intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 6: Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

Chia sẻ: Kloi Roong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

114
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu trình bày về tác động của chất thải rắn đối với môi trường (không khí, nước, đất), tác động của chất thải rắn đối với sức khỏe người dân và tác động của chất thải rắn đối với kinh tế - xã hội (chi phí xử lý chất thải, ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản và xung đột môi trường).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 6: Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

Chương 6:<br /> <br /> Tác động của ô nhiễm môi trường<br /> do chất thải rắn<br /> <br /> Chương 6:<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG<br /> DO CHẤT THẢI RẮN<br /> <br /> Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR<br /> không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên<br /> nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường<br /> và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Trong<br /> chương này sẽ đề cập đến các tác động của<br /> chất thải rắn đến môi trường đất, nước, không<br /> khí, sức khỏe con người và sự phát triển kinh<br /> tế, xã hội.<br /> <br /> 6.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN<br /> ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> Khung 6.1. Tác động tiềm tàng của các<br /> chất khí phát sinh từ bãi rác<br /> - Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất<br /> khí trong khu vực kín.<br /> - Gây thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng<br /> đến hệ thực vật do tác động đến lượng oxy<br /> trong đất. Một số loại khí (như NH3, CO,<br /> và các axit hữu cơ bay hơi) tuy phát sinh ít<br /> nhưng rất độc hại đối với thực vật và có khả<br /> năng hạn chế sự phát triển của thực vật.<br /> - Gây khó chịu do mùi hôi thối từ các bãi<br /> rác sản sinh ra các khí NH3, H2S, CH3.<br /> - Gây tiếng ồn do vận hành các máy ép<br /> của hệ thống thu khí, các xe vận chuyển và<br /> nhà máy xử lý rác.<br /> - Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh<br /> của CH4 và CO2.<br /> <br /> Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR<br /> tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều<br /> kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật<br /> còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom<br /> CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không<br /> đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập<br /> kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa<br /> được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ<br /> sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển<br /> chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng<br /> ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu<br /> dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn<br /> quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển<br /> đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô<br /> nhiễm môi trường.<br /> <br /> 6.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí do<br /> chất thải rắn<br /> CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành<br /> phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động<br /> của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR<br /> hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất<br /> khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí<br /> khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát<br /> sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%),<br /> đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu<br /> chôn lấp.<br /> Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác<br /> chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không<br /> khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải<br /> <br /> 99<br /> <br /> Báo cáo môi trường quốc gia 2011:<br /> <br /> Chất thải rắn<br /> <br /> tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải<br /> trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các<br /> bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát<br /> sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát<br /> lên trên mặt đất mà không cần một sự tác<br /> động nào.<br /> Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát<br /> sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu<br /> cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các<br /> khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu<br /> cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có<br /> mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur<br /> hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi<br /> nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt<br /> thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.<br /> Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc<br /> xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp<br /> phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không<br /> khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro<br /> bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm<br /> các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ,<br /> khi đốt lên làm phát thải một lượng không<br /> nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng<br /> ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt<br /> rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý<br /> khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho<br /> CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát<br /> sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan<br /> bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức<br /> khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp<br /> chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng<br /> có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi<br /> trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là<br /> lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận<br /> biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây<br /> ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các<br /> hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan)<br /> bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không<br /> khí.<br /> <br /> 100<br /> <br /> Khung 6.2. Ô nhiễm không khí do mùi hôi<br /> tại KCN thuỷ sản Thọ Quang<br /> Tại KCN thuỷ sản Thọ Quang, hiện mới<br /> chỉ có 10 doanh nghiệp đầu tư, hoạt động,<br /> nhưng đã có đến 7 doanh nghiệp gây ô<br /> nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài cả<br /> ngàn mét khối nước thải ô nhiễm đổ trực tiếp<br /> từ các nhà máy chế biến ra sông Hàn, gây<br /> mùi hôi thối nồng nặc cả vùng trời, việc phơi<br /> phóng thuỷ - hải sản, xác tôm cá... khi xay<br /> chế biến thức ăn gia súc cũng góp phần gây<br /> ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí. Hàng<br /> trăm hộ dân gần KCN thuỷ sản Thọ Quang<br /> cũng đã phản ứng dữ dội khi nhà máy chế<br /> biến thức ăn A Zet thải khói trắng cùng mùi<br /> hôi thối quá mức ra môi trường, ảnh hưởng<br /> đến 400 hộ dân khu vực xung quanh.<br /> Nguồn: Cổng thông tin Bộ NN&PTNT, 2011<br /> <br /> Chương 6:<br /> <br /> Tác động của ô nhiễm môi trường<br /> do chất thải rắn<br /> <br /> Khung 6.3. CTR gây ô nhiễm thuỷ vực tại<br /> Bình Định<br /> <br /> CTR không được thu gom đã góp phần<br /> gây ô nhiễm ở khu vực hạ lưu các con sông<br /> và đầm phá trên địa bàn tỉnh Bình Định<br /> là nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cấp nước<br /> sinh hoạt đô thị. Trong đó, đối với các thuỷ<br /> vực sông, nồng độ chỉ tiêu hữu cơ BOD<br /> vượt tiêu chuẩn từ 1,4 - 3,4 lần; đối với các<br /> đầm, hồ ngoài chỉ tiêu hữu cơ vượt từ 2- 4<br /> lần còn có các chỉ tiêu kim loại cũng vượt<br /> chuẩn cho phép.<br /> Nguồn: Sở TN&MT Bình Định, 2011<br /> <br /> 6.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do chất<br /> thải rắn<br /> CTR không được thu gom, thải vào kênh<br /> rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường<br /> nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông,<br /> giảm diện tích tiếp xúc của nước với không<br /> khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải<br /> rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi<br /> thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho<br /> thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy<br /> thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm<br /> khác biến đổi màu của nước thành màu đen,<br /> có mùi khó chịu.<br /> Thông thường các bãi chôn lấp chất thải<br /> đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh<br /> rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước<br /> rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy<br /> nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay<br /> đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ<br /> sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước<br /> rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ<br /> gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.<br /> Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát<br /> cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước<br /> đáng kể.<br /> Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước<br /> rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao<br /> (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật,<br /> các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao<br /> bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt<br /> cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử<br /> lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây<br /> ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Dưới<br /> đây là một số dẫn chứng minh hoạ của các<br /> địa phương:<br /> - Tỉnh Hà Nam: Ô nhiễm môi trường do<br /> chất thải chăn nuôi đang là một trong những<br /> vấn đề bức xúc của người dân, ở thôn Bạch<br /> Xá (xã Hoàng Đông), thôn Nhì (xã Bạch<br /> Thượng) của huyện Duy Tiên. Thôn Bạch Xá:<br /> <br /> 101<br /> <br /> Báo cáo môi trường quốc gia 2011:<br /> <br /> Chất thải rắn<br /> <br /> Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt, chăn nuôi<br /> và chất thải nguy hại (gia súc, gia cầm chết<br /> do dịch,...) chưa có giải pháp xử lý hợp vệ<br /> sinh. Nước thải chăn nuôi mang theo chất<br /> thải rắn chảy ra các ao hồ của thôn; Tổng<br /> diện tích đất ở của thôn là 115.859 m2, tổng<br /> diện tích ao hồ là 29.977 m2, 100% diện tích<br /> ao hồ bị ô nhiễm không sử dụng được cho<br /> mục đích sinh hoạt của người dân như trước<br /> đây (gồm tắm, giặt,...); tổng diện tích ao hồ<br /> đang bị phú dưỡng là 8.250 m2.<br /> - Tỉnh Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra<br /> từ bãi rác và nhà máy xử lý rác chảy đến hồ<br /> Bảy Mẫu (xóm Đông Vinh, xã Hưng Đông,<br /> thành phố Vinh). Trước đây, hồ là nơi giặt<br /> giũ, lấy nước tưới cho hoa màu nhưng khi bãi<br /> rác và nhà máy xử lý rác xuất hiện thì nguồn<br /> nước bị ô nhiễm; Chuyển sang nuôi cá, cá<br /> chết trắng bụng. 120 hộ dân trong xóm dùng<br /> giếng khoan, giếng nóng để lấy nước sinh<br /> hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào.<br /> - Tỉnh Quảng Trị: Bãi rác ngày càng cao<br /> lên, tràn ra cả đường đi, bốc lên mùi hôi rất<br /> khó chịu đối với các gia đình sống trên địa<br /> bàn khu phố 1 và 2A, phường 1, thị xã Quảng<br /> Trị. Những ngày mưa, nước từ bãi rác không<br /> thấm được xuống đất đã tràn về các khu dân<br /> cư, chảy xuống hồ Tích Tường, nơi có nguồn<br /> nước cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt<br /> của người dân thị xã.<br /> - T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc<br /> dù sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại<br /> nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch Ráng,<br /> rạch Bún Seo và rạch Ngã Cậy; Nước trong<br /> rạch chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi<br /> hôi và ruồi muỗi ảnh hưởng trên một phạm vi<br /> rộng, nhất là vào những ngày mưa; Tôm cá<br /> cũng không còn.<br /> Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước<br /> dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và<br /> <br /> 102<br /> <br /> Khung 6.4. Nước ngầm tại Hà Nội<br /> bị ô nhiễm amoni<br /> <br /> Hàm lượng amoni trong nước của Nhà<br /> máy nước Tương Mai là 7-10mg/l. Nhà<br /> máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên<br /> đến 40mg/l. Nhà máy nước Pháp Vân là<br /> 25-30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l. Trong<br /> khi đó, tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống<br /> do Bộ Y tế ban hành yêu cầu hàm lượng<br /> amoni không quá 1,5mg/l, nitrit không quá<br /> 3mg/l.<br /> Hầu hết giếng khoan (có phép hoặc<br /> không phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc<br /> biệt các giếng khoan do người dân tự thuê<br /> làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia<br /> Lâm, Hai Bà Trưng. Hiện đã khẳng định<br /> được nước ở 500 giếng khoan tại các trạm<br /> cấp nước cục bộ của một số cơ quan đoàn<br /> thể... có nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn<br /> cho phép.<br /> Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường,<br /> Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010<br /> <br /> Chương 6:<br /> <br /> Tác động của ô nhiễm môi trường<br /> do chất thải rắn<br /> <br /> của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có<br /> biện pháp xử lý nghiêm ngặt.<br /> <br /> 6.1.3. Ô nhiễm môi trường đất do chất thải<br /> rắn<br /> Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới<br /> đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm<br /> tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng<br /> như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp,<br /> bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất<br /> thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng<br /> như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường<br /> có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu<br /> công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong<br /> đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức<br /> ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới<br /> sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm<br /> đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân<br /> bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm,<br /> màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da,<br /> công nghiệp sản xuất hóa chất...<br /> Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không<br /> hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước<br /> rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật<br /> từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất.<br /> Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ<br /> sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét<br /> Bảng 6.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác<br /> <br /> Địa điểm<br /> <br /> Số trứng giun trong mẫu đất<br /> (trứng/100g)<br /> Giá trị thấp nhất<br /> <br /> Số Coliform trong mẫu đất<br /> (khuẩn lạc/10 g)<br /> <br /> Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất<br /> <br /> Bãi rác Lạng Sơn<br /> <br /> 5<br /> <br /> 15<br /> <br /> 40<br /> <br /> 2.000.000<br /> <br /> Bãi rác Nam Sơn<br /> <br /> 8<br /> <br /> 120<br /> <br /> 300<br /> <br /> 20.000.000<br /> <br /> Nguồn: Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường, 2006<br /> <br /> 103<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2