Chương 1 “ Cấu trúc chung của máy tính”
lượt xem 23
download
Bộ vi xử lí intel 8086 được Intel ra mắt vào tháng 6 năm 1978. Sự ra đời của bộ vi xử lí 8086 không chỉ là một sự kiện trọng đại cho ngành công nghiệp chế tạo vi xử lí mà còn trong cả ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 1 “ Cấu trúc chung của máy tính”
- CHƯƠNG 1: CẤU TRÚC CHUNG CỦA MÁY TÍNH I. CẤU TRÚC MÔ PHỎNG CON NGƯỜI CỦA MÁY TÍNH 1. Sơ đồ cấu trúc chung
- 2. Nguyên lý hoạt động chung Giống như con người, máy tính có bộ não là bộ VXL. Trong bộ VXL có bộ điều khiển (CU) và bộ tính toán số học logic (ALU). Khác với não người, bộ nhớ nằm ngoài VXL, nhưng liên kết chặt chẽ với VXL. Tương đương với các cơ quan chấp hành của con người, máy tính có các thiết bị ngoại vi. Các thiết b ị này được nối với VXL theo 3 nhóm dây song song dùng chung cho t ất c ả các thiết bị gọi là Bus hệ thống. Như vậy bus hệ thống bao gồm 3 nhóm: - Bus địa chỉ (bus A) dùng để truyền các thông tin địa chỉ - Bus dữ liệu (bus D) dùng để trao đổi dữ liệu - Bus điều khiển (bus C) dùng để truyền các tín hiệu điều khiển và các thông tin về trạng thái thiết bị.
- 3. Quá trình làm việc của VXL với các thiết bị ngoại vi
- 3. Quá trình làm việc của VXL với các thiết bị ngoại vi - Bước 1: VXL khi cần trao đổi thông tin với thiết bị I/O nào thì sẽ phát địa chỉ của thiết bị đó theo mã nhị phân trên bus địa chỉ. Giả sử bus địa chỉ có 8 dây, 8 dây đang truyền số nhị phân 00000010, số nhị phân này có giá trị thập phân là 2 và thập lục phân là 2h. Điều đó có nghĩa là VXL cần làm việc với thiết bị I/O có địa chỉ là 2 (hoặc 2h). Khi đó bộ giải mã địa chỉ, có ở mỗi thiết bị ngoại vi sẽ nhận được số nhị phân nói trên từ bus A và so sánh với địa chỉ của mình. Nếu đúng thì bộ giải mã địa chỉ sẽ phát tín hiệu để mở bộ đệm số liệu – phần nối giữa thiết bị số 2 và bus D, còn các bộ đệm dữ liệu của các thiết bị khác sẽ đóng lại.
- - Bước 2: VXL trao đổi dữ liệu với thiết bị số 2 qua bus D. Còn trên bus C chỉ truyền tín hiệu đọc/viết (R/W) để xác định chiều trao đổi dữ liệu. * R/W = 1 : VXL đọc dữ liệu từ thiết bị ngoại vi (dữ liệu được truyền từ thiết bị ngoại vi về VXL). * R/W = 0 : VXL viết dữ liệu vào thiết bị ngoại vi (dữ liệu được truyền từ VXL đến thiết bị ngoại vi). Tương tự như với thiết bị ngoại vi, tại mỗi thời điểm chỉ có một ô nhớ có địa chỉ xác định trên bus A được trao đổi dữ liệu với VXL. Bộ nhớ gồm nhiều ô nhớ, mỗi ô nhớ trong bộ nhớ được định địa chỉ tăng dần. Để xác định VXL tại thời điểm cho trước cần làm việc với thiết bị ngoại vi hay ô nhớ, người ta sử dụng thêm tín hiệu IO/M thuộc bus C. * IO/M = 1 : VXL trao đổi dữ liệu với thiết bị ngoại vi. * IO/M = 0 : VXL trao đổi dữ liệu với bộ nhớ.
- II. CẤU TRÚC CHUNG MAINBOARD 1. Chức năng của Mainboard Gắn kết các thành phần trên một hệ thống máy tính lại v ới nhau. Điều khiển thay đổi tốc độ BUS cho phù hợp với các thành phần khác nhau. Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên Main. Cung cấp xung nhịp chủ (xung Clock) để đồng bộ sự ho ạt động của toàn hệ thống. Chính vì những chức năng quan trọng trên mà khi Mainboard có sự cố thì máy tính không thể hoạt động đ ược.
- 2. Sơ đồ khối
- Các thành phần trên Mainboard PIN CMOS IDE cho HDD ATA, Socket 775 CDROM Dual RAM SATA Port cho HDD SATA Khe cấp nguồn cho Mainboard Khe cấp nguồn cho CPU Khe cắm PCI Chipset Khe cắm PCI FDD connector Expess
- 3. Hoạt động của Mainboard
- - Khe/đế cắm VXL
- - Khe cắm RAM Khe cắm RAM được thiết kế phù hợp với từng kiểu cấu tạo bộ nhớ RAM (SDRAM, RDRAM, DDRAM…) - Chip cầu nối hạ tốc độ Vì các thiết bị ngoại vi và các card giao diện làm việc với các tần số khác nhau và thấp hơn nhiều so với VXL nên cần phải hạ tốc độ của VXL xuống trước khi ghép nối với bộ nhớ hay các thiết bị ngoại vi. + Chip MCH (chip cầu bắc): dùng hạ tốc độ của VXL xuống tốc độ của DRAM và khe cắm AGP, PCIe. + Chip ICH (chip cầu nam): hạ tốc độ từ MCH đến tần số dùng cho chuẩn PCI và các chip hoạt động ở tần số thấp. - Bộ nhớ đệm Cache VXL nối với bộ nhớ chính DRAM thông qua chip MCH theo tuyến dây được gọi là FSB. Bus lối ra của chip này nối trực tiếp vào bộ nhớ chính DRAM. Do phải dùng chip MCH hạ tốc độ của VXL xuống tốc độ của bộ nhớ chính, nên tốc độ của hệ thống bị giảm nhiều. Để khắc phục, người ta trang bị thêm cho PC các bộ nhớ đệm Cache L1, L2 và L3. - Bộ nhớ Cache trao đổi dữ liệu với VXL với tốc độ của VXL. - Dung lượng nhỏ: 256KB, 512KB, 1MB, 4MB, 8MB, 12MB…
- - Bộ nhớ ROM BIOS PC chỉ hoạt động được khi bên cạnh phần cứng, máy còn được nạp các chương trình phần mềm điều khiển, trong đó phải kể đến HĐH. HĐH thường được chia làm 2 phần: Phần thứ nhất được nạp cố định vào ROM và VXL được thiết kế để chạy ngay phần này khi vừa bật máy. Phần thứ hai thường được nạp vào HDD. Phần HĐH nạp vào trong ROM chủ yếu là các lệnh kiểm tra, điều khiển hoạt động của các thiết bị ngoại vi, quản lý bộ nhớ, nên được gọi là ROM BIOS (1MB). - RAM CMOS Người sử dụng có thể cài đặt một số thông số như: ngày tháng năm, mật khẩu, khởi động từ ổ đĩa nào… để khi hoạt động PC phải tuân theo cấu hình đó. RAM CMOS sẽ giúp làm được điều đó. RAM CMOS được cấu tạo từ transistor loại CMOS và được cấp điện riêng biệt bằng một pin điện nạp được (Pin CMOS).
- - Chip I/O Hỗ trợ và là cầu nối thực hiện việc giao tiếp của VXL thông qua chip MCH với một số thiết bị ngoại vi nh ư keyboard, cổng serial, parallel… - Các chip hỗ trợ + Ngắt (interup): Dừng ch/ trình chính để chạy chương trình con + Thâm nhập bộ nhớ trực tiếp DMA: truyền dữ liệu trực tiếp từ bộ nhớ và thiết bị I/O mà không có sự điều khiển của VXL. + Định thời: chia tần số thành các khoảng thời gian khác nhau - Các Card giao diện Là một phần của thiết bị ngoại vi, Card giao diện có th ể được tích hợp trên Mainboard (on board) hoặc cắm vào các khe mở rộng chuẩn ISA, PCI, AGP, PCIe…(card rời) từ đó trao đổi dữ liệu với VXL. - Nguồn nuôi VXL Điện áp cấp cho VXL từ 0,9375V đến 3,3V. VXL càng hiện đại thì điện áp nguồn nuôi càng thấp để giảm công suất toả nhi ệt khi dòng tiêu thụ tăng.
- III. CẤU TRÚC CHUNG VXL 1. Sơ đồ khối
- 2. Nguyên lý hoạt động AU dựa vào kết quả tính toán từ EU sẽ truyền địa chỉ cần truy nhập vào bus A thông qua BIU. Như vậy địa chỉ của ô nhớ hay thiết bị ngoại vi được trao đổi dữ liệu với VXL đã được xác định. Giả sử đó là quá trình đọc dữ liệu vào VXL, theo bus D dữ liệu được nạp vào hàng nhận lệnh trước PQ. Dữ liệu là lệnh, sẽ được giải mã lệnh bằng IU thành các từ điều khiển gồm các bit điều khiển có giá trị 0 (0V) hoặc 1 (5V). Các từ điều khiển này sẽ điều khiển phần cứng nằm trong EU thực hiện lệnh.
- 3. Tìm hiểu về họ vi xử lí 8086 a. Giới thiệu • Bộ vi xử lí intel 8086 được Intel ra mắt vào tháng 6 năm 1978. S ự ra đời của bộ vi xử lí 8086 không chỉ là một sự kiện trọng đại cho ngành công nghiệp chế tạo vi xử lí mà còn trong cả ngành công nghiệp công nghệ thông tin. • Intel 8086 được sản xuất trên công nghệ 3 µm, với 29000 transitor, tốc độ xung nhịp từ 4.77Mhz – 10 Mhz. 8086 là chuẩn thiết kế chung cho các bộ xử lí đi sau nó từ AMD, Nec, Oteron, đến Athlon, Pentium, Celeron hay bộ vi xử lí lõi kép Core 2 due hiện nay. M ột minh họa rõ nhất cho sức mạnh của 8086 là bất cứ một ch ương trình hợp ngữ nào viết cho 8086 đều có thể xử lí mà không cần thay đổi gì trên bộ vi xử lí nhanh nhất hiện nay. Máy tính dù s ử dụng hệ điều hành Windows, Mac hay Linux cũng đều chạy book vi xử lí dựa trên nền tảng của công nghệ 80X86
- b. Cấu tạo Bên trong gồm có hai khối chính: Khối thực hiện EU (Execution Unit) và khối giao tiếp Bus BIU (Bus Interface Unit) BIU: cung cấp các chức năng phần cứng bao gồm tạo các địa chỉ bộ nhớ và I/O để chuyển dữ liệu giữa EU ra bên ngoài xử lí EU: Nhận những mã lệnh chương trình và dữ liệu từ BIU, thực thi những lệnh này và chứa các kết quả trong thanh ghi tổng quát.Bằng cách đưa ngược về BIU,dữ liệu cũng có thể được chứa trong 1 vị trí bộ nhớ hoặc được ghi vào thiết bị xuất
- c. Các thanh ghi Vi xử lí 8086 có 14 thanh ghi nội. Bao gồm: Các thanh ghi d ữ liệu, các thanh ghi ch ỉ số và con trỏ, các thanh ghi đoạn, các thanh ghi trạng thái và điều khiển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng cấu trúc máy tính - Chương 1 Giới thiệu chung
42 p | 354 | 88
-
Giáo án chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc
5 p | 312 | 77
-
LẬP TRÌNH C (VŨ THỊ MINH HẢI) BÀI 4: CẤU TRÚC LẶP (Tiết 1)
21 p | 124 | 18
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và thuật toán - Chương 1: Giới thiệu chung
97 p | 133 | 17
-
Bài giảng Cấu trúc máy tính: Chương 1
21 p | 166 | 14
-
Bài giảng Kiến trúc máy tính: Chương 1 - ThS. Lê Văn Hùng
17 p | 148 | 11
-
Bài giảng Cấu trúc máy tính: Chương 1 - Hoàng Văn Hiệp
61 p | 102 | 11
-
Bài giảng Cấu trúc phần cứng DBS3900 WCDMA
10 p | 84 | 10
-
Bài giảng PLC và mạng công nghiệp: Chương 1 - TS. Nguyễn Anh Tuấn
72 p | 23 | 10
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu 1: Chương 1 - Lương Trần Hy Hiến
7 p | 162 | 9
-
Bài giảng Lập trình C: Chương 1 - Ngô Công Thắng
15 p | 72 | 6
-
Bài giảng học phần Lập trình nâng cao: Chương 1 - Giới thiệu chung
68 p | 55 | 6
-
Bài giảng Điều khiển lập trình - Chương 1: Bộ điều khiển lập trình PLC
74 p | 32 | 6
-
Bài giảng Quản lý mạng: Chương 1 - GV. Nguyễn Thị Phương Dung
22 p | 25 | 5
-
Bài giảng Cấu trúc máy tính: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Phong Dung
46 p | 19 | 5
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming) - Chương 1-1: Cấu trúc chung của chương trình C++
22 p | 15 | 4
-
Bài giảng Lập trình nâng cao (Advanced Programming) - Chương 1: Cấu trúc chung của chương trình C
8 p | 9 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Kim Thoa
43 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn