Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế.
lượt xem 95
download
Khái niệm. • Quyết định quản lý Nhà nước là những hành vi của Nhà nước nhằm định ra mục tiêu, tính chất và chương trình hoạt động của con người, tập thể hoặc tổ chức phải thực hiện để giải quyết một vấn đề nhất định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Khái niệm. • Quyết định quản lý Nhà nước là những hành vi của Nhà nước nhằm định ra mục tiêu, tính chất và chương trình hoạt động của con người, tập thể hoặc tổ chức phải thực hiện để giải quyết một vấn đề nhất định.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Các quyết định quản lý Nhà nước cần phải trả lời những câu hỏi sau: • + QĐ đó nhằm giải quyết vấn đề gì? • + Mục tiêu là gì? • + Làm gì để thực hiện mục tiêu đó? • + Thời gian thực hiện là bao lâu? • + Ai làm và ai chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hậu quả của QĐ?
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Đặc điểm: • - Quyết định quản lý Nhà nước là sản phẩm hoạt động của Nhà nước, đó là quá trình tự đề ra và tự tổ chức thực hiện các quyết định của Nhà nước. - Quyết định quản lý Nhà nước là hành vi thể hiện ý trí quyền lực đơn phương của Nhà nước. Tức là chỉ có các cơ quan Nhà nước mới có quyền ra quyết đinh quản lý Nhà nước. •
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Đặc điểm: • - Mục đích của các quyết định Nhà nước là đề ra và giải quyết một vấn đề nhất định đặt ra trước các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý. • - Quyết định quản lý Nhà nước đưa ra những qui định chung mang tính pháp lý cho các đối tượng thi hành dựa trên cơ sở pháp luật. • - Phạm vi tác động của các quyết định quản lý Nhà nước mang tính vĩ mô, nó có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế-xã hội.
- Loại hình quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Loại hình quyết định: • Căn cứ vào tính chất của vấn đề cần giải quyết. • + Quyết định chuẩn tắc: là những quyết định xuất hiện nhiều lần và mang tính thông lệ nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. • + Quyết định không chuẩn tắc: là những quyết định giải quyết những vấn đề phức tạp, xuất hiện ngẫu nhiên hoặc xuất hiện lần đầu.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Loại hình quyết định: • Căn cứ vào số lượng mục tiêu. • + Quyết định đơn mục tiêu: là những quyết định chỉ giải quyết một vấn đề hay một mục tiêu cụ thể như: QĐ xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị... • + Quyết định đa mục tiêu: là những quyết định nhằm giải quyết nhiều vấn đề như: chiến lược phát triển của các ngành trong một thời kỳ...
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Loại hình quyết định: • Căn cứ vào mức độ tổng quát (hay chi tiết). • + Quyết định chiến lược: là những quyết định nhằm xác định mục tiêu tổng quát và các phương thức cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu cho các đối tượng đối tượng quyết định như: các nghị quyết TW đảng... • + Quyết định chiến thuật: là những quyết định nhằm xác định những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu chiến lược của những lĩnh vực cụ thể trong thời gian • + Quyết định tác nghiệp: là những quyết định nhằm xử lý những tình huống cụ thể trong công việc hàng ngày của Nhà nước như
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Loại hình quyết định: • Theo phạm vi điểu chỉnh. • + Quyết định tổng thể: là những QĐ tác động lên toàn bộ nền kinh tế-xã hội. • + Quyết định bộ phận: là những QĐ tác động lên một số chủ thể kinh tế-xã hội nhất định. •
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Loại hình quyết định: • Theo tính chất của quyết định. • + Quyết định chuẩn mực: là những quyết định đưa ra những căn cứ có tính nguyên tắc cho việc xử lý những tình huống cụ thể hàng ngày. • + Quyết định riêng biệt: là những quyết định chỉ xử lý một tình huống cụ thể với đối tượng cụ thể.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước: • Tính khoa học. • Tức là các QĐ phải được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực tiễn, cụ thể là qua các đặc điểm sau đây: • + Phù hợp với sự vận động của các qui luật khách quan. • + Ra quyết định dựa trên các luận cứ khoa học. • + Ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh thực tế. •
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước: • Tính tối ưu. • Tức là các quyết định phải đưa ra được các giải pháp làm tăng tối đa hoá lợi ích có thể với chi phí thấp nhất. • Tính khả thi. • Các quyết định Nhà nước phải đảm bảo tính có thể áp dụng được của quyết định đó. Tức là các quyết định đó phải phản ánh được toàn bộ bối cảnh và các nhân tố có thể ảnh hưởng đến đối tượng quản lý.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước: • . Tính hệ thống. • + Các quyết định phải đảm bảo sự phát triển đồng thời giữa 3 yếu tố: môi trường bên ngoài, điều kiện bên trong và mục tiêu của đối tượng quản lý. • + Các quyết định phải tuân thủ theo những trình tự và phương pháp nhất định, tránh tình trạng các quyết định mâu thuẫn và triệt tiêu lẫn nhau trong quá trình áp dụng. • + Các quyết định phải được xây dựng và thực hiện đồng bộ trong một chỉnh thể hệ thống quyết định.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước: • Tính hợp pháp. • + Phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. • + Các quyết định ban hành phải phù hợp với thẩm quyền của các chủ thể quản lý. • + Các quyết định ban hành phải đúng với hình thức và thủ tục qui định.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước: • Tính cô đọng dễ hiểu. • Dù được thể hiện dưới hình thức nào thì các quyết định đều phải đảm bảo tính ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nghĩa...tránh tình trạng hiểu sai về nội dung cũng như nhiệm vụ của đối tượng quản lý.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước: • Tính chính xác về thời gian, đối tượng thực hiện và chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực thi. • + Thể hiện rõ ràng về thời gian ra quyết định, thời gian có hiệu lực và thời gian hết hiệu lực của quyết định. • + Chỉ rõ đối tượng phải thực hiện và chủ thể nào phải có trách nhiệm đôn đốc hay tổ chức thực hiện quyết định đó.
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế • Căn cứ ra quyết định Nhà nước: • Việc ra quyết định phải xuất phát từ những căn cứ sau: • - Yêu cầu của các qui luật khách quan. • - Mục tiêu phát triển của đất nước. • - Thực trạng và xu thế biến động của đối tượng quản lý. • - Thực trạng và xu thế biến động của môi trường. • - Bối cảnh ra quyết định: có những thuận lợi, khó khăn gì... • - Thời gian cho phép để tiến hành. • - Quy phạm ra quyết định của Nhà nước.
- Yêu cầu của quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
- Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lập trình hướng đối tượng với C++ - NXB KHKT
341 p | 355 | 130
-
Nguyên lý hệ điều hành - Phần 7
7 p | 185 | 55
-
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (chương 1-bài 4)
14 p | 212 | 55
-
Kỹ thuật lập trình trên Visual Basic 2005
148 p | 182 | 55
-
Bài giảng môn Hệ thống thông tin quản lý: Chương 4
131 p | 198 | 21
-
Đồ họa máy tính - Chương 4 Kỹ thuật xử lý hình khuất - Bài 12
9 p | 115 | 14
-
Máy tính kinh doanh - Bài 4
19 p | 60 | 10
-
Bài giảng Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp (Năm 2020)
39 p | 51 | 8
-
Bài giảng Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp - Trường đại học Thương Mại
21 p | 178 | 7
-
Bài giảng Nhập môn công nghệ phần mềm (Introduction to software engineering): Chương 4 - Nguyễn Nhất Hải
15 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn