Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM
lượt xem 28
download
Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM 3.1 Giao thức GMPLS 3.1 3.1.1 Các loại chuyển mạch quang Băng thông khả dụng trong mạng chuyển mạch gói có thể ví như con đường, và những chiếc xe
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM 3.1 Giao thức GMPLS 3.1 3.1.1 Các loại chuyển mạch quang Băng thông khả dụng trong mạng chuyển mạch gói có thể ví như con đường, và những chiếc xe chạy trên đường có thể như các gói tin được truyền đi trên mạng. Do không có sự hạn chế về số lượng xe chạy trên đường nên nhiều xe có thể chạy trên cùng một tuyến đường tại cùng một thời điểm. Khi số lượng xe l ưu thông trên đường tăng lên đồng nghĩa với việc có thể xảy ra đụng độ, tai nạn, tắt nghẽn trên đường. Tương tự như vậy khi lưu lượng trên mạng tăng lên tỉnh trạng cũng x ảy ra tương tự, tốc độ truyền dữ liệu chậm và có thể xảy ra mất mát gói tin trên đ ường truyền. Trong mạng quang, băng thông khả dụng có thể ví như các đường ray xe lửa. Các con tàu được lập lịch và chạy một cách an toàn trên đường ray đến đích. Mỗi ga trên tuyến sẽ thay đổi lộ trình tiếp theo của con tàu nếu cần thiết. Các hành khác và hàng hóa (dữ liệu) sẽ được chuyên chở bởi các con tàu đến đích một cách an toàn mà không sợ bị trễ giờ hay tắc nghẽn trên tuyến. Trong mạng quang liên kết điểm-điểm giữa hai bộ chuyển mạch quang OXC thường bao gồm một tập các sợi quang. Bộ chuyển mạch quang OXC có thể thực hiện nhiều kiểu chuyển mạch khác nhau như: chuyển mạch sợi quang, chuyển mạch bước sóng, chuyển mạch băng tần, chuyển mạch timeslots. Đơn vị dữ liệu đầu vào sẽ được chuyển mạch sang giao diện ra tương ứng với kiểu và kích thước không đổi. Đặt trưng chính của chuyển mạch quang là OXC thực hiện việc chuyển mạch một luồng lớn dữ liệu như là một đơn vị và dựa trên các đại lượng như sợi quang, bước sóng… mà không phân tích phần header của từng gói tin. Các loại chuyển mạch khác nhau trong mạng quang sẽ được trình bày ở phần dưới đây. 3.1.1.1 Chuyển mạch sợi quang Chuyển mạch sợi quang là kiểu chuyển mạch tự nhiên và cơ bản nhất của chuyển mạch quang. OXC thực hiện việc chuyển mạch tất cả dữ liệu trên sợi quang vào sang sợi quang tương ứng ở đầu ra. 3.1.1.2 Chuyển mạch bước sóng Băng thông khả dụng trong sợi quang có thể được chia nhỏ bởi các bước sóng khác nhau. Nghĩa là trên sợi quang cho phép truyền đồng thời nhiều tín hiệu quang với các bước sóng khác nhau. OXC thực hiện việc chuyển mạch tín hiệu quang với bước sóng A ở giao diện vào sang tín hiệu quang với bước sóng B với giao diện ra tương ứng. Hạn chế của một số bộ chuyển mạch quang là chúng không có khả năng chuyển đổi bước sóng.Tùy thuộc vào khả năng chuyển đổi bước sóng của OXC mà tín hiệu vào và ra có thể có bước sóng giống nhau hoặc khác nhau. Chuy ển mạch dựa trên bước sóng khác với chuyển mạch trên sợi quang do hai tín hiệu quang trên 1
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM một sợi quang đầu vào, mỗi tín hiệu quang có thể được chuyển mạch sang hai sợi quang khác nhau ở đầu ra. 3.1.1.3 Chuyển mạch băng tần Chuyển mạch băng tần là dạng tổng quát của chuyển mạch bước sóng. Nếu băng thông của sợi quang được chia nhỏ theo bước sóng, các bước sóng có thể được gộp lại vơi nhau tạo thanh một nhóm. Bộ chuyển mạch quang thực hiện việc chuyển mạch các bước sóng trong nhóm theo cùng một cách. Chuyển mạch theo băng tần mang lại nhiều lợi ích như: gộp nhóm bước sóng giúp giảm thời gian xử lý so vơi xử lý từng bước sóng riêng rẻ, giảm số lượng kênh quang và tín hiệu điều khiển. 3.1.1.4 Chuyển mạch ghép kênh chia thời gian Băng thông của sợi quang có thể được chia nhỏ theo các timeslot. Trong mô hình này, tín hiệu quang được xem như gồm nhiều khung dữ liệu tuần tự, mỗi timeslot cho phép truyền một số khung nhất định và mỗi tín hiệu quang cần có một số timelot để truyển hết tín hiệu quang. Các tín hiệu quang thay nhau truyền dữ liệu cho đến khi việc truyền dữ liệu hoàn tất. Kích thước của mỗi khung và cấu trúc của khung phụ thuộc vào tiêu chuẩn SONET và SDH. 3.1.2 Giới thiệu GMPLS GMPLS là sự mở rộng và tổng quát hóa của công nghệ MPLS. Ngoài các kiểu chuyển mạch được sử dụng trong MPLS, GMPLS còn hỗ trợ thêm nhiều kiểu chuyển mạch khác. Phụ thuộc vào công nghệ sử dụng mà các kênh được thiết lập có thể mang những tên khác nhau như: kênh SDH, kênh quang…, trong ngữ cảnh GMPLS các kênh được tham chiếu dưới một tên chung là đường chuyển mạch nhãn LSP. Mỗi LSP được thiết lập phải bắt đầu và kết thúc trên các giao diện cùng loại. GMPLS mở rộng khái niệm LSP trong MPLS, hỗ trợ thiết lập nhiều loại đường chuyển mạch khác nhau với cấu trúc phân cấp sử dụng chế độ đường hầm. Chế độ đường hầm được hiểu đơn giản là ‘LSP trong LSP’ cho phép các đường LSP cùng kiểu hoặc các LSP khác kiểu có thể lồng vào nhau. Các giao thức tín hiệu mở r ộng CR-LDP, RSVP-TE điểu khiển để thiết lập và bảo vệ đường chuyển mạch nhãn. Hình minh họa bên dưới thể hiện cấu trúc phân cấp và các loại LSP trong GMPLS. 2
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM Hình 3.1 LSP và cấu trúc phân cấp Như ta thấy trong hình minh họa 3.1 ở trên, cho phép thiết lập nhiều loại đường LSP khác nhau tùy thuộc và công nghệ chuyển mạch được sử dụng. Các LSP này lồng vào nhau: LSP chuyển mạch sợi quang ngoài cùng, kế đến là LSP chuyển mạch bước sóng, LSP chuyển mạch ghép kênh theo thời gian, và trong cùng là LSP chuyển mạch gói. GMPLS không phải là một giao thức mà là một tập hợp các giao thức có liên quan với nhau bao gồm các giao thức định tuyến mở rộng OSPF-TE, ISIS-TE, các giao thức tín hiệu CR-LDP, RSVP-TE và giao thức quản lý liên kết LMP. Nó cung c ấp mảng điều khiển chung dựa trên cơ sở IP cho tất cả các lớp và hỗ trợ cho nhiệu loại chuyển mạch khác nhau như: chuyển mạch gói tin, chuyển mạch ghép kênh theo thời gian, chuyển mạch theo bước sóng, chuyển mạch sợi quang. Các giao thức định tuyến như OSPF-TE, ISIS-TE được mở rộng từ các giao thức định tuyến truyền thống trong mạng IP để có thể hoạt động trong mạng quang và cung cấp s ự hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng. Chức năng của các giao thức này là trao đổi thông tin về topology, khám phá tài nguyên mạng, và thực hiện chức năng định tuyến nội vùng. Các thuật toán định tuyến được cải tiến sử dụng định tuyến cưỡng bức để tính toán đường đi của các đường chuyển mạch nhãn LSP hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng và tối ưu hóa tài nguyên mạng, xác định đường phụ và thực hiện tái định tuyến trong trường hợp xảy ra sự cố. Do GMPLS cho phép tín hiệu điều khiển ngoài băng, nghĩa là các tín hiệu điều khiển và dữ liệu sử dụng hai kênh khác nhau. Do đó, bên cạnh việc tính toán đường đi cho đuờng LSP, các giao thức định tuy ến mở rộng cũng đồng thời phải xác định đường đi cho các kênh tín hiệu điều khiển. Các giao thức tín hiệu trong MPLS, được mở rộng thành CR-LSP, RSVP-TE hỗ trợ kỹ lưu lượng và thiết lập đường chuyển mạch nhãn trong mạng quang. GMPLS không chỉ rõ giao thức tín hiệu cụ thể nào được sử dụng, điều này do nhà sản xuất thiết bị quy ết định. Hai giao thức này đưa thêm một số đối tượng mới như Suggested Label và Upstream Label để rút ngắn thời gian thiết lập LSP, cung cấp cho việc thiết l ập đường chuyển mạch nhãn hai chiều. Nhiệm vụ chính của các giao thức tín hiệu là 3
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM thiết lập hay giải phóng đường chuyển mạch nhãn dựa trên thông tin về đường đi do các giao thức định tuyến cung cấp. Các cải tiến cũng được đ ưa ra trong ph ương thức báo hiệu lỗi để cung cấp sự phục hồi nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố trên đường chuyển mạch nhãn chính. GMPLS đồng thời đưa ra giao thức mới LMP để quản lý các liên kết giữa hai nút lân cận. Do trong mạng quang liên kết giữa giữa hai nút lân cận thường bao gồm một tập các sợi quang, giao thức này hoạt động trên hai nút lân cận cung cấp các dịch vụ cho kết nối và thực hiện việc cô lập lỗi. Các giao thức định tuyến, tín hiệu và LMP phối hợp với nhau cho phép GMPLS thực hiện các chức năng như khám phá các nút lân cận, phân phối thông tin liên kết, cung cấp việc quản lý topology, thiết lập và quản lý các kết nối trong mạng quang cũng như trong mạng chuyển mạch gói, bảo vệ vào khôi phục trong trường hợp xảy ra sự cố. Bằng việc thực hiện các chức năng trên GMPLS cho phép thực hiện điều khiển tập trung, thiết lập kết nối tự động, cân bằng tải, cung cấp băng thông cho dịch vụ, băng thông theo yêu cầu, và mạng riêg ảo quang. Những điểm khác biệt của GMPLS so với MPLS. + Các cải tiến và mở rộng trong các giao thức tín hiệu và giao thức đ ịnh tuyến để hoạt động trong mạng quang và hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng. + Sử dụng thành phần điều khiển thống nhất cho nhiều loại chuyển mạch. + GMPLS hỗ trợ nhiều kiểu chuyển mạch khác nhau như: chuyển mạch gói tin, chuyển mạch timeslot, chuyển mạch bước sóng, chuyển mạch sởi quang. + Khái niệm được chuyển mạch nhãn trong MPLS được mở rộng, GMPLS cho phép thiết lập động nhiều loại đường chuyển mạch khác nhau và đưa ra cấu trúc phân cấp sử dụng cơ chế đường hầm. + GMPLS đưa vào giao thức mới LMP quản lý liên kết giữa hai nút lận cận. 3.1.3 Vai trò của GMPLS trong tầng điều khiển GMPLS cung cấp các chức năng sau cho tầng điều khiển: 3.1.3.1 Khám phá các nút liền kề Để thực hiện việc quản lý mạng thì tất cả các thiết bị trên mạng phải đ ược biết như: bộ định tuyến, bộ chuyển mạch quang… GMPLS sử dụng giao thức mới LMP để khám phá những thiết bị này và thỏa thuận các chức năng. 4
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM 3.1.3.2 Lan truyền thông tin tình trạng liên kết Nếu liên kết giữa hai nút bị lỗi hay có vấn đề xảy ra, các giao thức định tuyến được sử dụng để lan truyền thông tin về các liên kết và topology của mạng. Trong GMPLS hai giao thức định tuyến mở rộng OSPF-TE, ISIS-TE hỗ trợ chức năng này. 3.1.3.3 Quản lý trạng thái topology Các giao thức định tuyến OSPF-TE, ISIS-TE được sử dụng để điều khiển và quản lý tình trạng liên kết topology của mạng. 3.1.3.4 Quản lý kết nối 3.1.4 Mô hình tiến hóa của mạng thế hệ mới. Hình 3.2 minh họa về sự tiến hóa của mạng với việc áp dụng công nghệ MPLS và GMPLS. 5
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM Hình 3.2 Mô hình tiến hóa của mạng 3.1.5 Sự khác nhau giữa LSP trong MPLS và trong GMPLS Một vài điểm khác nhau giữa đường chuyển mạch nhãn LSP trong MPLS và trong GMPLS: + Thời gian thiết lập LSP trong GMPLS chậm hơn so với LSP tương ứng trong MPLS do việc cập nhật thông tin tại mỗi LSR cần nhiều thời gian hơn. + GMPLS cho phép thiết lập LSP hai chiều, MPLS muốn thiết lập LSP hai chiều phải thiết lập hai đường LSP riêng biệt cho mỗi chiều. + Thời gian tồn tại đường LSP trong mạng quang lâu hơn trong MPLS. + GMPLS hỗ trợ nhiều loại nhiều loại đường chuyển mạch nhãn khác nhau, MPLS chỉ cho phép thiết lập LSP để chuuyển tiếp gói tin và LSP đ ể chuyển tiếp các tế bào ở lớp 2 trong ATM. + MPLS sử dụng ngăn xếp nhãn để xây dựng đường hầm chuyển mạch nhãn, trong GMPLS cho phép các đường LSP có thể lồng trong LSP khác loại tạo nên đường hầm. Nhãn trong mạng quang 3.2 3.2.1 Nhãn trong giao thức MPLS Yêu cầu cơ bản trong mạng MPLS khi chuyển tiếp thông tin qua mạng là xác định đường chuyển mạch nhãn giữa từ LSR biên vào đến LSR biên ra của mạng. Việc trao đổi nhãn và thiết lập LSP do các giao thức phân phối nhãn thực hiện. Như đã để cập trong phần trước, trong MPLS nhãn được gán cho gói tin và các LSR dựa vào thông tin nhãn đính kèm với gói tin và thông duy trì tại mỗi nút làm c ơ sở để thực hiện việc chuyển tiếp gói tin đến nút tiếp theo. Nhưng cần phải lưu ý 6
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM rằng nhãn được đính kèm gói tin không cung cấp thông tin liên quan đến băng thông và chất lượng dịch vụ của luồng dữ liệu dùng để chuyển tiếp gói tin. Các giao thức phân phối nhãn hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng được sử dụng như CR-LDP, RSVP kết hợp việc phân phối nhãn với chất lượng dịch vụ và thoả thuận băng thông được sử dụng. Các giao thức khác như LDP không hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng chỉ sử dụng cho việc lan truyền nhãn và thiết lập LSP. 3.2.2 Nhãn trong giao thức GMPLS Giải pháp được áp dụng trong mạng GMPLS để hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng đó là nhãn sẽ được mở rộng để có khả năng nhận dạng được luồng dữ liệu. Ví dụ trong mạng quang, băng thông của đường truyền được phân chia dựa trên bước sóng, và các LSR đầu cuối đơn giản sẽ thỏa thuận bước sóng được sử dụng. GMPLS mở rộng nhãn từ 32 bits thành một dãy các byte có độ dài tùy ý mang nhãn và thông tin liên quan. 3.2.2.1 Nhãn sợi quang Trong mạng quang MPL nhiều sợi quang có thể được sử dụng trong liên kết giữa các LSR. Hai LSRs trong liên kết có thể chọn một sợi quang nào đó trong nhóm đ ể sử dụng. Giá trị nhãn được trong trường hợp này là chỉ số của sợi quang s ử dụng trong nhóm. Gia trị hay chỉ số cổng này chỉ mạng ý nghĩa cục bộ giữa hai LSR trong liên kết. Trong trường hợp việc đánh số không đồng nhất giữa hai đầu liên kết, giao thức quản lý liên kết (LMP-Link Management Protocol) được sử dụng để trao đổi và thiết lập sự tương quan gia trị số đựơc sử dụng trong liên kết. 3.2.2.2 Nhãn bước sóng Khi băng thông trong sợi quang được chia nhỏ bởi kỹ thuật ghép kênh chia bước sóng (WDM Wavelength Division Multiplexing). Hai bộ định tuyến chuyển mạch quang trong liên có thể đồng ý với nhau bước sóng được sử dụng. Trong trường hợp giá trị nhãn được sử dụng là bước sóng được dùng để trao đổi dữ liệu. 3.2.2.3 Nhãn băng tần Các bước sóng liên tiếp nhau có thể được nhóm lại với nhau tạo thành băng tần. Khi đó băng tần này sẽ được chuyển mạch theo cùng một cách. Nhãn được sử dụng trong trường hợp này là ID định danh cho băng tần và cặp số xác định phạm vi bước sóng mà băng tần sử dụng. 3.2.2.4 Nhãn timeslot Khi băng thông của sơi quang được chia nhỏ theo các timeslot bởi kỹ thuật ghép kênh chia thời gian. Bộ chuyển mạch quang có thể cấp phát một hoặc nhiêu timeslot cho luông dữ liệu yêu cầu. Do đó nhãn timeslot chỉ rõ số lượng timeslot được cấp phát để truyền dữ liệu. Nhãn timeslot phụ thuộc vào chuẩn được sử dụng, ví dự như SONET hoặc SDH. 7
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM 3.2.3 Yêu cầu và đáp ứng nhãn trong mạng quang Phương thức yêu cầu và đáp ứng nhãn trong mạng quang không khác mấy so với trong mạng MPLS truyền thống sử dụng chế độ phân phối nhãn theo yêu cầu, được thực hiện qua các bước sau: LSR ngược dòng gửi bản tin yêu cầu đến LSR xuôi dòng sử dụng bản tin Path trong giao thức RSVP-TE, hoặc bản tin Label Request đối với giao thức CR-LDP. Bản tin yêu cầu này gửi đến LSR xuôi dòng bao gồm đ ầy đ ủ các thông tin như băng thông yêu cầu và chất lượng dịch vụ đ ể LSR xuôi có th ể lựa chọn nhãn thích hợp đáp ứng yêu cầu. Ngoài các thông tin trên trong bản tin yêu cầu phải chỉ định rõ loại nhãn được yêu cầu. LSR xuôi dòng nhận được yêu cầu, căn cứ vào thông tin trong bản tin yêu cầu để cấp phát gia trị nhãn phù hợp. LSR xuôi dòng gửi thông điệp trả lời yêu cầu cho LSR ngược dòng sử dụng bản tin Resv trong RSVP-TE, hoặc bản tin Label Mapping đối với giao thức CR-LDP để thông báo nhãn được chọn đến LSR ngược dòng. 3.2.4 Ràng buộc lựa chọn nhãn Như đã đề cập trong phần MPLS, đường chuyển mạch nhãn LSP được thiết lập để chuyển tiếp gói tin xuyên qua mạng MPLS, và việc phân phối thông tin liên kết nhãn để thiết lập LSP do các giao thức tin hiệu thực hiện. Hai LSR trong liên kết cần thông nhất với nhau về nhãn sử dụng để chuyển tiếp thông tin. Trong MPLS , do nhãn chỉ đơn giản là các giá trị số nên thường được chọn bởi LSR xuôi dòng trong liên kết, sau đó phân phối thông tin đến LSR ngược dòng. Trong GMPLS, cho phép thiết lập nhiều loại đường chuyển mạch nhãn khác nhau với các ràng buộc nhất định về nhãn sử dụng trên các liên kết, và nhãn có liên quan trực tiếp đ ến tài nguyên mạng được sử dụng, thì việc gán nhãn theo cách trên có thể xảy ra xung đột trong quá trình thiết lập đường chuyển mạch nhãn. Nên việc lựa chọn nhãn cho liên kết để thiết lập LSP trong GMPLS cần phải kèm theo các điều kiện ràng buộc. Ví dụ, mạng quang chuyển mạch kênh dựa trên buớc sóng mà các nút mạng không có khả năng chuyển đổi bước sóng, do đó yêu cầu mọi liên kết trên kênh quang phải sử dụng một bước sóng và nếu hai kênh quang có chung một liên kết phải sử dụng bước sóng khác nhau. Với ràng buộc trên yêu cầu các nhãn sử dụng trên mọi liên kết của LSP phải có cùng bước sóng và hai LSP đi qua một liên kết phải s ử dụng nhãn có bước sóng khác nhau. Trong hình minh họa 3.3 ở bên dưới cho ta thấy hai đường chuyển mạch nhãn đã được thiết lập trong mạng quang, và các bộ chuyển mạch không có khả năng chuyển đổi bước sóng. Đường chuyển mạch nhãn màu xanh nước biển được thiết lập từ A đến F qua B, D và E, còn đường LSP màu đỏ xuất phát từ C qua D và E đến G. Màu sắc được sử dụng tượng trưng cho bước sóng được sử dụng trên LSP, 8
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM không có xung đột nào xảy ra trên liên kết giữa D và E do mỗi đường chuyển mạch nhãn sử dụng một bước sóng khác nhau trên liên kết giữa D và E. Hình 3.3 Xung đột lựa chọn nhãn. Tuy nhiên vấn đề xảy ra khi LSR C cần thiết lập một đường chuyển mạch nhãn mới xuất phát từ C đi qua D và E và kết thức tại G. Do G là LSR biên ra, G chịu trách nhiệm xác định bước sóng được sử dụng trong đường chuyển mạch nhãn mới này (đây là cách xử lý thông thường trong việc cấp phát nhãn), và G có thể chọn bước sóng màu xanh nước biển. Vì bước sóng màu xanh nước biển đã đươc sử dụng trong liên kết giữa D và E nên việc thiết lập LSP mới không thành công. Nếu sự lựa chọn bước sóng được thực hiện bởi C thì vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra. Do vậy, c ần phải có những điều kiện ràng buộc nhất định để đảm bảo nhãn được lựa chọn là khả dụng trên liên kết. Điều kiện ràng buộc được gửi kèm với thông điệp yêu cầu, và LSR xuôi dòng chỉ được lựa chọn nhãn thảo mãn yêu cầu hoặc việc chọn nhãn thất bại. Đối tượng tập nhãn được sử dụng như là điều kiện ràng buộc trong thông điệp yêu cầu gửi đến LSR xuôi dòng. Phần bên dưới sẽ nói rõ hơn v ề đ ối t ượng này. 3.2.4.1 Tập nhãn Để giải quyết vấn đề lựa chọn nhãn ở trên GMPLS đưa ra khái niệm mới là tập nhãn (Label Set). Đối tượng này được sử dụng làm điểu kiện ràng buộc trong việc chọn nhãn của LSR xuôi dòng. LSR ngược dòng (upstream) bao gồm cả tập nhãn khi gửi yêu cầu cấp phát nhãn đến LSR xuôi dòng (downstream). LSR xuôi dòng chỉ được lựa chọn một nhãn nào đó trong tập nhãn để sử dụng trong liên kết, hoặc ngược lại việc thiết lập LSP thất bại. Khái niệm tập nhãn đưa ra mang lại lợi ích trong một số trường hợp, ví dụ như: + Các LSR trong mạng không có khả năng chuyển đổi bước sóng như trong ví dụ minh họa ở trên. + Các LSR chỉ có khả năng truyền và nhận tín hiệu quang với một tập nhỏ các bước sóng cho trước đến các nút lân cận. 9
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM + Thích hợp cho LSR không có khả năng chuyển đổi một lượng lớn các bước sóng, làm giảm sai lệch tín hiệu quang do chuyển đổi bước sóng. Tập nhãn được xây dựng bao gồm một tập tất cả các nhãn khả dụng và/hoặc danh sách hoặc phạm vi nhãn không hợp lệ. Nếu tập nhãn khả dụng không được chỉ ra một cách rõ ràng, LSR có thể lựa chọn một nhãn bất kỳ ngoài trừ các nhãn không hợp lệ. Nếu tập nhãn không được gửi cùng với thông điệp yêu cầu nhãn thì LSR xuôi dòng có thể lựa chọn một nhãn bất kỳ. Tập nhãn truyền cùng với thông điệp yêu cầu nhãn đến LSR xuôi dòng, mỗi LSR khi nhận được tập nhãn có thể tạo ra tập nhãn mới để gửi đến nút tiếp theo dựa vào khả năng phần cứng và tập nhãn đến. Ví dụ, đối với các LSR không có khả năng chuyển đổi bước sóng, thì nó chỉ việc chuyển tiếp tập nhãn đến nút tiếp theo nhưng loại trừ các nhãn không hợp lệ trong tập nhãn đến. Ngược lại đối với các LSR có khả năng chuyển đổi mọi bước sóng trong tập nhãn đến có thể lựa chọn không gửi tập nhãn trong thông điệp yêu cầu đến LSR xuôi dòng. Điều đó chỉ ra rằng mọi nhãn được lựa chọn bởi LSR xuôi dòng đều được chấp nhận bởi LSR ngược dòng trong liên kết. Trở lại ví dụ minh hoạ trong hình 3.3. Giả sử rằng LSR C chỉ có khả năng truyền đến D các bước sóng nằm trong khoảng R. Tập nhãn do C gửi đ ến D với n ội dung ‘mọi bước sóng trong khoảng R ngoại trừ bước sóng màu đỏ’. D sửa đổi tập nhãn và gửi đến E với nội dung ‘mọi bước sóng trong khoảng R ngoại trừ bước sóng màu đỏ và xanh nước biển’. LSR E không thay đổi tập nhãn đến và chuyển tiếp tập nhãn này đến G, G dựa vào tập nhãn lựa chọn bươc sóng bất kỳ trong khoảng R ngoại trừ màu đỏ và xanh nước biển. Bước sóng do G lựa chọn được chấp nhận trên mọi liên kết trên đường chuyển mạch nhãn. Nhưng cần chú ý rằng sự lựa chọn trên vẫn có thể xảy ra xung đột. Giả sử rằng G lựa chọn bước sóng màu xanh là cây, trong khi LSR D chờ đợi trả lời bước sóng được sử dụng từ E, một đường chuyển mạch nhãn khác B-D-C được thiết lập sử dụng bước sóng màu xanh lá cây do đó sẽ xảy ra xung đột trong liên kết giữa A và D. Vấn đề trên có thể được giải quy ết theo cách dưới đây bằng cách sử dụng yêu cầu nhãn (Suggested Labels). Suggested Label sẽ được nói rõ hơn trong phần 3.6 của khóa luận này. 3.2.4.2 Điều khiển nhãn hiện Cùng với việc đưa ra khái niệm về tập nhãn, GMPLS cũng đồng thời giới thiệu điều khiển nhãn hiện. Việc này nâng cao khái niệm định tuyến hiện trong MPLS bằng cách cho phép LSR biên vào chỉ định nhãn được sử dụng cho một, một vài hoặc toàn bộ các liên kết định tuyến hiện. Các nhãn được chỉ định bởi LSR biên vào như là một phần của định tuyến hiện. Và tại mỗi LSR trên đường chuyển mạch nhãn, nhãn được chỉ định cho nút tiếp theo được sử dụng để xây dựng tập nhãn và chuyển đến nút kế tiếp. LSR nhận tập nhãn, lựa chọn nhãn được chỉ định trong tập nhãn để sử dụng cho liên kết. 10
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM Giao thức quản lý liên kết LMP. 3.3 Kỹ thuật đường chuyển mạch nhãn hai chiều. 3.4 3.4.1 Đường chuyển mạch nhãn hai chiều. Đường chuyển mạch nhãn xuyên qua mạng quang thường là hai chiều, nghĩa là đường LSP được thiết lập có khả năng truyền dữ liệu theo cả hai hướng. Trong MPLS không hỗ trợ việc thiết lập đường chuyển mạch nhãn hai chiều. Do đó để có thể trao đổi dữ liệu theo hai chiều giữa hai đầu cuối cần phải thiết lập hai LSP, mỗi LSP cho một hướng, và do đó cần sự phối hợp giữa hai đầu cuối. Để có thể thiết lập được kết nối hai chiều, mỗi đầu cuối của kết nối gửi thông điệp yêu cầu đ ến đầu cuối kia để thiết lập đường LSP, và có thể xảy ra trường hợp LSP hai chiều sử dụng hai LSP theo hai đường khác nhau. Việc thiết lập kết nối hai chiều theo cách này tồn tại nhiều hạn chế như: kết nối hai chiều sử dụng hai LSP theo hai đường khác nhau, trao đổi nhiều thông điệp tín hiệu vì mỗi LSP thiết lập cần trao đổi các thông điệp yêu cầu và trả lời đi qua mọi LSR trên LSP để hoàn tất việc thiết l ập LSP. Vấn đề đặt ra là làm sao để kết nối hai chiều giữa hai đầu cuối sử dụng chung một đường LSP ?. Vấn đề này được giải quyết trong GMPLS bằng cách đưa vào hai đối tượng mới là Suggested Label và Upstream Label. Hai đối tượng này được gửi kèm với thông điệp tín hiệu yêu cầu thiết lập LSP để thiết lập đường chuyển mạch nhãn LSP hai chiều. Do việc LSP hai chiều được thiết lập chỉ sử dụng một thông báo đơn, từ đó làm giảm thời gian thiết lập LSP. Đối tượng Suggested Label Suggested Label thực chất là một đối tượng được gửi kèm với thông điệp yêu cầu thiết lập. Sử dụng đối tượng này làm giảm thời gian cần thiết để thiết lập LSP. Hoạt động của nó có thể mô tả như sau: LSR gửi yêu cầu lựa chọn một nhãn mà nó tin rằng nhãn này có thể sẽ thích hợp đ ể sử dụng trên liên kết giữa nó và LSR lân cận phía trước. LSR gửi cập nhật thông tin và gửi thông điệp yêu cầu cùng với Suggested Label đến LSR lân cân phía trước. Khi nhận được yêu cầu LSR xuôi dòng sẽ gửi bản tin trả lời yêu cầu, bản tin này chứa nhãn sử dụng trong liên kết. Nếu nhãn trả lời và nhãn yêu cầu giống nhau thì LSR phía gửi không cần phải cập nhật lại thông tin, ngược lại nó phải cập nhật lại thông tin về nhãn được sử dụng trong liên kết. Hình minh họa bên dưới xem xét việc sử dụng đối tượng này trong yêu cầu thiết lập LSP. Giao thức RSVP-TE được sử dụng để minh họa việc thiết lập LSP. 11
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM Hình 3.4 Thiết lập LSP sử dụng Suggessted Label + X gửi bản tin Path chứa đối tượng Suggested Label đến Y yêu cầu sử dụng nhãn (λa) trong liên kết giữa X và Y. + Khi nhận được bản tin Path, Y chọn một nhãn (λd) để sử dụng trong liên kết giữa X và Y nhưng chưa gửi bản tin trả lời Resv. Nhãn λd có thể giống hoặc khác nhãn λa. Đồng thời Y cũng lựa chọn một nhãn λb. Nhãn λb được sử dụng làm Suggested Label trong bản tin Path gửi đến Z. Y thực hiện tạo mới thông tin liên kết (λd xλb) trước khi gửi bản tin Path đến Z. + Khi Z nhận được bản tin yêu cầu tự Y, Z lựa chọn nhãn λc , cập nhật thông tin liên kết và gửi bản tin Resv để trả yêu cầu. Nhãn λ c được chọn bới Z có thể giống hoặc khác với nhãn λb do X yêu cầu. + Khi Y nhận được bản tin Resv trả lời từ Z cho biết nhãn λc được sử dụng trong liên kết giữa Y và Z. Nhãn trả lời λc có thể giống hoặc với nhãn yêu cầu λb. Nếu nhãn yêu cầu λb khác với nhãn trả lời λ c (λc # λb) thì Y phải sửa đổi lại thông tin chuyển tiếp (λd X λb) thành (λd X λc). Ngược lại nếu (λc = λb) thì Y không thay đổi thông tin chuyển tiếp (λd xλb) ban đầu. Sau đó Y gửi bản tin trả lời Resv đến X. + Khi X nhận được bản tin trả lời từ Y, cho biết nhãn sử dụng trong liên kết là λd nó thực hiện cập nhật lại thông tin. Chú ý rằng nếu không có lỗi xảy ra và các nút không có khả năng chuy ển đ ổi bước sóng thì nhãn λa yêu cầu bởi X được sử dụng trong mọi thông điệp, nghĩa là nhãn λa được sử dụng trong các thông điệp Path và Resv. Do đó các liên kết giữa X- Y và Y-X điều sử dụng nhãn λa (λa = λb = λc = λd). Đối tượng Upstream Label Cùng với việc giới thiệu đối tượng Suggessted Label trong yêu cầu thiết lập LSP nhằm rút ngắn thời gian thiết lập LSP. GMPLS đồng thời giới thiệu thêm một đối tượng mới là Upstream Label trong thông điệp yêu cầu để hoàn thành việc thiết l ập LSP hai chiều. Đối tượng này cho phép LSR ‘ngược dòng’ thông báo nhãn đ ược s ử 12
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM dụng trong liên kết đến LSR ‘xuôi dòng’ liền kề. Sử dụng đối tượng Upstream Label cho phép thiết lập LSP để chuyển tiếp dữ liệu theo chiều ngược với thông điệp yêu cầu. Kết hợp hai đối tượng Suggested Label và Upstream Label trong thông điệp yêu cầu cho phép thiết lập LSP hai chiều chỉ sử dụng một thông báo đơn. Hình vẽ bên dưới minh họa việc trao đổi thông tin tín hiệu tại một LSR để thiết lập LSP. Hình 3.5 Thiết lập LSP hai chiều Trong hình minh họa ở trên sử dụng giao thức tín hiệu RSVP-TE để thiết lập LSP. Như ta biết giao thức này sử dụng bản tin Path để gửi yêu cầu và bản tín Resv để trả lời yêu cầu. • A gửi bản tin Path đến B, bản tin này chứa hai đối tượng là Suggested Label = λa và Upstream Label = λx. Suggested Label sử dụng để thiết lập LSP theo chiều từ A đến C, đối tượng này được xử lý tương tự như ví dụ trên để thiết lập LSP theo chiều từ A đến C. Còn đối tượng Upstream Label được sử dụng để thiết lập LSP theo chiều ngược lại từ C đến A. Upstream Label thông báo đến B nhãn λx được sử dụng để tuyền dữ liệu từ B đến A là. • Khi B nhận được bản tin Path, nếu nhãn λx không thể sử dụng trên liên kết B-A để truyền dữ liệu từ B đến A. B hủy bỏ thông điệp Path và thông điệp PathErr đến A. Trong trường hợp này PathErr có thể bao gồm đối tượng Acceptable Label Set để thông báo đến A tập các nhãn B có thể chấp nhận. A gửi lại bản tin Path đến B với nhãn Suggested Label được chọn từ Acceptable Label Set hoặc A thông báo việc thiết lập LSP không thành công. • Nếu nhãn λx trong Upstream Label được chấp nhận bởi B. B lựa chọn một nhãn λy , nhãn này được sử dụng làm Upstream Label trong bản tin Path gửi đến C. Nếu B không có khả năng chuyển đổi bước sóng thì λx và λy là giống nhau. • Khi C nhận được bản tin Path được gửi từ B, nếu C chấp nhận nhãn λy cập nhật thông tin thì việc thiết lập LSP theo chiều từ C đ ến A hoàn tất, 13
- Chương 3: Tích hợp công nghệ MPLS trong mạng quang WDM và lúc này C có thể truyền dữ liệu theo chiều từ C đến A. Nhưng việc thiết lập LSP chiều từ A đến C vẫn chưa hoàn tất cho đến khi A nhận được bản tin Resv. Lúc này việc thiết lập LSP hai chiều hòan thành và dữ liệu có thể truyền từ A đến C và ngược lại. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG TRÌNH MICROSOFT EXCEL
58 p | 1018 | 589
-
CHƯƠNG 15: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL
54 p | 1434 | 512
-
Bài giảng tóm tắt : Lập Trình Web
154 p | 272 | 82
-
Chương 3 (cont): Tập hợp thông tin
19 p | 205 | 73
-
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ XÂY DỰNG TRANG WEB DỰ BÁO THỜI TIẾT KHU VỰC NAM BỘ - 4
13 p | 212 | 65
-
Chương 12: Phân tích modulus của rabin
17 p | 164 | 43
-
Bài tập chương trình Kỹ thuật viên ngành Công nghệ Web - Học phần 5: Lập trình ứng dụng quản lý trên Web (TTTH - ĐH KHTN TP.HCM)
40 p | 168 | 28
-
Bài giảng Nhập môn Cơ sở dữ liệu - Chương 3
80 p | 173 | 26
-
Windows communication foundation -WCF
29 p | 134 | 22
-
Nhập môn Công nghệ phần mềm: Chương 3 - Lương Trần Hy Hiến
59 p | 135 | 16
-
Tổng quan về kiến trúc máy tính - chương 1 - Một số khái niệm và công nghệ
24 p | 178 | 16
-
Bài giảng Kỹ thuật số - Chương 3: Cổng logic
23 p | 121 | 7
-
Bài giảng Công nghệ phần mềm: Chương 3 - GV. Trần Thị Thúy Nga
90 p | 87 | 6
-
Bài giảng Lắp ráp và cài đặt máy tính: Chương 1.3 - Nguyễn Quốc Sử
8 p | 71 | 6
-
Giáo trình Thiết kế đồ hoạ động (Ngành/Nghề: Thiết kế đồ hoạ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
89 p | 8 | 6
-
Bài giảng Công nghệ lập trình tích hợp: Chương 3 - TS. Nguyễn Quang Uy
38 p | 8 | 3
-
Bài giảng Công nghệ lập trình tích hợp: Chương 4.3 - TS. Nguyễn Quang Uy
20 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn