YOMEDIA
ADSENSE
Chương 10: Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi
88
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chương 10 "Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi" giới thiệu đến các bạn những nội dung về xu hướng vận động của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước mới nổi, khủng hoảng tài chính Hàn Quốc, khủng hoảng tài chính ở Argentina 2001-2002,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 10: Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi
- CHƯƠNG 10. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC MỚI NỔI GIỚI THIỆU Trước năm 2007, hầu hết các ví dụ nổi bật về khủng hoảng tài chính đến từ các quốc gia bên ngoài nước Mỹ. Đặc biệt ở những nền kinh tế mới nổi, đã mở cửa thị trường với hy vọng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, nhiều nước trong số đó đã phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng như cuộc đại suy thoái của Mỹ. Ấn tượng nhất là cuộc khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng Đông Á 1997, khủng hoảng Argentina 2001. Điều này đặt ra một câu đố đối với các nhà kinh tế: làm thế nào một quốc gia đang có xu hướng tăng trưởng tích cực lại suy giảm mạnh trong hoạt động kinh tế. Trong chương này, chúng tôi áp dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng của khủng hoảng tài chính đã phát triển ở chương 9 để tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi. Đầu tiên là xem xét xu hướng vận động của cuộc khủng hoảng, sau đó áp dụng phân tích hai cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra gần đây ở các nước mới nổi để khám phá nguyên nhân tại sao những cuộc khủng hoảng này lại làm cho hoạt động kinh tế bị thu hẹp lại. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC MỚI NỔI
- Bước 1: Sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng Khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế phát triển có thể được kích hoạt bởi nhiều nhân tố khác nhau, nhưng ở các nước mới nổi, khủng hoảng tài chính phát triển theo hai con đường cơ bản: (1) sự yếu kém trong quản lý nền tự do hóa/ toàn cầu hóa tài chính; (2) mất cân bằng tài chính nghiêm trọng. 1. Quản lý yếu kém tự do hóa/toàn cầu hóa tài chính
- Hạt giống của khủng hoảng tài chính ở các nước mới nổi được gieo khi các quốc gia thực hiện tự do hóa hệ thống tài chính bằng cách xóa bỏ những hạn chế, rào cản đối với tổ chức tài chính và thị trường nội địa – gọi là tự do hóa tài chính. Đồng thời mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn từ nước ngoài – gọi là toàn cầu hóa tài chính. Các nước này thường đạt được một chính sách tài khóa vững chắc trước khủng hoảng, ví dụ: thâm hụt ngân sách của Mexico chỉ có 0.7% GDP – một con số mà các nước phát triển sẽ khao khát. Thậm chí các nước khu vực Đông Á còn thặng dư ngân sách. Người ta thường nói rằng, “văn hóa tín dụng” ở các thị trường mới nổi là hết sức yếu kém với sự lỏng lẻo trong giám sát hệ thống ngân hàng, thiếu hiệu quả trong việc sàng lọc và giám sát người đi vay. Bùng nổ cho vay do tự do hóa tài chính được đánh dấu bằng các hoạt động cho vay vô cùng rủi ro, gieo rắc những khoản lỗ khổng lồ. Quá trình toàn cầu hóa tài chính như thêm dầu vô lửa vì nó cho phép các ngân hàng trong nước đi vay nước ngoài. Ngân hàng trả lãi suất cao nhằm thu hút nguồn vốn quốc tế để nhanh chóng gia tăng các khoản cho vay. Các dòng vốn tiếp tục được kích thích bởi các chính sách của chính phủ như là neo (fix) giá trị của đồng nội tệ với đồng đôla, tạo cảm giác thoải mái cho nhà đầu tư nước ngoài. Giống như trường hợp của Hoa Kỳ, sự bùng nổ cho vay sẽ kết thúc sau khi xảy ra một cuộc khủng hoảng. Tổn thất đáng kể trong một thời gian dài làm suy yếu bảng cân đối của ngân hàng và khiến các ngân hàng phải cắt giảm cho vay. Ở thị trường các nước mới nổi, Bảng cân đối ngân hàng suy yếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và hoạt động cho vay hơn là ở các nước phát triển – nơi có thị trường chứng khoán tinh vi, khu vực tài chính phi ngân hàng lớn mạnh có khả năng đón lấy cơ hội khi ngân hàng hoảng loạn. Vì vậy,
- khi ngân hàng ngừng cho vay, không có 1 “người chơi” nào khác xuất hiện để giải quyết vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức (thể hiện bởi các mũi tên chỉ từ yếu tố đầu tiên trong dòng đầu tiên của hình 1 ) Câu chuyện từ bùng nổ cho vay đến khủng hoảng cho vay khi thực hiện tự do hóa/ toàn cầu hóa tài chính ở các nước mới nổi là điều không thê tránh khỏi. Nhưng nó chỉ xảy ra với một hệ thống quản lý yếu kém. Cụ thể hơn nếu một quốc gia thực hiện những quy tắc thận trọng, giám sát chặt chẽ để hạn chế những hoạt động quá rủi ro, thì sự bùng nổ và sụp đổ cho vay sẽ không xảy ra (boom and bust). Tại sao các nước mới nổi lại tồn tại những yếu kém đặc trưng, điều này được thảo luận ở chương 8, theo đó lợi ích kinh doanh đã đánh đổ quá trình tự do hóa tài chính. Mục đích của các chính trị gia và nhà giám sát là bảo vệ lợi ích của những người nộp thuế (những tập đoàn nộp thuế cao), vì những người nộp thuế này hầu như đều phải chịu chi phí giải cứu ngân hàng nếu thiệt hại xảy ra. Một khi thực hiện tự do hóa tài chính, các ngân hàng sẽ muốn ngăn chặn sự giám sát đối với hoạt động của họ, và khi đó những nhà giám sát sẽ không hành động vì lợi ích cộng đồng. Lợi ích kinh doanh của ngân hàng thường đóng góp nhiều cho các cuộc vận động của chính trị gia, do đó ngân hàng có thể thuyết phục các chính trị gia nới lỏng các quy định ngăn chặn họ tham gia vào các chiến dịch có rủi ro cao. Sau tất cả, nếu chủ sở hữu ngân hàng đạt được sự tăng trường và mở rộng cho vay, họ sẽ trở nên giàu có, ngược lại nếu gặp rắc rối, chính phủ sẽ đứng ra bảo lãnh. Ngoài ra, những lợi ích kinh doanh này có thể đảm bảo rằng các cơ quan giám sát thậm chí với các quy định cứng rắn thì cũng thiếu nguồn lực để thực hiện. 2. Mất cân bằng tài chính nghiêm trọng
- Chi tiêu chính phủ cũng có thể đặt nền kinh tế ở các nước mới nổi vào con đường dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ví dụ như khủng hoảng Argentina 2001 – 2002, khủng hoảng Nga 1998, Ecuador 1999, Thổ Nhĩ Kỳ 2001. Willie Sutton – một tên cướp nhà băng nổi tiếng được hỏi: “Tại sao lại cướp ngân hàng”, ông ta trả lời “vì ở đó có tiền”. Chính phủ ở các nước mới nổi đôi khi có cùng suy nghĩ như vậy. Khi đối mặt với tình trạng mất cân bằng tài chính và không có khả năng trang trải nợ, họ thường dổ ngọt hoặc bắt buộc các ngân hàng mua nợ của chính phủ. Các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ, dẫn đến bán tháo trái phiếu khiến giá trái phiếu giảm mạnh. Các ngân hàng mà giữ các khoản nợ này phải đối mặt với một khoản lỗ lớn bên phía tài sản của bảng cân đối do giá trị tài sản giảm, các tổ chức này có ít tài nguyên để cho vay, dẫn đến cho vay cũng giảm. Tình hình này có thể nghiêm trọng hơn, nếu sự thiếu hụt nguồn vốn dẫn đến hoảng loạn ngân hàng, trong đó nhiều ngân hàng phá sản cùng một lúc. Kết quả của sự mất cân bằng tài chính nghiêm trọng là làm suy yếu hệ thống ngân hàng dẫn đến vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức (thể hiện bởi mũi tên từ yếu tố đầu tiên trong dòng thứ 3 của hình 1) 3. Các yếu tố khác Các yếu tố khác góp phần trong giai đoạn đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Ví dụ: nhân tố precipitating “thiếu thận trọng” (xuất hiện trong cuộc khủng hoảng Mexico) làm tăng lãi suất đối với huy động nước ngoài, hoặc như chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ. Khi lãi suất tăng, các tổ chức có rủi ro cao sẵn sàng trả lãi suất cao, dẫn đến vấn đề lựa chọn đối nghịch càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lãi suất cao làm giảm dòng tiền của doanh nghiệp, buộc họ phải tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường quốc tế, nơi mà vấn đề bất cân xứng thông tin
- xảy ra nhiều hơn. Tăng lãi suất huy động nước ngoài kích thích lãi suất trong nước tăng có thể làm tăng nguy cơ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức (thể hiện bởi mũi tên từ nhân tố thứ 2 trong dòng đầu tiên của hình 1). Thị trường tài sản ở các nước mới nổi không lớn như ở các nước phát triển, nên nó đóng vai trò ít nổi bật hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính. Giá tài sản trên thị trường chứng khoán giảm làm giá trị tài sản ròng giảm và làm tăng vấn đề lựa chọn đối nghịch. Có ít tài sản thế chấp để người cho vay có thể nắm giữ, làm gia tăng vấn đề rủi ro đạo đức . Giá trị tài sản ròng giảm, chủ sở hữu doanh nghiệp có ít tài sản để mất nên họ tham gia vào các hoạt động rủi ro hơn là họ đã từng làm trước khủng hoảng. Giá tài sản giảm trực tiếp hoặc gián tiếp làm trầm trọng thêm vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức bằng cách làm suy yếu bảng cân đối của ngân hàng (thể hiện bởi mũi tên từ nhân tố thứ 3 trong dòng đầu tiên của hình 1) Giống như các nước phát triển, khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái hoặc một công ty lớn phá sản, người ta trở nên thiếu chắc chắn về lợi nhuận của các dự án đầu tư. Ở các nước mới nổi, hệ thống chính trị nổi tiếng không ổn định cũng là nguồn gốc của sự bất ổn. Khi những bất ổn gia tăng, sẽ trở nên khó khăn trong việc sàng lọc những rủi ro tính dụng tốt trong số những cái xấu và khó khăn trong việc giám sát những người đi vay, một lần nữa lại làm cho vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghich nghiêm trọng hơn (thể hiện bởi mũi tên từ nhân tố thứ 4 trong dòng đầu tiên của hình 1). Bước 2: Khủng hoảng tiền tệ Những người tham gia trên thị trường ngoại hối nhận thấy một cơ hội đó là đánh cuộc vào sự mất giá của tiền tệ có thể thu về một khoản lợi nhuận khổng
- lồ. Điều này được trình bày trong chương 18, một đồng tiền được cố định so với đồng đôla Mỹ, trở thành đối tượng của một cuộc tấn công đầu cơ. Khi tiền tệ tràn ngập thị trường, cung vượt xa cầu, đồng tiền mất giá trầm trọng, khủng hoảng tiền tệ xảy ra (bước 2 hình 1). Lãi suất huy động cao, bất ổn gia tăng làm giá tài sản giảm. Sự mất cân bằng tài chính nghiêm trọng và sự suy yếu của bảng cân đối ngân hàng là hai yếu tố chủ chốt dẫn đến tấn công đầu cơ và đẩy nền kinh tế lao vào vòng lẩn quẩn của khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng tài chính, suy thoái. 1. Suy giảm trong bảng cân đối ngân hàng châm ngòi cho khủng hoảng tiền tệ Khi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác gặp khó khăn, chính phủ có một số lựa chọn hạn chế: bảo vệ đồng tiền bằng cách tăng lãi suất để thu hút dòng vốn vào, nhưng nếu chính phủ tăng lãi suất ngân hàng phải trả thêm tiền để duy trì ngân sách. Điều này làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận dẫn đến rũi ro vỡ nợ. Vì vậy, khi hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn, chính phủ và NHTW đứng trước 1 lựa chọn khó khăn (between a rock and a hard place): nếu tăng lãi suất nhiều, nó sẽ phá hủy những ngân hàng vốn đã suy yếu và tiếp tục làm suy yếu thêm nền kinh tế. Nếu không tăng lãi suất thì không thể duy trì giá trị đồng tiền. Các nhà đầu cơ trên thị trường ngoại hối nhận ra những khó khăn ở khu vực tài chính trong nước và việc chính phủ tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ là quá tốn kém nên cuối cùng chính phủ chấp nhận từ bỏ và phá giá đồng nội tệ. Họ đặt cược một điều chắc chắn rằng đồng nội tệ nhất định giảm giá, các nhà đầu cơ bắt đầu tham gia vào trò chơi “ feeding frenzy – cá lớn nuốt cá bé” và bán đồng nội tệ nhằm tìm kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ. Những vụ mua bán này làm giảm dần dự trữ ngoại hối của quốc gia vì chính phủ phải dùng
- nguồn ngoại tệ dự trữ để mua nội tệ. Một khi dự trữ ngoại hối của NHTW cạn kiệt, chu kỳ kết thúc. Không còn nguồn lực để can thiệp vào thị trường ngoại hối và chấp nhận để cho đồng nội tệ mất giá. 2. Mất cân bằng tài chính châm ngòi cho khủng hoảng tài chính Chúng ta có thể thấy rằng, mất cân bằng tài chính dẫn đến suy yếu bảng cân đối ngân hàng và tạo ra cuộc khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, mất cân bằng tài chính cũng có thể trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng. Khi ngân sách chính phủ thâm hụt một cách mất kiểm soát , nhà đầu tư trong nước và nước ngoài bắt đầu nghi ngờ về khả năng trả nợ của chính phủ, khi đó họ sẽ bán đồng nội tệ và kéo tiền ra khỏi quốc gia. Tình hình tài chính mất kiểm soát là kết quả của cuộc tấn công đầu cơ trên tiền tệ, mà cuối cùng dẫn đến sự phá giá đồng tiền. Bước 3: Khủng hoảng tài chính Ngược lại với các nước phát triển, các nước mới nổi có nhiều hợp đồng nợ ngoại tệ (thường là USD) dẫn đến tình trạng gọi là bất cân xứng tiền tệ (currency mismatch). Đồng nội tệ đột ngột giảm giá hoặc mất giá sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ bằng nội tệ của các công ty trong nước. Ví dụ như trường hợp mất giá của đồng peso, sẽ mất nhiều peso hơn để trả cho các khoản nợ bị đôla hóa. Hầu hết công ty đều định giá hàng hóa và dịch vụ của họ bằng đồng nội tệ, nên khi peso mất giá làm gia tăng giá trị nợ liên quan đến tài sản và làm giảm giá trị tài sản ròng. Điều này làm trầm trọng thêm vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch đã trình bày trước đó (giai đoạn 3 hình 1). Bây giờ, chúng ta đã thấy được cấu trúc thị trường nợ ở các nước mới nổi ảnh hưởng thế nào đến việc phá giá tiền tệ và sau đó đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Một cuộc khủng hoảng tiền tệ, mà kết quả của nó là đồng nội tệ mất
- giá, bảng cân đối ngân hàng suy yếu làm gia tăng rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Các nhà kinh tế thường gọi cuộc khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng tài chính là cuộc “khủng hoảng kép”. Đồng tiền bị phá giá dẫn đến lạm phát cao, dẫn đến áp lực tăng giá nhập khẩu. Một sự gia tăng đáng kể trong cả lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng làm lãi suất trong nước tăng lên, kết quả làm tăng các khoản thanh toán lãi suất. Điều này đồng nghĩa với lưu lượng tiền mặt của công ty giảm, dẫn đến vấn đề bất cân xứng thông tin vì các công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài để tài trợ cho việc đầu tư. Phân tích thông tin bất cân xứng để thấy rằng rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch gây ra sự suy giảm trong hoạt động kinh tế và hoạt động đầu tư. Như đã chỉ ra trong hình 1, điều này có nghĩa là có nhiều con nợ không có khả năng trả nợ, gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Lãi suất tăng mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và bảng cân đối ngân hàng, trong khi giá trị các khoản nợ bằng ngoại tệ lại tăng do đồng tiền mất giá. Như vậy, có thể thấy, bảng cân đối ngân hàng bị siết chặt cả hai phía: giá trị tài sản giảm trong khi giá trị nợ lại tăng. Trong hoàn cảnh này, hệ thống ngân hàng thường phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng, trong đó nhiều ngân hàng gần như phá sản (như Mỹ trong cuộc Đại suy thoái). Khủng hoảng ngân hàng và các nhân tố góp phần vào thị trường tín dụng giải thích cho vấn đề rủi ro đạo đức là lựa chọn đối nghịch, đồng thời cũng giải thích cho sự sụp đổ của hoạt động kinh tế và hoạt động cho vay do hậu quả của cuộc khủng hoảng. Áp dụng những phân tích trên để nghiên cứu hai trong số nhiều cuộc khủng hoảng tài chính đáng chú ý ở thị trường các nước mới nổi. Đầu tiên là xem xét cuộc khủng hoảng của Hàn Quốc (1997 – 1998) vì nó minh họa cho trường hợp
- khủng hoảng tài chính xuất phát từ: “Hệ thống quản lý yếu kém nền tự do hóa/toàn cầu hóa tài chính”. Hai là xem xét cuộc khủng hoảng của Argentina (2001 – 2002), theo đó cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ “Sự mất cân bằng tài chính (fiscal imbalance)” nghiêm trọng. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH HÀN QUỐC (1997 – 1998) Trước năm 1997, HQ là một trong những nền kinh tế thành công trong lịch sử, từng được gọi là “Asian Miracle” – thuật ngữ dùng để chỉ một quốc gia từng rất nghèo nàn, sau đó lại có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1960, bảy năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, thu nhập hàng năm trên đầu người ở HQ dưới 2.000$ ngang bằng với Somalia. Suốt giai đoạn sau chiến tranh, HQ theo đuổi chiến lược định hướng xuất khẩu, điều này đã giúp HQ trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm gần 8% từ năm 1960 – 1997. Đến năm 1997, thu nhập bình quân trên đầu người ở HQ đã tăng gấp 10 lần. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy trước năm 1997 HQ đã đạt được những nguyên tắc cơ bản của kinh tế học vĩ mô với tỷ lệ lạm phát dưới 5%, tăng trưởng GDP thực gần 7% và tỷ lệ thất nghiệp thấp, ngân sách chính phủ thặng dư nhẹ điều mà hầu hết các nước phát triển đều không thể đạt được. 1. Quản lý yếu kém nền tự do hóa/ toàn cầu hóa tài chính Đầu những năm 90, HQ tiến hành tự do hóa thị trường tài chính bằng cách gỡ bỏ những hạn chế đối với các tổ chức tài chính, đồng thời toàn cầu hóa thị trường tài chính thông qua việc mở cửa thị trường vốn để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài. Điều này dẫn đến một sự bùng nổ cho vay, trong đó tín dụng ngân hàng ở khu vực phi tài chính tư nhân gia tăng nhanh chóng với tỷ lệ đi vay vốn nước
- ngoài gần 20%/năm. Vì các chính sách điều tiết yếu kém và thiếu chuyên môn trong việc sàn lọc, giám sát người đi vay, nên tổn thất của các khoản cho vay bắt đầu tăng lên ăn mòn giá trị ròng của ngân hàng (vốn). Biểu đồ tỷ lệ lạm phát ở Hàn Quốc năm 1995 – 1999 Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng GDP thực ở HQ năm 1995 – 1999
- 2. Sai lầm của quá trình tự do hóa/toàn cầu hóa tài chính: Khủng hoảng Hàn Quốc và khủng hoảng mô hình tập đoàn kinh tế Chaebols Lợi ích kinh doanh (powerful business interests) là một trong những nguyên nhân dẫn đến quản lý yếu kém nền tự do hóa tài chính. Không quốc gia nào có thể minh chứng cho điều này rõ ràng hơn trường hợp của HQ cuối những năm 90, tức là trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra, khi đó Chaebols thống trị nền kinh tế HQ với doanh thu gần 50% GDP của cả nước. Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc năm 1995 – 1999 Các Chaebol đóng vai trò quan trọng trong chính trị HQ và được cho rằng quá lớn để có thể sụp đổ “too big to fail”. Được sự bảo hộ của chính phủ, các Chaebol biết rằng họ sẽ nhận được sự hỗ trợ hoặc tín dụng trực tiếp từ chính phủ khi họ gặp rắc rối, và có thể giữ lại toàn bộ lợi nhuận nếu họ sau đó trả hết các khoản hỗ trợ tín dụng đó. Điều này khiến cho các Chaebol đi vay một cách điên rồ và trở thành những tập đoàn kinh tế có đòn bẩy cao.
- Những năm 90, các Chaebol không còn kiếm ra tiền. Từ năm 1993 – 1996, tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA (một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp) của 30 Chaebol hàng đầu không quá 3% (trong khi ROA của tập đoàn Mỹ lúc bấy giờ là 15 – 20%). Năm 1996, ngay trước cuộc khủng hoảng, ROA giảm xuống mức 0.2%. H ơn n ữa ch ỉ có 5 Chaebol là có lợi nhuận, các chaebol còn lại ROA không bao giờ vượt quá 1%, thậm chí ROA còn âm trong nhiều năm liền. Trước tình trạng lợi nhuận quá thấp trong khi đòn bẩy tài chính quá cao, bất kỳ ngân hàng nào cũng sẽ muốn thu hồi (pullback) các khoản vay đối với các tập đoàn này nếu không có mạng lưới đảm bảo của chính phủ. Ngân hàng biết rằng chính phủ sẽ chi trả cho các khoản vay nếu Chaebol không có khả năng trả nợ, do đó các nhân hàng tiếp tục cho vay. Tuy nhiên nguồn tài chính của các NHTM trong nước cũng không đủ thỏa mãn lòng tham của các chaebol. Các chaebol cho rằng cách giúp họ thoát khỏi khó khăn đó là tiếp tục tăng trưởng, và họ cần một lượng lớn ngân sách để thực hiện điều đó. Thậm chí khi HQ khoe khoang rằng tỷ lệ tiết kiệm trên 30% thì cũng không đủ tài trợ cho kế hoạch mở rộng của các chaebol. Vì vậy chaebols đã tìm đến thị trường vốn quốc tế. Các chaebol khuyến khích chính phủ HQ đẩy nhanh quá trình mở cửa thị trường tài chính để thu hút vốn nước ngoài. Năm 1993, chính phủ cho phép các ngân hàng nội địa thực hiện cho vay bằng ngoại tệ, đồng thời cho phép các tổ chức tài chính vay không giới hạn các khoản vay nước ngoài ngắn hạn nhưng lại hạn chế các khoản vay dài hạn như là một phương tiện để quản lý dòng vốn chảy vào quốc gia. Nhưng điều này thực ra không có ý nghĩa kinh tế. Dòng vốn ngắn hạn khiến nền nền kinh tế ở các nước mới nổi trở nên mong manh về tài chính vì nó sẽ dể dàng chảy khỏi quốc gia khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của
- khủng hoảng. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn có ý nghĩa về mặt chính trị. Các chaebol cần tiền, và sẽ dể dàng hơn để vay vốn ngắn hạn với lãi suất thấp vì các khoản vay dài hạn sẽ đem lại nhiều rủi ro cho các chủ nợ nước ngoài. Kết quả là các ngân hàng HQ đã mở thêm 28 chi nhánh ở nước ngoài để dể dàng tiếp cận nguồn vốn. Mặc dù các tổ chức tài chính HQ đã tiếp cận được nguồn vốn quốc tế, nhưng các chaebol vẫn còn 1 vấn đề. Đó là họ không được phép sở hữu ngân hàng thương mại, do đó họ không thể nhận được tất cả các khoản vay ngân hàng cần thiết. Tuy nhiên, có một loại hình tổ chức tài chính đặc biệt có khả năng cung cấp được các khoản vay họ cần, đó là loại hình ngân hàng bán buôn (merchant bank). Ngân hàng bán buôn là tổ chức tài chính thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán (underwriting securities), cho thuê (leasing) và cho vay ngắn hạn. Thông qua việc phát hành trái phiếu, thương phiếu và vay từ thị trường liên ngân hàng trong nước hoặc thị trường nước ngoài để tài trợ cho các khoản vay của mình. Vào thời điểm cuộc khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng bán buôn được phép đi vay nước ngoài và hầu như không bị kiểm soát. Các chaebol nhận thấy cơ hội của mình và thuyết phục các quan chức chính phủ cho phép chuyển đổi nhiều công ty tài chính (một số thuộc sở hữu của chaebol) thành ngân hàng bán buôn. Các ngân hàng bán buôn đã chuyển một lượng lớn tiền cho chủ sở hữu của mình là các chaebol để đầu tư vào các lĩnh vực không sinh lợi (unproductive) như sản xuất ô tô, thép và hóa chất. Khi các khoản vay trở nên tệ hại, sân khấu cho cuộc khủng hoảng tài chính đã được thiết lập. 3. Suy giảm thị trường chứng khoán và sự thất bại của các doanh nghiệp: bất ổn gia tăng
- Nền kinh tế HQ sau đó trải qua một cú sốc tiêu cực liên quan đến giá xuất khẩu gây tổn hại đến lợi nhuận biên vốn đã rất thấp và quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn liền với Chaebol. Ngày 23/01/1997, một cú sốc thứ 2 xuất hiện làm gia tăng bất ổn cho hệ thống tài chính: tập đoàn Hanbo – chaebol lớn thứ 14 tuyên bố phá sản. Thật vậy sự phá sản của Hanbo chỉ là khởi đầu, hơn 5 trong số 30 chaebol lớn nhất đã tuyên bố phá sản trong năm. Tình trạng xấu đi của bảng cân đối kế toán khu vực tài chính và phi tài chính cùng với sự gia tăng các yếu tố bất định do các vụ phá sản gây ra đã khiến cho thị trường chứng khoán giảm mạnh hơn 50% so với đỉnh của nó. 4. Vấn đề lựa chọn đối nghịch rủi ro đạo đức và sự suy giảm tổng cầu Sự gia tăng bất ổn, suy giảm giá trị tài sản ròng làm trầm trọng thêm vấn đề bất cân xứng thông tin gây khó khăn trong việc sàn lọc khách hàng tốt trong số những khách hàng xấu. Sự suy giảm trong giá trị tài sản ròng làm giảm giá trị của tài sản thế chấp và làm gia tăng động lực để thực hiện đầu tư mạo hiểm vì sẽ bị mất ít vốn nếu đầu tư không thành công. Sự gia tăng bất ổn và suy giảm thị trường chứng khoán trước khủng hoảng, cùng với sự suy thoái trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức làm cho hoạt động cho vay giảm sút và nền kinh tế thu hẹp lại. Sự suy yếu của nền kinh tế cùng với sự suy thoái bảng cân đối kế toán của ngân hàng đủ chín mùi để dẫn nền kinh tế HQ bước vào giai đoạn tiếp theo: khủng hoảng tiền tệ HQ chính thức rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
- Biểu đồ chỉ số thị trường chứng khoán Hàn Quốc năm 1995 – 1999 5. Khủng hoảng tiền tệ Bảng cân đối kế toán yếu kém của khu vực tài chính và dòng vốn của nền kinh tế bị dừng đột ngột, dẫn đến một cuộc tấn công đầu cơ trên tiền tệ HQ là điều không thể tránh khỏi. Trước sự sụp đổ của đồng path Thái và 42 công ty tài chính ở Thái Lan tuyên bố đóng cửa tháng 8/1997, khủng hoảng tài chính bắt đầu lây lan trên thị trường, liệu rằng những vấn đề tương tự có tồn tại ở các quốc gia Đông Á khác. Ngay sau đó, các nhà đầu cơ nhận ra rằng hệ thống ngân hàng HQ đang gặp rắc rối, NHTW HQ không thể bảo vệ đồng tiền của họ bằng cách tăng lãi suất vì điều này sẽ nhấn chìm những ngân hàng vốn đã quá suy yếu. Các nhà đầu cơ bắt đầu tháo chạy khỏi đồng won, dẫn đến 1 cuộc tấn công đầu cơ. 6. Khủng hoảng tiền tệ gây ra khủng hoảng tài chính Cuộc tấn công đầu cơ khiến đồng won mất giá nghiêm trọng, gần 50%. Vì cả công ty tài chính và phi tài chính đều có quá nhiều khoản nợ ngoại tệ, việc đồng
- won mất giá khiến giá trị các khoản nợ nước ngoài tính bằng nội tệ gần như tăng gấp đôi, gây xói mòn giá trị tài sản ròng. Bảng cân đối bị tàn phá khi ngân hàng trả hết các khoản vay ngoại tệ với nhiều đồng won hơn, trong khi vẫn không thu hồi được các khoản vay bằng đồng USD mà ngân hàng đã cho các công ty trong nước vay. Mặc khác, các tổ chức tài chính được khuyến khích vay nợ nước ngoài ngắn hạn, khiến cho ngân hàng phải đối mặt với vấn đề thanh khoản vì phải trả các khoản nợ này một cách nhanh chóng. Chính phủ phải can thiệp để đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi của ngân hàng và ngăn chặn một sự hoảng loạn ngân hàng, nhưng sự mất mát vốn có nghĩa là ngân hàng phải cắt giảm các khoản cho vay. Biểu đồ tỷ giá hối đoái ($ per won) năm 1995 – 1999
- biểu đồ lãi suất ở Hàn Quốc năm 1995 – 1999 Cắt giảm cho vay càng làm cho nền kinh tế trở nên thu hẹp hơn, GDP thực 1998 giảm còn 6%, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Trong tình huống này chúng ta kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ giảm, thay vào đó tỷ lệ lạm phát lại tăng lên. Các cuộc khủng hoảng tiền tệ đứng đằng sau sự nghịch lý này. Cụ thể, sự sụp đổ của đồng tiền HQ sau cuộc tấn công tiền tệ đã làm gia tăng giá nhập khẩu, trực tiếp làm lạm phát tăng lên và làm suy giảm uy tín của ngân hàng. Do đó, lạm phát tăng mạnh từ 5 – 10%. Lãi suất thị trường tăng vọt lên mức 20% để bù đắp cho lạm phát cao và vì ngân hàng HQ theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt theo khuyến cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế. Lãi suất cao dẫn đến sụt giảm trong lưu chuyển tiền tệ, các doanh nghiệp để có được nguồn vốn bên ngoài buộc phải tăng cường lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường tín dụng. Thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng, cộng với lãi suất cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định thắt chặt đầu tư – một lý do khác khiến cho tổng cầu sụt giảm gần 10%.
- 7. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi Đầu năm 1998, cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế chúng ta thảo luận ở phần 6 đã phát huy tác dụng, nền kinh tế bắt đầu hồi phục. Ngoài ra chính phủ HQ cũng đã phản ứng rất tích cực với cuộc khủng hoảng bằng cách thực hiện một loạt các cải cách giúp khôi phục niềm tin vào hệ thống tài chính. Thị trường tài chính hồi phục, kích thích nền kinh tế, GDP thực bắt đầu tăng lên. Khủng hoảng HQ gây ra một chi phí nhân lực quá cao, số lượng người nghèo tăng từ 6 lên trên 10 triệu người, tỷ lệ tự tử và ly hôn tăng gần 50%, tỷ lệ nghiện ma túy tăng 35%, tỷ lệ tội phạm tăng 15%. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở ARGENTINA 20012002 Khủng hoảng tài chính ở Argentina được bắt đầu bời sự mất cân bằng về tài chính trầm trọng mà chúng ta sẽ xem xét ngay sau đây 1. Sự mất cân bằng về tài chính trầm trọng Trái ngược với Mexico và các nước Đông Á. Argentina có 1 hệ thống ngân hàng được giám sát rất chặt, và việc bùng nổ cho vay đã không xảy ra trước cuộc khủng hoảng. Các ngân hàng đã ở trong tình trạng cực kì tốt trước cuộc khủng hoảng, mặc dù một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng đã bắt đầu vào năm 1998. Tuy nhiên, thật không may rằng Argentina đã luôn gặp khó khăn trọng việc kiểm soát ngân sách của mình. Ở Argentina, các tỉnh (tương tự như các tiểu bang ở Mỹ) kiểm soát 1 tỷ lệ lớn phần trăm chi tiêu công, nhưng việc kiếm ra lợi nhuận thì lại là trách nhiệm chủ yếu của chính phủ liên bang. Với hệ thống này, các tỉnh có động lực trong việc tiêu xài vượt quá khả năng của mình và sau đó lại nhờ đến chính phủ liên bang định kỳ để chịu trách nhiệm cho khoản nợ của họ. Vì vậy, Argentina luôn bị thâm hụt ngân sách.
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 1998 đã làm tình hình trở nên tệ hơn bởi vì nó làm giảm thu nhập chịu thuế (tax revenues) và dẫn đến 1 khoảng cách ngày càng lớn giữa chi tiêu chính phủ và thuế. Sự mất cân đối về tài chính diễn ra sau đó nghiêm trọng đến mức chính phủ gặp khó khăn trong việc thuyết phục cả người dân trong nước và nước ngoài mua đủ số lượng trái phiếu, nên Argentina đã cưỡng chế các ngân hàng trong việc tiêu thụ 1 số lượng lớn nợ chính phủ. Cho đến năm 2001, các nhà đầu tư đã bắt đầu mất niềm tin vào khả năng chi trả số nợ này của chính phủ Argentina. Giá của khoảng nợ giảm mạnh, để lại nhiều lỗ hỏng trong bảng cân đối của các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã từng được xem là 1 trong những hệ thống mạnh và được kiểm soát nghiêm ngặt nhất trong số các thị trường mới nổi bây giờ đang bắt đầu mất đi tiền gửi. 2. Lựa chọn đối nghịch và vấn đề rủi ro đạo đức trở nên tệ hơn Sự thoái hóa của các bảng cân đối ngân hàng và sự mất đi các khoản tiền gửi đã khiến các ngân hàng phải giảm đi số lượng tiền cho vay. Vì vậy, lựa chọn đối nghịch và các vấn đề rủi ro đạo đức trở nên tệ hơn. Giống như trường hợp của Hàn Quốc, việc cắt giảm tiền cho vay bắt nguồn từ sự gia tăng trong vấn đề thông tin bất cân xứng đã dẫn đến sự thu hẹp lại của nền kinh tế, vợi lạm phát và sản lượng giảm đi, thất nghiệp tăng, có thể thấy trong biểu đồ 8,9,10. Sự yếu đi của nền kinh tế và suy thoái của các bảng cân đối ngân hàng đã mở đường cho giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng một cuộc hoảng loạn ngân hàng. 3. Hoảng loạn ngân hàng bắt đầu Vào tháng 102001, các cuộc đàm phán giữa chính quyền trung ương và các tỉnh nhằm cải thiện tình hình tài chính thất bại, và thu nhập chịu thuế tiếp tục giảm
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn