intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương hai: NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 4 ĐÁNH THẮNG RẤT OANH LIỆT, LẠI "DÙNG BIỆN SĨ BÀN HÒA" ĐỂ KẾT THÚC CHIẾN TRANH

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước khi tiến quân vào đất Tống, Lý Thường Kiệt cho truyền “Lệ bố" đi khắp miền Quảng Đông, Quảng Tây. "Lệ bố": "Lệ" là để ngỏ, “bố” là bố cáo. Lệ bố là những tờ hịch nói công khai cho dân chúng biết. Nội dung các lệ bố nhằm mấy điều:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương hai: NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 4 ĐÁNH THẮNG RẤT OANH LIỆT, LẠI "DÙNG BIỆN SĨ BÀN HÒA" ĐỂ KẾT THÚC CHIẾN TRANH

  1. Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 4 IV. ĐÁNH THẮNG RẤT OANH LIỆT, LẠI "DÙNG BIỆN SĨ BÀN HÒA" ĐỂ KẾT THÚC CHIẾN TRANH Trước khi tiến quân vào đất Tống, Lý Thường Kiệt cho truyền “Lệ bố" đi khắp miền Quảng Đông, Quảng Tây. "Lệ bố": "Lệ" là để ngỏ, “bố” là bố cáo. Lệ bố là những tờ hịch nói công khai cho dân chúng biết. Nội dung các lệ bố nhằm mấy điều: 1. Nói rõ mục đích cuộc hành quân của ta không phải là để cướp nước hại dân. 2. Vạch rõ những sai trái, ngang ngược của triều đình
  2. nhà Tống và quan lại Tống đối với nước ta. 3. Kể tội tể tướng Tống là Vương An Thạch và triều đình Tống đã dùng “tân pháp” để đàn áp, bóc lột nhân dân Tống. 4. Nêu cao ý nghĩa cuộc hành quân của ta không phải chỉ vì lợi ích của ta mà còn vì lợi ích của nhân dân Tống. Có lệ bố viết cụ thể: "… Nay bản chức vâng lệnh Quốc vương, chỉ đường Bắc tiến, muốn dẹp tan làn sóng yêu nghiệt, làm phân rõ đất đai nhưng không phân biệt dân chúng.... … Ta nay ra binh cứu dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền đi để mọi người biết. . . "
  3. Có lệ bố nêu lý do cuộc hành quân của ta: "Có những dân làm phản trốn sang Tống. Các quan Tống dung nạp và giấu đi. Ta đã cho sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời. Ta lại sai sứ vượt biển sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì thế, quân ta tới đuổi bắt nhưng dân trốn ấy...”. Lệ bố của Lý Thường Kiệt truyền đi, được nhân dân Tống hoan nghênh. Cho nên khi quân Lý Thường Kiệt tiến vào nội địa Tống, người dân Tống không hoang mang, không sợ chạy, không chống đối cuộc hành quân của ta. Sau khi đã truyền lệ bố đi các nơi và biết chắc dân Tống không phản đối cuộc hành quân của ta, quân ta từ nhiều ngả tiến vào đất Tống.
  4. Quân ta chiến thắng liên tiếp, lần lượt tiêu diệt hơn 10 căn cứ quân sự của Tống ở Quảng Tây. Cuộc hành quân của ta trên đất Tống làm cho triều đình nhà Tống hoang mang lúng túng và quân tướng Tống ở miền nam nước Tống thua thiệt nghiêm trọng. Sau khi hạ thành Ung Châu và giành nhiều thắng lợi lớn trên đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân về nước. Mùa thu năm 1076, sau khi đem quân từ Quảng Tây về, Lý Thường Kiệt cho đắp ở bờ sông Cầu một khúc đê cao như bức thành đất, dài gần 7 vạn bước (khoảng 30 ki-lô-mét), chạy dài từ bến đò sông Như Nguyệt tới chân núi Nham Biền. Bên ngoài đê, đóng cọc tre mấy lớp để làm giậu, giữ lấy chân đê . Toàn bộ khúc đê cao này là một chiến lũy kiên cố để chặn đánh địch, không cho chúng qua sông Cầu tiến vào Thăng Long. Những ngày đầu năm 1077, tướng Tống là Quách
  5. Quỳ đem đại quân vượt biên giới tiến sang ta. Sau 10 ngày hành quân rất chật vật, ngày 18 tháng 1 năm 1077, quân Tống mới tới bờ bắc sông Cầu, nhưng không sang được vì không có thuyền. Đối diện với quân Tống bên bờ bắc là phòng tuyến kiên cố của ta ở bên bờ nam và có đại quân ta đóng ngay tại phòng tuyến. Quân Tống nửa đêm bắc cầu phao qua sông, liều chết đánh sang bờ nam. Quân ta kiên quyết chống lại. Giữa lúc chiến sự diễn ra quyết liệt, Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ khích lệ tướng sĩ: Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên đinh phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
  6. Nhữ đẳng hành kham thủ bại hư. Dịch là: Sông núi nước Nam, Nam đế ở Điều này sách trời đã ghi rõ Giặc càn sao vẫn sang xâm phạm Bay phải chịu đòn thất bại to Được động viên, quân ta đánh càng mạnh. Quân giặc thiệt hại rất nặng. Sau trận đánh này, quân Tống bị quân ta vây chặt ở bờ bắc sông Cầu trong 40 ngày liền. Quân Tống sang Việt Nam 10 vạn, bị chết 8 vạn, chỉ còn 2 vạn; 20 vạn phu cũng chết một nửa, 1
  7. vạn ngựa thì còn hơn 3 nghìn. Lương ăn cũng đã cạn. Quân Tống ở cái thế, không thể tiếp tục chiến tranh được nữa. __________________ Biết quân Tống đã cùng đường, Lý Thường Kiệt mở đường cho giặc: "Dùng biện sĩ để bàn hòa, khiến tướng giặc phải buông vũ khí, quân ta đỡ tốn xương máu mà giữ yên xã tắc”. Ông đưa tin cho địch: "Rút quân về thì giao hảo". Tướng Tống là Quách Quỳ buộc phải nhận lời Lý Thường Kiệt, xin rút quân về nước. Tuy đình chiến, nhưng quân Tống vẫn sợ; mấy vạn người nửa đêm ù té chạy khỏi chiến trường, không dám để quân ta biết. Thấy thế, quân ta không truy kích, để cho chúng rút chạy an toàn. Nhưng giặc sợ mà vẫn chưa hết tham. Dọc đường
  8. chạy về nước, bọn chỉ huy quân Tống để một số tướng sĩ ở lại chiếm giữ mấy châu vùng biên giới của ta. Biết vậy, nhưng ta không cho quân đuổi theo đánh chiếm lại ngay. Ta chủ trương để cho đạo quân Tống xâm lược rút về nước, chấm dứt chiến tranh, sau sẽ thu hồi những vùng đất giặc còn giữ bằng đàm phán ngoại giao kết hợp với uy hiếp quân sự. Khi đại quân của giặc đã rút đi, Lý Thường Kiệt cho quân lên thu hồi bốn châu vùng biên giới mà chúng còn chiếm đóng. Thấy quân ta tới, quân giặc ở đây cũng rút hết. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) có nhiều mỏ vàng, mỏ bạc, nhà Tống không muốn trả. Lý Thường Kiệt một mặt cho quân đóng uy hiếp bên ngoài Quảng Nguyên, phao tin sẽ đánh vào Quảng Nguyên, một mặt ông cùng triều đình cho sứ sang Tống đàm phán. Đầu năm 1078, một sứ bộ của nhà Lý do Đào Tôn Nguyên dẫn đầu đem 5 con voi tặng vua Tống và đòi lại châu Quảng Nguyên. Thấy
  9. sứ bộ ta sang, đem quân, đem voi vào đất Tống, vua tôi nhà Tống e ngại nên đã chỉ thị cho các địa phương mà sứ ta đi qua: "Sứ Giao Chỉ tiến tới Kinh, vì chúng mới cướp ta, nên phải lo đề phòng. Khi còn ở dọc đường cũng như khi tới Kinh, hễ chúng ra vào phải cắt người theo dõi, xem xét". Tháng 10 năm 1078, sứ bộ Đào Tôn Nguyên tới Kinh đô nhà Tống, vào gặp vua Tống. Thấy cái thế không thể giữ được, vua Tống phải nhận lời trả lại châu Quảng Nguyên cho ta khi ta trả lại cho nhà Tống những tù binh ta đã bắt trên đất họ và trên chiến trường nước ta. Sứ ta ra về. Triều đình nhà Lý nhận lời trả tù binh cho nhà Tống. Cuối năm 1079, ta trả cho nhà Tống 221 tù binh. Vua Tống đành phải bằng lòng và chỉ thị cho quan lại của họ ở Quảng Tây phải nhận tù binh và trả Quảng Nguyên cho ta. Những kẻ tham lam,
  10. hiếu chiến nhà Tống rất tiếc. Họ chê trách, mỉa mai vua Tống: Nhân tham Giao Chỉ tượng Khước thất Quảng Nguyên kim. Dịch là: Vua tham voi Giao Chỉ Nên mất vàng Quảng Nguyên. Thật ra vua tôi triều đình Tống lúc ấy cũng tiếc lắm. Nhưng thế không lấy được, đành phải trả. Không những phải trả những đất mới chiếm giữ trong chiến tranh, mà mấy năm sau, vì ta đòi rát quá, nên nhà Tống còn phải trả cho ta tất cả vùng đất sáu huyện gần biên giới mà họ đã chiếm đoạt từ trước khi có
  11. chiến tranh. Nhà Tống phải nhượng bộ ta, vì do gây sự với ta mà họ đã thiệt hại rất lớn. Riêng về cuộc tiến công sang nước ta, nhà Tống chi mất 5 triệu đồng, 19 lạng vàng, chết gần 1 vạn ngựa, quân sống sót trở về chỉ còn hơn 2 vạn; như vậy là khoảng 20 vạn quân chết trận ở Đại Việt, cộng với hơn 10 vạn quân bị ta tiêu diệt trên đất Tống. Ta phá hủy hơn 10 thành trại trên đất Tống, bắt rất nhiều tù binh, thu rất nhiều chiến lợi phẩm. Từ sau những chiến thắng to lớn của ta lần này, trong suốt hai trăm năm sau, tức là cho tới khi triều Tống mất nước, họ không dám xâm lược, lấn chiếm nước ta. Quan hệ ngoại giao giữa ta và nhà Tống trở lại bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2