YOMEDIA
ADSENSE
CHƯƠNG 6 HỆ HÔ HẤP
118
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ô xy được dùng trong các phản ứng ô xy hoá cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Cq hh được hình thành ở đv đa bào để lấy ôxy từ mt ngoài. Trong quá trình tiến hóa đv đã hoàn thiện cấu tạo cq hh. Hh trực tiếp: Trao đổi khí xẩy ra qua bề mặt tb, ôxy hòa tan trong nước trực tiếp từ mt nước vào trong ct đv, chỉ gặp ở các đv sống dưới nước.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG 6 HỆ HÔ HẤP
- CHƯƠNG 6 HỆ HÔ HẤP I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ HÔ HẤP 1.1 Vai trò và sự phát triển của hệ hh Ô xy được dùng trong các phản ứng ô xy hoá cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Cq hh được hình thành ở đv đa bào để lấy ôxy từ mt ngoài. Trong quá trình tiến hóa đv đã hoàn thiện cấu tạo cq hh. 1.2 Các hình thức hh Do mt sống đa dạng nên cách lấy ôxy của đv khác nhau. Gồm: - Hh trực tiếp: Trao đổi khí xẩy ra qua bề mặt tb, ôxy hòa tan trong nước trực tiếp từ mt nước vào trong ct đv, chỉ gặp ở các đv sống dưới nước. - Hh gián tiếp: Thu nhận ôxy từ mt ngoài qua cq hh của đv (đv ở nước và đv sống trên cạn). Có thể chia thành 2 kiểu:
- + Đv nhận ô xy từ không khí và thải CO2 qua cq hh - hh hiếu khí, phổ biến ở đv sống tự do trong các mt khác nhau. + Từ sự phân giải chất hữu cơ- hh kỵ khí, phổ biến ở đv ks. 1.3 Các kiểu cấu tạo của cq hh ở đv Gồm: mang (và dạng biến đổi), phổi, ống khí, phổi sách... Có nguồn gốc khác nhau, có cấu tạo thay đổi tùy theo mt sống. Đều mang tính đặc trưng là mỏng, trơn, bề mặt ẩm ướt để dễ hoà tan khí (hình 6.1 và 6.2). II. CƠ QUAN HÔ HẤP CỦA ĐVKXS 2.1 Đv đơn bào và đv đa bào thấp: Sự trao đổi khí xảy ra qua bề mặt tb hay qua thành ct. + Ở Nguyên sinh đv: sự trao đổi khí xảy ra qua bề mặt tb, theo cách khuyếch tán tự do: O2 hòa tan khuyếch tán tự do từ nơi có nồng độ cao (mt ngoài) vào trong tb (có nồng độ thấp), còn CO2 sẽ khuyếch tán ngược lại từ trong tb ra mt ngoài.
- Biểu bì Biểu bì Mấu lồi Mạch máu Ống khí Lỗ thở Phế nang Mạch máu Hình 6.1 Các kiểu trao đổi khí ở động vật (theo Raven): a) Khuyếch tán khí qua màng tế bào; b) Trao đổ khí qua da của ếch; c) Trao đổi khí qua mấu lồi da của Da gai; d) Trao đổi khí qua ống khí; e) Qua mang ở cá; f) Quan phổi ở đv có vú
- Hình 6.1 Cq hh của đv: phía trên là của đv sống trên cạn, phía dưới là đv ở nước A. Protozoa; B. Thiếu trùng phù du; C. Ếch nhái có đuôi; D. Ấu trùng muỗi; E. Giun ít tơ; F. Ốc sên; G. Chuột; H. Côn trùng. 1. mang khí quản; 2. Mang máu; 3. Ống khí (Xiphon); 4. Khí quản; 5. Phổi; 6. Phổi; 7. Mạch máu; 8. Khuyếch tán; 9. Biểu bì
- Trong cơ thể, phản ứng ôxy hóa trong ty thể, nồng độ ô xy trong tb bị giảm, ôxy ở mt ngoài cao hơn và sẽ khuyếch tán qua bề mặt tb vào trong tb, nồng độ CO2 trong tb tăng lên và CO2 sẽ khuyếch tán trở ra mt ngoài. Đvns còn thu nhận nguồn ôxy bổ sung từ quá trình quang hợp của tv thủy sinh và tiếp tục nhận nguồn CO2 từ đv thải ra. + Ở đv đa bào thấp sống tự do hay ks cq hh chính thức chưa có: Các nhóm sống trong mt nước như Thân lỗ, RK, Sán lông và GT... phổ biến là trao đổi khí qua bề mặt ct. Thành ct của chúng có cấu tạo phù hợp để trao đổi khí bằng cách khuyếch tán. Nhóm sống ks, sự trao đổi khí cũng bằng cách khuyếch tán nhưng nguồn ôxy thường lấy của vật chủ (trong tb máu hay các tb khác). Một số khác thì sử dụng cách hh kỵ khí.
- 2.2 Cq hh Giun đốt - Ở GNT, cq hh chân bên. Mỗi chi bên gồm 2 thùy (lưng, bụng), có các sợi và chùm lông tơ, các sợi này đan xen nhau tạo thành một tấm lưới rộng, gọi là mang (hình 6.3). Khi bơi, các sợi tơ này chuyển động trong nước, xáo động nước, giúp cho sự khuyếch tán khí được thuận lợi. -Ở GIT, không có cq hh chuyên dùng như mang của GNT, do vậy quá trình trao đổi khí qua da. Để thích nghi, thành ct của GIT có nhiều tb tuyến tiết chất nhầy tạo ẩm ướt thuận tiện cho sự khuyếch tán khí. 2.3 Hệ hh của Thân mềm + Hệ hh có cấu tạo đơn giản và đồng nhất là các đôi mang của Song kinh, nằm trong xoang áo và sự trao đổi khí được thực hiện nhờ dòng nước chảy qua xoang áo, tới 66 - 68 đôi.
- 3 2 7 1 6 4 5 Hình 6.3 Bề mặt chân bên có tơ (mang) làm nhiệm vụ hh của Giun nhiều tơ (theo Segrove)A. Scolelepis squamata; B. Phyllodoce laminosa 1. Tơ mang ở mặt ngoài; 2. Tơ mang ở mặt Hemodice carunculata trong; 3. Dải tơ mang mặt trước; 4. Dải tơ mang mặt sau; 5. Thùy bụng; 6. Thùy lưng; 7. Dải tơ trên thùy lưng
- + Hệ hh của đv CB là mang lá đối và phổi: Mang ở nhóm sống dưới nước có từ 1 đến 2 đôi mang hướng về phía trước và phía sau ct. Một số sống trên cạn, cq hh là phổi, là thành trong của áo có nhiều mạch máu (tĩnh mạch phổi, mạch nhỏ phân nhánh). Xoang phổi là một xoang kín, thông với bên ngoài qua lỗ nhỏ. Một số loài ở nước vừa có mang vừa có phổi (ốc nhồi). Nhiều loài có các pp phụ thứ sinh mọc ra trên bề mặt ct. + Cq hh của đv CR là dạng biến đổi của mang lá đối. Nhóm Mang nguyên thủy có mang bám hai bên phía sau ct, mỗi mang có nhiều tấm mang hình tam giác xếp thành 2 dãy. Tấm mang của Mang sợi có hình sợi, chia thành dãy tấm mang trong ở cuối chân còn dãy tấm mang ngoài ở phía vạt áo.
- - Tấm mang của nhóm Mang chính thức có cầu nối dọc giữa các tấm mang cùng dãy và cầu nối giữa phần gốc và phần ngọn của mỗi tấm. - Mang của Mang ngăn tiêu giảm, một vách ngăn phát triển trong xoang áo, chia xoang ra phần dưới và phần trên. Vách ngăn thủng một số đôi lỗ đổ nước vào xoang hh. Ngoài chức phận hh, trên bề mặt mang còn có tiêm mao vận chuyển và cuốn thức ăn về miệng (hình 6.4 và 6.5). + Cq hh của đv CĐ là mang lá đối, có thể có 2 hay 4 mang. Lớp mô bì của mang không có tiêm mao. Dòng nước đưa ô xy đến cho mang khi con vật di chuyển. Dòng nước vào mang qua khe áo vùng lưng, chảy xuống phía bụng rồi ra ngoài qua phễu. Khi qua hậu môn và lỗ bài tiết nằm trong xoang áo, cuốn chất cặn bã ra ngoài (hình 6.6).
- Vỏ Mang Chân Trục Tấm mang Màng bám Que mang Hình 6.4 Cấu tạo mang (trái) và tiến hóa mang của Chân rìu (phải)
- Hình 6.5 Các kiểu mang của CR (từ Lange) A. Protobrachia; B. Fibibranchia; C. Eulamellỉbranchia; D. Septibrachia; 1. Dây chằng; 2. V ỏ; 3. Trục mang; 4. Dãy mang ngoài; 5. Dãy mang trong; 6. Vạt áo; 7. Chân; 8. Khoang áo; 9. Thân; 10. Sợi mang ngoài; 11. Sợi mang trong; 12. Vách cơ; 13. Lỗ thông
- Hình 6.6 Hệ hh và tuần hoàn của mực nang (từ Dogel) 1. Tĩnh mạch đầu; 2. Lỗ thận ngoài; 3. Tĩnh mạch hệ sinh dục; 4. Thận; 5. Mạch từ mang; 6. Mạch đến mang; 7. Tim mang; 8. Tuyến bao tim; 9. Khoang bao tim; 10. Động mạch chủ sau mang; 11. Tâm thất; 12. Tâm nhĩ; 13. Lỗ thận tim; 14. Động mạch đầu (máu màu đen là tĩnh mạch; màu trắng là động mạch
- 2.4 Hh của Chân khớp Rất khác nhau, theo nơi sống mà có các cq hh như sau: + Trùng Ba thùy (Trilobita): Sống dưới nước, cq hh là mang: Phần ngoài của chân bơi có một nhánh hướng ra phía ngoài mang nhiều lông tơ có chức năng hh. Chân của Trùng ba thùy có các chức phận khác nhau như hh, chuyển vận và nghiền mồi. + Có kìm (Chelicera) sống dưới nước như Sam có cq hh là chân mang, là phần phụ 2 nhánh, dẹp thành tấm, có mang sách xếp dưới tấm ngoài... Chân mang bơi và hh. Nhóm Có kìm sống trên cạn có hệ hh khác nhau: Ở nhện cổ hh bằng phổi sách, là một phần lõm vào của vỏ ct, tạo thành một hốc hay túi gần kín, bên trong có nhiều lông tơ hay các tấm kitin xếp lên nhau (hình 6.7). Sl khác nhau: bọ cạp 4 đôi, đuôi roi, nhện có 2 đôi...
- Tấm ki tin Dòng máu chảy vào Dòng khí chảy vào Hình 6.7 Sơ đồ cấu tạo phổi sách của nhện (theo Ruppert)
- Nhóm Nhện (Aranei) hh bằng ống khí. Ống khí hình thành từ phần lõm của lớp vỏ ngoài. Một số nhện và bọ cạp lại có cả phổi sách và cả ống khí. Ve bét hh bằng túi khí. + Có mang (Crustacea): Là mang nằm ở các đôi chân ngực hay bụng, có dạng tấm hay dạng sợi. Hoạt động hh nhờ dòng nước chảy liên tục qua mang. Mang có mối quan hệ chặt chẽ với hệ tuần hoàn. Ở giáp xác thấp (Copepoda, Ostracoda...) không có cq hh riêng biệt. Do lớp cuticun mỏng, có thể thực hiện trao đổi khí qua bề mặt ct. + Đv Nhiều chân (Myriopoda) là ống khí có cấu tạo còn đơn giản. Khởi đầu là các đôi chùm ống độc lập, không phân nhánh đổ ra ở các đôi lỗ thở ứng với từng đốt (ở Chân kép). Từ kiểu này các khí quản phân nhánh và bắt nhánh với nhau tạo thành hệ thống phức tạp đến từng nội quan (ở Scutigera).
- + Hệ hh của Côn trùng là hệ thống ống khí rất phát triển, chúng phân nhánh khắp ct, đến tận nội quan, mô và tb (hình 6.7b). Mức độ phát triển khác nhau ở các nhóm côn trùng khác nhau. Hệ ống khí có thể chia thành 3 phần chính là lỗ thở (stigma), các ống khí (tracheata) và vi ống khí (trachaeola), một số còn có túi khí. Lỗ thở, hình bầu dục, có xoang không khí và các lông nhỏ bao quanh để ngăn bụi. Có các phiến kitin có thể đóng mở chủ động khi cần thiết. Số đôi lỗ thở thay đổi tuỳ nhóm côn trùng, càng tiến hoá thì số đôi lỗ thở càng ít. Ví dụ như ở Gián nhà có 10 đôi lỗ thở (ở 2 tấm ngực và 8 bụng) nằm ở mép của tấm lưng và tấm bụng (hình 6.8).
- Vi ống khí Tế bào vi ông khí Lỗ thở bụng Ống khí Ống khí dọc lưng Lỗ thở ngực Hình 6.7b Vị trí cơ quan hô hấp của côn trùng (Hickman)
- Cuticun Biểu bì Van đóng Lông bảo vệ Khớp nối Ống bụng Ống lưng Lỗ thở Màng intim Hình 6.8 Hệ ống khí của côn trùng: Sơ đồ chung (bên phải) và cấu tạo chi tiết (bên trái) Nhân tế bào vi ống khí
- Ống khí bao gồm các ống ngang và dọc phân bố khắp ct, cấu tạo bền vững, chắc chắn, vách trong được bao bọc bởi màng intim là một màng kitin tương ứng với tầng cuticun của vỏ da. Màng intim tạo thành các gờ xoắn theo kiểu lò xo làm cho ống khí không bị bẹp khi vận động (hình 6.9A, B). Vi ống khí rất mảnh và phân bố tới tận tb và mô, nhiều nhất là tb cơ (hình 6.9C, D), đáp ứng đủ ôxy cho hoạt động co cơ ( hình 6.10).
- Mcl Hình 6.9 Cấu tạo cq hh của côn trùng (từ Storer) A. Sự phân nhánh của khí quản; B. Mặt ngoài và màng intim của khí quản; C. vi khí quản phân nhánh bao quanh các bó cơ; D. vi khí quản phân bố tới sợi cơ; Mcl: sợi cơ
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn