intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng – Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ứng dụng blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng – Cơ hội và thách thức" với mục tiêu nhằm xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cả hoạt động, quy trình cũng như tài chính (chính sách cắt giảm thuế, hỗ trợ vốn vay)... đối với một nhóm các doanh nghiệp tiên phong, từ đó tạo thành một môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác cũng như các chủ thể khác của nền kinh tế tận dụng đà tăng tốc phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng – Cơ hội và thách thức

  1. ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Việt Nga1, Nguyễn Khánh Linh2 Tóm tắt: Công nghệ chuối khối (blockchain) góp phần quan trọng xây dựng một nền kinh tế số, mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực – trong đó có quản trị logistics và chuỗi cung ứng… Trong chuỗi cung ứng, công nghệ này giúp cho các hệ thống minh bạch và ít phụ thuộc hơn vào các bên trung gian nhờ việc truy xuất một cách rõ ràng. Đứng trước những cơ hội và thách thức trong quản trị logistic và chuỗi cung ứng, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển công nghệ blockchain hiệu quả, bền vững. Từ khóa: blockchain, kinh tế số, cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ 1. TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa phức tạp. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ mạng lưới tiếp tục hoạt động. Hệ thống blockchain được chia thành 3 loại chính Public (công khai): Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên blockchain này đòi hởi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó, để tấn công vào hệ thống blockchain là điều bất khả thi vì chi phí cao Private (riêng tư): Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi, vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng dọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên blockchain, vì đây là một private blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh và chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Permissioned (liên doanh): một dạng của private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào private. Ví dụ: các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng blockchain cho riêng mình. 2. TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG  Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng được coi là một lĩnh vực rất phù hợp với các ứng dụng của blockchain Trong vòng đời của một sản phẩm, 1 Học viện Tài chính 2 Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Bắc Ninh
  2. 388 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM khi nó trải qua các bước trong chuỗi cung ứng (từ sản xuất cho đến tiêu dùng), dữ liệu được tạo ra trong mỗi bước đó có thể được ghi lại dưới dạng các giao dịch, từ đó tạo ra một lịch sử vĩnh viễn cho sản phẩm. Công nghệ blockchain có thể giúp tăng tính hiệu quả cho: (i) Ghi nhận từng đơn vị tài sản (từ sản phẩm đơn lẻ cho đến thùng chứa) trong quá trình nó trải qua các bước trong chuỗi cung ứng, (ii) theo dõi các đơn đặt hàng, biên lai, hóa đơn, thanh toán và các loại giấy tờ khác, và (iii) theo dõi các tài sản số (như bảo hành, chứng nhận, bản quyền, giấy phép, số seri, mã vạch) một cách thống nhất. Hơn thế nữa, với bản chất phi tập trung, blockchain có thể giúp tăng tính hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin về quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sự hao mòn giá trị của sản phẩm tới các bên liên quan, mang lại một phương thức mới cho việc hợp tác trong một chuỗi cung ứng phức tạp. Những vấn đề thách thức trong logistics như độ trễ trong giao nhận hàng, mất các giấy tờ, chứng từ, tài liệu, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng, cùng các lỗi khác trong quá trình chuyển giao giữa các thành viên trong chuỗi hoạt động logistics... có thể tối thiểu hóa, thậm chí là loại bỏ bằng cách sử dụng blockchain. Các lợi ích khi tích hợp công nghệ blockchain vào logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể kể đến như: tăng tính ổn định, giảm thiểu các lỗi và sự chậm trễ có thể phát sinh, tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, nhanh chóng xác định vấn đề, tăng độ tin tưởng (sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác), cải thiện trong quản lý giao vận và quản lý kho. Công nghệ blockchain cung cấp sự minh bạch trong thông tin toàn diện về chuỗi cung ứng. Từ đó, có thể thấy được sự vận chuyển của hàng hóa cả về không gian và thời gian trong suốt các giai đoạn của chuỗi cung ứng cũng như trong quá trình vận chuyển. Các nhà quản trị vận tải và logistics có được các thông tin về điều kiện vật lý của các lô hàng tại bất kỳ một thời điểm nào (như sự sai lệch nhiệt độ) có thể giúp cho việc ra quyết định trong các hoạt động logistics được hiệu quả hơn. Cách thức kinh doanh này sẽ đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính của logistics, đó là đưa hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm, với số lượng phù hợp và với chất lượng như ở trạng thái ban đầu. Một số ứng dụng mà blockchain có thể thực hiện và đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả của logistics, quản lý chuỗi cung ứng như: Ứng dụng trong xử lý giấy tờ Hoạt động logistics nói riêng và quản lý chuỗi cung ứng nói chung được hình thành từ rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều cần có sự chuyển giao và phát sinh hàng loạt các loại giấy tờ cần được xác nhận. Việc sử dụng các loại giấy tờ này tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, nhưng không an toàn, vì có thể dễ dàng bị mất, đánh tráo hoặc làm giả. Một ví dụ cụ thể là việc vận chuyển hàng đông lạnh từ Đông Phi sang Châu Âu cần có tem và sự xác nhận của khoảng 30 người và các tổ chức phải tương tác với nhau hơn 200 lần, chi phí cho việc xử lý giấy tờ liên quan đến thương mại ước tính từ 15% đến 50% chi phí vận chuyển vật lý. Để giải quyết vấn đề này, công ty vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk đã hợp tác với gã khổng lồ (hợp tác Maersk – IBM), hợp tác trên nền tảng blockchain để ứng dụng trong ngành công nghiệp logistics. IBM và Maersk đã bắt tay với nhau và đưa ra một giải pháp: sử dụng công nghệ blockchain như một phương tiện toàn cầu kết nối chủ hàng, nhà vận chuyển và hải quan. Trong thử nghiệm này, mọi tài liệu và xác nhận đều được đưa lên blockchain, các hệ thống thông tin
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 389 cũ không bị thay thế mà được tăng cường qua việc tích hợp công nghệ blockchain. Thông qua các giao diện tiêu chuẩn, các đối tác đều được trao quyền để hiển thị đầy đủ các trạng thái của các container. Maersk và IBM, kỳ vọng sẽ sử dụng blockchain để xử lý điện tử cho việc vận chuyển toàn cầu với 10 triệu container (1/7 sản lượng khai thác của Maersk mỗi năm). Điều này giúp giảm thiểu các bước công việc cần làm, giảm chi phí cho việc xử lý giấy tờ liên quan đến thương mại và còn góp phần giảm thiểu tác động lên môi trường. Xác thực và kiểm tra chất lượng chuỗi cung ứng Công nghệ Blockchain cho phép truy xuất lại nguồn gốc hàng hóa từ cửa hàng đến một nhà sản xuất với dữ liệu có độ chính xác cao. Vì mỗi lô sản phẩm được trang bị một thẻ theo dõi hiệu quả vị trí của hàng hóa và sự tương tác giữa những người tham gia chuỗi cung ứng. Theo dõi hàng hóa và sản phẩm theo thời gian thực  Việc số hóa chuỗi cung ứng bằng công nghệ Blockchain đã tạo ra một tài liệu kỹ thuật số trong cơ sở hạ tầng đám mây giúp cho các bên liên quan theo dõi chính xác vị trí của lô hàng, sản phẩm và nó đang ở vị trí nào. Ngày càng có nhiều phương tiện bị mất do theo dõi không hiệu quả và mất tầm nhìn của các hệ thống thông thường và blockchain có thể giúp khắc phục những hạn chế này. Cải thiện tính minh bạch chuỗi cung ứng Thách thức của chuỗi cung ứng trước giờ chính là thông tin có độ tin cậy thấp, đồng thời muốn truy xuất các dữ liệu có thể làm tăng chi phí vận chuyển và giao hàng. Mỗi người tham gia chuỗi cung ứng có thể kiểm tra thông tin cho từng tàu, container hoặc hàng hóa tại bất kỳ thời điểm nào vì tất cả dữ liệu quan trọng được lưu trữ trên Blockchain. Điều này cũng làm giảm sự khác biệt trong tài liệu. Minh bạch cũng cung cấp một cơ hội để điều chỉnh quá trình phân phối ở cấp độ vi mô có thể làm giảm đáng kể các hoạt động gian lận và không chính xác. Tự động hóa thanh toán  Vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác tạo ra một chuỗi cung ứng liên quan đến nhiều tổ chức và nhiều tương tác. Và quan trọng nhất là công đoạn thanh toán, nó có thể xảy ra vấn đề gian lận, lỗi và thao túng giá. Blockchain có thể tự động hóa quá trình thanh toán bằng cách tạo hóa đơn, thanh toán và đảm bảo tính chính xác và kịp thời, loại bỏ các yếu tố giấy tờ phức tạp và đảm bảo tuân thủ các giao dịch, đẩy nhanh quá trình tổng thể. Hợp lý hóa quy trình, tiện lợi trong các thao tác đã giúp cho các công ty nhanh chóng áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số, tạo hiệu quả tốt hơn trong công việc.  3. THÁCH THỨC KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG Có 3 nhóm thách thức chính đối với việc áp dụng công nghệ blockchain là: Kỹ thuật; vận hành và thể chế. Cụ thể: Thách thức về kỹ thuật Dung lượng lưu trữ và khả năng mở rộng: Đây là 2 vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong blockchain. Theo đó, cần một số lượng lớn các node đầy đủ (một node có thể xác thực đầy đủ các giao dịch và khối) trong triển khai blockchain để đảm bảo tính bảo mật của hệ thống.
  4. 390 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Bảo mật dữ liệu/quyền riêng tư: Trong blockchain, mỗi giao dịch có thể được truy xuất, kiểm tra; mọi người dùng có thể được xác định bằng khóa công khai của họ hoặc mã của khối. Do đó, công nghệ Blockchain nâng cấp độ minh bạch cho chuỗi cung ứng nông sản và giúp xây dựng lòng tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nó cũng tác động tiêu cực đến việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Thách thức về vận hành Chi phí cao, tiêu tốn năng lượng: Các bên tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm sẽ cần nhiều tiền, thời gian để áp dụng công nghệ blockchain vào hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Khi Blockchain trở nên phức tạp hơn sẽ đòi hỏi nhiều tính toán hơn để xác nhận nhiều khối hơn, đồng thời, vấn đề năng lượng tiêu thụ cũng cần được tính đến. Xây dựng văn hóa hợp tác: Để một hệ thống blockchain có sự liên kết của nhiều bên tham gia, đặc biệt, như: các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan điều phối, đối tác, thì một trong những yếu tố quyết định là xây dựng văn hóa hợp tác và xây dựng một hệ sinh thái blockchain. Trước khi nhân rộng hệ thống blockchain trên một quy mô lớn hơn, sự hợp tác của toàn hệ sinh thái là “chìa khóa” để khai thác toàn vẹn blockchain. Bên cạnh đó, cần xây dựng “hệ sinh thái blockchain thống nhất”. Khi bắt đầu thiết kế, xây dựng hệ thống, cần xác định việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chia sẻ thông tin trong blockchain; cần chuyên nghiệp ngay từ các khâu đầu tiên, như: thiết kế, nghiên cứu, đào tạo sử dụng... Năng lực áp dụng: Blockchain là công nghệ mới, chỉ số ít người có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu mới có thể sử dụng trong quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm. Do đó, việc áp dụng công nghệ blockchain có thể là một quá trình lâu dài. Thách thức về pháp lý Tại Việt Nam, các vấn đề lớn đặt ra đối với công nghệ blockchain hiện nay là pháp lý và quản lý. Theo báo cáo số 70/BC-BTP, ngày 23/3/2020 của Bộ tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ về rà soát khuôn khổ pháp lý liên quan đến ứng dụng, phát triển các dịch vụ, sản phẩm trên nền tảng blockchain, nhiều doanh nghiệp cơ bản không gặp vướng mắc trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình, mà vấn đề chủ yếu là “xây dựng một môi trường sinh thái thân thiện với ứng dụng công nghệ blockchain nhằm gia tăng tính công khai, minh bạch, chống gian lận”. 4. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG CÁC CHUỖI CUNG ỨNG Công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong lĩnh vực logistics hiện nay Các chuỗi cung ứng và các công ty khởi nghiệp tập trung vào việc cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng dựa trên chuỗi khối nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí vận hành. Đã có một số lượng lớn các dự án logistics đang được triển khai, các hệ thống ứng dụng chuỗi khối điển hình như: Hệ thống VeChain (VET) 2015 đã ứng dụng chuỗi khối trong tạo các Hợp đồng thông minh để theo dõi hàng tồn kho, mã hóa sản phẩm và theo dõi từng bước thông qua nhãn RFID nhằm điều hướng trong chuỗi cung ứng. Hệ thống wungs dụng chuỗi khối cho phép xem từng chi tiết lịch sử của sản phẩm tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng đời của nó trong chuỗi cung ứng... các đối tác đã sử dụng như BMW, Haier, BIOS, BYD, DIG, DB Schenker.
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 391 Hệ thống WaltonChain (WTC) 2016 đã ứng dụng trong theo dõi các đối tượng thông qua công nghệ RFID độc quyền. Thông tin chi tiết được cung cấp về các địa điểm mà sản phẩm đi qua, người xử lý sản phẩm và các bước liên quan đến quy trình chuỗi cung ứng,… các đối tác đã sử dụng như Fashionchain, MoneyNet, Huodull, Mitoq, Freyrchain. Hệ thống Ambrosus (AMB) 2017 đã ứng dụng vào các hợp đồng thông minh gọi là Ethe- reum bao gồm các thiết bị IoT độc quyền. Nó được tích hợp dễ dàng vào bất kỳ ngành hoặc thị trường nào phụ thuộc vào chuỗi cung ứng hoặc hệ thống hậu cần. Các đối tác đã sử dụng như BioFirm, Nestle, Cantone Group, Trek Therapeutics, Crypto Valley Association. Hệ thống CargoCoin (CRGO) 2018 đã ứng dụng trong các hợp đồng thông minh để tạo ra một phương pháp lưu trữ và chuyển giao an toàn cho hàng hóa được mã hóa trong nhiều ngành công nghiệp chuỗi cung ứng khác nhau (vận chuyển qua đường bộ, đường biển và đường hàng không). Nó cung cấp thông tin liên lạc hiệu quả giữa người kinh doanh hàng hóa và người vận chuyển trên phạm vi toàn cầu. Điều này cho phép cung cấp phương thức gửi, nhận, từ chối, phê duyệt hoặc ký các tài liệu cần thiết cho tất cả các bên liên quan của quy trình chuỗi cung ứng, các đối tác Bancor, H&B, Bitrue, NoBar, CargoLine. Như vậy, blockchain đã được các hệ thống logistics đưa vào ứng dụng và đã cải tiến được hiệu năng trong các hợp đồng thông minh, minh bạch đường đi, hỗ trợ lưu trữ vết trong hậu cần,… tăng hiệu quả trong quản trị các hệ thống logistics. Xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong các hệ thống quản trị chuỗi cung ứng Blockchain cung cấp 4 tính năng chính có thể tăng cường tích hợp và phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, bao gồm: (1) minh bạch, (2) xác thực, (3) tự động hóa và (4) token hóa. Dựa trên các nghiên cứu này, có thể tóm tắt các xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các hệ thống quản trị chuỗi cung ứng như sau: Thứ nhất, tăng tính trực quan của chuỗi cung ứng (SC Visibility): Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự kém hiệu quả của chuỗi cung ứng là tính minh bạch từ đầu đến cuối kém, điều này cũng dẫn đến cái gọi là hiệu ứng bullwhip. Công nghệ chuỗi khối cho phép chia sẻ thông tin thời gian thực về vị trí và trạng thái của một đối tượng giữa nhiều thành viên trong chuỗi cung ứng. Với các khả năng của công nghệ cảm biến và internet vạn vật, bất kỳ điều kiện nào cũng có thể đo lường được như nhiệt độ sản phẩm trong dây chuyền lạnh hoặc tính sẵn sàng của các thiết bị kỹ thuật vận hành đều có thể được theo dõi. Điều này cải thiện độ chính xác của dữ liệu, tăng khả năng lập kế hoạch và kết hợp, cũng như thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phòng ngừa các sự cố. Thứ hai, tăng tính toàn vẹn của SC (SC Integrity): Được cung cấp một sổ cái chung gồm các bản ghi minh bạch và bất biến, công nghệ chuỗi khối mang đến cơ hội truy tìm nguồn gốc của tài sản. Thông tin xuất xứ để chứng nhận tính xác thực đảm bảo tính toàn vẹn của tài sản liên quan đến cả sản phẩm và thiết bị kỹ thuật. Hơn nữa, công nghệ chuỗi khối làm giảm bớt thủ tục giấy tờ trong thương mại toàn cầu bằng cách đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ vận chuyển hàng hóa. Thứ ba, sự nhịp nhàng trong phối hợp các thành phần của chuỗi cung ứng (SC Orchestra- tion): Kết hợp tính minh bạch và xác thực với tự động hóa thông qua hợp đồng thông minh,
  6. 392 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM có thể hình dung các chuỗi cung ứng hoạt động nhịp nhàng và trôi chảy theo các quy tắc được chỉ định trước. Điều này làm tăng tốc độ và giảm bớt sự nhập nhằng vì thông tin và các quyết định hoặc biện pháp tương ứng trong chuỗi cung ứng.   Thứ tư, ảo hóa chuỗi cung ứng (SC Virtualization): Ảo hóa là một cách tiếp cận nổi tiếng trong quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tăng cường sử dụng và tính linh hoạt của tài nguyên công nghệ bằng cách tạo nên sự hợp lý trong phối hợp giữa của phần cứng vật lý và phần mềm trong hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ cho phép cải thiện việc sử dụng công suất của các tài nguyên trong chuỗi cung ứng, hơn nữa còn tăng tính linh hoạt của hợp đồng trong các chuỗi cung ứng. Cuối cùng, quản lý tài chính (SC Finance): Các ứng dụng hỗ trợ chuỗi cung ứng tài tạo nên sự chặt chẽ giữa hệ thống tài chính và tiền điện tử, giúp tăng vai trò quan trọng của các trung gian tài chính trong thương mại toàn cầu. 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Để có thể ứng dụng rộng rãi blockchain trong thời gian tới, cần có khung pháp lý và môi trường thể chế thuận lợi cho blockchain phát triển. Trước tiên, cần xác định đây là mục tiêu dài hạn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc trong dài hạn của Nhà nước. Hành lang pháp lý quy định về tự động hoá, số hóa các quy trình thủ tục liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cả hoạt động, quy trình cũng như tài chính (chính sách cắt giảm thuế, hỗ trợ vốn vay)… đối với một nhóm các doanh nghiệp tiên phong, từ đó tạo thành một môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác cũng như các chủ thể khác của nền kinh tế tận dụng đà tăng tốc phát triển. Bên cạnh đó, các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cần tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ bao gồm cả công nghệ blockchain để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, cung ứng dịch vụ công, đi đầu trong xây dựng môi trường sinh thái blockchain. Sau khi đã tạo ra được môi trường của một “hệ sinh thái blockchain”, thì việc kết nối các bên hữu quan, cũng như phát triển thành một hệ sinh thái hoàn thiện sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Cần duy trì cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng cung ứng dịch vụ công nghệ cả ở trong nước và quốc tế để phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống. Đồng thời, nâng cao năng lực sử dụng hệ thống bằng các hoạt động truyền thông, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về việc ứng dụng công nghệ blockchain. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tư pháp (2020).  Báo cáo số 70/BC-BTP, ngày 23/3/2020 việc rà soát khung khổ pháp lý liên quan đến việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ Blockchain và một số đề xuất 2. Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Trung Kiên (2018). Nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm hệ thống xác thực nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ứng dụng Blockchain, Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ Thông tin và Truyền thông 2019) 3. EMS hợp tác Lalamove: Đa dạng hóa danh mục dịch vụ giao nhận. logistics.gov.vn. http://logistics.gov. vn/dich-vu-logistics/giao-nhan/ems-hop-tac-lalamove-da-dang-hoa-danh-muc-dich-vu-giao-nhan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1