Nguyễn Hữu Thọ và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 139 - 144<br />
<br />
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN:<br />
CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN GIỮA CÁC TÁC NHÂN<br />
Nguyễn Hữu Thọ*, Bùi Thị Minh Hà<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chè đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập và việc làm cho hơn 66.000 hộ gia đình<br />
tham gia trồng và chế biến chè tại Thái Nguyên, cũng nhƣ 28 nhà sản xuất và kinh doanh. Mục<br />
đích của nghiên cứu là tìm hiểu về những chuỗi giá trị mà nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên<br />
đang tham gia và những chi phí và lợi nhuận những nông dân này phải bỏ ra và thu về từ việc<br />
tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó tìm ra chuỗi giá trị nông dân đƣợc lợi nhuận nhiều nhất. Kết quả<br />
nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng lợi nhuận của mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: (1) sản<br />
phẩm của chuỗi, và (2) độ dài của chuỗi - sản phẩm tiếp cận đƣợc tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng.<br />
Có ba loại sản phẩm chính trong các chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chè đen, chè xanh<br />
đặc sản (chè chất lƣợng cao), và chè xanh thƣờng. Chè đen có lợi nhuận trong chuỗi thấp nhất<br />
(5.810 đ/kg) trong khi đó các chuỗi giá trị chè xanh khác biến động từ 15.010 đồng đến 44.320<br />
đồng/kg. Chuỗi giá trị số 2 (nông dân hợp đồng với nhà máy, sản xuất chè xanh đặc sản) và số 5<br />
(nông dân hợp tác xã, sản xuất chè xanh thƣờng) có giá trị gia tăng trong chuỗi nhiều nhất vì vậy<br />
đây có thể sẽ là hƣớng phát triển cho ngành chè tỉnh Thái Nguyên nhằm mục tiêu gia tăng giá trị<br />
cho ngành chè.<br />
Từ khóa: Ngành chè, chuỗi giá trị, chi phí, lợi nhuận.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chè đóng một vai trò quan trọng trong việc<br />
tạo thu nhập và việc làm cho hơn 66.000 hộ<br />
gia đình tham gia trồng và chế biến chè tại<br />
Thái Nguyên, cũng nhƣ 28 nhà sản xuất và<br />
kinh doanh. Chè Thái Nguyên chủ yếu đƣợc<br />
cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc, chiếm<br />
75% tổng sản lƣợng chè. 25% còn lại đƣợc<br />
xuất khẩu ra nƣớc ngoài (Ngân hàng Phát<br />
triển Châu Á, 2004). Giá chè tại thị trƣờng<br />
trong nƣớc cao hơn nhiều so với chè xuất<br />
khẩu. Giá trị gia tăng của chè Thái Nguyên<br />
thấp hơn nhiều so với chè Lâm Đồng. Cả ba<br />
giai đoạn của chuỗi giá trị ngành chè là sản<br />
xuất, chế biến và kinh doanh đều còn hạn<br />
chế, thông thƣờng ngƣời sản xuất là ngƣời<br />
chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị<br />
(Goletti, 2005).<br />
Chè Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn khi<br />
Việt Nam tham gia Tổ chức Thƣơng mại Thế<br />
giới (WTO) (Aude Simonart, Bùi Thị Minh<br />
Hồng, 2005). Các loại chè nƣớc ngoài có giá<br />
rẻ hơn sẽ thâm nhập thị trƣờng trong nƣớc do<br />
<br />
<br />
chè chế biến đƣợc miễn 40% thuế nhập khẩu.<br />
Việc gia tăng thị phần của các loại chè nƣớc<br />
ngoài sẽ tác động tới thu nhập của các nhà sản<br />
xuất trong nƣớc. Do chất lƣợng chè xuất khẩu<br />
Việt Nam còn thấp, nên việc đƣa các sản<br />
phẩm chè của Việt nam tiếp cận thị trƣờng<br />
quốc tế vẫn còn bị hạn chế bởi các tiêu chuẩn<br />
chất lƣợng và giới hạn về kỹ thuật (Lê Đăng<br />
Doanh, (2007). Để tìm hiểu về những bất lợi<br />
của ngƣời nông dân khi tham gia vào chuỗi<br />
giá trị ngành chè chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu: “chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái<br />
Nguyên" với mục đích tìm hiểu về những<br />
chuỗi giá trị mà nông dân trồng chè tỉnh Thái<br />
Nguyên đang tham gia và những chi phí và<br />
lợi nhuận những nông dân này phải bỏ ra và<br />
thu về từ việc tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó<br />
tìm ra chuỗi giá trị nông dân đƣợc lợi nhuận<br />
nhiều nhất.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Đánh giá một số tác nhân tham gia vào<br />
chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên.<br />
<br />
Tel: 0912530872, Email: huutho01@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
139<br />
<br />
Nguyễn Hữu Thọ và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Phân tích chi phí, lợi nhuận của một số<br />
tác nhân trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh<br />
Thái Nguyên.<br />
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao giá trị<br />
ngành chè cho tỉnh Thái Nguyên.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
62(13): 139 - 144<br />
<br />
của địa phƣơng; (3) Có sự kết nối với thị<br />
trƣờng bên ngoài<br />
- Phƣơng pháp phân tích chi phí lợi nhuận<br />
trong chuỗi:<br />
Kaplinsky và Morris (2001) đã đƣa ra công<br />
thức tính lợi nhuận trong chuỗi:<br />
<br />
- Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập từ các<br />
báo cáo nghiên cứu có sẵn, các tài liệu, số liệu<br />
liên quan đến ngành chè tỉnh Thái Nguyên và<br />
Việt Nam.<br />
<br />
Lợi nhuận = Tổng tài sản có - các khoản nợ<br />
<br />
- Nguồn thông tin sơ cấp: Áp dụng phƣơng<br />
pháp nghiên cứu chuỗi giá trị của Kaplinsky<br />
và Morris (2001) nhằm thu thập các thông tin<br />
thông qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân<br />
trong chuỗi giá trị (bằng bộ câu hỏi).<br />
<br />
Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu của các công<br />
nhân nông trƣờng (nay là các công ty trách<br />
nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên).<br />
Một đặc điểm chính của kênh này là, công<br />
nhân nông trƣờng chủ yếu bán chè tƣơi cho<br />
công ty. Công ty chế biến thành chè đen và<br />
xuất khẩu qua Tổng công ty chè Việt Nam<br />
(VINATEA), phần nhỏ còn lại có thể xuất<br />
trực tiếp hoặc qua một công ty khác. Giá trị<br />
gia tăng trong chuỗi này rất thấp, vì chuỗi có<br />
độ dài quá ngắn, chƣa tiếp cận đƣợc với<br />
ngƣời tiêu dùng cuối cùng.<br />
Chuỗi số 2: Nông dân hợp đồng bán chè tươi<br />
cho nhà máy chế biến chè xanh đặc sản<br />
Đây là kênh mới xuất hiện trong một số năm<br />
gần đây. Những công ty này đều định hƣớng<br />
sản phẩm của mình tới thị trƣờng yêu cầu<br />
chất lƣợng cao nhƣ Đài Loan, Nhật Bản.<br />
Công ty cũng sẵn sàng mua nguyên liệu với<br />
giá cao để có một chất lƣợng tốt theo yêu cầu<br />
của khách hàng. Những công ty này tập trung<br />
sản xuất những sản phẩm chè có chất lƣợng<br />
cao nhƣ chè xanh đặc sản, chè ôlong, hay mật<br />
hồng trà...<br />
<br />
Phƣơng pháp chuyên gia: Thông qua tham<br />
khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực<br />
nghiên cứu, từ đó có các định hƣớng để lựa<br />
chọn địa bàn nghiên cứu, tác nhân nghiên cứu.<br />
Địa điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn dựa trên<br />
các thông tin sẵn có về ngành hàng chè, số<br />
liệu thống kê của tỉnh và ý kiến tham khảo<br />
của các chuyên gia, đặc biệt là tƣ vấn từ các<br />
tác nhân trong chuỗi giá trị. Các huyện đƣợc<br />
lựa chọn để tiến hành nghiên cứu bao gồm:<br />
(1) Thành phố Thái Nguyên; (2) Huyện Đồng<br />
Hỷ; (3) Huyện Đại từ<br />
Các huyện đƣợc lựa chọn thoả mãn các tiêu<br />
chí sau: (1) Có sự đa dạng các kênh về các<br />
tác nhân tham gia trong chuỗi; (2) Chè là<br />
cây trồng chủ đạo trong hệ thống sản xuất<br />
với diện tích lớn, tập trung và có đóng góp<br />
quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Chuỗi số 1: Công nhân nông trường bán chè<br />
tươi cho nhà máy<br />
<br />
Hình 1. Kênh tiêu thụ của công nhân nông trƣờng bán chè tƣơi cho nhà máy để chế biến chè đen xuất khẩu<br />
(kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
140<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hữu Thọ và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 139 - 144<br />
<br />
Hình 2. Kênh tiêu thụ của nông dân hợp đồng bán chè tƣơi cho nhà máy để chế biến chè xanh đặc sản<br />
(kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5)<br />
<br />
Hình 3. Kênh tiêu thụ của nông dân tự do bán chè khô cho nhà máy để chế biến chè xanh nội tiêu<br />
(kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5)<br />
<br />
Hình 4. Kênh tiêu thụ của nông dân tự do bán chè khô cho các hộ kinh doanh để phục vụ nội tiêu hoặc<br />
xuất khẩu qua các công ty ngoại tỉnh(kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5)<br />
<br />
Hình 5. Kênh tiêu thụ của xã viên hợp tác xã bán chè khô cho hợp tác xã để tiêu thụ nội địa<br />
(kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
141<br />
<br />
Nguyễn Hữu Thọ và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Những công ty này đã tiếp cận đƣợc với<br />
khách hàng cuối cùng của mình ở nƣớc ngoài,<br />
vì vậy giá trị gia tăng trong chuỗi này khá cao<br />
(Viện Nghiên cứu thƣơng mại, Bộ Công<br />
Thƣơng, (2009).<br />
Chuỗi số 3: Nông dân tự do bán chè chè khô<br />
cho nhà máy<br />
Đây là kênh tƣơng đối truyền thống của<br />
những vùng chè chất lƣợng không cao của<br />
tỉnh Thái Nguyên. Những nhà máy trong kênh<br />
này chủ yếu làm nhiệm vụ sơ chế sau đó bán<br />
cho những công ty khác ở ngoại tỉnh hoặc bán<br />
cho các đại lý ở các tỉnh khác để phục vụ nội<br />
tiêu hoặc xuất khẩu. Những công ty này<br />
không quan tâm nhiều tới khách hàng của<br />
mình là ai, họ yêu cầu chất lƣợng nhƣ thế nào.<br />
Chính vì vậy giá trị gia tăng trong chuỗi<br />
không cao.<br />
Chuỗi số 4: Nông dân tự do bán chè khô cho<br />
các hộ kinh doanh<br />
Ngƣời sản xuất chè bán chè khô cho các hộ<br />
kinh doanh chè tại chợ địa phƣơng (số ít tại<br />
nhà) là kênh tiêu thụ phổ biến tại các vùng<br />
chè của tỉnh Thái Nguyên. Ngƣời mua và<br />
ngƣời bán hoàn toàn dựa trên giá cả thị<br />
<br />
62(13): 139 - 144<br />
<br />
trƣờng, không có những ràng buộc về mặt<br />
chất lƣợng thông qua hợp đồng. Ngƣời sản<br />
xuất hoàn toàn không biết sản phẩm của mình<br />
sẽ tiếp tục đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nào,<br />
chính vì vậy họ ít có động lực nâng cao chất<br />
lƣợng sản phẩm.<br />
Chuỗi số 5: Xã viên hợ tác xã bán chè khô<br />
cho hợp tác xã<br />
Giữa xã viên và hợp tác xã đã có những cam<br />
kết về mặt chất lƣợng trong kênh tiêu thụ<br />
trên. Tuy nhiên, việc tiêu thụ qua kênh của<br />
hợp tác xã cũng chỉ là một trong các kênh tiêu<br />
thụ của xã viên. Xuất phát từ việc năng lực<br />
ban chủ nhiệm của hầu hết các hợp tác xã<br />
chƣa cao, công nghệ của các hợp tác xã còn<br />
đơn giản, (Ngân hàng Phát triển Châu Á,<br />
2005) vì vậy thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của<br />
họ còn rất hạn chế, chủ yếu là nội tiêu<br />
(Nguyễn Hữu Thọ, 2008). Giá bán sản phẩm<br />
chƣa cao nên chƣa thu hút đƣợc các xã viên<br />
hợp tác bán sản phẩm qua kênh tiêu thụ này.<br />
Sản phẩm bán qua kênh này đến trực tiếp<br />
ngƣời tiêu dùng nên giá thành cao hơn so với<br />
những kênh khác, vì vậy giá trị gia tăng trong<br />
kênh này cũng tƣơng đối cao.<br />
<br />
Bảng 1. Phân bổ chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân trong một số chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên<br />
Chuỗi giá trị<br />
và sản phẩm<br />
<br />
Trồng chè<br />
<br />
Chuỗi giá trị 1:<br />
<br />
Công nhân nông trƣờng<br />
<br />
Chế biến<br />
<br />
Thương<br />
mại<br />
<br />
Chế biến/công ty<br />
<br />
Người mua<br />
<br />
Tổng chi phí/lợi<br />
nhuận<br />
<br />
Xuất khẩu uỷ thác<br />
<br />
Chi phí<br />
<br />
10.000<br />
<br />
33,1%<br />
<br />
20.190<br />
<br />
66,9%<br />
<br />
30.190<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
4.000<br />
<br />
68,8%<br />
<br />
1.810<br />
<br />
31,2%<br />
<br />
5.810<br />
<br />
Chuỗi giá trị 2:<br />
<br />
Nông dân hợp đồng<br />
<br />
Chi phí<br />
<br />
30.000<br />
<br />
15,8%<br />
<br />
160.000<br />
<br />
84,2%<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
15.000<br />
<br />
50%<br />
<br />
15.000<br />
<br />
50%<br />
<br />
Chuỗi giá trị 3:<br />
<br />
Nông dân tự do<br />
<br />
Chế biến/công ty<br />
<br />
Chế biến/công ty<br />
<br />
Xuất khẩu trực tiếp<br />
190.000<br />
30.000<br />
Nội tiêu/xuất uỷ thác<br />
<br />
Chi phí<br />
<br />
30.864<br />
<br />
40,3%<br />
<br />
45.625<br />
<br />
59,7%<br />
<br />
76.489<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
5.636<br />
<br />
37,5%<br />
<br />
9.375<br />
<br />
62,5%<br />
<br />
15.011<br />
<br />
Chuỗi giá trị 4:<br />
<br />
Nông dân tự do<br />
<br />
Hộ kinh doanh<br />
<br />
Chi phí<br />
<br />
40.300<br />
<br />
37,5%<br />
<br />
67.000<br />
<br />
62,5%<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
16.700<br />
<br />
73,6%<br />
<br />
6.000<br />
<br />
26,4%<br />
<br />
Chuỗi giá trị 5:<br />
<br />
Xã viên hợp tác<br />
<br />
Hợp tác xã<br />
<br />
Nội tiêu/bán trực tiếp<br />
107.300<br />
22.700<br />
Nội tiêu/bán trực tiếp<br />
<br />
Chi phí<br />
<br />
49.673<br />
<br />
31,9%<br />
<br />
106.000<br />
<br />
68,1%<br />
<br />
155.673<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
35.327<br />
<br />
79,7%<br />
<br />
9.000<br />
<br />
20,3%<br />
<br />
44.327<br />
(chi phí, lợi nhuận: đồng/kg chè khô)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
142<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hữu Thọ và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Qua bảng trên thấy rằng, tổng lợi nhuận của<br />
mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: (1)<br />
sản phẩm của chuỗi, và (2) độ dài của chuỗi sản phẩm tiếp cận đƣợc tới ngƣời tiêu dùng<br />
cuối cùng.<br />
Có ba loại sản phẩm chính trong các chuỗi giá<br />
trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chè đen, chè<br />
xanh đặc sản (chè chất lƣợng cao), và chè<br />
xanh thƣờng. Chè đen có lợi nhuận trong<br />
chuỗi thấp nhất (5.810 đ/kg) trong khi đó các<br />
chuỗi giá trị chè xanh khác biến động từ<br />
15.010 đồng đến 44.320 đồng/kg. Điều này<br />
khá thuận lợi cho ngành chè tỉnh Thái<br />
Nguyên vì hiện nay khách hàng trong nƣớc và<br />
trên thế giới có xu hƣớng chuyển từ việc uống<br />
chè đen sang uống chè xanh (Aude Simonart,<br />
Bùi Thị Minh Hồng, 2005; Ngân hàng Phát<br />
triển Châu Á, 2004).<br />
Trong 5 chuỗi giá trị nghiên cứu có 3 chuỗi<br />
tiếp cận trực tiếp đƣợc với ngƣời tiêu dùng<br />
(chuỗi 2, 4, 5) trong khi đó chuỗi 1 và chuỗi 3<br />
phải thông qua các tác nhân khác. Các chuỗi<br />
tiếp cận trực tiếp với ngƣời tiêu dùng có tổng<br />
lợi nhuận trong chuỗi biến động từ 22.700<br />
đồng đến 44.327 đồng/kg trong khi các chuỗi<br />
không tiếp cận đƣợc với ngƣời tiêu dùng có<br />
tổng lợi nhuận trong chuỗi biến động từ 5.810<br />
đồng đến 15.011 đồng. Chuỗi giá trị số 2 và<br />
số 5 có giá trị gia tăng trong chuỗi nhiều nhất<br />
vì vậy đây có thể sẽ là hƣớng phát triển cho<br />
ngành chè tỉnh Thái Nguyên nhằm mục tiêu<br />
gia tăng giá trị cho ngành chè.<br />
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ<br />
Kết luận<br />
Sản phẩm chè Thái Nguyên rất đa dạng về<br />
mặt chuỗi giá trị. Tại tỉnh Thái Nguyên tồn tại<br />
ít nhất ba nhóm nông dân trong 3 chuỗi giá<br />
trị: Nông dân nông trƣờng, nông dân tự do và<br />
nông dân hợp tác xã. Tƣơng tự nhƣ vậy các<br />
dòng sản phẩm của ba nhóm nông dân này<br />
cũng đi theo các thị trƣờng khác nhau. Đặc<br />
biệt, trong chuỗi giá trị chè xanh tỉnh Thái<br />
Nguyên lại có ít doanh nghiệp đóng vai trò là<br />
tác nhân chính (key stackholder). Phân tích cụ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
62(13): 139 - 144<br />
<br />
thể năm chuỗi giá trị thấy rằng tổng lợi nhuận<br />
của mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính:<br />
(1) sản phẩm của chuỗi, và (2) Độ dài của<br />
chuỗi - sản phẩm tiếp cận đƣợc tới ngƣời tiêu<br />
dùng cuối cùng. Có ba loại sản phẩn chính<br />
trong các chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái<br />
Nguyên: Chè đen, chè xanh đặc sản (chè chất<br />
lƣợng cao), và chè xanh thƣờng. Chè đen có<br />
lợi nhuận trong chuỗi thấp nhất (5.810 đ/kg)<br />
trong khi đó các chuỗi giá trị chè xanh khác<br />
biến động từ 15.010 đồng đến 44.320<br />
đồng/kg. Trong 5 chuỗi giá trị nghiên cứu có<br />
3 chuỗi tiếp cận trực tiếp đƣợc với ngƣời tiêu<br />
dùng (chuỗi 2, 4, 5) trong khi đó chuỗi 1 và<br />
chuỗi 3 phải thông qua các tác nhận khác.<br />
Kiến nghị<br />
- Đẩy mạnh liên kết dọc và liên kết ngang<br />
trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái<br />
Nguyên: Liên kết ngang (liên kết giữa những<br />
nông dân với nhau) cơ sở của những liên kết<br />
này là những nhóm nông dân IPM trong sản<br />
xuất chè và các hợp tác xã. Liên kết dọc (liên<br />
kết giữa các bên liên quan trong chuỗi - ngƣời<br />
sản xuất với ngƣời chế biến...): Cần lựa chọn<br />
đƣợc những công ty đóng vai trò là tác nhân<br />
chính trong mỗi chuỗi giá trị.<br />
- Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng trong bối<br />
cảnh hội nhập thông qua việc áp dụng quy<br />
trình quản lý nông nghiệp tốt cho chè (Global<br />
GAP, Asian GAP, Việt GAP).<br />
- Cần tiến hành nghiên cứu thị trƣờng để xác<br />
định đƣợc thị trƣờng và khách hàng tiềm năng.<br />
Khi khách hàng và thị trƣờng đã đƣợc xác<br />
định, ngành chè Thái Nguyên cần xem liệu<br />
việc sản xuất và sản phẩm có đáp ứng đƣợc<br />
nhu cầu và sở thích của thị trƣờng không.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Aude Simonart, Bùi Thị Minh Hồng, (2005).<br />
“Nghiên cứu tác động tiềm tàng của Việt Nam gia<br />
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với<br />
ngành chè”, Hà Nội.<br />
[2]. Lê Đăng Doanh, (2007). “Đổi mới và nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp trong hội<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
143<br />
<br />