Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Chuỗi rau an toàn Mộc Châu và việc truy xuất nguồn gốc<br />
<br />
Gordon Rogers1, Phạm Thị Sến2, Liam Southam-Rogers1<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Applied Horticulture Research, Sydney, Australia<br />
2<br />
Viện Khoa học kỹ thuât nông lâm miền núi phía Bắc, Phú Thọ, Việt Nam<br />
<br />
Liên hệ<br />
gordon@ahr.com.au<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Từ khóa<br />
Mộc Châu, Hà Nội, rau an toàn, nhóm nông dân<br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
Trọng tâm chính của dự án là xây dựng và thử nghiệm một số chuỗi giá trị giúp<br />
người sản xuất tại Mộc châu cung cấp cho người tiêu dùng tại Hà Nội sản phẩm<br />
rau được chứng nhận an toàn. Nông dân Mộc Châu có thể sản xuất rau ôn đới<br />
như cải bắp, đậu và cà chua vào mùa hè và chỉ mất 4 tiếng để vận chuyển về Hà<br />
Nội cho các nhà bán lẻ bằng đường bộ. 49<br />
<br />
Nếu nông dân tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn rau an toàn hoặc tiêu chuẩn<br />
VietGAP của Việt Nam,thì cả họ và người tiêu dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi dư<br />
lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và các vi sinh vật có hại cho con người.<br />
<br />
Mục tiêu lớn hơn của dự án là nhằm hiểu được cách thức các nhóm nông hộ có<br />
thể quản lý và hoạt động bền vững để sản xuất và cung cấp rau chất lượng dưới<br />
nhãn hiệu chứng nhận Rau An toàn Mộc Châu. Tuy nhiên, một trong những điều<br />
cần thiết để một hệ thống phân phối sản phẩm chất lượng có chứng nhận như<br />
vậy vận hành hiệu quả và bền vững là truy xuất nguồn gốc. Việc truy xuất nguồn<br />
gốc sẽ giúp đảm bảo người sản xuất phải tuân thủ và chịu trách nhiệm nếu vi<br />
phạm các tiêu chuẩn VietGAP hoặc qui trình sản xuất rau an toàn.<br />
<br />
Một trong các hoạt động của Dự án AGB/2014/035 đánh giá mức độ tin cậy và<br />
hiệu quả của việc truy xuất nguồn gốc rau từ các nông hộ đến nhà bán lẻ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Bốn nhóm nông dân tự quản được thành lập tại một số thôn thuộc khu vực Mộc<br />
Châu từ năm 2009 với sự hỗ trợ của dự án ACIAR AGB/2009/053, và 6 nhóm<br />
nông dân mới được thành lập trong khuôn khổ dự án ACIAR AGB/2014/035, với<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
tổng số 170 hộ nông dân tham gia.<br />
Theo qui định, nông dân phải ghi chép nhật ký sản xuất (như ngày gieo trồng,<br />
loại phân bón và thuốc BVTV sử dụng và ngày sử dụng, ngày thu hoạch, ngày<br />
đóng gói) đối với tất cả các loại rau để có thể đối chiếu với các yêu cầu của sản<br />
xuất VietGAP hay sản xuất rau an toàn.<br />
<br />
Dự án đang đánh giá việc sử dụng mã QR và tiềm năng sử dụng phần mềm thu<br />
nhập dữ liệu di động CommCare tại www.commcarehq.org để phục vụ cho việc<br />
truy xuất nguồn gốc và so sánh với các phương pháp truy suất nguồn gốc dựa<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trên thông tin ghi chép trên giấy hiện đang được sử dụng. Nhãn hiệu chứng nhận<br />
Rau an toàn Mộc Châu (hình 1) bao gồm tiêu chuẩn tuân thủ nghiêm ngặt các<br />
tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm được sản xuất tại khu vực Mộc Châu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
50<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình1: Nhãn hiệu chứng nhận Rau an toàn Mộc Châu được xấy dựng với sự hỗ<br />
trợ của dự án ACIAR AGB/2009/053<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mã QR và những thông tin lưu<br />
chứa trong mã này<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Kết quả<br />
Việc sử dụng mã QR và phần mềm thu nhập, quản lý thông tin hỗ trợ truy xuất<br />
nguồn gốc sản phẩm rau đang được thử nghiệm tại bản Tự Nhiên và Tà Niết ở<br />
Mộc Châu. Việc sử dụng QR là có hiệu quả và giúp cho việc truy xuất nguồn gốc<br />
rau được thuận lợi, dễ dàng. Tuy nhiên cần phải có mã QR riêng cho mỗi loại rau,<br />
nông hộ và ngày thu hoạch.<br />
<br />
Việc đánh giá phần mềm thu nhập dữ liệu di động CommCare đang được lên kế<br />
hoạch cho giai đoạn tiếp theo của dự án và kết quả sẽ được so sánh với việc sử<br />
dụng mã QR và việc truy xuất nguồn gốc theo phương pháp thủ công sử dụng dữ<br />
liệu ghi chép trên giấy.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Các nhóm nông hộ tại Mộc Châu đang cung cấp cho người tiêu dùng các sản<br />
phẩm rau an toàn được chứng nhận. Tính tới cuối năm 2016, tổng số 1.736 tấn<br />
rau của 68 nông hộ đã được cung cấp cho các nhà bán lẻ tại Hà Nội. (Tính từ<br />
2011, sản lượng rau này tăng trung bình 45% mỗi năm). Thu nhập của nông dân<br />
tăng 150% nhờ tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng rau an toàn. Với nguồn thu<br />
nhập gia tăng này nông dân Mộc Châu đang đầu tư nhiều hơn cho việc sản xuất<br />
rau, cải thiện cơ sở sơ chế và đóng gói rau, mua xe tải vận chuyển rau về Hà Nội,<br />
đồng thời cải thiện nhà ở và đầu tư nhiều hơn cho con cái họ đi học.<br />
<br />
Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc rau hiện vẫn được thực hiện thủ công, dựa 51<br />
trên dữ liệu ghi chép trên giấy. Đối với các hệ thống sản xuất ở các nước phương<br />
tây, mã vạch thường được sử dụng để quản lý dữ liệu, nhưng như vậy cần có hệ<br />
thống mã vạch chuyên biệt, phần mềm, máy in và hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ.<br />
<br />
Việc truy xuất nguồn gốc sử dụng QR hiện yêu cầu các mã QR khác nhau cho mỗi<br />
loại rau, mỗi nông hộ, và mỗi lứa thu hoạch, như vây khá rườm rà và tốn kém<br />
thời gian cũng như kinh phí. Mã vạch QR có thể phù hợp hơn với chức năng là<br />
công cụ để thông báo tới khách hàng về dự án, nông dân và nguồn gốc của rau.<br />
Hệ thống CommCare, nhằm hệ thống hóa việc thu nhập và lưu trữ dữ liệu cần<br />
thiết để truy xuất nguồn gốc rau, có thể là một giải pháp tốt. Hệ thống này sẽ<br />
được dự án đánh giá trong thời gian tới.<br />