CHƯƠNG 6 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
lượt xem 82
download
Phát triển NNBV là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên – con người và đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn. Vì thế phát triển NN bền vững là mô hình phát triển mà trong đó có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông nghiệp và tăng trưởng chung nền kinh tế, với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường con người ở nông...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG 6 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
- CHƯƠNG 6 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 10-Jan-01 8:07 PM 1
- M ỤC L ỤC 6.1 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững (NNBV) 6.2 Xu hướng phát triển NNBV ở Việt Nam. 6.3 Hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy phát triển NNBV. 10-Jan-01 Faculty of Economics - VNU HCM 2
- 1. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NNBV 1.1 Khái niệm Phát triển NNBV là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên – con người và đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn. Vì thế phát triển NN bền vững là mô hình phát triển mà trong đó có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông nghiệp và tăng trưởng chung nền kinh tế, với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường con người ở nông thôn. 3 10-Jan-01 Faculty of Economics - VNU HCM
- 1.2 Các mối quan hệ ràng buộc 1.2.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng NN và môi trường tự nhiên. Trong NN có 2 phương thức tăng quy mô sản lượng 1) Quảng canh: Tăng sản lượng do mở rộng diên tích (chủ yếu mở rộng diện tích đất từ phá rừng hay tăng vụ đối với diện tích đất được tưới tiêu chủ động) Hệ quả: Phá hỏng hệ sinh thái như hủy diệt nhiều sinh vật, suy thoái hệ thống đất – nước, thay đổi về khí hậu 4
- 1.2.1 Tăng trưởng NN và môi trường tự nhiên. 2) Thâm canh: tăng năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa chất sản xuất. Thâm canh là phương thức đầu tư thêm trên một đơn vị diện tích. Do đó, phương thức thâm canh có khả năng: - Bổ sung thêm và tạo cân bằng chất dinh dưỡng trong đất. - Việc sử dụng đúng liều lượng, chủng loại các loại thuốc trừ sâu và đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi đủ về số lượng cũng như đảm bảo chất lượng có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn 5 và nhiễm độc nguồn nước.
- 1.2.1 Tăng trưởng NN và môi trường tự nhiên. Khôi phục và bảo vệ rừng sẽ hạn chế tình trạng lũ lụt, sự thay đổi không lường được của khí hậu. Do đó, vấn đề cốt lõi của sự mất cân bằng sinh thái không phải là do tốc độ phát triển hoặc tăng trưởng nông nghiệp mà do phương thức để thực hiện sự tăng trưởng. Mô hình Braun (1991): đối với các nước đang phát triển của thời kỳ 1980 – 1989. FD = f(gA, gL) Trong đó: FD (Forest Damaged) là diện tích rừng bị phá; gA: tốc độ tăng trưởng trong NN; gL: tốc độ tăng trưởng diện tích 6 đất NN.
- Kết quả: Tốc độ tăng trưởng NN hàng năm và tốc độ diện tích rừng bị phá ở các nước đang phát triển không có tương quan (hệ số tương quan là 0,07). Tốc độ tăng trưởng diện tích đất NN tương quan có ý nghĩa đối với tốc độ diện tích rừng bị phá (hệ số tương quan là 0,31) 7
- Trường hợp nghiên cứu ở VN (2002): 61 tỉnh của 4 năm kể từ năm 1996 đến năm 1999. FOR = f (POP, GDP, FUEL, WOOD, CROP) FOR: Diện tích rừng (DT tự nhiên * tỉ lệ che phủ rừng, ha) POP: Dân số trung bình (1.000 người) GDP: GDP đầu người (Giá cố định, 1.000đ) FUEL: lượng củi khai thác (1.000 steres) WOOD: lượng gỗ khai thác (1.000 m3) CROP: Diện tích đất NN (1.000 ha) Mô hình hồi quy tuyến tính: LnFOR = α0 + α1lnPOP + α2lnGDP + α3lnFUEL + α4lnWOOD + α5lnCROP 8
- Kết quả phân tích hồi quy Hệ số ước lượng P LnPOP -0,6097 0,006 LnGDP 0,3404 0,130* LnFUEL -0,6717 0,000 LnWOOD -0,3440 0,010 LnCROP -0,4817 0,004 CONSTANT 10,3778 0,000 * Biến không có ý nghĩa thống kê 9
- 1.2.2 Tăng trưởng NN và sự nghèo đói nông thôn Mối quan hệ giữa tăng trưởng và nghèo đói. 1) Theo Rao CHH và Chopra K (1991) Đối với phương thức quảng canh, do bóc lột chất dinh dưỡng - tự nhiên trong đất, mở rộng diện tích bởi phá rừng nên tăng trưởng NN có thể đạt trong ngắn hạn, nhưng khi môi trường tự nhiên bị suy thoái, sản lượng sẽ sụt giảm trong khi dân số tăng. Hệ quả là thất nghiệp và nghèo đói sẽ xuất hiện. 10
- 1.2.2 Tăng trưởng NN và sự nghèo đói nông thôn 1) Mối quan hệ giữa tăng trưởng và nghèo đói. -Đối với phương thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh NN, tình trạng lạm dụng cao các hóa chất (phân bón và thuốc trừ sâu bệnh) sẽ xuất hiện. Điều này sẽ làm suy thoái tài nguyên đất và nước. Một khi sự suy thoái bắt đầu ảnh hưởng, thì năng suất và thu nhập giảm dần, trong khi dân số tăng, nông thôn không thu hút được việc làm, tình trạng thất nghiệp cao và nghèo đói sẽ xuất hiện. 11
- Theo Shepherd A. (1998), ngay cả việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất đảm bảo không suy thoái tài nguyên môi trường vẫn dẫn đến tình trạng nghèo đói. Nguyên nhân là do bất lợi của việc ứng dụng chậm các công nghệ mới đối với nông dân nghèo. 12
- 2) Mối quan hệ giữa nghèo đói và suy thoái môi trường. Khi nghèo đói gia tăng sẽ dẫn đến suy thoái môi trường tự nhiên. Nguyên nhân là do thu nhập thấp và thất nghiệp cao nên chi phí cơ hội của lao động thấp. Nông dân sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tự nhiên của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng cách khai thác các nguồn lực tự nhiên (nguồn lực công cộng) để kiếm thu nhập (phá rừng, săn bắn, đánh bắt mọi loài sinh vật với bất kể kích thước) Hệ quả là môi trường tự nhiên tiếp tục suy thoái, thu nhập của họ sẽ giảm sút và rơi vào vòng lẫn quẩn nghèo đói. 13
- 1.2.3 Tăng trưởng NN và môi trường con người ở nông thôn. Môi trường con người ở nông thôn thể hiện trên 2 mặt: tình trạng sức khỏe – dinh dưỡng và trình độ văn hóa của nguồn nhân lực nông thôn. A. Tăng trưởng NN và môi trường sức khỏe – dinh dưỡng. Tăng trưởng NN và cải thiện môi trường sức khỏe – dinh dưỡng có mối quan hệ tương tác. 1) Tăng trưởng NN tạo ra việc làm và thu nhập 2) Việc làm và thu nhập sẽ làm thuận tiện cho việc cải thiện tình trạng và sức khỏe dinh dưỡng của nông dân. 3) Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của nông dân được cải thiện sẽ ảnh hưởng trở lại đến tăng trưởng NN 14
- Mô hình của Braun (1991) Dựa trên số liệu của 40 nước đang phát triển trong giai đoạn 1965 – 1989. GGNP = f(GA) 1) Tốc độ tăng trưởng NN tương quan chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp, hệ số tương quan là 0,75. Trong khi các nước đang phát triển có thu nhập trung bình hệ số này là 0,21. 2) Tốc độ tăng trưởng GNP có tương quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh cũng như tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (hệ số tương quan là 0,47). 15
- Nếu tăng trưởng NN được thực hiện bởi phương thức sản xuất mà gây ảnh hưởng đến suy suy thoái môi trường thì nó sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của người dân nông thôn. 16
- B. Tăng trưởng NN với trình độ văn hóa của nông dân - Trình độ văn hóa của nông dân quá thấp (tỉ lệ mù chữ cao) sẽ rất khó khăn cho họ để hiểu được các khái niệm về phát triển bền vững – suy thoái môi trường và hiểu được các kỹ thuật nhằm giảm suy thoái tài nguyên. - Trình độ văn hóa thấp sẽ cản trở việc áp dụng các kỹ thuật mới vừa đem lại lợi ích cho họ vừa đồng thời gìn giữ được môi trường. Do đó, tăng trưởng NN mà không gắn với cải thiện trình độ dân trí nông thôn sẽ ảnh hưởng đến suy thoái môi trường. 17
- Qua những mối quan hệ tăng trưởng với NN trên cho thấy: Phát triển NN bền vững là sự phát triển mà đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên – con người và đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn. 2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NNBV Ở VIỆT NAM Từ sau đổi mới, NN VN có phát triển theo hướng bền vững không? 2.1 Phát triển NN trong thời gian qua. 2.1.1 Tăng trưởng NN và GDP 18
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2010 Năm GDP NN (%) (%) 1990 5,09 1,00 1995 9,54 4,80 2000 6,79 4,63 2005 8,43 4,00 2006 8,23 3,69 2007 8,46 3,76 2008 6,21 4,68 2009 5,32 1,82 2010 6,78 2,78 19 10-Jan-01 Faculty of Economics - VNU HCM
- 2.1.2 Tăng trưởng năng suất lao động NN Năm 1999 so với 1986, NSLĐ NN tăng 1,14 lần và NSRĐ tăng 1,5 lần. Bình quân 1986 – 1999 tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 1% đối với NSLĐ và 3% đối với NSRĐ. 2.1.3 Xuất khẩu nông sản Năm 2010 so với 1986 (24 năm), giá trị nông sản xuất khẩu tăng 105 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 21%/ Kim ngạch xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam năm. Giai đoạn 1986 - 2010 Đơn vị tính: triệu USD 1986 160 1995 7.452 2010 16.816 20 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 10-Jan-01
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn