Yến, 2016). (iv) Khó tham gia vào các mạng sản xuất tương đối ổn định, vì chưa đủ chất lượng để thành nhà cung cấp trong nước cho DN FDI tầm cỡ. Mức đáp ứng nhu cầu phụ trợ cho DN FDI ở Việt Nam mới đạt 67,6%; trong khi ở Trung Quốc và Thái Lan đều trên 95%; ở Malaysia đạt gần 100% (Hồng Loan, 2018). (v) Sau 3 lần kết nối với khoảng 500 SMEcủa Việt Nam, các DN FDI chỉ tìm được 2 DN đủ tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi cung ứng của mình (Quỳnh Chi, 2018). Bởi sản xuất tùy tiện, sản phẩm không đồng đều, không theo quy chuẩn, yếu về văn hóa kinh doanh ―win-win‖, chất lượng nhân lực; hay so đo về lợi ích, đạo đức công vụ thấp, kỷ cương lỏng lẻo... 3.2.3.Nguyên nhân gây khó cho SME Việt khi tham gia vào chuỗi cung ng Có khá nhiều nguyên nhân gây khó cho SME Việt khi tham gia vào chuỗi cung ứng, trong đó các nguyên nhân chính là: (i) Chính sách phát triển công nghiệp lạc hậu (Kenechi Ohno, dẫn theo Bích Ngọc, 2014), quá trình cổ phần hóa DNNN dây dưa, làm các chuỗi cung ứng mới không có ―đất‖ hoạt động, phát triển khó khăn. Định hướng để DNNN giữ vai trò chủ đạo, làm SME bị phân biệt đối xử (Lưu Ngọc Trịnh, 2012), đường hướng chính sách không cổ vũ SME đi vào các ngành công nghiệp, khó tham gia hỗ trợ cho DNNN theo chuỗi cung ứng. (ii) Cơ quan nhà nước chưa hành động quyết liệt trong việc giảm thủ tục hành chính, chưa có cơ chế phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy SME tham gia vào chuỗi cung ứng… Chưa có cơ chế riêng về tín dụng hoặc bảo lãnh để giúp các SME tham gia chuỗi có điều kiện tiếp cận và chủ động nguồn vốn trong kinh doanh, cũng như xây dựng cơ chế liên kết bền vững trong chuỗi cung ứng. (iii) Sự mù mờ về thời kỳ quá độ, khiến SME khó xác định vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu, gây ra sự thiếu hụt nhà cung cấp trong nước về nguyên liệu đầu vào phù hợp cho DN FDI. Trần trên về lao động của SME ở Việt Nam cao, tới 2018 mới điều chỉnh xuống 200 lao động, làm cho việc hỗ trợ cho SME thành quá sức đối với nhà nước, hiệu quả hỗ trợ mờ nhạt. (iv) Quản lý kinh doanh vẫn nặng theo quản trị hành chính, với địa bàn cấp tỉnh nhỏ hẹp, không đủ không gian và nguồn lực để tạo thành chuỗi cung ứng cho các sản phẩm đủ tầm xuất khẩu. Các hiệp hội DN không đủ sức hướng đạo cho nhà đầu tư trong thành lập DN mới, cho các chủ SME khi cần chuyển hướng kinh doanh, hoặc trong kêu gọi đầu tư. (v) Bản thân SME còn hạn chế nhiều mặt, từ vốn, công nghệ, quản trị, hướng phát triển; đến năng lực tư duy, nền tảng công nghệ và khả năng thực thi sứ mệnh kinh tế. Nhiều SME chưa định hướng rõ về chuyên môn sâu, không biết lựa chọn sản phẩm nào, có thể tham gia vào đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu... 3.2.4. Tham gia chuỗi cung ng là đòi hỏi sống còn của SME ở nước ta Hệ thống DN và các chuỗi cung ứng ở Việt Nam mang đậm mầu sắc của nền kinh tế đang phát triển, bên các thành tựu chưa lớn, còn nhiều hạn chế, yếu kém. Song, đóng góp là không nhỏ, chỉ với thời gian ngắn từ năm 2008 đến nay, đã đưa Việt Nam từ vị trí gia nhập thành nước đứng thứ 8/47 trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang hội nhập nhanh và sâu vào kinh tế thế giới, các cam kết rộng và cao với trên 50 đối tác lớn; đồng 428
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 thời hội nhập vào cuộc CMCN 4.0 trên tư cách ―chiếu dưới‖. Thì, các SME Việt với các hạn chế cố hữu, không có giải pháp nào tốt hơn là phải nhanh chóng tham gia vào chuỗi cung ứng, chỉ như vậy mới có thể: (i) Tiết giảm chi phí, bù đắp phần giá vốn còn cao, chi phí ngoài luồng lớn, giảm cạnh tranh ngược, làm tăng khả năng cạnh tranh, giúp tăng hiệu quả kinh doanh, giảm số SME phải ngừng hoạt động. Làm tăng thế và lực cho từng DN cũng như cho hệ thống DN Việt trong hội nhập, nếu không 7-8 năm nữa khi các FTA đi vào ổn định,sẽ vuột mất cơ hội vươn ra thế giới. (ii) Tăng quy mô sản phẩm lên mức tham gia được hệ thống tiêu thụ dạng chuỗi ở các thị trường Âu-Mỹ, Nhật Bản, bởi năm 2016 còn có 74,04% số DN có dưới 10 lao động. Làm đồng đều về chất lượng, tăng mức đáp ứng quy tắc xuất xứ cho sản phẩm để hưởng ưu đãi thuế trong các FTA, đảm bảo chỉ dẫn địa lý theo cam kết. (iii) Làm tăng lợi nhuận để tăng sinh khí cho phong trào khởi nghiệp, để tăng nhanh số DN hoạt động, hướng tới các mục tiêu phát triển DN theo Nghị quyết số 10/NQ-TW. Góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện ―tăng trưởng bắt kịp‖ các nước tiên tiến, làm tăng khả năng cạnh tranh bằng chuỗi cung ứng. (iv) Hỗ trợ DN lớn, dẫn dắt thị trường cạnh tranh thắng lợi, hội nhập thành công, trở thành thương hiệu mạnh trong các FTA. Tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam khi mời gọi các dự án FDI tầm cỡ, nhất là trước top 50 thương hiệu hàng đầu thế giới, để có nhiều DN có công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng, trở thành nước công nghiệp hiện đại. (v) Tạo lợi thế và vị thế mới cho Việt Nam trong thu hút các dòng FDI phải chuyển dịch liên quan tới các bất ổn trên thế giới, nhất là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Giúp Việt Nam tiến nhanh, mạnh, vững chắc trên con đường phát triển, mau chóng trở thành khâu quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng góp lớn cho các chuỗi giá trị... 4. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CHO SME Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Như vậy, các chuỗi cung ứng, dù là áp đặt vẫn là nhân tố quan trọng giúp hệ thống DN Việt còn non yếu, nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển của đất nước. Song, nếu các chuỗi này không được cải thiện sẽ không chỉ cản trở khu vực SME ở nước ta phát triển, mà còn đe dọa cả tương lai nước Việt. Bởi vì thế, Việt Nam khó hội nhập thành công, mà còn phụ thuộc sâu hơn vào nước ngoài, nhất là khi CMCN 4.0 đang khoét sâu sự cách biệt, thậm chí bị thất thế ngay tại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Nhưng để phát triển chuỗi cung ứng cho SME ở nước ta không dễ, bởi cần phải triển khai một hệ thống giải pháp đồng bộ, với nhiều đột phá. Trong đó các giải pháp chính cần có là: (i) Tiếp tục ban hành và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển SME, hỗ trợ chúng tham gia các chuỗi cung ứng, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện chính sách đã ban hành để bảo đảm tính hệ thống và khả thi. Đồng thời, thực thi thông suốt chính sách nhất quán, đi sâu vào cuộc sống, sáp nhập các trung tâm hỗ trợ để SME được tiếp cận dễ hơn, được tư vấn sâu hơn, thụ hưởng nhiều hơn. Hướng SME vào việc kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn, tạo nên giá trị gia tăng cao, để tham gia và có vị trí cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.(ii) Quy hoạch lại cơ cấu sản phẩm quốc gia, nhất là sản phẩm xuất khẩu, để các vùng, ngành lấy đó làm hạt nhân chiến lược xây dựng các chuỗi cung ứng. Dựa vào đó, các ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ xác định các DN đầu 429
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 mối cho các chuỗi cung ứng cần có, triển khai các chương trình đầu tư, tài trợ, giúp những DN lớn làm tốt vai trò xâu chuỗi các công đoạn khác nhau trong chuỗi. Thuyết phục các DN lớn như Heineken, Vinamilk, Coca-Cola… đứng ra chủ trì tổ chức các chuỗi cung ứng, với ưu tiên dành cho SME Việt, bởi các DN dẫn dắt thường quyết định đến 50% khả năng thành công của chuỗi. (iii) Tập hợp các đầu mối liên quan để phác thảo, xây dựng và kiện toàn các chuỗi cung ứng, theo hướng phục vụ kế hoạch của nhà nước, phát huy thế mạnh của DN dẫn dắt và hài hòa lợi ích cho các SME thành viên. Dựa vào đó triển khai chiến lược phát triển khu vực DN tư nhân, thu hút FDI phù hợp và khoa học, theo hướng ưu tiên cho DN có chất lượng được thế giới công nhận và có liên kết. Chú trọng ứng dụng công nghệ mới, nhất là 4.0, kể cả blokchain để SCM nhằm tăng tính minh bạch, công bằng, kỷ cương trong chuỗi, đòi hỏi mọi SME tham gia phải thay đổi lề lối kinh doanh để thích ứng. (iv) Đổi mới tiêu chuẩn ưu đãi để khuyến khích và ép buộc các SME phải nỗ lực đổi mới, sáng tạo, lấy việc tham gia chuỗi cung ứng, thiết lập quan hệ hợp tác tin cậy với các DN FDI làm định hướng. Tăng cường khảo sát thị trường, lấy đánh giá của khách hàng sau sử dụng làm thước đo trình độ của SME, để ưu tiên đầu tư, đánh giá năng lực và thành tích. Mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trình độ cao theo lộ trình; minh bạch thông tin để thu hút tài trợ vốn, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng của chuỗi cung ứng. (v) Tập hợp sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, sự góp sức của toàn dân, để khắc phục các rào cản đang ngăn sự phát triển của SME, như khó tiếp cận tín dụng, bị nhũng nhiễu, làm khó bởi thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh... Kêu gọi sự hợp tác của giới khoa học, các đoàn thể, tôn giáo, cộng đồng trong hỗ trợ đầu tư, lẫn trong tiêu thụ sản phẩm, phát hiện và xử lý các sai phạm. Tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ quốc tế, nhất là của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, AmCham, EuroCham; của doanh nhân và kiều bào yêu nước, của các tổ chức phi lợi nhuận... Thực hiện tốt các giải pháp này không chỉ giúp các chuỗi cung ứng trong nước ngày càng phát triển, mà còn giúp nước ta khai thác tốt hơn các FTA vừa ký, hòa nhập tốt hơn vào CMCN 4.0, mà khu vực SME, lẫn hệ thống DN Việt đều có bước phát triển vượt bậc, đưa nền kinh tế tiến lên tầm cao phát triển mới... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An Thị Thanh Nhàn (…), Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững, công bố ngày 02/11/2016,nguồn: 2. Đỗ Thị Thảo Hiền (2018), Ứng dụng của công nghệ chuỗi khối blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng, công bố ngày 24/12/2018, nguồn: 3. H. Tú (2018), Không ch là tiền ảo, công nghệ này sẽ tạo ra 1.000 tỷ USD,công bố ngày 14/9/2018, nguồn: 430
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 4. Hải Yến (2016), Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, công bố ngày 23/8/2018, nguồn: 5. Hồng Loan (2018), Doanh nghiệp Việt loay hoay trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vì sao?Công bố ngày 11/7/2018, nguồn: 6. Linh Nguyên (2019), Chuyển đổi số là cuộc chơi sống còn, công bố ngày 17/8/2019, nguồn: 7. Lưu Ngọc Trịnh (2012), Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 10/2012, trang 38-45. 8. Ngọc Khanh (2018), Lo doanh nghiệp “li ti hóa” quy mô, công bố ngày 26/01/2018, nguồn: 9. PV (2019), Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, DN cần nhất chính sách minh bạch và thuận lợi, công bố ngày 08/10/2017, nguồn: 10. Quỳnh Chi (2018), Việt Nam có 600 nghìn DN nhưng ch có 0,4% số đó vào được chuỗi giá trị toàn cầu, công bố ngày 22/05/2018, nguồn: 431
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng - Hướng tiếp cận mới cho doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 250 | 31
-
Chuỗi cung ứng điện tử, thương mại hợp tác và cổng thông tin doanh nghiệp
31 p | 208 | 23
-
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
3 p | 119 | 21
-
Bài giảng Nhập môn Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Chương 2: Phạm vi và phương pháp tiếp cận logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Năm 2022)
23 p | 51 | 13
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
218 p | 53 | 13
-
Bài giảng Nhập môn Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Chương 3: Khung định hướng và các vấn đề cơ bản trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp (Năm 2022)
21 p | 32 | 12
-
Chuỗi cung ứng bền vững: Kinh nghiệm từ một số doanh nghiệp thời trang nước ngoài và bài học cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam
9 p | 75 | 10
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 48 | 8
-
Cách thức nào cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế
3 p | 78 | 8
-
Tổng quan hệ thống đánh giá chuỗi cung ứng
13 p | 79 | 7
-
Quản trị chuỗi cung ứng của WalMart – kinh nghiệm và đề xuất cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững
11 p | 74 | 6
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
218 p | 43 | 6
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 15 | 4
-
Doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững Việt Nam
11 p | 40 | 4
-
Bài giảng Quản trị chất lượng ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 4: Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
13 p | 23 | 3
-
Ứng dụng blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng – Cơ hội và thách thức
6 p | 5 | 3
-
Bài giảng Quản trị chất lượng ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 4: Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
13 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn