intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 7: Động đất

Chia sẻ: Lê Thị Phương Tú | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

115
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Đứt gãy thuận, đứt gãy nghịch là gì? Đứt gãy thuận: là đứt gãy có mặt trượt nghiêng về phía cánh sụt. Cánh nâng chuyển động ngược chiều với cánh sụt. Đứt gãy nghịch: Mặt trượt nghiêng về cánh nâng(cánh trồi) lên. Theo phương thẳng đứng thì cánh trồi đè phủ lên cánh sụt. Để hiểu rõ hơn về cánh sụt và cánh nâng thì các bạn mở trang 143 sách khoa học trái đất

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 7: Động đất

  1. TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG 7- ĐỘNG ĐẤT Câu 1: Đứt gãy thuận, đứt gãy nghịch là gì? Đứt gãy thuận: là đứt gãy có mặt trượt nghiêng về phía cánh sụt. Cánh nâng chuyển động ngược chiều với cánh sụt. Đứt gãy nghịch: Mặt trượt nghiêng về cánh nâng(cánh trồi) lên. Theo phương thẳng đứng thì cánh trồi đè phủ lên cánh sụt. Để hiểu rõ hơn về cánh sụt và cánh nâng thì các bạn mở trang 143 sách khoa học trái đất. Câu 2:Nơi nào xảy ra hóa lỏng? Muốn hiểu về sự hóa lỏng của đất, chúng ta phải nhận ra các điều kiện hiện hữu trong một lớp trầm tích trước một trận địa chấn. Một lớp đất trầm tích là một tập hợp của những hạt đất cá thể. Nếu chúng ta nhìn sát các hạt này, chúng ta có thể thấy mmooix hạt tiếp xúc với một số hạt kế cận. Trọng lượng của các hạt nằm trên sinh ra lực tiếp xúc giữa các hạt, các lực này giữ các hạt cá thẻ nằm yên tại chỗ và cung cấp cho lớp đất sức mạnh của nó. Khi lớp trầm tích bão hòa nước, nước lấp đầy không gian lỗ hổng giữa các hạt. Các hạt vẫn còn tiếp xúc với nhau. Khi sóng địa chấn tới, áp suất trong nước tăng lên. Nếu áp suất của nước gia tăng nhiều, nước bao bọc hoàn toàn tất cả các hạt và loại bỏ mọi tiếp xúc giữa các hạt. Đất trầm tích bấy giờ chảy ra như một lưu chất. Đất hóa lỏng thường trào lên mặt đất. Đất trở nên cứng lại sau khi động đất đã qua và nước rút xuống trở về vị trí của nó sâu hơn trong đất. Vì vậy, hóa lỏng xảy ra ở đất trầm tích và đất yếu(cả nhóm thống nhất ý kiến như vậy, thực ra thì nhóm lên mạng tìm vẫn ko có câu trả lời cho câu hỏi này, nên không đảm bảo đúng hoàn toàn cho các bạn) Câu 3: Xác định mứa độ phá hoại của động đất còn những thang đo nào? Ngoài thang đo Mercalli ra, trên thế giới vẫn còn nhiều thang đo khác. Ví dụ như thang đo MSK. Thang đo MSK (Medvedev-Sponheuer-Karnik) được áp dụng tại Đông Âu và Liên Xô cũ vào trước thập niên 1990. Hiện nay, thang đo này vẫn đang được sử dụng rộng rãi tại Ấn Độ, Israel, Nga, cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và Việt Nam… Thang MSK khá giống thang Mercalli, cũng có 12 cấp độ, ghi bằng chữ số La Mã: I. Không Không cảm thấy. Không có tác động lên các vật cảm nhận thể. Không có thiệt hại đối với nhà cửa. được Chỉ những ai đang nghỉ ngơi mới cảm nhận được. II. Khó cảm Không có tác động lên các vật thể. Không có thiệt nhận được hại đối với nhà cửa. Người ở trong nhà cảm nhận được. Các đồ vật III. Yếu treo đu đưa nhẹ. Không có thiệt hại đối với nhà cửa. IV. Quan sát Người ở trong nhà cảm nhận được nhưng người ở được trên bên ngoài hầu như không nhận thấy. Rung động diện rộng vừa phải. Có thể nhận thấy sự rung hay đu đưa
  2. nhẹ của nhà cửa, phòng ốc, giường, bàn, ghế v.v. Các đồ vật treo đu đưa. Không có thiệt hại đối với nhà cửa. Người ở trong nhà cảm nhận được, người ở bên ngoài nếu chú ý có thể nhận ra. Một số người sợ hãi và chạy ra khỏi nhà. Nhiều người đang ngủ tỉnh dậy. Có thể nhận thấy sự rung động hay đu V. Khá mạnh đưa mạnh của toàn bộ nhà cửa, phòng ốc hay đồ nội thất. Các đồ vật treo đu đưa đáng kể. Thiệt hại nhẹ đối với các công trình xây dựng có kết cấu yếu. Người ở trong nhà cảm nhận được, người ở bên ngoài nếu chú ý có thể nhận ra. Một số người sợ hãi và chạy ra khỏi nhà. Nhiều người đang ngủ tỉnh dậy. Có thể nhận thấy sự rung động hay đu VI. Mạnh đưa mạnh của toàn bộ nhà cửa, phòng ốc hay đồ nội thất. Các đồ vật treo đu đưa đáng kể. Thiệt hại nhẹ đối với các công trình xây dựng có kết cấu yếu, vôi vữa hư hại dễ nhận ra. Phần lớn mọi người đều sợ hãi và cố chạy ra khỏi nhà. Đồ nội thất dịch chuyển và có thể bị lật nhào. VII. Rất Đồ vật bị rơi đổ. Nước bắn tung tóe ra khỏi vật mạnh chứa. Thiệt hại nghiêm trọng đối với nhà cửa cũ, các ống khói xây bằng vôi vữa sụp đổ. Có các vụ lở đất nhỏ. Nhiều người khó đứng vững, ngay cả khi ở bên ngoài nhà. Đồ nội thất có thể bị lật nhào. Có thể VIII. Gây nhìn thấy các con sóng chạy trên đất rất mềm. Các thiệt hại công trình xây dựng cũ bị sụp đổ một phần hay chịu thiệt hại đáng kể. Các vết nứt lớn và các khe nứt toác ra, đá lở xuống. Hoảng loạn. Người đi đứng không vững. Các công trình không đủ chuẩn sụp đổ. Thiệt hại thực sự IX. Phá hủy đối với các công trình xây dựng có kết cấu tốt. Các đường ống ngầm nứt gãy. Mặt đất nứt toác, lở đất trên diện rộng. Các công trình gạch đá bị đổ sập, cơ sở hạ tầng bị X. Hủy diệt phá hỏng. Lở đất ồ ạt. Các công trình tích nước có thể bị phá hoại, gây ra ngập lụt xung quanh. XI. Thảm Phần lớn các công trình xây dựng đều sụp đổ. Xáo họa trộn đất trên diện rộng, sóng thần. XII. Cực kỳ Tất cả các kết cấu phía trên và dưới đất đều bị thảm họa phá hủy hoàn toàn. Cảnh quan nói chung bị thay
  3. đổi, sông suối bị thay đổi dòng chảy, sóng thần. Thang đo JMA của cơ quan Khí tượng Nhật Bản (Japan Meteorological Agency) quy định 10 mức theo thứ tự từ 0 đến 7. Trong đó, các muecs dao động trong phạm vi ± 0.5 được quy về một mức số nguyên, riêng cấp 5 và 6 được phân thành 2 mức “yếu” và “mạnh” (ví dụ: “5 yếu” tương đương với phạm vi 4.5 – 5.0; “5 mạnh” tương đương với phạm vi 5.0-5.5). Cấp độ theo thang đo của Nhật được ký hiệu bằng chữ số thường.
  4. Ngoài ra còn có một số thang đo khác như EMS ( European Macroseismic Scale) của Châu Âu, hay CSIS (China Seismuc Intensity Scale) của Trung Quốc…đều khá tương tự thang Mercalli với việc chia thàng 12 cấp độ. Câu 4: Tốc độ trượt là gì? Tốc độ trượt là tỷ lệ trượt trong thời gian đứt gãy diễn ra. Ví dụ: nếu một vết đứt gãy di chuyển 1m trong 1000 năm thì tốc độ trượt là 1 mm trên 1 năm.
  5. Câu 5: Vệt sáng đỏ trước khi có sóng thần? • Tài liệu về dấu hiệu sóng thần trên (vệt sáng đỏ ở đường chân trời) được nhóm trích xuất từ Wikipedia. Thông tin trên không được chứng thực, đồng thời khi nhóm tìm hiểu trên rất nhiều tài liệu khác thì cũng không tìm được các tài liệu giải thích. Tuy nhiên, cũng có một giả thiết nghe khá hợp lý mà nhóm muốn chia sẻ: khi động đất hay núi lửa tiền sóng thần xảy ra, chúng thoát ra một lượng khí gồm các chất khác nhau từ lòng đất, các chất này bản thân có mày đỏ hoặc do tán xạ ánh sáng mặt trời tạo nên màu đỏ. • Những giải thích trên có cũng thể đúng cho một số tài liệu cho rằng trước khi sóng thần xảy ra, người ta sẽ thấy bóng trắng hoặc đen ở đường chân trời, đôi khi giống như bức tường mây. • Những giả thuyết nhằm giải thích trên cũng chỉ nằm trong khả năng của nhóm. Vậy xin bạn nào có câu trả lời chính xác hơn thì hãy chia sẻ để nhóm mình cùng các bạn khác học tập. Cảm ơn nhiều! Câu 6: Quá trình hình thành sóng thần? • Sóng thần được hình thành qua các quá trình sau: Tại các đới hút chìm, khe đứt gãy, hoạt động kiến tạo tạo nên nội lực khiến các các vị trí này bị biến dạng theo chiều dọc. Thường xảy ra tại các mảng rìa lục địa. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy giật lùi lại. Khối nước nó chiếm chỗ trước đó bị đẩy mạnh lên trên rồi theo trọng lực dồn xuống trở l ại, tạo nên sóng thần, lan tỏa theo phương ngang mặt biển.
  6. Câu 7: Tại sao không có dự báo trung hạn (trong khi có dự báo ngắn hạn và dài hạn)? • Khái niệm “dự báo ngắn hạn” và “dự báo dài hạn” được nhóm 5 sử dụng trong thuyết trình là khái niệm được phiên dịch sát theo nghĩa của những từ này trong sách Environmental Geology. Tuy vậy, nó vẫn không toát lên được hết ý nghĩa khi thuyết trình. Do đó, nhóm 5 xin giải đáp câu hỏi trên bằng cách làm rõ khái niệm này như sau: Dự báo ngắn hạn và dài hạn sử dụng trong thuyết trình là khái niệm miêu tả phương pháp dự báo động đất. Trong đó: Dự báo dài hạn là loại dự báo sử dụng các phương pháp tính toán xác suất thống kê và chu kì có chênh lệch thời gian của động đất, nhằm dự đoán khả năng xảy ra động đất trong tương lai tại những vùng cụ thể. Dự báo ngắn hạn là loại dự báo sử dụng các công cụ truyền thông, nhằm dự báo tức thời cho các khu vực thuộc phạm vi động đất khi phát hiện chấn động tại một điểm gần tâm chấn. Theo nguyên tắc sóng vô tuyến truyền nhanh hơn sóng địa chấn và nhờ các hiện tượng khai mào. Còn dự báo trung hạn là khái niệm được dùng để ám chỉ thời gian dự báo nằm trong khoảng thời gian hàng trăm năm. So với dài hạn là hàng nghìn năm và ngắn hạn là vài năm. • Tóm gọn một cách đơn giản:
  7. o Các loại dự báo có trong thuyết trình (gồm dài hạn và ngắn hạn) là khái niệm ám chỉ phương pháp dự báo. o Loại dự báo có dự báo trung hạn (gồm dài hạn, trung hạn và ngắn hạn) là khái niệm ám chỉ thời gian dự báo. Câu 8: Sóng thần có xảy ra theo chiều ngang không? • Sóng thần xảy ra bởi sự dịch chuyển của khối nước do mảng đ ịa chất bị giật lùi dưới áp suất lớn. Khối nước này di chuyển hướng thẳng lên trên, rồi do trọng lực lại dồn thẳng xuống dưới, tạo điểm khởi đầu giống như khi ta cầm một đầu dây và giật nó theo chiều vuông góc. Do đó, sóng thần là sóng ngang, truyền đi theo phương ngang vào đất liền. Việc xảy ra sóng thần là sóng dọc không thể xảy ra, vì cơ cấu xảy ra sóng dọc phải là một lượng nước bị ép vào một thời điểm và giãn ra tr ở l ại. Nước là loại vật chất không bị nén, đồng thời, các tác động nội và ngoại lực cũng không thể tạo nên sức ép này. Câu 9: Kẻ hở địa chấn là gì? “the part of an active fault that has experienced little or no seismic activity for a long period, indicating the buildup of stresses that are useful in predicting earthquakes.” Là một phần của đứt gãy hoạt động ít hoặc không hoạt động trong một thời gian dài, cho thấy rõ sự tích tụ sức căng (áp lực ), và rất hữu dụng trong việc dự đoán động đất. Câu 10: Động đất cường độ bao nhiêu gây ra sóng thần? Động đất có cường độ lớn, động đất càng mạnh, thì khả năng xuất hiện sóng thần càng lớn. Các động đất biển có độ lớn từ 7,3 độ Richter trở lên hầu như luôn luôn gây ra sóng thần mạnh và nguy hiểm. Câu 11: Vùng xảy ra động đất mạnh nhất? Vành đai động đất Thái Bình Dương, Câu 12: Tại sao xảy ra dư chấn? Tại vì, sau động đất lớn thì sức căng ( hay áp lực ) bên trong vẫn chưa giải phóng hết, còn lại dư âm. Khi cú sốc xảy ra, đá xung quanh tâm chấn động trở nên không ổn định. Đây được xem là cơn dư chấn xảy ra để điều chỉnh sự mất ổn định động lực này. Câu 13: Kỹ thuật kháng chấn? Kỹ thuật kháng chấn hay kỹ thuật kháng động đất là các nghiên cứu về phản ứng của công trình và kết cấu chiụ tải trọng động đất. Có thể hình dung là nó được sử dụng để thiết kế các cơ sở hạ tầng, các công trình kiến trúc… có khả năng chịu rung lắc. Câu 14: Đới đứt gãy chính gây sóng thần ở Việt Nam Cho tới nay chưa có những bằng chứng thuyết phục để khẳng định sóng thần đã ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam.Tuy nhiên, theo các Riukiu, Đài Loan , đới hút chìm Manila, Biển Sulu…. Câu 15: Khoảng cách địa chấn: khỏang cách địa chấn được xác định là khu vực dọc theo các đới đứt gãy đang hoạt động có khả năng tạo ra trận động đất lớn nhưng đã không x ảy ra gần đây. Các khu vực này được cho là để giữ lại việc kiến tạo dòng và do đó là những ứng viên cho những trận động đất lớn trong tương lai. Khoảng cách địa chấn thì hữu ích trong việc dự đoán các trận động đất tầm trung. Ít nhất 10 trận động đất lớn
  8. giữa các ranh giới mảng đã được dự báo thành công từ khoảng cách đ ịa chấn t ự năm 1965, bao gồm 1 ở Alaska, 3 ở Mexico, 1 ở Nam Mỹ và 3 ở Nhật. Tại Mỹ, khoảng cách địa chấn dọc theo đường đứt gãy San Andreas bao gồm 1 trận gần Fort Tejon, California, cuối cùng bị đứt gãy vào năm 1857 và 1 trận dọc theo thung lũng Coachella, 1 phân đoạn đã không tạo ra trận động đất lớn hàng trăm năm.cả 2 khảong cách này đều có khả năng tạo ra 1 trận động đất lớn trong vài thập kỉ tới. Các nhà khoa học đo lường sức mạnh của trận động đất bằng cách sử dụng máy được biết đến như địa chấn, trong đó ghi lại rung động của mặt đất. Dụng cụ này chỉ đơn giản là một cây bút dấu vết một đường thẳng trên một cái trống quay. Khi trái đất di chuyển, bút được giật ra khỏi quá trình bình thường của nó, và dấu vết một ngọ nguậy trên giấy bên dưới nó. Một địa chấn rất nhạy cảm có thể phóng đại các chấn động nhỏ nhất một triệu lần. Câu 16: gia tốc mặt đất có đơn vị là m/s2 So sánh thang đo richter và thang đo Mecarlli: • Thang đo richter: là một phép đo toán học của cường độ rung động của mặt đất.Có quy mô tuyệt đối, bất cứ nơi nào mọi trận động đất đều được ghi lại, và được đo trên thang Richter. Được đo theo chiều cao ( biên độ) của các sóng tạo ra bởi cơn động đất. Độ Richter được tính như sau: ML = lg(A) − lg(A0) với A là biên độ tối đa đo được bằng địa chấn kế và A0 là một biên độ chuẩn (của sóng địa chấn). • Thang đo Mercalli: thể hiện sự cảm nhận của con người và phản ứng của các cơ sở hạ tầng khi có động đất. Có quy mô tương đối, vì con người và các cơ sở hạ tầng ở những nơi khác nhau thì có cảm nhận và phản ứng khác nhau. Dùng để phân biệt trận động đất nhỏ , vừa hay lớn. Mw = 2/3logM0 -10.7 Trong đó Mw là cường độ tại thời điểm đó; M0 thời điểm dư chấn và 10.7 là hằng số Câu 17: Hoạt động đứt gãy mặt và ngầm cái nào ảnh hưởng lớn hơn? Hoạt động đứt gãy mặt ảnh hưởng lớn hơn Câu 18: nguyên nhân gây động đất ở Việt Nam? ở đâu? Đông đất ở Việt Nam xảy ra chủ yếu ở các đới đứt gãy sông Mã, sông Cả Tại Việt Nam, trong lịch sử đã ghi nhận một số trận động đ ất với cấp đ ộ khá mạnh (6,7-6,8 độ richter) tại những đới đứt gãy dài hàng trăm km, như đới đứt gãy sông Hồng, sông Chảy, Sơn La, Sông Mã, đới đứt gãy 109… Câu 19: Tại sao động đất thường xảy ra ở những ranh giới của những mảng thạch quyển? Vì các mảng không đứng yên mà luôn dịch chuyển: va vào nhau, tách giãn, hay là tr ượt lên nhau => gây ra các hiện tượng động đất. Câu 20: Cách xác định tâm chấn?
  9. Khi xảy ra động đất, 3 trạm quan trắc địa chấn ở 3 nơi khác nhau s ẽ nhận đ ược ch ấn động từ tâm chấn. Bằng các phép tính toán, người ta sẽ tính được khoảng cách từ trạm quan trắc đến tâm chấn, rồi từ đó lập nên một đường tròn với bán kính chính là khoảng cách trên. Lấy giao của cả 3 đường tròn, ta xác định được tâm chấn của trận động đất. Câu 21: Đới bóng râm là gì? Đới bóng râm là một diện tích bề mặt của trái đất nơi địa chấn không có thể phát hiện một trận động đất sau khi của sóng địa chấn đã đi qua Trái đất. Khi xảy ra một trận động đất, sóng địa chấn tỏa ra hình cầu từ trọng tâm của trận động đất . Các sóng địa chấn chính bị khúc xạ bởi cốt lõi lỏng bên ngoài của Trái đất và không được phát hiện giữa 104 ° và 140 ° (giữa khoảng 11.570 và 15.570 km hoặc 7.190 và 9.670 mi) từ tâm chấn . Các sóng địa chấn thứ cấp không thể vượt qua thông qua cốt lõi lỏng bên ngoài và không được phát hiện hơn 104 ° (khoảng 11.570 km hay 7.190 mi) từ tâm chấn. Câu 22:Trận động đất ở Chile mạnh 8.8 độ Richter, lớn hơn trận động đất ở Haiti. Tại sao thiệt hại của trận động đất ở Chilê lại ít hơn? Trả lời: _ Trận động đất ở Chilê có tâm chấn sâu nên làm giảm tác động. _ Người dân Chilê có ý thức và kinh nghiệm phòng tránh động đất tốt hơn. _ Chilê có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, chất lượng các công trình cao hơn. Câu 23:Đứt gãy kinh tuyến 109.5: _ đứt gãy khá sâu. _ có Mmax = 5.5, Mmin = 4.5, tốc độ trượt = 0.02-0.1 mm/năm. _ có khả năng gây động dất nhưng thường xảy ra ở ngòai biển. _ kéo dài theo hướng kinh tuyến dọc theo rìa phía Tây của khu vực nghiên cứu. Tại khu vực Cù Lao Xanh (Bình Định) xuất hiện một loạt các đứt gãy dạng cành cây và kéo dài đến Nam đảo Hải Nam. Tại Khánh Hoà, có thể thấy đới trượt Tuy Hòa làm dịchchuyển đứt gãy 1090 về phía Đông. Đới trượt này kéo dài về phía trung tâm biển Đông theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Qua nghiên cứu, phân tích các kết quả thu được, đới trượt Tuy Hòa có thể được coi là ranh giới phíaTây Nam của vỏ đại dương và vỏ lục địa. Điều đó nói lên mối liên hệ gắn kết về cấu trúc địachất giữa khu vực quần đảo Trường Sa với các bể Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây. Phía Nam của đới trượt Tuy Hòa, đứt gãy kinh tuyến 1090 tách làm hai nhánh: Nhánh thứ nhất chạy dọc theo ranh giới phần Nam bể Phú Khánh xuống bể Nam Côn Sơn; nhánh thứ hai chạy xuống phía Nam, đến vĩ tuyến 60 thì phát triển theo phương Á vĩ tuyến và kéo dài cho đến kinh tuyến 114 nối với đứt gãy chờm nghịch ở trũng Borneo. Câu 24: Thời gian tái diễn động đất là bao nhiêu năm thì sẽ có động đất lớn? Trả lời: 10000 năm. Câu 25:Tốc độ trượt là bao nhiêu thì được xem là động đất lớn? Trả lời: 10 mm/ năm.
  10. Câu 26:Tại sao đá trầm tích bị dao động nhiều hơn đá cứng trong động đất? Trả lời: Vì đá trầm tích có cấu tạo phân lớp nên kém vững chắc hơn đá cứng có cấu tạo kết khối. Ngoài ra, đá trầm tích chứa nhiều lỗ rỗng hơn nên dễ bị hoá lỏng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2