intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

Chia sẻ: Nguyễn Viết Chung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

2.040
lượt xem
452
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền là tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

  1. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1 TỔNG QUAN VỀ TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN. 1.1.1 Các khái niệm. - Tiền là tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (tiền việt nam, ngoại tệ,vàng bạc, kim quý, đá quý), tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. - Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ ràng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. 1.1.2 Nhiệm vụ kế toán. 1. Phản ánh kịp thời các khoản phải thu, chi, tạm ứng, trả trước, thế chấp, ký cược ký quỹ. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên giữa kế toán với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ. 2. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về chứng từ, thủ tực hạch toán. 3. Thông qua việc ghi chép, kế toán có thể thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 1.1.3 Các nguyên tác hạch toán tiền và các khoản tương đương tiền. (1). Kế toán tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ. (2). Các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động SXKD phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán . Đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo từng loại nguyên tệ trên TK 007- Ngoại tệ các loại. Sau đây là các nguyên tắc hạch toán các khoản tiền liên quan đến ngoại tệ: - Nguyên tắc 1: Tài khoản thuộc vật tư, hàng hóa,TSCĐ, doanh thu, chi phí, bên nợ các tài khoản vốn bằng tiền, bên nợ các khoản phải thu, bên có các TK phải trả, các khoản thuế phải nộp,khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì phải ghi sổ theo tỷ giá thực tế (TGTT) lúc phát sinh nghiệp vụ. - Nguyên tắc 2: Bên có các TK vốn bằng tiền thì phải ghi sổ theo TGTT lúc xuất ngoại tệ .TGTT xuất ngoại tệ có thể sử dụng 1 trong 4 phương pháp: bình quân gia quyền, FIFO, LIFO, thực tế đích danh. - Nguyên tắc 3: Bên có TK phải thu, bên nợ TK phải trả thì phải ghi sổ theo TGTT lúc ghi sổ kế toán. (3). Vàng, bạc, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Bình quân gia quyền, FIFO,LIFO, giá thực tế đích danh. 1.2 KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ.
  2. Tiền mặt là tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái giá trị bao gồm : Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. 1.2.1 Chứng từ sử dụng. - Chứng từ gốc: + Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng + Giấy đề nghị tạm ứng + Giấy thanh toán tạm ứng + Bảng thanh toán tiền lương + Biên lai thu tiền + Bảng kê vàng bạc đá quý + Bảng kiểm kê quỹ - Chứng từ dùng để ghi sổ : + Phiếu thu + Phiếu chi Khi tiến hành nhập, xuấtquỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi hoặc chứng từ nhập, xuất vàng, bạc, đá quý và có đủ chũ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định. 1.2.2 Tài khoản sử dụng Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt ” để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi tại quỹ. Tài Khoản 111 có 3 Tài khoản cấp 2 gồm: + TK 1111: Tiền Việt Nam + TK 1112: Ngoại tệ + TK 1113: Vàng, Bạc, Đá quý, Kim khí quý. - Kết cấu và nội dung phản ánh TK 111 “Tiền mặt” + Bên nợ: Phản ánh các khoản Tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý nhập quỹ. Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. + Bên có: Phản ánh các khoản Tiền mặt, ngân phiếu, Ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý xuất quỹ. Số tiền thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. + Số dư cuối kỳ: Các khoản tiền Tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý tồn quỹ 1.2.3 Sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chếp hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. 1.2.3.1 Đối với hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Đối với hình thức nhật ký chung gồm các sổ : Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, sổ cái, sổ quỹ.
  3. Quy trình chung ghi sổ kế toán TK 111 Không sử Sổ NKC TK … cái Dụng NKĐB Chứng từ gốc Phiếu NK thu tiền thu TK 111 Sử Sổ quỹ Sổ TK … ( thủ cái Dụng quỹ) NK chi NKĐB Phiếu tiền chi 1.2.3.2 Đối với hình thức kế toánNhật ký sổ cái. Đối với hình thứcNhật ký sổ cái gồm: Sổ nhật ký sổ cái, sổ quỹ. Quy trình chung ghi sổ kế toán TK 111 TK … Chứng từ Nhật ký sổ cái Gốc Sơ quỹ (Thủ quỹ) 1.2.3.3 Đối với hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
  4. Đối với hình thức Nhật ký chứng từ gồm: Sổ nhật ký chứng từ số 1, bảng kê số 1, sổ cái. Quy trình chung ghi sổ kế toán Phiếu thu Bảng kê Tk 111 số 1 Tk … Sổ cái Chứng từ gốc NKCT số 1 Phiếu chi 1.2.3.4 Đối với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đơi với hình thức Chứng từ ghi sổ gồm: Sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ đăng ký chúng từ ghi sổ, sổ quỹ. Quy trình chung ghi sổ kế toán TK 111 TK … Chứng CTGS Sổ từ gốc cái Sổ quỹ Sổ đăng ký (thủ quỹ) CTGS 1.2.3.5 Đối với hình thức kế toán trên máy vi tính.
  5. Quy trình chung ghi sổ kế toán TK 111 Phần mềm Chứng từ TK … Sổ cái kế toán gốc Bảng tổng hợp chứng Máy vi tính từ kế toán cùng loại 1.2.4 Phương pháp hạch toán . 1.2.4.1 Phương pháp hạch toán tiền mặt tại quỹ là đồng Việt Nam. 1. Nghiệp vụ làm tăng tiền mặt (1a) Thu tiền mặt từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng về nhập quỹ tiền mặt. Nợ TK 111 (1111) – Tiền mặt (VNĐ) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 ( nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) (1b) Nhập quỹ tiền mặt từ các khoản thu nhập hoạt động khác của doanh nghiệp. Nợ TK 111 (1111) – Tiền mặt (VNĐ) Có TK 711 – Thu nhập khác Có TK 3331( nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) (1c) Thu nợ của khách hàng hoặc tiền ứng trước của khách hàng về nhập quỹ Nợ TK 111 (1111) – Tiền mặt (VNĐ) Có TK 131 – Phải thu khách hàng (1d) Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt. Nợ TK 111 – Tiền mặt ( VNĐ) Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (VNĐ) (1e) Nhận tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn về nhập quỹ Nợ TK 111 (1111) – Tiền mặt (VNĐ) Có TK 338 (3386) – Phải thu khác Có TK 344 – Ký cược, ký quỹ dài hạn (1f) Thu vốn từ khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn về nhập quỹ. Nợ TK 111 (1111) – Tiền mặt (VNĐ) Có TK 121, 128, 221, 222, 228
  6. 2. Với các nghiệp vụ làm giảm Tiền mặt tại quỹ (2a) Chi tiền mặt để mua sắm vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc chi cho Xây dựng cơ bản dở dang. Nợ TK 152, 153, 156, 211, 212, 213, 241 : Giá mua chưa thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT Có TK 111 – Tiền mặt (VNĐ) (2b) Các khoản chi phí hoạt động SXKD và hoạt động khác đã được chi bằng tiền mặt. Nợ TK 621, 627, 623, 635, 641, 642, 811 : Giá mua chưa thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT Có TK 111 – Tiền mặt (VNĐ) (2c) Chi bằng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả. Nợ TK 311, 315, 331, 333, 334, 341, 342 Có TK 111(1111) – Tiền mặt ( VNĐ) (2d) Chi bằng tiền mặt để hoàn trả các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn, hoặc dài hạn. Nợ TK 338 (3388) (Hoàn trả tiền nhận ký cược , ký quỹ ngăn hạn) Nợ TK 344 (Hoàn trả tiền nhận ký cược , ký quỹ dài hạn) Có TK 111 – Tiền mặt ( VNĐ) (2e) Chi bằng tiền mặt để ký cược ký, ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn. Nợ TK 144 – Ký cược, ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 244 – Ký cược , ký quỹ dài hạn Có TK 111 (1111) – Tiền mặt (VNĐ) 3. Khi kiểm kê quỹ tiền mặt và có sự chênh lệch so với sổ kế toán tiền mặt nhưng chưa xác định được nguyên nhân, chờ sử lý. (3a) Nếu chênh lệch thừa – căn cứ bảng kiểm kê quỹ , kế toán phải ghi: Nợ TK 111 (1111) – Tiền mặt (VNĐ) Có TK 338 (3381) – Tài sản thừa chờ xử lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2